Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 27/07/2020

Một đợt bán tháo mạnh đã làm chỉ số Dow tương lai chìm trong sắc đỏ nguyên nhân là do căng thẳng Mỹ-Trung và số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng vọt. Rủi ro cũng khiến giá vàng tăng lên mức cao nhất trong 9 năm, trên 1900 USD/oz. Giá dầu thô vẫn ở mức trên 41 USD mỗi thùng khi PMI của Eurozone và Vương quốc Anh đánh bại kỳ vọng của thị trường.

Trong tuần này, thị trường sẽ tập trung vào cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed cũng như dữ liệu GDP thực tế trong quý 2 của Mỹ. Về mặt chính sách tiền tệ, các nhà đầu tư dự đoán lãi suất sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư quan tâm đến việc hỗ trợ nhiều hơn từ ngân hàng trung ương và có thể có một số điều chỉnh đối với chương trình mua tài sản, do đó đồng đô la Mỹ có thể suy yếu. Hơn nữa, những con số về GDP và thất nghiệp của Eurozone cũng là điều đáng chú ý trong tuần này.

Trọng tâm thị trường hôm nay là Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 7 của Đức và những dữ liệu này được dự đoán sẽ tốt hơn so với tháng trước. Nó có thể hỗ trợ cho đồng Euro. Trong phiên New York, dữ liệu đơn đặt hàng lâu bền tháng 6 của Mỹ và chỉ số kinh doanh sản xuất tháng 7 của Fed Dallas sẽ được công bố vào tối nay.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

15:00 Môi trường kinh doanh Ifo tháng 7 của EU ***
19:30 Đơn hàng lâu bền tháng 7 của Mỹ
21:30 Chỉ số kinh doanh tháng 7 của Dallas Fed **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1733/1.1755
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1650/1.1630

Các nhà đầu tư tập trung vào chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 7 của Eurozone và dữ liệu được dự kiến sẽ tốt hơn so với trước đây. Nó có thể hỗ trợ đồng Euro. EUR/USD đang có xu hướng tăng cao hơn, nhưng khả năng điều chỉnh đang dần hình thành khi chỉ báo RSI báo hiệu tỷ giá đang ở vùng quá mua. Nếu tỷ giá không thể kiểm tra mức kháng cự 1.17, dự kiến nó sẽ thoái lui.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2859/1.2891
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2767/1.2735

Tỷ giá GBP/USD đã tăng mạnh, lên mức 1.2804 vào thứ Sau, mức cao nhất trong 6 tuần, do sự suy yếu của đồng đô la Mỹ và dữ liệu kinh tế lạc quan của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, sau vòng đàm phán thứ năm thất bại vào tuần trước, nhiều khả năng Brexit sẽ không có thỏa thuận. Thêm vào đó, giọng điệu bi quan từ Trưởng đoàn đàm phán EU Barmier cho rằng thỏa thuận vẫn còn quá xa vời. Khả năng tỷ giá sẽ giảm xuống dưới mức hỗ trợ 1.2767/1.2735. Nhưng nếu giá giữ trên 1.28 thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự 1.2891.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7150/0.7164
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7077/0.7063

AUD/USD tăng cao hơn khi tâm lý ở châu Á chuyển biến tích cực và đồng đô la Mỹ suy yếu. Về mặt kỹ thuật, AUD/USD vẫn tăng khi chỉ số RSI báo hiệu xu hướng đang tăng. Nếu tỷ giá phá vỡ trên đường MA 20 trong khung thời gian H4 thì tỷ giá có thể tăng lên mức kháng cự 0.7150/0.7164

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.45/106.70
Ngưỡng hỗ trợ: 105.65/105.45

Rủi ro tăng lên nên tỷ giá USD/JPY đã bị bán tháo. Dữ liệu đơn đặt hàng lâu bền tháng 6 của Mỹ và chỉ số kinh doanh sản xuất tháng 7 của Fed Dallas sẽ được công bố vào tối nay. Những dữ liệu này được dự đoán sẽ tệ hơn so với tháng trước. Điều này có thể khiến USD/JPY giảm xuống mức hỗ trợ 105.65/105.45.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3446/1.3485
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3351/1.3336

USD/CAD sụt giảm khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý đến chuyển động của giá dầu thô để xác định xu hướng của đồng CAD. Nếu giá dầu chịu áp lực có thể giúp USD/CAD phục hồi từ đáy, hãy chú ý vào mức kháng cự 1.3446/1.3475.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.60/42.00
Ngưỡng hỗ trợ: 40.53/40.13

Dầu thô vẫn ở trên mức 41 USD mỗi thùng nhờ dữ liệu PMI của Eurozone và Vương quốc Anh đánh bại kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về số lượng các ca nhiễm COVID-19 ngày càng tăng có thể cản trở nhu cầu nhiên liệu. Về mặt kỹ thuật, nếu giá dầu thô phá vỡ dưới mức 41 thì nó có thể giảm về hỗ trợ 40.53/40.13.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1927/1930
Ngưỡng hỗ trợ: 1889/1886

Rủi ro trên thị trường đã khiến giá vàng vượt 1900 USD/oz vào thứ Sáu tuần trước. Dữ liệu đơn đặt hàng lâu bền tháng 6 của Mỹ và chỉ số kinh doanh sản xuất tháng 7 của Fed Dallas sẽ được công bố vào tối nay. Các nhà phân tích dự doán những dữ liệu này sẽ tệ hơn so với kỳ trước. Nếu điều này xảy ra thì giá vàng sẽ tăng lên kháng cự 1927/1930.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26640/26770
Ngưỡng hỗ trợ: 26268/26076

Chỉ số Dow tương lai chìm trong sắc đỏ khi căng thẳng Mỹ-Trung tăng lên và các trường hợp nhiễm COVID-19 tăng đột biến. Tối nay, đơn hàng lâu bền và chỉ số sản xuất của Fed Dallas sẽ được công bố. Dự kiến các dữ liệu này sẽ xấu hơn so với trước.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 28/07/2020

Chỉ số Dow tương lai tăng nhẹ khi kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 1 nghìn tỷ USD được trình bày bởi đảng Cộng hòa Thượng viện. Với sự suy yếu của chỉ số đô la Mỹ, giá vàng được hỗ trợ và tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 1980 USD/oz. Giá dầu thô cũng tăng cao hơn do số lượng các ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu sẽ đẩy Chủ tịch Fed Jerome Powell thực hiện việc giữ lãi suất ở gần mức 0 lâu hơn.

Hôm nay, các nhà đầu tư tập trung vào Tỷ lệ thất nghiệp quý 2 của Tây Ban Nha. Nhưng Vương quốc Anh sẽ không có dữ liệu kinh tế trong ngày hôm nay. Trong khi đó, niềm tin tiêu dùng Mỹ và chỉ số sản xuất của Richmond trong tháng 7 sẽ được công bố vào tối nay.

Cac sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

14:00 Tỷ lệ thất nghiệp quý 2 của Tây Ban Nha **
21:00 Niềm tin tiêu dùng tháng 7 của Mỹ **
21:00 Chỉ số sản xuất Richmond tháng 7 của Mỹ **
Ngày hôm sau 03:30 Dự trữ dầu thô API của Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1800/1.1822
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1722/1.1699

EUR/USD kéo dài xu hướng tăng khi sức mạnh đồng đô la Mỹ giảm. Về mặt kỹ thuật, chỉ số RSI cho thấy tỷ giá đang ở vùng quá mua. Tuy nhiên, không có dấu hiệu xu hướng tăng bị chững lại hoặc tỷ giá sẽ quay đầu. Do đó, nếu giá phá vỡ trên 1.18, thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 1.1822. Ngược lại, nếu tỷ giá phá vỡ dưới 1.17350, thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ 1.1722/1.1699.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2891/1.2948
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2844/1.2790

Sức mạnh GBP/USD được tăng cường do sự suy yếu của đồng đô la Mỹ. Về mặt kỹ thuật, chỉ báo RSI cho thấy cặp tiền đang ở mức quá mua. Nếu GBP/USD phá vỡ dưới mức 1.28650, nó có thể giảm về hỗ trợ 1.2844/1.2790. Ngược lại, nếu nó có thể duy trì trên 1.28650, thì mức kháng cự tiếp theo sẽ là 1.2891/1.2948.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7181/0.7207
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7128/0.7108

AUD/USD tăng cao hơn khi USD giảm. Các nhà đầu tư lo ngại về nền kinh tế Mỹ. Về mặt kỹ thuật, chỉ số RSI cho thấy AUD/USD vẫn đang trong xu hướng tăng. Nếu tỷ giá phá vỡ trên 0.7181 thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 0.7207.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 105.65/105.90
Ngưỡng hỗ trợ: 105.10/104.80

USD/JPY tiếp tục chịu áp lực khi rủi ro thị trường tăng trên toàn cầu. Số lượng các trường hợp nhiễm vi rút ở Mỹ đã làm giảm sự lạc quan về tốc độ phục hồi kinh tế nhanh chóng của Mỹ. Bên cạnh đó, thị trường sẽ tập trung vào cuộc họp của Fed sắp tới. Cuộc họp sẽ thảo luận về triển vọng kinh tế và quyết định lãi suất. Nếu các nhà hoạch định chính sách có giọng điệu ôn hòa sẽ khiến USD/JPY giảm xuống mức hỗ trợ 105.10/104.80.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3420/1.3456
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3315/1.3268

USD/CAD sụt giảm khi giá dầu thô vẫn tăng mạnh. Các nhà đầu tư tập trung vào cuộc họp của Fed sắp tới. Họ sẽ thảo luận về triển vọng kinh tế và quyết định lãi suất, nếu cuộc họp và bài phát biểu có giọng điệu ôn hòa thì USD/CAD sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 1.13315/1.3268. Nhưng chúng ta cũng phải chú ý đến giá dầu thô để xác định xu hướng của USD/CAD.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 42.00/42.52
Ngưỡng hỗ trợ: 41.43/40.87

Dầu thô phục hồi từ đáy khi thị trường ủng hộ gói kích thích kinh tế của Mỹ. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dự trữ dầu thô API và nếu số lượng dự trữ tăng đột xuất thì giá dầu thô sẽ giảm xuống hỗ trợ 41.43/40.87.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1984/1990
Ngưỡng hỗ trợ: 1964/1958

Với sự suy yếu của chỉ số đô la Mỹ, giá vàng đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 1980 USD/oz. Về mặt kỹ thuật, chỉ số RSI báo hiệu giá vàng đang ở vùng quá mua. Nếu có sự kích thích thì giá sẽ tăng vọt lên mức kháng cự 1984/1990. Ngược lại, nếu không thể duy trì đà tăng thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 1964/1958.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26852/24949
Ngưỡng hỗ trợ: 26438/24242

Chỉ số Dow tương lai tăng nhẹ khi kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 1 nghìn tỷ USD được trình bày bởi đảng Cộng hòa Thượng viện. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế ảm đạm có thể gây áp lực cho Chỉ số Dow tương lai, do đó nó có thể kéo chỉ số tương lai trở lại mức hỗ trợ 26438/26342.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 29/07/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức thấp, giá vàng vẫn được giao dịch ở mức cao kỷ lục là 1958 USD/oz trước cuộc họp FOMC. Trong sáng nay, dự trữ dầu thô API giảm mạnh, nên khả năng dự trữ dầu thô EIA cũng giảm theo. Nếu số lượng dự trữ dầu tăng thì giá dầu thô sẽ chịu áp lực.

Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào cuộc họp FOMC diễn ra vào sáng thứ Năm sau khi có quyết định về lãi suất. Về mặt chính sách tiền tệ, các nhà đầu tư kỳ vọng rằng lãi suất sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, với triển vọng phục hồi kinh tế còn chậm chạp, lãi suất tiêu cực có thể sẽ được đề cập trong cuộc họp một lần nữa. Trong phiên giao dịch châu Âu, thị trường sẽ chú ý đến cuộc họp của ECB.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:30 CPI quý 2 của Úc ***
13:45 Niềm tin tiêu dùng tháng 7 của Pháp **
15:00 Cuộc họp chính sách phi tiền tệ của ECB **
15:00 Môi trường đầu tư trong tháng 7 của Thụy Sĩ **
19:30 Cán cân thương mại tháng 6 Mỹ ***
21:00 Doanh số nhà chờ bán trong tháng 6 của Mỹ **
21:30 Thay đổi dự trữ dầu thô EIA **
Ngày hôm sau 00:30 Hợp đồng tương lai vàng tháng 7 hết hạn trên sàn COMEX
Ngày hôm sau 01:00 Quyết định lãi suất của Fed ***
Ngày hôm sau 01:30 Họp báo của Fed ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1755/1.1780
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1700/1.1680

Lần đầu tiên sau 8 ngày giao dịch, EUR/USD không thể đạt mức cao do lực bán đã mạnh lên và các nhà đầu tư chốt lãi trước quyết định lãi suất của Fed vào thứ Năm. Nếu tỷ giá phá vỡ dưới mức 1.1700 thì nó có thể kiểm tra mức hỗ trợ 1.1680. Tuy nhiên, nếu tỷ giá duy trì trên 1.17 thì nó có thể tăng lên mức kháng cự 1.1755/1.1780.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2952/1.2970
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2912/1.2886

GBP/USD đã tăng và lần đầu tiên đạt mức cao trong 8 ngày giao dịch. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung đến Phê duyệt thế chấp trong tháng 6 của Anh. Dự báo lạc quan có thể giúp GBP/USD tăng lên mức kháng cự 1.2952/1.2970. Tuy nhiên, chỉ số RIS đang trên mức 70%, có nghĩa là tỷ giá đang ở vùng quá mua, do đó tình trạng đảo ngược xu hướng có thể xảy ra.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7181/0.7207
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7122/0.7108

AUD/USD thoái lui khỏi xu hướng tăng do CPI không đạt kỳ vọng của thị trường. CPI đã giảm 1.9% trong quý 6 năm 2020 so với mức tăng 0.3% vào tháng 3 năm 2020. Bên cạnh đó, với triển vọng kinh tế của Trung Quốc có vẻ ảm đạm, điều này có thể sẽ kéo AUD/USD trở lại mức hỗ trợ 0.7122/0.7108.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 105.65/105.73
Ngưỡng hỗ trợ: 104.97/104.82

USD/JPY tiếp tục chịu áp lực khi rủi ro trên thị trường tăng lên và đồng JPY được hưởng lợi. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ chú ý cuộc họp FOMC vào sáng sớm thứ Năm, sau khi quyết định lãi suất. Các nhà đầu tư dự đoán chinh sách tiền tệ sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, với triển vọng về tốc độ phục hồi kinh tế còn chậm chạp, lãi suất tiêu cực có thể sẽ được đề cập trong cuộc họp báo. Nếu các nhà hoạch định chính sách có giọng điệu ôn hòa thì USD/JPY sẽ giảm xuống hỗ trợ 104.97/104.82.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3420/1.3448
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3330/1.3308

USD/CAD tiếp tục chịu áp lực khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Về mặt kỹ thuật, USD/CAD bước vào giai đoạn sideway khi các nhà đầu tư chờ đợi họp báo của FOMC vào sáng thứ Năm. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá nằm giữa đường MA 10 và MA 20 trong khung thời gian H4. Nếu tỷ giá phá vỡ trên MA 20 thì nó sẽ tăng lên 1.3420/1.3448. Tuy nhiên, nếu giọng điệu ôn hòa từ các nhà hoạch định chính sách có thể khiến USD/CAD kiểm tra mức hỗ trợ là 1.3330/1.3308.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.88/42.18
Ngưỡng hỗ trợ: 40.62/40.32

Trong sáng nay, dự trữ dầu thô API giảm mạnh, dự kiến dự trữ dầu thô EIA cũng sẽ giảm. Nhưng nếu số lượng dự trữ tăng đột biến có thể gây áp lực cho dầu thô. Về mặt kỹ thuật, giá dầu thô đang dao động quanh mức 41 USD mỗi thùng. Nếu số lượng dự trữ dầu thô EIA tăng thì giá dầu có thể giảm về 40.62/40.32.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1980/1984
Ngưỡng hỗ trợ: 1926/1920

Hợp đồng tương lai vàng trên sàn COMEX sẽ sớm hết hạn, dự kiến nó có thể tạo ra sự biến động của thị trường. Thị trường ngày nay tập trung vào cuộc họp của FOMC, nếu giọng điệu ôn hòa được đưa ra thì giá vàng sẽ tăng lên mức kháng cự 1984 hoặc thậm chí 1990/2000. Tuy nhiên, nếu giá vàng phá vỡ dưới 1920, nó có thể trượt xuống mức hỗ trợ 1926/1920.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26545/26555
Ngưỡng hỗ trợ: 26342/26008

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa trong sắc đỏ khi Fed tuyên bố gia hạn các chương trình cho vay trị giá 2 nghìn tỷ USD đến cuối năm. Các nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp của FOMC và giọng điệu bi quan có thể khiến chỉ số tương lai giảm xuống mức hỗ trợ 26342/26008.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 30/07/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức cao hơn sau khi Fed cam kết sử dụng tất cả các công cụ kích thích kinh tế của mình để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ và giữ lãi suất gần bằng không. Với sự suy yếu của đồng đô la Mỹ và giọng điệu ôn hòa từ Fed, giá vàng đã tăng lên 1980 USD/oz. Trong khi đó, giá dầu thô vẫn ổn định sau dự trữ dầu thô EIA giảm mạnh nhất trong năm nay.

Hôm nay, thị trường tập trung vào GDP quý 2 của Đức, CPI trong tháng 7 và thay đổi việc làm trong tháng 7 của Eurozone. Nếu kết quả tốt hơn dự báo thì đồng Euro sẽ được hỗ trợ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi GDP quý 2 của Mỹ và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tối nay. Dự kiến những dữ liệu này sẽ tệ hơn so với trước đây. Do đó, giá vàng sẽ được hưởng lợi. Chỉ số Dow tương lai và đồng đô la Mỹ có thể tiếp tục chịu áp lực.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

14:55 Thay đổi việc làm trong tháng 7 của Đức ***
15:00 GDP quý 2 của Đức ***
16:00 Thay đổi việc làm trong tháng 7 của Eurozone ***
16:00 Niềm tin tiêu dùng tháng 7 của EU ***
19:30 GDP quý 2 của Mỹ ***
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
19:30 Chỉ số PCE quý 2 của Mỹ **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1805/1.1820
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1720/1.1695

EUR/USD lấy lại đà tăng khi giọng điệu ôn hòa của Fed gây áp lực lên đồng đô la Mỹ. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào GDP quý 2 của Đức, CPI trong tháng 7 và Thay đổi việc làm trong tháng 7 của Eurozone. Sau đó, sự tập trung sẽ chuyển qua dữ liệu của Mỹ tối nay. Nếu kết quả dữ liệu của EU tốt hơn dự báo cộng với sự suy giảm của đồng đô la Mỹ, tỷ giá EUR/USD có thể tăng lên mức kháng cự 1.1805/1.1820. Tuy nhiên, chỉ số RSI đang trên 70%, báo hiệu tỷ giá đang ở vùng quá mua, do đó tỷ giá có khả năng đảo ngược xu hướng.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2995/1.3015
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2900/1.2875

GBP/USD thoái lui sau khi chạm mức kháng cự 1.30. Sức mạnh của đồng đô la Mỹ suy giảm đã giúp cho GBP/USD tiếp tục tăng giá. Nếu tỷ giá phá vỡ trên 1.2995, thì nó có thể tăng lên mức kháng cự 1.3015. Tuy nhiên, nếu tỷ giá đóng cửa dưới mức 1.2900, thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 1.2875.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7181/0.7207
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7122/0.7108

AUD/USD mở cửa ở mức cao hơn khi sức mạnh đồng USD tiếp tục giảm sau cuộc họp FOMC. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang thất vọng về phê duyệt xây dựng của Úc được công bố vào sáng nay. Nếu tỷ giá phá vỡ dưới đường MA 10 trong khung thời gian H4, thì nó sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 0.7108.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 105.40/105.65
Ngưỡng hỗ trợ: 104.85/104.65

USD/JPY giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng là 104.77, nguyên nhân là do sự ôn hòa của Fed. Thị trường sẽ tập trung vào các cuộc đàm phán của Quốc hội Mỹ về dự luật viện trợ COVID-19. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY vẫn đi ngang và nếu giá phá vỡ trên 105.40, thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự 105.65. Tuy nhiên, nếu phá vỡ dưới đường MA 10 trong khung thời gian H4 thì USD/JPY sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 104.85/104.65.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3420/1.345
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3315/1.3270

USD/CAD vẫn chịu áp lực vì đồng đô la Mỹ suy yếu. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá vẫn duy trì ở mức đáy và nếu nó phá vỡ trên 1.3420, thì khả năng nó sẽ tăng lên mức kháng cự 1.345. Tuy nhiên, nếu nó phá vỡ mức hỗ trợ 1.3315, thì mục tiêu tiếp theo sẽ là 1.3270.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41,54/41,90
Ngưỡng hỗ trợ: 40,83/40,47

Dầu thô ổn định sau khi dự trữ dầu thô EIA giảm mạnh nhất trong năm nay. Về mặt kỹ thuật, dầu thô đang dao động quanh mức 41 USD mỗi thùng và nếu giá dầu phá vỡ dưới đường MA 10 và MA 20 trong khung thời gian H4 thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 40.83/40.47. Tuy nhiên, nếu giá dầu duy trì trên đường MA 20 thì sẽ kích hoạt xu hướng tăng và mục tiêu sẽ là 41.54/41.90.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1977/1981
Ngưỡng hỗ trợ: 1946/1942

Đồng đô la Mỹ suy yếu, giọng điệu ôn hòa từ Fed đã giúp giá vàng tăng lên 1980 USD/oz. Tuy nhiên, chỉ số RIS trên mức 70%, cho thấy giá vàng đang ở vùng quá mua, các nhà đầu tư nên chú ý đến khả năng giá vàng sẽ điều chỉnh. Nếu giá vàng phá vỡ dưới 1950, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 1946/1942. Ngược lại, nếu rủi ro trên thị trường tăng lên, nhu cầu vàng sẽ trở lại và giá vàng sẽ tiếp tục tăng, mục tiêu sẽ là mức kháng cự 1977/1981.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26732/26937
Ngưỡng hỗ trợ: 26450/2288

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức cao hơn sau khi Fed cam kết sử dụng tất cả các công cụ kích thích kinh tế của mình để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ và giữ lãi suất gần bằng không. Hơn nữa, các nhà đầu tư cần theo dõi dữ liệu GDP trong quý 2 của Mỹ và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ được công bố vào tối nay. Dự kiến những dữ liệu này sẽ tệ hơn trước. Do đó, chỉ số Dow tương lai có thể chịu áp lực và kiểm tra mức hỗ trợ 26450/26298.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 31/07/2020

Hôm qua, chỉ số Dow tương lai lao dốc sau khi Tổng thống Trump đề nghị trì hoãn cuộc bầu cử tổng thống. Trong khi đó, giá dầu kéo dài mức giảm khi GDP quý 2 của Mỹ giảm -33% và số lượng thất nghiệp tăng thêm 1.4 triệu. Trước đó, giá vàng đã tăng từ 1940 trước khi quay đầu ở mức 1960 vì sự không chắc chắn về chính trị của Mỹ.

Hôm nay, thị trường tập trung vào doanh số bán lẻ tháng 6 của Đức và báo cáo GDP quý 2 của Eurozone. Trong phiên Mỹ, niềm tin tiêu dùng Michigan của tháng 7 và chỉ số giá PCE tháng 6 sẽ được công bố. Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến dữ liệu GDP quý 2 của Canada. Dữ liệu được dự đoán sẽ tốt hơn trước.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:00 PMI sản xuất và phi sản xuất tháng 7 của Trung Quốc ***
08:30 PPI quý 2 của Úc **
13:00 Doanh số bán lẻ tháng 6 của Eurozone ***
13:30 Doanh số bán lẻ tháng 6 của Thụy Sĩ **
16:00 CPI tháng 7 của Eurozone ***
16:00 GDP quý 2 của Eurozone ***
19:30 GDP tháng 5 của Canada **
19:30 Chỉ số giá PCE tháng 6 của Mỹ
20:45 PMI tháng 7 của Mỹ **
21:00 Niềm tin tiêu dùng Michigan tháng 7 của Mỹ ***
22:00 Ngân sách Chính phủ của Canada **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1885/1.1920
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1844/1.1800

EUR/USD tiếp tục tăng cao hơn và không có dấu hiện chững lại. Hôm nay, thị trường tập trung vào doanh số bán lẻ tháng 6 của Đức và GDP quý 2 của Eurozone. Dự báo lạc quan có thể hỗ trợ tỷ giá EUR/USD tăng lên mức kháng cự 1.1885/1.1920. Tuy nhiên, nếu dữ liệu bỏ lỡ ước tính của thị trường thì tỷ giá có thể kiểm tra mức hỗ trợ 1.1844/1.1800.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3155/1.3180
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3053/1.3033

GBP/USD tiếp tục tăng mặc dù các cuộc đàm phán EU-UK bị đình trệ. Các nhà đầu tư nên theo dõi tiến trình của Brexit. Các dấu hiệu tích cực về những cuộc đàm phán thương mại giữa Anh với EU có thể giúp tỷ giá GBP/USD tăng lên mức kháng cự 1.3155/1.3180.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.722/0.7239
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7173/0.7150

AUD/USD đã tăng lên mức 0.72 sau dữ liệu PMI sản xuất của Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, AUD/USD được hỗ trợ bởi đường MA 10 và hình thành mô hình nến Hammer. Nếu tỷ giá phá vỡ ngưỡng kháng cự 0.722, nó có thể tăng lên mức kháng cự tiếp theo là 0.7239.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 104.90/105.20
Ngưỡng hỗ trợ: 104.25/103.90

USD/JPY giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng là 104.68 khi đồng đô la Mỹ tiếp tục suy yếu. Hơn nữa, hy vọng mờ nhạt về sự phục hồi kinh tế của Mỹ và các vấn đề chính trị của Mỹ gây áp lực cho USD/JPY. Nếu tỷ giá phá vỡ dưới mức 104.25, thì nó có thể giảm xuống mức hỗ trợ 103.90. Tuy nhiên, chỉ số RSI đang dưới 30% cho thấy tỷ giá đang ở vùng quá bán, các nhà đầu tư nên chú ý đến trường hợp tỷ giá phục hồi.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.365/1.3515
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3395/1.3335

USD/CAD hồi phục từ đáy vì giá dầu suy yếu. Hôm nay, thị trường tập trung vào niềm tin tiêu dùng Michigan tháng 7 và chỉ số giá PCE tháng 6 sẽ được công bố vào tối nay. Trong khi đó, các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu GDP quý 2 của Canada. Các nhà đầu tư dự đoán dữ liệu sẽ có kết quả sẽ tốt hơn trước. Nếu dữ liệu thực sự tốt hơn, thì USD/CAD có thể giảm về hỗ trợ 1.3395/1.3335.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.05/41.50
Ngưỡng hỗ trợ: 39.60/39.20

Giá dầu thô kéo dài đà giảm do dữ liệu kinh tế Mỹ suy yếu. Tối nay, niềm tin tiêu dùng Michigan và chỉ số giá PCE của Mỹ sẽ được công bố. Nếu kết quả tốt hơn dự đoán thì giá dầu có thể tăng lên mức kháng cự 41.05/41.50. Tuy nhiên, nếu giá dầu không thể duy trì trên mức 40 USD mỗi thùng, thì nó có thể giảm về hỗ trợ 39.60/39.20.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1970/1974
Ngưỡng hỗ trợ: 1944/1940

Giá vàng đã phục hồi từ mức 1940 khi dữ liệu kinh tế Mỹ yếu đi và những vấn đề về chính trị của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, giá vàng đang giao dịch trong phạm vi 1981 và 1940, mô hình nến hammer đã hình thành trên khung thời gian H4. Nếu giá vàng phá vỡ trên mức 1974, thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự 1981.

Chỉ số Dow Jones (US30)

Ngưỡng kháng cự: 26718/26857
Ngưỡng hỗ trợ: 26270/26130

Chỉ số Dow tương lai lao dốc sau khi Tổng thống Trump đề nghị trì hoãn bầu cử tổng thống và dữ liệu kinh tế Mỹ suy yếu. Niềm tin tiêu dùng Michigan tháng 7 và chỉ số giá PCE tháng 6 sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả vượt qua ước tính của thị trường thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng lên mức kháng cự 26718/26857. Tuy nhiên, các vấn đề chính trị của Mỹ có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của chỉ số Dow tương lai.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
  • Like
Reactions: thanhvinhan
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 03/08/2020

Chỉ số Dow tương lai phục hồi từ đáy khi các công ty công nghệ lớn công bố thu nhập vượt xa kỳ vọng. Với làn sóng thứ hai của COVID-19 và căng thẳng chính trị đang diễn ra, nhu cầu về vàng đã tăng lên. Mặt khác, dầu thô vẫn ở mức trên 40 USD mỗi thùng khi các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có nhiều gói kích thích kinh tế hơn ở Mỹ.

Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu việc làm ADP của Mỹ và sau đó là những thay đổi về số lượng việc làm phi nông nghiệp. Những dữ liệu này sẽ cho thấy khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ trong đại dịch. Ngoài ra, RBA sẽ tổ chức các cuộc họp chính sách tiền tệ vào ngày mai, nhưng dự kiến sẽ không có gì thay đổi. Do số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến gần đây, nó có thể làm kinh tế Úc suy yếu. Do đó, nếu các nhà hoạch đinh chính sách có bất kỳ giọng điệu ôn hòa nào thì tỷ giá AUD/USD sẽ giảm. Trong khi đó tại Anh, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến cuộc họp của BOE, nơi các nhà hoạch định chính sách được dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất.

Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào PMI sản xuất ISM của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn so với dự báo, thì có thể giúp chỉ số Dow tương lai tăng đột biến. PMI sản xuất của Đức và PMI sản xuất Eurozone trong tháng 7 cũng sẽ được công bốvào chiều nay. Trong đó, PMI sản xuất tháng 7 của Anh là đáng chú ý nhất.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:50 GDP Q1 cuối cùng của Nhật Bản **
07:30 PMI sản xuất tháng 7 của Nhật Bản ***
08:45 PMI sản xuất Caixin của Trung Quốc ***
13:30 CPI tháng 7 của Thụy Sĩ **
14:55 PMI sản xuất tháng 7 của Đức ***
15:00 PMI sản xuất tháng 7 của Eurozone ***
15:30 PMI sản xuất tháng 7 của Anh ***
20:45 PMI sản xuất tháng 7 của Mỹ ***
21:00 PMI sản xuất ISM tháng 7 của Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1815/1.1840
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1730/1.1705

EUR/USD đã quay đầu từ vùng quá mua và khi các nhà đầu tư chốt lời cuối tháng. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào PMI sản xuất của Đức và PMI sản xuất Eurozone trong tháng 7. Nếu kết quả đánh bại dự báo, tỷ giá EUR/USD sẽ tăng lên mức kháng cự 1.1815/1.1840. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến PMI sản xuất của Mỹ tối nay. Nếu kết quả tốt hơn dự đoán của thị trường, thì EUR/USD có thể giảm về mức hỗ trợ 1.1730/1.1705.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3140/1.3170
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3040/1.3005

Trọng tâm của thị trường là PMI sản xuất tháng 7 của Anh được công bố hôm nay. Về mặt kỹ thuật, chỉ số RSI đang trên 70%, điều này cho thấy tỷ giá đang ở vùng quá mua. Nếu kết quả PMI không đạt kỳ vọng thị trường, thì GBP/USD sẽ giảm về 1.3040/1.3005.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7170/0.7188
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7105/0.7088

RBA sẽ tổ chức các cuộc họp chính sách tiền tệ vào ngày mai, dự kiến sẽ không có gì thay đổi. Do các ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến gần đây, nền kinh tế Úc có thể bị suy yếu. Do đó, nếu các nhà hoạch định chính sách có bất kỳ giai điệu ôn hòa nào thì họ có thể gây ra sự sụt giảm cho tỷ giá AUD/USD, nó có thể giảm về mức hỗ trợ là 0.7105/0.7088.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.70/106.95
Ngưỡng hỗ trợ: 105.65/105.45

USD/JPY đã phục hồi từ các vùng quá bán khi các nhà đầu tư chốt lời cuối tháng. Hơn nữa, PMI sản xuất của Nhật Bản thực tế là 45.2, tốt hơn so với dự báo là 42.6. USD/JPY vẫn chịu áp lực khi căng thẳng chính trị đang diễn ra. Do đó, nếu tỷ giá phá vỡ dưới 106.00, thì nó có thể giảm về hỗ trợ 105.65/105.45.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.365/1.3485
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3335/1.3315

Về mặt kỹ thuật, USD/CAD đang giao dịch quanh mức 1.34. Hôm nay, các nhà đầu tư tập trung vào PMI sản xuất tháng 7 của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn so với ước tính của thị trường, tỷ giá sẽ phá vỡ đường MA 10 trong khung thời gian H4 và tiếp tục tăng lên mức kháng cự 1.3465/1.3485. Tuy nhiên, nếu kết quả không như mong đợi, tỷ giá USD/CAD có thể giảm về hỗ trợ 1.3335/1.3315.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40.80/41.05
Ngưỡng hỗ trợ: 39.60/39.35

Dầu thô vẫn trên mức 40 USD một thùng khi các nhà đầu tư hy vọng sẽ có nhiều gói kích thích hơn để thúc đẩy kinh tế Mỹ. PMI sản xuất tháng 7 của Mỹ sẽ được công bố tối nay, nếu kết quả đánh bại kỳ vọng của thị trường thì dầu thô có cơ hội tăng lên mức kháng cự 40.80/41.05.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1981/1986
Ngưỡng hỗ trợ: 1966/1961

Số lượng các ca nhiễm COVID-19 đang tăng lên trên toàn cầu và căng thẳng chính trị đang diễn ra, nhu cầu về vàng đã tăng lên. Do đó, giá vàng tương lai tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là 2000/oz vào thứ Sáu. Về mặt kỹ thuật, nếu giá vàng phá vỡ và đóng cửa trên mô hình tam giác tăng dần trên khung thời gian H4 thì nó có thể tăng lên mức kháng cự 1981/1986.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26580/26715
Ngưỡng hỗ trợ: 26270/26130

Chỉ số Dow tương lai phục hồi từ đáy khi các công ty công nghệ lớn công bố thu nhập vượt xa kỳ vọng. Các nhà đầu tư đang xem xét chỉ số PMI sản xuất ISM trong tháng 7 của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn dự báo thì chỉ số Dow tương lai tăng lên mức kháng cự 26580/26715.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 04/08/2020

Bắt đầu tuần mới, chỉ số Dow tương lai được chú ý khi PMI sản xuất ISM của Mỹ đánh bại ước tính của thị trường. Triển vọng kinh tế lạc quan cũng tác động tích cực đến giá dầu thô, giúp nó tăng cao hơn ngày hôm qua, điều đó có nghĩa là giá vàng đã đóng cửa ở mức thấp hơn.

Hôm nay, thị trường tập trung vào quyết định lãi suất của RBA. RBA sẽ tổ chức các cuộc họp chính sách tiền tệ vào chiều nay, dự kiến sẽ không có gì thay đổi. Các ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến trong thời gian gần đây có thể làm kinh tế Úc suy giảm. Do đó, nếu có bất kỳ giọng điệu ôn hòa nào từ các nhà hoạch định chính sách thì sẽ làm cho tỷ giá AUD/USD sụt giảm. Các thông tin đáng chú ý khác như PPI tháng 6 của EU, dự kiến kết quả của dữ liệu tốt hơn so với trước đó. PMI sản xuất tháng 7 của Canada sẽ được công bố vào tối nay. Con số dự báo vẫn chưa được công bố, nhưng nếu chúng ta xem xét dữ liệu trong tuần trước, GDP của Canada tốt hơn dự kiến, vì vậy chúng ta có thể dự đoán dữ liệu PMI cũng có thể tốt hơn.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:30 Doanh số bán lẻ quý 2 của Úc **
11:30 Quyết định lãi suất của RBA ***
12:45 Niềm tin tiêu dùng Q3 của Thụy Sĩ **
16:00 PPI tháng 6 của EU **
20:30 PMI sản xuất tháng 7 của Canada **
21:00 Đơn đặt hàng nhà máy trong tháng 6 cuả Mỹ ***
Ngày hôm sau 03:30 Dự trữ dầu thô API ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1780/1.1800
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1695/1.1675

Mặc dù PMI sản xuất của EU tốt hơn so với ước tính của thị trường, nhưng tỷ giá EUR/USD đóng cửa thấp hơn khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Hơn nữa, PPI trong tháng 6 của EU sẽ được công bố vào ngày hôm nay và nếu kết quả tốt hơn so với dữ liệu trước đó, thì tỷ giá EUR/USD có cơ hội tăng vọt lên mức kháng cự 1.1780/1.1800. Tuy nhiên, nếu EURUSD không thể duy trì trên mức 1.1800, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 1.1695/1.1675.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3095/1.3115
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3025/1.3005

GBP/USD thoái lui khỏi xu hướng tăng do kết quả PMI không có gì đột biến. Về mặt kỹ thuật, những người mua vẫn đang kiểm soát tỷ giá GBP/USD và nếu nó vượt qua ngưỡng 1.3095, thì nó có cơ hội tăng lên mức kháng cự 1.3115. Tuy nhiên, mẫu nến Doji đã hình thành trên khung thời gian D1, nó cho thấy những biến động hiện tại vẫn không có sự chắc chắn. Do đó, nếu giá không thể vượt qua mức 1.31, tỷ giá GBPUSD sẽ trở lại mức hỗ trợ 1.3025/1.3005

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7145/0.7165
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7085/0.7065

Tỷ giá AUD/USD được giao dịch trong khoảng 0,7110 và không phản ứng với các dữ liệu của Úc sáng nay. Doanh số bán lẻ của Úc tốt hơn so với dự kiến, nhưng đó là trước khi giãn cách xã hội. Trọng tâm thị trường là quyết định lãi suất của RBA. Và RBA sẽ tổ chức các cuộc họp chính sách tiền tệ vào chiều nay, dự kiến là không có gì thay đổi. Nhưng nếu có bất kỳ giọng điệu ôn hòa nào từ các nhà hoạch định chính sách thì tỷ giá AUD/USD sẽ sụt giảm.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.45/106.70
Ngưỡng hỗ trợ: 105.55/105.25

Tỷ giá USD/JPY tăng lên mức cao nhất 106.47 vào thứ Hai nhưng đã mất đà tăng trong nửa cuối của phiên Mỹ ngày hôm qua. Về mặt kỹ thuật, nếu tỷ giá phá vỡ dưới 106.00, thì nó sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 105.55/105.25. Ngược lại, nếu giá duy trì trên 106.00, thì nó có cơ hội tăng lên kháng cự 106.44/106.70.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3460/1.3500
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3375/1.3335

Mặc dù dữ liệu PMI sản xuất ISM của Mỹ vượt qua ước tính của thị trường, nhưng tỷ giá USD/CAD đã thoái lui khi dầu thô tăng giá. Trọng tâm của thị trường ngày hôm nay là PMI sản xuất của Canada. Tuy con số dự báo vẫn chưa được biết, nhưng vào tuần trước, GDP của Canada tốt hơn dự kiến, vì vậy chúng tôi kỳ vọng rằng PMI cũng sẽ tốt hơn so với kết quả trước đó, cho nên tỷ giá USD/CAD có cơ hội sụt giảm. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến dự trữ dầu thô API vào sáng mai. Nếu số lượng dự trữ tăng bất ngờ thì nó có thể khiến đồng CAD suy yếu.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.05/41.45
Ngưỡng hỗ trợ: 39.95/39.60

Dầu thô bật lại từ đáy khi các dữ liệu sản xuất trên toàn cầu đánh bại ước tính của thị trường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý đến dự trữ dầu thô vào sáng mai. Nếu dự trữ dầu thô tăng bất ngờ thì nó sẽ có thể khiến giá dầu giảm về hỗ trợ 39.95/39.60. Ngược lại, nếu dự trữ dầu thô giảm, thì giá dầu có cơ hội tăng lên mức kháng cự 41.05/41.45.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1982/1986
Ngưỡng hỗ trợ: 1965/1961

Vàng giảm giá khi chứng khoán toàn cầu tăng nhờ các dữ liệu kinh tế tích cực và đồng đô la Mỹ tăng lên. Về mặt kỹ thuật thì giá vàng vẫn đang trong xu hướng tăng, nếu giá vàng phá vỡ trên mô hình tam giác tăng dần, thì nó có thể tăng lên kháng cự 1982/1986. Chúng ta cần đánh giá hiệu suất của thị trường chứng khoán trên toàn cầu, nếu triển vọng lạc quan thì giá vàng có thể giảm về 1965/1961.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26993/27166
Ngưỡng hỗ trợ: 26440/27070

Chỉ số Dow tương lai bắt đầu tuần mới đầy lạc quan khi PMI sản xuất ISM của Mỹ đánh bại ước tính của thị trường. Điểm nổi bật trong ngày hôm nay là đơn đặt hàng nhà máy của Mỹ, nếu kết quả không tệ hơn so với ước tính của thị trường, nó có thể giúp chỉ số Dow tương lai kiểm tra mức kháng cự 26993/27166. Ngược lại, nếu kết quả tệ hơn so với ước tính, chỉ số Dow tương lai có khả năng quay trở lại mức hỗ trợ 26440/26270.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 05/08/2020

Chỉ số Dow tương lai tăng mạnh khi các cuộc đàm phán giữa Quốc hội và Nhà Trắng về một dự luật cứu trợ COVID-19 khác cuối cùng đã có những dấu hiệu tiến triển. Kỳ vọng về gói kích thích và sự sụt giảm số lượng dầu thô trong các kho dự trữ của Mỹ đã giúp giá dầu tăng trở lại mức 41 USD mỗi thùng. Trong khi đó, giá vàng đã tăng trên 2020 USD/oz khi vụ nổ xảy ra tại Beirut - Thủ đô của Lebanon.

Hôm nay, thị trường tập trung vào dữ liệu của khu vực đồng tiền chung Eurozone và PMI Dịch vụ, Tổng hợp của Đức trong tháng 7 cũng sẽ được công bố hôm nay. Nếu kết quả đánh bại kỳ vọng một lần nữa, thì tỷ giá EUR/USD có khả năng tăng đột biến. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến doanh số bán lẻ trong tháng 6 của EU. Trong khi đó, thay đổi việc làm ADP trong tháng 7 của Mỹ sẽ là tâm điểm của thị trường tối nay. Nếu kế quả của dữ liệu suy yếu thì giá vàng sẽ tăng.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:45 PMI dịch vụ Caixin & PMI tổng hợp tháng 7 của Trung Quốc **
14:55 PMI dịch vụ Đức & PMI tổng hợp tháng 7 của Đức **
15:00 PMI dịch vụ & PMI tổng hợp tháng 7 của Eurozone ***
15:30 PMI dịch vụ & PMI tổng hợp tháng 7 của Anh ***
16:00 Doanh số bán lẻ trong tháng 7 của Eurozone
19:15 Thay đổi việc làm ADP trong tháng 7 của Mỹ ***
19:30 Cán cân thương mại trong tháng 6 của Mỹ ***
19:30 Cán cân thương mại trong tháng 6 của Canada ***
20:45 PMI dịch vụ Markit & PMI tổng hợp trong tháng 7 của Mỹ ***
21:00 PMI phi sản xuất ISM tháng 7 của Mỹ ***
21:30 Dự trữ dầu thô EIA của Mỹ **
Ngày hôm sau 04:00 thành viên FOMC Mester phát biểu **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1830/1.1855
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1750/1.1725

EUR/USD mở cửa ở mức cao hơn khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu của khu vực Eurozone và PMI dịch vụ & tổng hợp tháng 7 của Đức. Nếu kết quả dữ liệu đánh bại dự báo thì tỷ giá EUR/USD có cơ hội tăng lên mức kháng cự là 1.1830/1.1855. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến thay đổi việc làm ADP của Mỹ tối nay.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3125/1.3155
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2975/1.2945

GBP/USD đã lấy lại đà tăng vào phiên Mỹ tối qua. GBP là đồng tiền yếu nhất ngày hôm qua vì các nhà đầu tư cảm thấy thất vọng vì các cuộc đàm phán Brexit và lo lắng rằng PMI của ngành dịch vụ sẽ được điều chỉnh về mức thấp hơn. Về mặt kỹ thuật, GBP/USD vẫn dao động trong khoảng từ MA 10 đến MA 20 trong khung thời gian H4. Nếu tỷ giá phá vỡ trên MA 20 thì nó có thể tăng lên 1.3125/1.3155.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7185/0.7205
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7125/0.7105

Sự tăng trưởng ổn định của nguyên vật liệu trong ngành công nghiệp đã hỗ trợ cho đồng AUD. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá AUD/USD vẫn đang trong xu hướng tăng, vì chỉ số RSI đang ở trên mức 50. Nếu tỷ giá phá vỡ ngưỡng kháng cự 0.7185, thì nó có thể tăng lên mức kháng cự tiếp theo.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.20/106.45
Ngưỡng hỗ trợ: 105.05/104.80

USD/JPY kiểm tra mức thấp hơn khi đồng đô la Mỹ tiếp tục suy yếu. Thay đổi việc làm ADP tháng 7 của Mỹ sẽ là tâm điểm của thị trường tối nay. Nếu kết quả dữ liệu suy yếu thì có thể khiến USD/JPY giảm xuống hỗ trợ 105.05/104.80. Tuy nhiên, trước dữ liệu việc làm ADP, các nhà đầu tư nên chú ý đến đến bài phát biểu của thống đốc BoJ Kuroda.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3365/1.3420
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3270/1.3225

USD/CAD đã giảm dưới 1.34 và đang tiến tới mức hỗ trợ gần nhất là 1.3330 trong ngày hôm qua. Dự trữ dầu thô EIA và thay đổi việc làm ADP của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả bỏ lỡ ước tính của thị trường thì tỷ giá USD/CAD sẽ giảm về hỗ trợ 1.3270/1.3225.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.90/42.30
Ngưỡng hỗ trợ: 40.60/40.15

Kỳ vọng về các gói kích thích và số lượng dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh đã giúp giá dầu tăng trở lại mức 41 USD mỗi thùng. Dự trữ dầu thô EIA và thay đổi việc làm ADP tháng 7 của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả dữ liệu vượt kỳ vọng thì giá dầu có cơ hội tăng lên mức kháng cự 41.90/42.30. Ngược lại, nếu kết quả tệ hơn dự báo thì giá dầu sẽ giảm về mức hỗ trợ 40.60/40.15.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 2030/2035
Ngưỡng hỗ trợ: 1985/1980

Giá vàng đã tăng trên 2020 USD/oz khi xảy ra vụ nổ tại Beirut - Thủ đô của Lebanon. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào thay đổi việc làm ADP của Mỹ. Nếu kết quả suy yếu so với dữ liệu trước đó thì giá vàng có cơ hội tăng lên mức kháng cự 2030/2035.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26993/27166
Ngưỡng hỗ trợ: 26580/26445

Chỉ số Dow tương lai tăng mạnh khi có những dấu hiệu khả quan về các cuộc đàm phán giữa Quốc hội và Nhà Trắng. Thay đổi việc làm ADP của Mỹ sẽ là tâm điểm của thị trường ngày hôm nay. Nếu kết quả suy yếu thì chỉ số Dow tương lai sẽ trở lại mức hỗ trợ 26580/26445, ngược lại, nếu kết quả không tệ như dự đoán, thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng vượt ngưỡng kháng cự 26993/27166.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 06/08/2020

Dữ liệu việc làm ADP yếu hơn, chỉ số Dow tương lai đã giao dịch trên 27000 điểm vào ngày hôm qua. Trong khi đó, giá dầu thô tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 3 sau khi dữ liệu dự trữ dầu thô EIA và API được công bố. Báo cáo này cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục 2055 USD/oz khi các nhà đầu tư chờ đợi những dấu hiệu về gói cứu trợ COVID của Mỹ.

Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào chính sách tiền tệ và báo cáo ổn định tài chính của BoE. Các nhà đầu tư dự đoán BoE sẽ không thực hiện thêm bất kỳ hành động nào tại cuộc họp này ngày hôm nay. Tuy nhiên, BoE có thể duy trì giọng điệu ôn hòa vì các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng trở lại vào mùa Thu khi kế hoạch furlough của chính phủ kết thúc. Điều này có thể khiến GBP/USD chịu áp lực. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng nhà máy trong tháng 6 của Đức và PMI xây dựng trong tháng 7 của EU sẽ được công bố vào ngày hôm nay. Vào tối nay, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ sẽ là tâm điểm, nếu kết quả của dữ liệu không đạt ước tính của thị trường, thì chỉ số Dow tương lai có thể lao dốc.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:00 Chính sách tiền tệ & báo cáo ổn định tài chính của BoE ***
18:30 Họp báo của BoE ***
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
21:00 Fed Kaplan phát biểu **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1923/1.1950
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1858/1.1841

Mặc dù PMI sản xuất của EU không đạt ước tính của thị trường, nhưng tỷ giá EUR/USD đã giao dịch ở mức 1.1905 để tạo thành đỉnh kép. Số lượng đơn đặt hàng nhà máy của Đức và PMI xây dựng của EU sẽ được công bố hôm nay. Nếu kết quả tốt hơn trước thì EUR/USD sẽ vượt qua ngưỡng kháng cự 1.1923/1.1950.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3180/1.3220
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3106/1.3085

GBP/USD đang dao động quanh mức 1.31 khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp tiền tệ của BoE hôm nay, BoE có thể duy trì giọng điệu ôn hòa vì các nhà hoạch định chính sách đang lo ngại về triển vọng kinh tế ở Anh. Về mặt kỹ thuật, nếu GBP/USD phá vỡ dưới 1.31 thì nó có thể trở lại mức hỗ trợ 1.3106/1.3085. Ngược lại, nếu GBP/USD duy trì trên 1.31 thì nó có cơ hội tăng lên mức kháng cự 1.3180/1.3220.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7225/0.7250
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7160/0.7135

AUD/USD đã tăng lên mức cao nhất trong 18 tháng ở mức 0.7241 trước khi quay trở lại mức thấp hơn. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá AUD/USD vẫn đang trong xu hướng tăng, nhưng nếu nó phá vỡ dưới đường MA 10 trong khung thời gian H4 thì nó sẽ điều chỉnh về mức hỗ trợ 0.7160/0.7135. Ngược lại, nếu tỷ giá duy trì trên 0.72 thì nó có cơ hội tăng lên mức kháng cự 0.7225/0.7250.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 105.85/106.15
Ngưỡng hỗ trợ: 105.20/104.90

Mặc dù dữ liệu ADP không đạt ước tính của thị trường, nhưng USD/JPY vẫn giao dịch trên mức 105. Cuộc họp của BoJ được tổ chức vào ngày hôm qua, thống đốc Kuroda tuyên bố sẽ thận trọng và hy vọng lạm phát sẽ phục hồi. Tâm điểm của thị trường tối nay là số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Nếu kết quả không đạt như dự đoán thị trường, tỷ giá USD/JPY sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 105.20/104.90. Ngược lại, nếu tỷ giá phá vỡ đường MA 10 trên khung thời gian H4, thì xu hướng tăng sẽ được kích hoạt.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3315/1.3345
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3220/1.3190

USD/CAD đang giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng do giá dầu tăng. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tối nay. Nếu kết quả bỏ lỡ kỳ vọng của thị trường, thì USD/CAD sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 1.3220/1.3190. Ngược lại, nếu tỷ giá phá vỡ đường MA 10, thì mục tiêu tiếp theo là mức kháng cự 1.3315/1.3345.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 42.90/43.30
Ngưỡng hỗ trợ: 41.45/41.05

Dầu thô tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 3 sau khi dữ liệu dầu thô EIA và API được công bố. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tối nay và các cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế của Quốc hội. Nếu số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp xấu hơn kỳ trước, thì giá dầu sẽ giảm về hỗ trợ 41.45/41.05.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 2073/2077
Ngưỡng hỗ trợ: 2025/2021

Vàng tăng lên mức cao kỷ lục 2055 USD/oz khi các nhà đầu tư chờ đợi các kết quả về gói cứu trợ COVID của Mỹ. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu thất nghiệp của Mỹ tối nay và các cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế của Quốc hội. Nếu dữ liệu thất nghiệp tồi tệ hơn, thì giá vàng sẽ tăng lên mức kháng cự 2073/2077.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27443/27753
Ngưỡng hỗ trợ: 26993/26720

Dữ liệu việc làm ADP yếu hơn, chỉ số Dow tương lai đã giao dịch trên mức 27000 điểm vào ngày hôm qua. Kết quả về gói cứu trợ COVID của Mỹ đang được các nhà đầu tư chờ đợi, trong khi đó số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ là tâm điểm trong tối nay, và các cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế của Quốc hội cũng sẽ được chú ý. Nếu kết quả của dữ liệu thất nghiệp tệ hơn dự đoán, chỉ số Dow tương lai sẽ giảm về hỗ trợ 26993/26730.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 07/08/2020

Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã giảm nhiều hơn so với dự kiến, dữ liệu giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, giảm 249k xuống còn 1.2 triệu. Nhờ tin tốt này nên chỉ số Dow tương lai đã đóng cửa trong sắc xanh ngày hôm qua và đánh dấu đợt tăng kéo dài 5 ngày. Trong khi đó, giá dầu thô đi ngang ngày hôm qua do các nhà đầu tư chờ đợi chính phủ Mỹ chuyển giao gói cứu trợ. Hơn nữa, những thông tin tích cực về gói cứu trợ đã giúp giá vàng tăng lên mức 2071 USD/oz.

Trọng tâm của thị trường hôm nay là Bảng lương phi nông nghiệp trong tháng 7 của Mỹ. Dữ liệu trước đó là 4.8 triệu và con số dự báo kỳ này là 1.55 triệu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng nên chú ý tỷ lệ thất nghiệp, con số trước đó là 11.1% và con số dự báo kỳ này là 10.5%. Nếu kết quả tệ hơn dự báo, thì giá vàng sẽ tăng vọt và chỉ số Dow tương lai sẽ chịu áp lực bán. Các nhà đầu tư nên lưu ý về khả năng đảo ngược xu hướng trong tối nay. Ngoài ra, số lượng việc làm tháng 7 của Canada cũng sẽ được công bố vào tối nay.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:30 RBA công bố chính sách tiền tệ ***
09:00 Cán cân thương mại tháng 6 của Trung Quốc **
09:50 Cán cân thương mại bằng USD của Trung Quốc
13:00 Cán cân thương mại và tài khoản vãng lai trong tháng 6 của Đức ***
19:30 Bảng lương phi nông nghiệp tháng 7 của Mỹ ***
19:30 Báo cáo việc làm tháng 7 của CA ***
21:00 Tồn kho bán buôn THÁNG 7 CỦA Mỹ *
21:00 PMI Ivey tháng 7 của Canada **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1923/1.1950
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1820/1.1805

EUR/USD thoái lui từ mức 1.19 sau khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ được công bố ngày hôm qua. Về mặt kỹ thuật, EUR/USD đã hình thành đỉnh kép và tỷ giá đang dao động quanh đường MA 10 trong khung thời gian H4. Hôm nay, thị trường tập trung vào NFP của Mỹ và nếu kết quả không đạt như dự báo của thị trường, thì tỷ giá EUR/USD có thể phá vỡ mức kháng cự 1.1923/1.1950.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1,3180/1,3220
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3050/1.3015

BoE không thay đổi chính sách tiền tệ và họ kỳ vọng rằng nền kinh tế Anh sẽ phục hồi trước cuối năm nay. Hơn nữa, tiến trình của các cuộc đàm phán Brexit giữa Anh và EU dự kiến sẽ đạt được những tiến bộ. Do đó, tỷ giá GBP/USD có khả năng tăng vọt lên mức kháng cự 1.3180/1.3220. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi dữ liệu NFP của Mỹ được công bố ngày hôm nay. Nếu kết quả dữ liệu tốt hơn có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của GBP/USD.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7245/0.7280
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7180/0.7145

RBA không thay đổi lãi suất và họ nói rằng lãi suất sẽ không được tăng lên cho đến khi việc làm và lạm phát đạt kết quả khả quan hơn. AUD/USD đang dao động trong khoảng 0.72 sau cuộc họp. Các nhà đầu tư đang tập trung vào dữ liệu NFP của Mỹ tối nay. Nếu kết quả tệ hơn dự đoán của thị trường, tỷ giá AUD/USD có thể tăng lên mức kháng cự 0.7245/0.7280.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.05/106.45
Ngưỡng hỗ trợ: 105.20/104.80

Tỷ giá USD/JPY dao động trong phạm vi hẹp sau khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đánh bại dự đoán của thị trường. Trọng tâm của thị trường ngày hôm nay là NFP của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY đang dao động quanh đường MA 10 và nếu tỷ giá phá vỡ dưới MA 10 thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 105.20/104.80. Ngược lại, nếu tỷ giá phá vỡ đường MA 20, thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự 106.05/106.45.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3365/1.3400
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3260/1.3235

Tỷ giá USD/CAD tăng trở lại từ đáy khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đánh bại kỳ vọng của thị trường. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào Bảng lương phi nông nghiệp tháng 7 của Mỹ. Nếu kết quả tệ hơn dự báo, nó có thể khiến tỷ giá USD/CAD lao dốc. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến giá dầu thô. Nếu giá dầu thô suy yếu, thì tỷ giá USD/CAD sẽ tiếp tục phục hồi.

Dầu thô giao tháng 9 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 42.90/43.30
Ngưỡng hỗ trợ: 41.05/40.60

Giá dầu thô đi ngang ngày hôm qua do các nhà đầu tư chờ đợi chính phủ Mỹ chuyển giao gói cứu trợ. Bên cạnh đó, Iraq cam kết cắt giảm sản lượng dầu. Do đó giá dầu thô được hỗ trợ và duy trì ở mức 42 USD/thùng và nó có khả năng kiểm tra mức kháng cự 42.90/43.30. Ngược lại, nếu giá dầu phá vỡ dưới 41 USD mỗi thùng, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 40.60.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 2077/2083
Ngưỡng hỗ trợ: 2050/2046

Tiến triển về gói cứu trợ đã giúp giá vàng tăng lên mức cao nhất là 2071 USD/oz. Trọng tâm của thị trường ngày hôm nay là Bảng lương phi nông nghiệp tháng 7 của Mỹ. Nếu kết quả tệ hơn dự báo, giá vàng sẽ có cơ hội tăng vọt. Ngược lại, nếu kết quả không thấp hơn so với dự báo, thì giá vàng có thể giảm về hỗ trợ 2050/2046. Các nhà đầu tư nên lưu ý về khả năng đảo ngược xu hướng của giá vàng.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27443/27753
Ngưỡng hỗ trợ: 26995/26720

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa trong sắc xanh và đánh dấu đà phục hồi kéo dài 5 ngày khi số lựng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đánh bại dự đoán của thị trường. Trọng tâm của thị trường hôm nay là NFP tháng 7 của Mỹ. Nếu kết quả tệ hơn dự báo, thì chỉ số Dow tương lai sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 26995/26720. Ngược lại, nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường, thì chỉ số Dow sẽ tăng lên mức kháng cự 27443/27753.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific