đúng rồi a, xe e toàn bơm 2kg2 nên nhìn nó non lắm ko có căng. Bơm căng quá lên cao tốc gặp mưa thắng nó ko bám đườngBơm kiểu này mà lên cao tốc chạy nhanh ma sát lớn, không khí bên trong nở ra, thể tích tăng làm tăng áp suất bên trong, nguy cơ nổ lốp cao, rất nguy hiểm khi chạy nhanh. Đi cao tốc có lẽ bơm 2.2-2.3 kps là vừa!
Bác giống em em cx8 hãng khuyến cáo là 2.5 bar em chỉ bơm 2.4 khi đi được 5-7km nó sẽ lên 2.5 là êm.Vấn đề này tuy đơn giản nhưng cũng cần có những lưu ý. Thông số hãng luôn khuyến cáo tuân thủ theo thông số bên hông cửa ghế tài. Nhưng là đo lúc bánh xe mát. Tốt nhất để qua đêm sáng bơm theo thông số trên. Mình đi mazda 6 mâm 19 hãng khuyến cáo 4 bánh đều nhau khi đi 1 tới 3 người là 2.3 bar tương đương 33 psi. Nhưng khi xe chạy 1 lúc thì bánh ma sát nóng sẽ tăng tầm 35psi, trưa thì còn tăng nữa tầm 36, 37psi. đường xấu Đi hơi xóc, đường tốt thì ko sao. Mình bơm duy trì tầm 2.0 tới 2.1 bar tương đương 29 tới 30 psi. Chạy chút nó lên tầm 32, 33 psi. Mình thấy êm ái hơn. Đó là theo quan điểm sở thích mình.
Em có nghe tay bơm bánh xe, vá vỏ anh ta nói có lý. Anh nói là xe bơm căng để một thời gian cũng bị xẹp dần, anh nói là do không khí trong bánh xe lâu ngày nó chuyển thành hơi nước, nên làm giảm áp suất bánh xe. Giải thích này nghe rất hợp lý!cứ bơm đúng thông số trên cửa thôi bác ơi.
Thực tế lúc di chuyển còn phụ thuộc vào nhiệt độ, nên nó thay đổi +- 0.1 bar là chuyện bình thường. Đi độ 1-2 tuần nó giảm 0.1-0.2 bar ngay nên quan trọng gì.
2.5 bar là áp suất nguội, cho nên bạn vẫn phải bơm đủ 2.5, chứ không phải chỉ bơm 2.4 để chạy cho lên 2.5 đâu. Hãng họ tính rồi.Bác giống em em cx8 hãng khuyến cáo là 2.5 bar em chỉ bơm 2.4 khi đi được 5-7km nó sẽ lên 2.5 là êm.
Áp suất nguội là áp suất khi xe không chạy khoảng ít nhất 3 tiếng.
Chỉnh sửa cuối:
Bác có tài liệu nào cho việc này không?2.5 bar là áp suất nguội, cho nên bạn vẫn phải bơm đủ 2.5, chứ không phải chỉ bơm 2.4 để chạy cho lên 2.5 đâu. Hãng họ tính rồi.
Áp suất nguội là áp suất khi xe không chạy khoảng ít nhất 3 tiếng.
Trong hướng dẫn sử dụng xe không thấy nói. Thực tế còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tính chất mặt đường, tải trọng trên xe nên cứ bơm đúng vậy khỏi phải tính toán cầu kỳ.
Trong một số sách hướng dẫn của xe khác có viết đó là áp suất nguội. Những phần như mặt đường, tốc độ,… thì nhà sản xuất đã tính hết rồi, cứ theo sát vậy mà làm (trừ khi bạn muốn achieve một thứ khác; ví dụ, bạn tiết kiệm nhiên liệu hơn thì bạn nên bơm căng thêm một chút, và nếu muốn đi êm hơn thì xì ra một chút. Chứ nhà sản xuất thì họ đã chọn mức cân bằng của mọi thứ).Bác có tài liệu nào cho việc này không?
Trong hướng dẫn sử dụng xe không thấy nói. Thực tế còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tính chất mặt đường, tải trọng trên xe nên cứ bơm đúng vậy khỏi phải tính toán cầu kỳ.
Tire-pressure gauge - Wikipedia
en.wikipedia.org
Cold inflation pressure - Wikipedia
en.wikipedia.org
Recommended cold inflation pressure is displayed on the owner's manual and on the placard (or sticker) attached to the vehicle door edge, pillar, glovebox door or fuel filler flap.
Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi hệ thống treo, thay đổi kích cỡ mâm và lốp thì thông số áp suất lốp ghi trên cửa chưa hẳn còn áp dụng được. Ví dụ, chiếc Camry lúc trước của mình dùng bánh 16 inches, áp suất trên cửa là 32 psi. Sau khi mình đổi thành mâm của TRD 18" thì áp suất 32 psi không còn phù hợp nữa (cảm giác xe ì và cực kỳ hao nhiên liệu). Do đó, mình đã đẩy áp suất lốp lên 34-35 psi thì mọi thứ lại trở nên bình thường, đi rất ngọt.
Chỉnh sửa cuối:
Còn 1 điểm nữa mà thợ vá vỏ xe ko chú ý or ko biết đó là lực siết ốc mấy bánh xe. Anh em mình đi vá vỏ thì thường cũng ko chú ý, thợ ko biết + lười nên cứ bắn ầm ầm cho nhanh. NSX họ cũng có tiêu chuẩn cụ thể cho lực siết ốc. Khi ốc được siết với lực đủ thì gặp sự cố phải thay bánh dự phòng các anh sẽ thấy nó nhẹ nhàng còn ko nhiều khi ko mở được ốc luôn chứ chẳng đùa