Chuyện về nhiếp ảnh gia của rừng xanh
Qua gần hết các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, anh Phùng Mỹ Trung đã chụp được hàng chục nghìn bức ảnh về nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
Tốt nghiệp ĐH Kinh tế TP HCM, làm việc ở Cục Hải quan Đồng Nai, song niềm đam mê của anh Trung là chụp ảnh thiên nhiên thật “độc”.
Bí quyết
Để có được bộ ảnh như vậy, anh Trung phải “nướng” hầu hết ngày nghỉ cuối tuần cũng như ngày phép. Nhìn những bức ảnh rất “pro”, nhiều người nghĩ anh phải có máy chuyên dụng đắt tiền. Nhưng thật ra, đồ nghề của anh chỉ là chiếc Olympus E510 cổ lỗ, vài ống kính và một chiếc ống nhòm Optiction.
“Trang thiết bị chỉ thứ yếu, quan trọng là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và nhất là tình yêu với rừng. Phải có kiến thức về thổ nhưỡng, vùng phân bố thực vật, thời gian biểu hoạt động của mỗi loài chim thú, mùa nở hoa kết trái của từng loài cây… mình mới tìm được đối tượng cần chụp”, nhiếp ảnh gia nghiệp dư 40 tuổi nói.
Anh Phùng Mỹ Trung khi tác nghiệp trong rừng. Theo anh Phùng Mỹ Trung, chụp ảnh sinh vật rừng là một công việc rất kỳ công. Việc tìm ra những đối tượng cần chụp chính là thử thách đầu tiên.
Tốt nghiệp ĐH Kinh tế TP HCM, làm việc ở Cục Hải quan Đồng Nai, song niềm đam mê của anh Trung là chụp ảnh thiên nhiên thật “độc”.
Bí quyết
Để có được bộ ảnh như vậy, anh Trung phải “nướng” hầu hết ngày nghỉ cuối tuần cũng như ngày phép. Nhìn những bức ảnh rất “pro”, nhiều người nghĩ anh phải có máy chuyên dụng đắt tiền. Nhưng thật ra, đồ nghề của anh chỉ là chiếc Olympus E510 cổ lỗ, vài ống kính và một chiếc ống nhòm Optiction.
“Trang thiết bị chỉ thứ yếu, quan trọng là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và nhất là tình yêu với rừng. Phải có kiến thức về thổ nhưỡng, vùng phân bố thực vật, thời gian biểu hoạt động của mỗi loài chim thú, mùa nở hoa kết trái của từng loài cây… mình mới tìm được đối tượng cần chụp”, nhiếp ảnh gia nghiệp dư 40 tuổi nói.
Anh Phùng Mỹ Trung khi tác nghiệp trong rừng. Theo anh Phùng Mỹ Trung, chụp ảnh sinh vật rừng là một công việc rất kỳ công. Việc tìm ra những đối tượng cần chụp chính là thử thách đầu tiên.
Đặc thù của việc chụp ảnh trong rừng là điều kiện ánh sáng ở đây thường âm u, rất khó lên hình. Khi trời mưa, hoặc vào buổi đêm, việc chụp càng khó khăn. Thế nhưng, anh Trung vẫn có những bức ảnh chụp muông thú ban đêm hay lúc chạng vạng rất đẹp. “Đêm thì tôi tìm chụp các loài bò sát, lưỡng cư; ngày thì tìm chụp thực vật hoặc “rình” chụp các loài thú. Tôi không có bí quyết chụp nào hết, ngoài sự kiên trì và đam mê”, anh chia sẻ kinh nghiệm.
Nếu những bức ảnh rừng giúp anh có tiếng trong giới chơi ảnh thì kiến thức về động thực vật khiến nhiều người trong các tổ chức bảo vệ sinh thái gọi anh là nhà nghiên cứu tự do. Anh còn khá nổi tiếng trong cộng đồng mạng khi sáng lập Diễn đàn Sinh vật rừng Việt Nam (www.vncreatures.net).
“Khi trở thành một người nghiên cứu chuyên về Đa Dạng sinh học, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian và tiền bạc cho niềm đam mê khoa học. Việc khảo sát và chụp ảnh các mẫu vật trong rừng cũng là một phần của niềm đam mê này. Để có được một tấm ảnh ưng ý là một quá trình rất gian khổ, không chỉ đổ mồ hôi mà có khi còn cả máu”, anh Trung chia sẻ.
Cận kề cái chết
Có lẽ nhiều người hình dung chụp cỏ cây hoa lá như một thú nhàn tản. Thực tế, để có những bức ảnh “độc” về cây cỏ, người chụp phải chấp nhận nguy hiểm. “Khó là chụp phong lan và những loại cây bì sinh.
Người chụp phải trèo lên cây, chọn tư thế thích hợp để chụp, không khác gì làm xiếc”, anh Trung cho biết: “Có một số loài lan hài chỉ mọc trên vách núi cao. Để chụp, không có cách gì khác là phải treo mình bên vách núi, phía dưới là vực sâu hàng trăm mét. Tháng 7/2009, khi đang chụp phong lan, tôi suýt chết vì té xuống thác ở núi Lưỡi Hái (Thanh Sơn, Phú Thọ)”.
Lan hài tía.
Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Chụp thực vật đã nguy hiểm, chụp động vật, nhất là thú dữ hay các loài có độc còn nguy hiểm hơn. Rắn trong rừng thường là rắn độc. Vì thế trước khi chụp, mình phải đọc tài liệu, nghiên cứu kỹ về nó trước, anh Trung chia sẻ.
Dù cẩn thận phòng tránh, nhưng anh vẫn bị rắn cắn hai lần. “Lúc đó mình cũng hoảng, nhưng rồi trấn tĩnh, nhớ lại các bước cần làm khi bị rắn cắn như rạch vết thương để nặn bớt nọc, uống nhiều nước để có thể đi tiểu, lấy các loài cây thuộc họ ráy để uống và đắp nên thoát chết”, anh nhớ lại.
Rắn hổ mây.
Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
Những nguy hiểm kể trên còn có vẻ... phiêu lưu lãng mạn. Đối với những người thường xuyên đi rừng thì hiểm nguy thực sự là sốt sét và lạc rừng. Năm 2003, anh bị lạc ba ngày ba đêm ở núi Chúa (Ninh Thuận), chỉ sống nhờ vào một gói mì tôm và nước suối. Còn chuyện lạc 1-2 ngày, hay phải qua đêm trong rừng là chuyện thường. "Lúc nhận ra mình bị lạc, phải thật bình tĩnh, nếu hoảng hốt là chết ngay”, anh Trung cho biết.
Dẫu vậy, với anh Trung, rừng không là nơi ma thiêng nước độc mà là căn nhà chung bình yên của muôn loài, kể cả con người. “Tôi muốn những bức ảnh của mình truyền đi tình yêu thiên nhiên cũng như thông điệp: con người không có quyền tiêu diệt các loài, ngược lại, phải hành động để hạn chế tối đa sự tuyệt chủng của chúng”, anh nói.
Sau nhiều năm đi rừng, anh Trung chia sẻ:
Để làm được điều này, điều kiện cần là kiến thức về vùng phân bố, điều kiện thổ nhưỡng, thời gian biểu hoạt động của mỗi loài chim thú, mùa nở hoa kết trái của từng loài cây…
Khi đã phát hiện ra, với mỗi loài loại có một cách tiếp cận riêng bằng ống kính máy ảnh. Với chim và nhiều loài thú phải tận dụng hết tầm xa của chiếc ống kính tele. Với những loài côn trùng hiền lành, có thể sử dụng ống kính macro dí sát vào để chụp cận cảnh đến từng sợi râu. Nhưng với loài bướm thì có khi phải kiên nhẫn phơi nắng hàng giờ ở một chỗ, nơi con bướm đậu lần đầu, bay đi, rồi sẽ đậu lại lần nữa…
Hầu hết các loài bò sát hoạt động ban đêm nên quá trình tìm kiếm, bắt mẫu và chụp ảnh được diễn ra từ khoảng 9 giờ tối đến 2 giờ sáng (mà đêm trong rừng thì tối, ẩm và lạnh hơn đêm ở nơi khác rất nhiều!). Đã vậy, nhiều loài lẩn trốn rất nhanh và nhiều loài có màu sắc biến đổi để hợp với môi trường nên việc tìm thấy chúng đã khó mà việc chụp hình còn khó hơn rất nhiều.
Các loài lưỡng cư thường sống ở các vùng sông suối thác nước và xuất hiện trong và sau cơn mưa buổi đêm. Trong điều kiện này, việc rút máy ảnh ra để chụp hay không là quyết định rất khó khăn. Nước mưa và hơi ẩm có thể làm mốc ống kính và hỏng các vi mạch của chiếc máy ảnh số. Nếu sơ sảy để rơi xuống nước thì chiếc máy ảnh sẽ chẳng còn gì hơn là một cục sắt.
Hồng Quân
http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Chuyen-ve-nhiep-anh-gia-cua-rung-xanh/20102/79612.datviet