Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 24/08/2020

Vào thứ Sáu tuần trước, chỉ số Dow tương lai đã nối dài đà tăng khi đóng cửa trong sắc xanh nhờ kết quả dữ liệu PMI sản xuất khả quan của Mỹ, trong khi đó giá vàng giảm xuống mức thấp nhất một tuần. Bất chấp sự lạc quan về chỉ số PMI sản xuất trên toàn cầu, giá dầu thô đã đi xuống do lo ngại về sự phục hồi của nhu cầu nhiên liệu.

Các chủ tịch Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu sẽ tham gia hội nghị chuyên đề Jackson Hole trong tuần này, các nhà đầu tư cần theo dõi những dấu hiệu về thay đổi chính sách tiền tệ trong tương lai và các vấn đề liên quan đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, bài phát biểu của chủ tịch Fed Powell vào ngày 27/8 cũng rất đáng chú ý. Số liệu GDP quý 2 của Mỹ, đơn đặt hàng hòa bền và thu nhập cá nhân cũng sẽ được công bố trong tuần này.

Hôm nay, các nhà đầu tư tập trung vào hoạt động quốc gia của Fed tại Chicago trong tháng 7. Ở những diễn biến khác, GDP quý 2 của Đức, môi trường kinh doanh và niềm tin tiêu dùng Gfk sẽ được công bố vào ngày mai.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:45 Doanh số bán lẻ Q2 của New Zealand ***
20:30 Hoạt động quốc gia của Fed tại Chicago **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1855/1.1880
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1775/1.1755

Tỷ giá EUR/USD giảm khi PMI sản xuất của Mỹ đánh bại kỳ vọng của thị trường. Về mặt kỹ thuật, sự sụt giảm của chỉ số RSI, đường MA 10 và MA 20 tại khung thời gian H4 cho thấy tín hiệu giảm giá. Do đó, đà giảm có thể kéo EUR/USD trở lại mức hỗ trợ 1.1775/1.1755. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu GDP quý 2 của Đức, môi trường kinh doanh và niềm tin tiêu dùng Gfk sẽ được công bố vào ngày mai. Nếu kết quả dữ liệu tốt hơn so với trước đó, thì EUR/USD sẽ có cơ hội tăng vọt.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3150/1.3185
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3040/1.3005

GBP/USD đã có một đợt đảo chiều giảm giá khi đàm phán Brexit vẫn bế tắc. Về mặt kỹ thuật, GBP/USD chịu áp lực khi xu hướng giảm giá hình thành tại khung thời gian D1. Nếu tỷ giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ 1.3040, thì nó sẽ giảm xuống mức hỗ trợ tiếp theo là 1.3005.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7205/0.7225
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7160/0.7140

AUD/USD giảm khi PMI sản xuất của Mỹ tốt hơn dự đoán. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá vẫn đang trong xu hướng tăng tại khung thời gian H4. Nếu AUD/USD phá vỡ trên 0.7205, thì nó có cơ hội tăng lên mức kháng cự 0.7205/0.7225.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.35/106.60
Ngưỡng hỗ trợ: 105.55/105.30

USD/JPY vẫn dao động dưới 106 trong bối cảnh thị trường khá ổn định. Nếu tỷ giá tiếp tục chịu áp lực thì nó sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ 105.55/105.30. Ngược lại, nếu USD/JPY giữ vững trên mức 106, thì nó sẽ phục hồi lên vùng kháng cự 106.35/106.60.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3230/1.3255
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3130/1.3110

Mặc dù dữ liệu kinh tế Canada yếu hơn một chút, nhưng USD/CAD đã thoái lui khỏi xu hướng tăng do đồng CAD tăng lên. Về mặt kỹ thuật, USD/CAD đã hình thành đỉnh kép tại khung thời gian H4, nếu tỷ giá phá vỡ dưới 1.3130, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 1.3110. Mặt khác, nếu nó tăng trở lại mức 1.32, thì xu hướng tăng sẽ được kích hoạt.

Dầu thô giao tháng 10 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 43.15/43.68
Ngưỡng hỗ trợ: 41.89/41.34

Bất chấp sự lạc quan của dữ liệu PMI sản xuất trên toàn cầu, dầu thô đã giảm vào thứ Sáu tuần trước trong bối cảnh lo ngại về sự phục hồi của nhu cầu nhiên liệu. Về mặt kỹ thuật, giá dầu đang được giao dịch trong khoảng 41.89 và 43.15 trong hai tuần qua. Do đó, nếu nó phá vỡ trên 43.15, thì mục tiêu tiếp theo là ngưỡng kháng cự 43.68. Ngược lại, nếu nó phá vỡ dưới 41.89 thì nó sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 41.34.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1953/1963
Ngưỡng hỗ trợ: 1920/1912

Giá vàng giao ngay giảm xuống mức thấp nhất một tuần do dữ liệu PMI sản xuất trên toàn cầu đã lạc quan hơn. Các nhà đầu tư đang chờ đợi hội nghị chuyên đề Jackson Hole trong tuần này vì nó có thể gây ra sự biến động trên thị trường. Do đó, nhu cầu trú ẩn an toàn có thể hỗ trợ giá vàng tăng lên mức kháng cự 1953/1963.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28165/28340
Ngưỡng hỗ trợ: 27615/27445

Chỉ số Dow tương lai đã kéo dài đà tăng khi chỉ số PMI sản xuất của Mỹ đánh bại kỳ vọng của thị trường. Về mặt kỹ thuật, đà tăng của chỉ số Dow được củng cố khi RSI đang trên mức 50. Do đó, chỉ số Dow có đủ động lực để tăng về mức kháng cự. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý đến các vấn đề chính trị.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 25/08/2020

Chỉ số Dow tương lai tăng cao kỷ lục nhờ những lạc quan về các phương pháp điều trị COVID-19, trong khi đó thì giá vàng đảo ngược mức tăng ban đầu. Ở những diễn biến khác, giá dầu giảm trở lại khi ấp thấp nhiệt đới Laura được dự kiến sẽ mạnh lên thành bão trước khi đổ bộ vào cuối tuần này.

Hôm nay, các nhà đầu tư tập trung vào dữ liệu GDP quý 2 của Đức và môi trường kinh doanh Ifo trong tháng 8. Nếu kết quả đánh bại kỳ vọng của thị trường, thì nó sẽ giúp tỷ giá EUR/USD tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi niềm tin tiêu dùng trong tháng 8 và doanh số bán nhà mới trong tháng 7 của Mỹ, các dữ liệu này sẽ được công bố vào tối nay. Và nếu kết quả tốt hơn dự báo, thì tiềm năng tăng giá của EUR/USD sẽ bị hạn chế.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:00 Tổng kết GDP quý 2 của Đức ***
15:00 Môi trường kinh doanh Ifo trong tháng 8 của Đức **
21:00 Niềm tin tiêu dùng CB trong tháng 8 của Mỹ **
21:00 Doanh số bán nhà mới trong tháng 7 của Mỹ **
21:00 Chỉ số sản xuất Richmond trong tháng 8 của Mỹ **
Ngày hôm sau 03:30 Dự trữ dầu thô API của Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1855/1.1880
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1775/1.1755

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, tỷ giá EUR/USD dường như không đổi khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá dao động trên đường MA 10 tại khung thời gian H4. Nếu dữ liệu GDP quý 2 của Đức và môi trường kinh doanh Ifo vượt qua kỳ vọng của thị trường, thì EUR/USD có cơ hội vượt qua đường MA 20. Tuy nhiên, nếu dữ liệu gây thất vọng thì EUR/USD sẽ giảm về mức hỗ trợ 1.1775/1.1755.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3150/1.3185
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3040/1.3005

Tỷ giá GBP/USD đi ngang khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Hiện tại, tỷ giá đang dao động ở mức 1.31 khi Brexit vẫn không có tiến triển nào. Về mặt kỹ thuật, tiềm năng tăng giá của GBP/USD có thể bị hạn chế vì chỉ số RSI đang dưới mức 50. Do đó, tỷ giá có khả năng phá vỡ dưới ngưỡng hỗ trợ 1.3040/1.3005. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến chuyển động giá của EUR/USD để xác định xu hướng của GBP/USD.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7205/0.7225
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7160/0.7140

AUD/USD trở lại đường xu hướng tăng tại khung thời gian H4 nhờ sự lạc quan về triển vọng kinh tế và thị trường Chứng khoán Châu Á. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đóng cửa trên đường MA 10 và MA 20. Nếu xu hướng tăng mạnh hơn thì AUD/USD có cơ hội tăng lên mức kháng cự 0.7205/0.7225. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nên chú ý đến tình hình COVID-19 ở Úc, vì nó có thể tác động tiêu cực đến AUD/USD và kéo tỷ giá giảm trở lại mức hỗ trợ.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.35/106.60
Ngưỡng hỗ trợ: 105.55/105.30

USD/JPY tăng trở lại trên mức 106. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá dao động trong phạm vi giữa đường MA 10 và MA 20 tại khung thời gian H4. Các nhà đầu tư nên theo dõi số liệu niềm tin tiêu dùng trong tháng 8 và doanh số bán nhà mới trong tháng 7 của Mỹ, những dữ liệu này sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả dữ liệu đánh bại kỳ vọng của thị trường, thì USD/JPY có cơ hội tăng vọt.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3275/1.3295
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3190/1.3170

USD/CAD là cặp tiền tệ biến động mạnh nhất vào hôm qua khi đồng đô la Mỹ tăng giá. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang ổn định tại vùng kháng cự (đỉnh kép trước đó). Nếu tỷ giá giảm xuống dưới mức 1.32, thì nó sẽ giảm về hỗ trợ 1.3190/1.3170. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi dự trữ dầu thô API của Mỹ. Nếu số lượng dự trữ tăng bất ngờ thì USD/CAD sẽ tăng đột biến

Dầu thô giao tháng 10 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 43.15/43.68
Ngưỡng hỗ trợ: 41.89/41.34

Giá dầu thô giảm trở lại khi ấp thấp nhiệt đới Laura trở thành tâm điểm của thị trường, dự kiến nó sẽ mạnh lên thành bão trước khi đổ bộ vào cuối tuần này. Các nhà đầu tư nên theo dõi dự trữ dầu thô API của Mỹ. Nếu dự trữ dầu thô tăng bất ngờ giá dầu sẽ chịu áp lức và giảm xuống ngưỡng hỗ trợ 41.89/41.34. Ngược lại, nếu dự trứ dầu thô giảm mạnh thì giá dầu sẽ tăng vọt.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1953/1958
Ngưỡng hỗ trợ: 1917/1912

Giá vàng giảm 3 ngày liên tiếp khi dòng vốn tiếp tục chảy vào các khoản đầu tư rủi ro hơn trong bối cảnh lạc quan về vắc xin COVID-19. Về mặt kỹ thuật, giá vàng dao động trong khoảng từ 1923 đến 1947 USD/oz. Nếu giá vàng phá vỡ dưới phạm vi này, thì nó có thể giảm về mức hỗ trợ 1917/1912. Tuy nhiên, nếu giá vàng phá vỡ trên phạm vi, thì nó sẽ tăng vọt.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28658/28840
Ngưỡng hỗ trợ: 28150/27970

Chỉ số Dow tương lai tăng cao kỷ lục nhờ sự lạc quan về các phương pháp điều trị COVID-19. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu niềm tin tiêu dùng và doanh số bán nhà mới của Mỹ. Các dữ liệu này sẽ tác động đến xu hướng của chỉ số Dow tương lai. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến các sự kiện tranh luận tổng thống, vì nó sẽ ảnh hưởng đến thị trường và tâm lý của nhà đầu tư.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 26/08/2020

Chỉ số Dow tương lai không giữ được đà tăng do niềm tin tiêu dùng CB thấp hơn nhiều so với dự báo của thị trường, trong khi đó giá dầu thô đạt mức cao nhất trong 5 tháng do các nhà sản xuất năng lượng ở Vịnh Mexico đã cắt giảm 90% sản lượng khai thác. Giá vàng giảm thấp hơn khi thị trường tiếp tục lạc quan về các phương pháp điều trị COVID-19 tiềm năng.

Tâm điểm của thị trường ngày hôm nay là số lượng đơn đặt hàng hàng hóa bền trong tháng 7 của Mỹ. Như chúng ta đã thấy, dữ liệu được dự báo là kém hơn trước đây. Do đó, giá vàng có thể tăng vọt, kéo theo đó là sự suy yếu của đồng đô la Mỹ. Tại Canada, phó chủ tịch cấp cao của BOC sẽ có bài phát biểu sau khi đơn đặt hàng bền của Mỹ được công bố. Các nhà đầu tư nên thận trọng trước Hội nghị Jackson Hole vào thứ Năm, vì nó có thể khiến đồng USD biến động.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:45 Niềm tin tiêu dùng trong tháng 8 của Pháp **
19:30 Đơn đặt hàng hàng hóa bền trong tháng 7 của Mỹ ***
21:00 Phó chủ tịch cấp cao của BOC phát biểu **
21:30 TDự trữ dầu thô EIA **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1860/1.1885
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1805/1.1775

Tỷ giá EUR/USD ổn định ở đường MA 10 và MA 20 tại khung thời gian H4 sau khi dữ liệu môi trường kinh doanh Ifo của Đức được công bố. Hôm nay, không có dữ liệu quan trọng nào tác động đến xu hướng của đồng Euro. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý đến đơn đặt hàng bền của Mỹ, dữ liệu được dự báo sẽ xấu hơn trước đây, do đó EUR/USD có cơ hội tăng vọt.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3180/1.3205
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3075/1.3050

GBP/USD tăng trở lại từ mức đáy khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Hiên tại, GBP/USD tăng lên trên đường MA 20. Không có số liệu thống kê được công bố hôm nay để xác định xu hướng của đồng GBP. Nhưng các nhà đầu tư nên chú ý đến đơn đặt hàng bền trong tháng 7 của Mỹ. Dữ liệu này đang được dự báo là sẽ kém hơn trước đây, do đó GBP/USD có cơ hội tăng lên.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7220/0.7240
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7175/0.7155

AUD/USD cố gắng lấy lại mức 0.7200. Về mặt kỹ thuật, mô hình hình đáy đôi đã hình thành trên khung thời gian H4. Nếu tỷ giá vượt qua phạm vi thì nó sẽ tăng lên kháng cự 0.7220/0.7240. Ngược lại, nếu tỷ giá phá vỡ dưới thì nó sẽ giảm về ngưỡng hỗ trợ.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.75/107.00
Ngưỡng hỗ trợ: 106.05/105.80

USD/JPY mở cửa cao hơn và mức kháng cự mạnh vẫn chưa xuất hiện. Hôm nay, trọng tâm của thị trường là số lượng đơn đặt hàng hóa bền của Mỹ. Nếu kết quả tệ hơn dự đoán, thì nó có thể gây áp lực khiến USD/JPY trượt xuống mức hỗ trợ 106.05/105.80. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến hội nghị Jackson Hole được tổ chức vào thứ Năm, vì nó có thể giới hạn sức mạnh của đồng USD.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3215/1.3235
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3150/1.3130

USD/CAD giảm từ mức 1.32 do giá dầu thô mạnh lên. Về mặt kỹ thuật, hiện tại giá dầu đang cố gắng kiểm tra mức hỗ trợ 1.3150, đây là vùng hình thành đáy kép trước đó. Trọng tâm của thị trường ngày hôm nay là số lượng đơn đặt hàng hàng hóa bền của Mỹ. Nếu kết quả xấu hơn kỳ vọng của thị trường, thì tỷ giá có thể giảm về hỗ trợ 1.3130.

Dầu thô giao tháng 10 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 43.65/43.95
Ngưỡng hỗ trợ: 42.50/42.20

Giá dầu thô chạm mức cao nhất trong 5 tháng khi các nhà sản xuất năng lượng ở Vịnh Mexico cắt giảm gần 90% sản lượng khai thác ngoài khơi. Bên cạnh đó, dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm sẽ cũng có thể khiến dự trữ dầu thô của EIA cũng giảm theo. Do đó, giá dầu thô có cơ hội tăng vọt. Về mặt kỹ thuật, giá dầu đang dao động trên mức 43 USD/thùng, nếu nó mất mức này, thì nó có khả năng lao dốc

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1951/1956
Ngưỡng hỗ trợ: 1917/1912

Giá vàng giảm khi thị trường tiếp tục lạc quan về các phương pháp điều trị tiềm năng đối với COVID-19 và thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào số lượng đơn đặt hàng hàng bền của Mỹ. Nếu kết quả tệ hơn dữ liệu trước đây thì giá vàng sẽ tăng vọt. Các nhà đầu tư cũng phải chú ý đến hội nghị thường niên của các Bộ trưởng Tài chính, Jackson Hole, nó sẽ là tâm điểm của thị trường vào ngày mai.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28510/28675
Ngưỡng hỗ trợ: 28060/27895

Chỉ số Dow tương lai không giữ được đà tăng do niềm tin tiêu dùng CB thấp hơn nhiều so với dự báo của thị trường. Bên cạnh đó, số lượng đơn đặt hàng hàng bền của Mỹ sẽ được công bố tối nay. Nếu kết quả kém hơn trước thì chỉ số Dow tương lai sẽ chịu áp lực. Tuy nhiên, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung có thể hỗ trợ cho chỉ số Dow Futures.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 27/08/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức cao hơn nhờ đơn đặt hàng hóa bền cốt lõi của Mỹ đánh bại kỳ vọng của thị trường, giá dầu thô cũng tăng lên do dự trữ dầu thô giảm 4.689 triệu thùng, đánh dấu 5 kỳ giảm liên tiếp. Giá vàng phục hồi từ đáy khi các nhà đầu tư thận trọng trước bài phát biểu của chủ tịch Fed Powell, ông sẽ có bài phát biểu trong cuộc họp Jackson Hole.

Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, chỉ số giá PCE và GDP của quý 2, những dữ liệu này sẽ được công bố vào tối nay. Một sự kiện nổi bật khác đó là hội nghị chuyên đề Jackson Hole, Fed sẽ tổ chức sự kiện này từ hôm nay cho đến ngày 28/8/2020. Do đó, thị trường sẽ có những biến động lớn, đặc biệt là đồng đô la Mỹ và vàng.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

Hội nghị chuyên đề Jackson Hole được khai mạc ***
19:30 Tài khoản vãng lai trong quý 2 của Canada **
19:30 Chỉ số giá PCE trong quý 2 của Mỹ **
19:30 GDP quý 2 của Mỹ ***
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ***
20:10 Chủ tịch Fed Powell phát biểu ***
21:00 Doanh số nhà chờ bán trong tháng 7 của Mỹ **
22:15 Thống đốc BOC Macklem phát biểu **
Ngày hôm sau 0:30 Ngày thanh toán hợp đồng vàng tương lai của tháng 8 trên sàn COMEX ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1865/1.1905
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1745/1.1710

Tỷ giá EUR/USD đóng cửa tăng nhẹ khi thị trường đang chờ đợi Cuộc họp Jackson Hole. Hôm nay, không có dữ liệu nào của châu Âu được công bố. Do đó, các nhà đầu tư sẽ chú ý đến số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại cuộc họp Jackson Hole. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá dao động biên độ hẹp trong phiên châu Á. Nếu nó duy trì trên đường MA 10 và MA 20 trong khung thời gian H4, thì nó có cơ hội tăng lên lên mức kháng cự 1.1865/1.1905.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3255/1.3275
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3075/1.3055

GBP/USD tăng trở lại trên 1.32 trong phiên giao dịch châu Á khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu thất nghiệp của Mỹ và bài phát biểu của chủ tịch Fed. Về mặt kỹ thuật, GBP/USD đang dao động quanh mức 1.32 và đây cũng là mức kháng cự mạnh. Nếu tỷ giá không thể duy trì mức này thì nó sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ. Ngược lại, tỷ nếu giá vượt qua ngưỡng kháng cự 1.3255 thì xu hướng tăng sẽ được kích hoạt.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7255/0.7275
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7160/0.7140

AUD/USD mở cửa cao hơn khi chi tiêu vốn tư nhân của Úc vượt qua kỳ vọng của thị trường. Hiện nay, thị trường đang tập trung vào dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, chỉ số giá PCE và GDP quý 2. Nếu kết quả đánh bại kỳ vọng của thị trường, thì tiềm năng tăng giá của AUD/USD sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi cuộc họp Jackson Hole.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.75/107.00
Ngưỡng hỗ trợ: 105.35/105.10

USD/JPY tăng sau khi chạm mức kháng cự 106.50. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào các dữ liệu của Mỹ được công bố hôm nay như số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp, chỉ giá PCE và GDP quý 2. Nếu kết quả của dữ liệu tốt hơn kỳ vọng thì USD/JPY có cơ hội kiểm tra mức kháng cự 106.75/107.00. Một sự kiện nổi bật khác đó là hội nghị chuyên đề Jackson Hole mà Fed sẽ tổ chức, sự kiện này sẽ bắt đầu từ hôm nay cho đến ngày 28/8/2020.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3195/1.3235
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3110/1.3070

USD/CAD lao dốc do đồng đô la Mỹ suy yếu và giá dầu tăng cao. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi bài phát biểu của chủ tịch Fed Powell tại cuộc họp Jackson Hole và thống đốc BOC Macklem. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang biến động trong phạm vi vùng đáy kép. Do đó, nếu đà giảm đẩy tỷ giá xuống dưới phạm vi, thì USD/CAD sẽ tiếp tục lao dốc. Ngược lại, nếu tỷ giá phá vỡ trên phạm vi thì nó sẽ kiểm tra mức kháng cự 1.3235.

Dầu thô giao tháng 10 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 43.95/44.25
Ngưỡng hỗ trợ: 41.85/41.55

Dầu thô tăng mạnh khi dự trữ dầu thô giảm 4.689 triệu thùng, đây là kỳ giảm thứ năm liên tiếp và các nhà đầu tư cần chuẩn bị tinh thần cho sự gián đoạn sản lượng khai thác gây ra bởi cơn bão Laura. Do đó, khi nguồn cung giảm, thì giá dầu thô có cơ hội tăng lên mức kháng cự 43.95/44.25. Tuy nhiên, nếu cơn bảo qua đi thì giá dầu thô sẽ chịu áp lực.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1981/1988
Ngưỡng hỗ trợ: 1912/1905

Giá vàng phục hồi từ đáy khi các nhà đầu tư chờ đợi bài phát biểu của chủ tịch Fed và căng thẳng Mỹ-Trung về Biển Đông. Hơn nữa, các nhà đầu tư cũng phải theo dõi ngày thanh toán hợp đồng vàng tương lai tháng 8 của COMEX, giá vàng có thể chịu áp lực.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28675/28860
Ngưỡng hỗ trợ: 28160/27975

Chỉ số Dow tương lai kết thúc ở mức cao hơn do đơn đặt hàng hàng hóa bền cốt lõi của Mỹ đánh bại dự đoán của thị trường. Hôm nay, tâm điểm của thị trường là dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, chỉ số giá PCE và GDP của quý 2. Nếu kết quả dữ liệu lạc quan thì chỉ số Dow tương lai sẽ kiểm tra mức kháng cự 28675/28860. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý bài phát biểu của chủ tịch Fed Powell tại cuộc họp Jackson Hole.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 28/08/2020

Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ có xu hướng giảm, chỉ số Dow tương lai tăng mạnh sau khi chủ tịch Fed Powel nói rằng ông sẽ làm hết sức để giúp thị trường lao động tăng trưởng mạnh hơn và lạm phát trở lại mức cao hơn. Ngoài ra, giọng điệu ôn hòa của Fed cũng chính là nguyên nhân khiến đồng đô la Mỹ mất đà. Ở các thị trường khác, giá dầu thô giảm do cơn bão Laura suy yếu.

Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào bài phát biểu của thống đốc BoE Bailey, bài phát biểu của ông có thể tạo ra sự biến động lớn cho tỷ giá GBP/USD. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến chỉ số PMI Chicago tháng 8 và niềm tin tiêu dùng Michigan của tháng 9. Môi trường tiêu dùng Gfk của Đức, môi trường kinh doanh Eurozone & niềm tin tiêu dùng của tháng 8 sẽ được công bố trước phiên Mỹ. Ngoài ra, các ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế sẽ tiếp tục phát biểu tại hội nghị chuyên đề kinh tế Jackson Hole qua webcast.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:00 Môi trường tiêu dùng GfK tháng 9 của Đức **
13:45 GDP quý 2 & PPI tháng 7 của Pháp **
15:00 Môi trường kinh doanh và niềm tin tiêu dùng tháng 8 của EU ***
19:30 Chỉ số giá PCE tháng 7 của Mỹ **
19:30 Cán cân thương mại tháng 7 của Mỹ ***
19:30 GDP quý 2 của Canada **
20:45 PMI Chicago tháng 8 của Mỹ **
21:00 Niềm tin tiêu dùng Michigan tháng 9 của Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1865/1.1885
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1770/1.1750

Tỷ giá EUR/USD đóng cửa không thay đổi sau một phiên giao dịch đầy biến động trong tối qua. Các nhà đầu tư sẽ chú ý đến môi trường tiêu dùng của Đức và niềm tin tiêu dùng của EU. Nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng của thị trường, thì EUR/USD có cơ hội kiểm tra mức kháng cự. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi PMI Chicago tháng 8 và niềm tin tiêu dùng Michigan tháng 9 của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay, nếu dữ liệu lạc quan thì tiềm năng tăng giá của EUR/USD sẽ bị hạn chế.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3225/1.3255
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3100/1.3070

GBP/USD đi ngang sau khi biến động mạnh vào phiên New York tối qua. Hôm nay, các nhà đầu tư cần chú ý đến bài phát biểu của thống đốc BoE Bailey. Sau bài phát biểu là các dữ liệu nổi bật khác như PMI Chicago và niềm tin tiêu dùng Michigan của Mỹ. Nếu kết quả dữ liệu của Mỹ đánh bại dự đoán của thị trường, thì GBP/USD sẽ bị hạn chế tăng giá.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7270/0.7290
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7205/0.7175

AUD/USD mở cửa cao hơn khi chứng khoán châu Á tăng cao. Tuy nhiên, căng thẳng Úc - Trung Quốc tăng lên khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu thịt bò từ các công ty của Úc vì chất cấm. Do đó, tiềm năng tăng giá của AUD/USD có thể bị hạn chế. Về mặt kỹ thuật, AUD/USD đang dao động ở mức kháng cự quan trọng là 0.7270, nếu nó phá vỡ trên mức này thì mục tiêu tiếp theo sẽ là là 0.7290. Ngược lại, nếu tỷ giá không thể duy trì đà tăng thì nó sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.85/107.05
Ngưỡng hỗ trợ: 106.30/106.00

Hôm nay, thủ tướng Abe sẽ tổ chức họp báo giữa những lo lắng về sức khỏe của ông. Điều này có thể gây ra sự biến động cho tỷ giá USD/JPY. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY vẫn lạc quan khi chỉ báo RSI đang trên mức 50. Nếu tỷ giá vượt qua mức 107, thì nó sẽ tiếp tục tăng cao.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3170/1.3195
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3110/1.3090

USD/CAD giảm do giá dầu dao động quanh mức cao nhất trong năm tháng và giọng điệu ôn hòa của Fed. Các nhà đầu tư nên theo dõi PMI Chicago tháng 8 và niềm tin tiêu dùng Michigan tháng 9 của Mỹ, các dữ liệu này sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả dữ liệu của Mỹ đánh bại kỳ vọng của thị trường, thì USD/CAD sẽ kiểm tra các mức kháng cự.

Dầu thô giao tháng 10 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 43.05/43.32
Ngưỡng hỗ trợ: 41.58/41.31

Giá dầu thô giảm do bão Laura suy yếu. Tuy nhiên, một thảm họa thiên nhiên đã khiến nhà máy lọc dầu bị hư hại, và nó ảnh hưởng đến nguồn cung. Do đó, giá dầu thô có cơ hội kiểm tra mức kháng cự 43.05/43.32. Tuy nhiên, nếu PMI Chicagovà niềm tin tiêu dùng Michigan suy yếu thì giá dầu thô sẽ lao dốc.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1951/1959
Ngưỡng hỗ trợ: 1918/1910

Giá vàng tăng vọt sau bài phát biểu của chủ tịch Fed. Giọng điệu ôn hòa của các nhà hoạch định chính sách đã kích hoạt giá vàng tăng lên trên mức 1976 USD. Tuy nhiên, sau khi các nhà đầu tư tìm hiểu thông tin, giá vàng đã lao dốc. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào cuộc họp Jackson Hole, vì nó có thể gây ra biến động thị trường. Về mặt kỹ thuật, giá vàng đang được củng cố sau đợt biến động lớn ngày hôm qua. Nếu PMI Chicago và niềm tin tiêu dùng Michigancủa Mỹtốt hơn ước tính thị trường, thì giá vàng sẽ bị kéo về mức hỗ trợ. Ngược lại, giá vàng sẽ tăng vọt.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28675/28860
Ngưỡng hỗ trợ: 28160/27975

Sau dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, chỉ số Dow tương lai đã tăng mạnh khi Fed đề cập đến việc giữ lãi suất ở mức thấp nhất. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến PMI Chicago và niềm tin tiêu dùng Michigan, tất cả các dữ liệu này sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường, thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng vọt.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 31/08/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức cao hơn trong phiên giao dịch cuối tuần trước khi các nhà đầu tư ủng hộ chính sách tiền tệ mới của Fed, Fed cho phép đặt mục tiêu lạm phát linh hoạt hơn và giữ lãi suất ở mức thấp. Giá vàng cũng tăng trở lại từ đáy và lấp đầy khoảng đã giảm vào thứ Năm tuần trước. Kết thuc tuần, giá dầu thô giảm nhẹ do các công ty khởi động lại hoạt động sản xuất dầu sau cơn bão Laura.

Trong tuần này, mọi sự chú ý sẽ dồn vào số liệu việc làm ADP của Mỹ và bảng lương phi nông nghiệp. Những dữ liệu này sẽ cho chúng ta thấy khả năng phục hồi của kinh tế Mỹ trong bối cảnh COVID-19 đang trở lại. Hơn nữa, Fed sẽ công bố beige book trước số lượng việc làm phi nông nghiệp. Tại Úc, RBA sẽ tổ chức các cuộc họp chính sách tiền tệ vào ngày mai. Các nhà đầu tư sẽ tìm hiểu về những hành động của RBA khi các quy tắc giãn cách xã hội ảnh hưởng đến nền kinh tế Úc. Bên cạnh đó, số lượng đơn đặt hàng của nhà máy tại Đức, doanh số bán lẻ và chỉ số PMI Markit cũng sẽ được công bố trong tuần này.

Trọng tâm của thị trường ngày hôm nay là chỉ số CPI trong tháng 8 của Đức. Vào buổi tối, PPI của Canada, chỉ số sản xuất Fed Dallas của Mỹ cũng là những dữ liệu nổi bật. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi bài phát biểu của Fed Clarida .

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

Vương quốc Anh nghỉ lễ
06:50 Doanh số bán lẻ tháng 7 của Nhật Bản **
08:00 PMI sản xuất và phi sản xuất tháng 8 của Trung Quốc ***
13:30 Doanh số bán lẻ tháng 7 của Thụy Sĩ **
19:00 CPI tháng 8 của Đức ***
19:30 PPI tháng 7 của Canada **
21:30 Chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas trong tháng 8 **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1950/1.1965
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1865/1.1840

Thứ Sáu tuần trước, tỷ giá EUR/USD tăng nhờ những lạc quan về số liệu kinh tế Đức. Hôm nay, thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu CPI của Đức, dữ liệu được dự đoán là tốt hơn kỳ vọng. Do đó, nó có thể giúp tỷ giá EUR/USD tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải chú ý đến sự bài phát biểu của Fed Clarida cùng với chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas. Tiềm năng tăng giá của EUR/USD sẽ bị hạn chế nếu các dữ liệu của MỸ tốt hơn mong đợi.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3380/1.3400
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3280/1.3255

GBP/USD đóng cửa cao hơn do đồng đô la Mỹ suy yếu vào thứ Sáu tuần trước. Hôm nay là ngày lễ ở Vương quốc Anh, vì vậy không có dữ liệu nào của Anh được công bố. Các nhà đầu tư sẽ chú ý vào chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas. Nếu kết quả vượt qua kỳ vọng của thị trường, thì GBP/USD sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ 1.3280/1.3255.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7375/0.7400
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7310/0.7285

RBA sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ vào ngày mai. Các nhà đầu tư sẽ chú ý đến hành động của RBA khi các quy tắc giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Úc. Bên cạnh đó, PMI sản xuất của Trung Quốc không có nhiều cải thiện so với trước đó.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.05/106.30
Ngưỡng hỗ trợ: 105.10/104.85

USD/JPY lao dốc sau khi thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức. Số lượng sản xuất và doan số bán lẻ của Nhật Bản được công bố sáng nay và kết quả cho thấy sự trái chiều khi tiêu thụ giảm, nhưng sản lượng lại tăng. Về mặt kỹ thuật, USD/JPY vẫn củng cố ở mức hỗ trợ trước đó. Nếu tỷ giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ, thì nó sẽ giảm xuống mức hỗ trợ tiếp theo là 104.85. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải theo dõi chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas, nó sẽ được công bố vào tối nay.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3110/1.3135
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3070/1.3045

USD/CAD thoái lui từ mức 1.31 do dầu thô vẫn giữ vững ở mức 43 USD mỗi thùng. Các nhà đầu tư phải chú ý đến bài phát biểu của Fed Clarida và chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas. Dữ liệu lạc quan có thể hỗ trợ USD/CAD tăng lên mức kháng cự 1.3110/1.3135. Tuy nhiên, nếu kết quả tệ hơn dự báo của thị trường, thì USD/CAD sẽ chịu áp lực và giảm xuống ngưỡng hỗ trợ 1.3070/1.3045.

Dầu thô kỳ hạn tháng 10 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 43.65/43.95
Ngưỡng hỗ trợ: 42.20/41.90

Giá dầu thô giảm nhẹ vào thứ Sáu tuần trước do các công ty bắt đầu khởi động lại các hoạt động sản xuất dầu sau ảnh hưởng của cơn bão Laura. Hơn nữa, chỉ số sản xuất của Fed Dallas là dữ liệu rất đáng chú ý vào tối nay. Nếu kết quả đánh bại dự đoán của thị trường, thì giá dầu có cơ hội tăng lên.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1984/1992
Ngưỡng hỗ trợ: 1959/1951

Vàng tăng trở lại từ đáy và lấp đầy khoảng giảm của tuần trước. Nhiều số liệu kinh tế sẽ được công bố trong tuần này, chẳng hạn như dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ và PMI sản xuất trên toàn cầu. Nếu kết quả tệ hơn dự đoán của thị trường, thì giá vàng có cơ hội tăng lên mức kháng cự. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi tình hình vắc xin COVID-19, vì nó có thể kéo giá vàng trở về vùng hỗ trợ.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28860/29060
Ngưỡng hỗ trợ: 28445/28160

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa cao hơn trong cuối phiên của tuần trước khi các nhà đầu tư lạc quan về chính sách tiền tệ mới của Fed, Fed sẽ cho phép đặt mục tiêu lạm phát linh hoạt hơn và giữ lãi suất ở mức thấp hơn. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas. Nếu kết quả tệ hơn dự đoán của thị trường thì chỉ số Dow tương lai sẽ kiểm tra mức hỗ trợ 28445/28160.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 01/09/2020

Chỉ số Dow tương lai chuyển sang sắc đỏ, trong khi đó giá dầu thô cũng giảm xuống do số lượng các ca nhiễm COVID-19 gia tăng. Giá vàng tăng cao hơn trong ngày giao dịch đầu tuần do đồng đô la Mỹ suy yếu.

Hôm nay, các nhà đầu tư tập trung vào quyết định lãi suất của RBA. Ở châu Âu, số liệu PMI sản xuất của Đức và EU, tỷ lệ thất nghiệp và CPI cho tháng 8 sẽ được công bố hôm nay. Trong phiên Mỹ, PMI sản xuất Markit của Mỹ và PMI sản xuất ISM trong tháng 8 sẽ được công bố. Nếu kết quả đánh bại dự đoán của thị trường, thì EURUSD sẽ thoái lui khỏi đà tăng tại phiên Mỹ.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:45 PMI sản xuất Caixin tháng 8 của Trung Quốc ***
11:30 Quyết định lãi suất của RBA ***
14:55 PMI sản xuất cuối cùng của Đức ***
14:55 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 của Đức **
15:00 PMI sản xuất cuối cùng của EU **
15:30 PMI sản xuất cuối cùng của Anh **
16:00 CPI tháng 8 của EY ***
16:00 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 7 của EU **
20:45 PMI sản xuất Markit trong tháng 8 của Mỹ ***
21:00 PMI sản xuất ISM tháng 8 của Mỹ **
Ngày hôm sau 03:30 Dự trữ dầu thô API của Mỹ ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1965/1.2015
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1920/1.1885

EUR/USD giao dịch trên mức 1.1950 khi lực mua tăng mạnh. Bên cạnh đó, số liệu PMI sản xuất cuối cùng của Đức và EU, tỷ lệ thất nghiệp và CPI tháng 8 sẽ được công bố hôm nay. Nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường, thì EUR/USD có cơ hội tăng vọt. Tuy nhiên, một dữ liệu nổi bật khác đó là PMI sản xuất Markit và PMI sản xuất ISM trong tháng 8 của Mỹ, dữ liệu lạc quan có thể kéo EUR/USD giảm trở lại mức hỗ trợ.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3425/1.3455
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3305/1.3285

GBP/USD tiếp tục tăng sau kỳ nghỉ lễ. Về mặt kỹ thuật, GBP/USD vẫn trong xu hướng tăng khi chỉ báo RSI đang trên mức 50. Nếu số PMI sản xuất cuối cùng của Anh vượt qua kỳ vọng của thị trường, thì GBP/USD sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng nên chú ý dữ liệu PMI của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7415/0.7440
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7345/0.7315

AUD/USD mở cửa ở mwucs cao hơn sau khi chỉ số PMI sản xuất Caixin của Trung Quốc vượt qua kỳ vọng của thị trường. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào quyết định lãi suất của RBA. AUD/USD tăng vọt trước quyết định lãi suất RBA, nếu các nhà hoạch định chính sách đưa ra một giọng điệu ôn hòa thì AUD/USD có thể lao dốc.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.25/106.50
Ngưỡng hỗ trợ: 105.35/105.10

Về mặt kỹ thuật, USD/JPY đang dao động quanh đường MA 10 và MA 20 trong biểu đồ H4. Do đó, nếu số lượng PMI sản xuất Markit và PMI sản xuất ISM của Mỹ tốt hơn so với ước tính của thị trường, thì USD/JPY sẽ vượt qua đường MA 20 và mức kháng cự tiếp theo là 106.25/106.50. Ngược lại, nếu đồng đô la Mỹ vẫn suy yếu, thì USD/JPY sẽ trở lại mức hỗ trợ 105.35/105.10

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3070/1.3130
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2990/1.2930

Đồng đô la Canada tiếp tục tăng giá so với đồng đô la Mỹ. Các nhà đầu tư nên theo dõi dữ liệu PMI của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay. Nếu dữ liệu tệ hơn so với ước tính của thị trường, thì USD/CAD sẽ giảm xuống ngưỡng hỗ trợ.

Dầu thô kỳ hạn tháng 10 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 43.32/43.67
Ngưỡng hỗ trợ: 41.87/41.31

Giá dầu thô giảm do số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng lên. Hôm nay, dữ liệu PMI sản xuất toàn cầu sẽ được công bố, nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng của thị trường, thì nó có thể thúc đẩy giá dầu tăng lên. Các nhà đầu tư nên theo dõi số liệu dự trữ dầu thô API sẽ được công bố vào sáng sớm ngày mai. Dự kiến các kho dự trữ dầu thô của Mỹ có thể sẽ tiếp tục giảm. Do đó, giá dầu có cơ hội tăng lên mức kháng cự 43.32/43.67. Ngược lại, nếu kết quả không đạt ước tính của thị trường thì giá dầu sẽ giảm về hỗ trợ.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1987/1992
Ngưỡng hỗ trợ: 1959/1954

Giá vàng tăng cao hơn do đồng đô la Mỹ suy yếu. Về mặt kỹ thuật, giá vàng củng cố trên đường MA 10 trong khung thời gian H4 do đó nó có khả năng tăng lên mức kháng cự 1987/1992. Tuy nhiên, PMI sản xuất trên toàn cầu sẽ được công bố trong ngày hôm nay. Nếu kết quả tốt hơn so với dự đoán của thị trường, điều đó chứng minh nền kinh tế thế giới đang phục hồi và giá vàng sẽ giảm về các mức hỗ trợ.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28600/28816
Ngưỡng hỗ trợ: 28138/27818

Chỉ số Dow tương lai chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch tối qua. Dữ liệu PMI của Mỹ sẽ là tâm điểm của thị trường vào tối nay, nếu dữ liệu lạc quan hơn thì chỉ số Dow tương lai sẽ phục hồi. Tuy nhiên, nếu kết quả tệ hơn dự đoán, nó có thể khiến chỉ số Dow tương lai lao dốc.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 03/09/2020

Mặc dù dữ liệu việc làm ADP thấp hơn kỳ vọng, chỉ số Dow tương lai giao dịch trên 29000 điểm khi báo cáo Beige Book của Fed cho thấy các hoạt động kinh tế của Mỹ đã tăng trở lại, nhưng mức tăng khá khiêm tốn. Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Giá dầu thô cũng lao dốc bất chấp dự trữ dầu thô EIA giảm khi được công bố ngày hôm qua.

Trọng tâm thị trường ngày hôm nay là PMI dịch vụ trong tháng 8 của Đức và Eurozone. Trong phiên New York, số lượng đơn xin thất nghiệp của Mỹ, PMI dịch vụ Markit và PMI phi sản xuất ISM của tháng 8 rất đáng được chú ý

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:45 PMI dịch vụ Caixin trong tháng 8 của Trung Quốc **
13:30 CPI tháng 8 của Thụy Sĩ **
14:55 PMI dịch vụ trong tháng 8 của Đức **
15:00 PMI dịch vụ trong tháng 8 của EU **
15:30 PMI dịch vụ trong tháng 8 của Vương quốc Anh **
16:00 Doanh số bán lẻ của Eurozone ***
19:30 Cán cân thương mại tháng 7 của Canada **
19:30 Cán cân thương mại tháng 7 của Mỹ **
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
20:45 PMI dịch vụ Markit và PMI tổng hợp trong tháng 8 của Mỹ ***
21:00 PMI phi sản xuất ISM tháng 8 của Mỹ **
21:00 Thống đốc BoE Bailey phát biểu ***

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1885/1.1910
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1780/1.1755

Tỷ giá EUR/USD giảm ở đầu phiên châu Á và giao dịch dưới đường MA 20. Trọng tâm của thị trường ngày hôm nay là PMI dịch vụ của Đức và Eurozone. Nếu kết quả tốt hơn dự đoán của thị trường, thì nó có thể hỗ trợ EURUSD tăng trở lại. Tuy nhiên, một sự kiện nổi bật khác đó là số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay, các nhà đầu tư hãy theo dõi diễn biến của dữ liệu này để dự đoán xu hướng của đồng USD.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3360/1.3400
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3255/1.3215

Thống đốc BOE Bailey đã có bài phát biểu vào ngày hôm qua và nó dường như không ảnh hưởng đến xu hướng của tỷ giá GBP/USD. Trong bài phát biểu, ông cho rằng khuôn khổ của chính sách là đủ mạnh và không có kế hoạch sử dụng lãi suất âm. Tỷ giá GBP/USD đã giảm sau bài phát biểu và đồng đô la Mỹ cũng mạnh lên. Các nhà đầu tư nên theo dõi PMI dịch vụ cuối cùng trong tháng 8 của Vương quốc Anh. Nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng của thị trường, thì tỷ giá GBP/USD có cơ hội tăng trở lại.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7350/0.7380
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7275/0.7245

AUD/USD giảm thấp hơn ở phiên châu Á khi đồng USD mạnh lên. Việc công bố dữ liệu cán cân thương mại của tháng 7 đã không ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá AUD/USD. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá giảm xuống dưới đường MA 10 và MA 20 ở khung thời gian H4. Nếu dữ liệu thất nghiệp của Mỹ tốt hơn so với dữ liệu trước đó thì AUDUSD sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 0.7275/0.7245.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.68/106.94
Ngưỡng hỗ trợ: 105.86/105.60

Bất chấp dữ liệu việc làm ADP không đạt như kỳ vọng của thị trường, USD/JPY vẫn tăng mạnh. Hôm nay, tâm điểm của thị trường là dữ liệu thất nghiệp của Mỹ và nó sẽ được phát hành vào tối nay. Nếu kết quả dữ liệu lạc quan hơn thì nó sẽ hỗ trợ tỷ giá USD/JPY tăng lên mức kháng cự 106.68/106.94.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3115/1.3145
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3020/1.2995

Bất chấp giá dầu thô giảm, đồng CAD vẫn mạnh lên so với đồng đô la Mỹ. Về mặt kỹ thuật, mô hình ngôi sao băng đã hình thành tại khung thời gian H4 và cho thấy đây là mô hình đảo chiều giảm giá. Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả tốt hơn dự đoán của thị trường thì USD/CAD sẽ kiểm tra mức kháng cự 1.3115/1.3145.

Dầu thô kỳ hạn tháng 10 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 42.50/43.05
Ngưỡng hỗ trợ: 41.30/40.55

Giá dầu lao dốc bất chấp dự trữ dầu thô của EIA giảm trong ngày hôm qua. Về mặt kỹ thuật, giá dầu đã phá vỡ dưới đường MA 10 và MA 20 trên biểu đồ H4. Nếu dữ liệu thất nghiệp của Mỹ tốt hơn kỳ vọng của thị trường, thì nó có thể hỗ trợ giá lấy lại mức 42 USD một thùng. Tuy nhiên, đà giảm vẫn mạnh khi chỉ báo RSI đang ở mức dưới 50. Do đó, nếu giá dầu phá vỡ dưới mức 41.30 thì nó có thể giảm về các mức thấp hơn.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1960/1967
Ngưỡng hỗ trợ: 1935/1928

Mặc dù dữ liệu việc làm của ADP không đạt kỳ vọng của thị trường, giá vàng đã giảm xuống mức thấp nhất khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Hôm nay, dữ liệu thất nghiệp sẽ là tâm điểm của thị trường, nếu kết quả dữ liệu tốt hơn so với trước đây, thì giá vàng sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Ngược lại, nếu kết quả không như mong đợi, thì giá vàng sẽ tăng lên ngưỡng kháng cự.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 29186/29554
Ngưỡng hỗ trợ: 28840/28680

Mặc dù dữ liệu việc làm ADP yếu hơn nhưng chỉ số Dow tương lai vẫn giao dịch trên 29000 điểm khi beige book của Fed cho thấy các hoạt động kinh tế Mỹ đã tăng lên. Hôm nay, các nhà đầu tư sẽ chú ý vào dữu liệu thất nghiệp của Mỹ. Nếu kết quả không đạt được ước tính thị trường, thì chỉ số Dow tương lai sẽ giảm về 28840/28680. Ngược lại, một kết quả lạc quan có thể hỗ trợ chỉ số Dow Futures tăng lên và đạt một mức cao khác.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 04/09/2020

Chỉ số Dow tương lai giảm hơn 800 điểm do các cổ phiếu công nghệ bị bán tháo, giá dầu thô cũng giảm hơn 2.5% về dưới mức 40.5 USD một thùng do lo ngại về nhu cầu nhiên liệu của Mỹ giảm và tốc độ phục hồi kinh tế trên toàn cầu. Ngoài ra, giá vàng tiếp tục giao dịch ở mức thấp hơn khi đồng đô la Mỹ mạnh lên nhờ số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ giảm xuống dưới 1 triệu, đây là lần thứ 2 dữ liệu thất nghiệp của Mỹ ở mức dưới 1 triệu kể từ khi đại dịch bùng phát.

Điểm nổi bật của ngày hôm nay là về Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ. Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã giảm, có nghĩa là dữ liệu Nonfarm sắp được công bố có thể được cải thiện. Do đó, nếu kết quả tốt hơn nhiều so với dự đoán, thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng và giá vàng sẽ chịu áp lực. Trong phiên châu Âu ngày hôm nay, số lượng đơn đặt hàng nhà máy của Đức và PMI xây dựng của EU sẽ được công bố. Ngoài ra, các nhà đầu tư nên chú ý đến bài phát biểu của ECB vào tối nay.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

19:30 Bảng lương phi nông nghiệp trong tháng 8 của Mỹ ***
19:30 Thay đổi việc làm trong tháng 8 của Canada **
22:00 Lane ECB phát biểu **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1910/1.1935
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1780/1.1755

Mở cửa phiên châu Á sáng nay, tỷ giá EUR/USD dường như không thay đổi sau khi phục hồi từ mức 1.1789. Trước khi dữ liệu nonfarm của Mỹ được phát hành, thì số lượng đơn đặt hàng của nhà máy và PMI xây dựng của EU sẽ được công bố. Kết quả của dữ liệu được dự đoán sẽ yếu đi và nếu nó không tệ như dự đoán, thì tỷ giá EUR/USD sẽ được củng cố. Các nhà đầu tư cần chú ý đến Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ và bài phát biểu của ông Lane. Đây là những yếu tố giúp chúng ta xác định xu hướng của EUR/USD vào tuần tới.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3375/1.3400
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3255/1.3225

GBP/USD mở rộng xu hướng giảm khi các cuộc đàm phán Brexit không có bất kỳ sự tiến bộ nào. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá phục hồi nhẹ trong phiên giao dịch châu Á và tiếp cận đường MA 10 trong khung thời gian H4. Nếu tỷ giá phá vỡ trên đường MA 10 và MA 20 thì đà tăng sẽ hướng đến 1.3375/1.3400. Ngược lại, nếu dữ liệu nonfarm của Mỹ tốt hơn nhiều so với dự đoán của thị trường, thì GBP/USD sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7345/0.7360
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7240/0.7225

Các nhà đầu tư đang chờ xem Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ. Nếu tỷ giá phá vỡ trên 0.73, thì nó có cơ hội tăng lên mức 0.7345/0.7360. Tuy nhiên, nếu tỷ giá mất đà tăng, thì nó sẽ giảm về ngưỡng hỗ trợ.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.68/106.94
Ngưỡng hỗ trợ: 105.86/105.60

Chỉ số Dow tương lai và Nikkei sụt giảm khi thị trường lo ngại về số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh. Tâm điểm của thị trường hôm nay là Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, các nhà đầu tư cần theo dõi biến động của chỉ số Dow tương lai và Nikkei để xác định xu hướng của tỷ giá USD/JPY.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3160/1.3175
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3050/1.3035

Đồng CAD giảm khi giá dầu thô suy yếu. Các nhà đầu tư đang chờ đợi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ và thay đổi việc làm của Canada. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang dao động quanh mức 1.31 trong phiên giao dịch châu Á. Nếu nó phá vỡ dưới mức 1.31, thì nó sẽ trở lại mức hỗ trợ 1.3050/1.3035. Ngược lại, nếu kết quả nonfarm vượt qua ước tính của thị trường, thì USD/CAD sẽ tăng vọt.

Dầu thô kỳ hạn tháng 10 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.85/42.20
Ngưỡng hỗ trợ: 40.55/40.20

Dầu thô giảm hơn 2.5% và giao dịch dưới mức 40.5 USD một trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu nhiên liệu của Mỹ giảm và tốc độ phục hồi kinh tế trên toàn cầu. Nếu kết quả dữ liệu nonfarm của Mỹ lạc quan thì giá dầu thô có cơ hội phục hồi từ đáy. Ngược lại, đà giảm của dầu thô vẫn còn mạnh nên nó có thể giảm về mức hỗ trợ 40.55/40.20

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1962/1966
Ngưỡng hỗ trợ: 1925/1921

Vàng tiếp tục chịu áp lực khi đồng đô la Mỹ mạnh lên do số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ giảm xuống dưới 1 triệu. Về mặt kỹ thuật, giá vàng phục hồi từ đáy và tăng lên đường MA 10 trên biểu đồ H4. Nếu nó phá vỡ trên đường MA 10 thì mục tiêu sẽ là mức kháng cự 1962/1966. Ngược lại, nếu nó không thể đóng cửa trên đường MA 10 thì nó sẽ quay trở lại mức hỗ trợ.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28705/28840
Ngưỡng hỗ trợ: 28230/28150

Chỉ số Dow tương lai giảm hơn 800 điểm do các cổ phiếu công nghệ bị bán tháo. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đang theo dõi tiến độ về vắc xin COVID-19 và các ngân hàng trung ương, chính phủ tiếp tục có dấu hiệu hỗ trợ nền kinh tế. Điểm nổi bật của ngày hôm nay sẽ là Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng của thị trường thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, tiềm năng tăng giá của chỉ số có thể bị hạn chế do các ngân hàng Mỹ sẽ nghỉ lễ Ngày Lao động.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 07/09/2020

NFP của Mỹ đã có thêm 1.37 triệu việc làm mới trong tháng 8, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 8.4% từ mức 10.2%. Chỉ số Dow tương lai giảm mạnh khi bước vào cuối tuần và ngày Lễ Lao động sắp tới, giá dầu thô lao dốc do Saudi Aramco đã giảm giá dầu trong tháng 10 nhiều hơn dự kiến. Giá vàng tăng trở lại từ đáy và đóng cửa trên mức 1930 USD/ounce vào thứ Sáu.

Trong tuần này, dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ được theo dõi chặt chẽ sau khi Fed thay đổi chính sách sang áp dụng mục tiêu lạm phát trung bình. Ngoài ra, các số liệu thống kê chính như dữ liệu việc làm JOLT của Mỹ và ssố lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần cũng rất đáng chú ý.

Trong một diễn biến khác, ECB sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ, các nhà đầu tư dự đoán sẽ không có thay đổi lớn so với chính sách hiện tại. Tại Anh, vòng đàm phán Brexit mới sẽ tiếp tục trong tuần này. Ngoài ra, quyết định chính sách tiền tệ của BoC vào thứ Tư là tâm điểm của thị trường và chính sách được dự kiến sẽ không thay đổi.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay sẽ là hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 7 của Đức và niềm tin đầu tư Sentix. Đối với dữ liệu của Anh, các nhà đầu tư tập trung vào chỉ số giá nhà ở Halifax. Mỹ và Canada sẽ đóng cửa vào thứ Hai do nghỉ lễ lao động.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

(Mỹ & Canada - Ngày nghỉ lễ Lao động)
09:00 Cán cân thương mại trong tháng 8 của Trung Quốc ***
09:50 Cán cân thương mại bằng USD trong tháng 8 của Trung Quốc ***
13:00 Sản xuất công nghiệp trong tháng 7 của Đức **
14:30 Chỉ số giá nhà ở Halifax của Vương quốc Anh **
15:00 Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc *
15:30 Niềm tin đầu tư Sentix của EU **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1885/1.1905
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1805/1.1780

EUR/USD đã hình thành mô hình nến Doji khi các nhà đầu tư lo ngại về cuộc đàm phán Brexit được tổ chức vào tuần này. Thị trường ở Mỹ sẽ đóng cửa vào hôm nay để nghỉ lễ lao động. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dữ liệu niềm tin đầu tư Sentix. Nếu các số liệu được cải thiện nó sẽ hỗ trợ tỷ giá EUR/USD tăng lên. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi đàm phán Brexit sẽ được nối lại trong tuần này. Nó có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của EUR/USD.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.3305/1.3330
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3205/1.3180

Do hôm nay thị trường ở Mỹ đóng cửa nên các nhà đầu tư sẽ chú ý đến chỉ số giá nhà ở Halifax của Vương quốc Anh. Nếu kết quả dữ liệu tốt hơn thì tỷ giá GBP/USD có cơ hội tăng vọt, nhưng các nhà đầu tư nên chú ý đến vòng đàm phán Brexit sẽ diễn ra trong tuần này. Tỷ giá GBP/USD có khả năng bị hạn chế tăng giá.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7340/0.7360
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7245/0.7225

AUD/USD tăng trở lại từ đáy và hình thành mô hình Bullish hammer trong khung thời gian H4. Hôm nay, không có dữ liệu kinh tế nào của Úc được công bố. Nên thị trường sẽ chuyển sự chú ý sang niềm tin kinh doanh NAB, nó sẽ được công bố vào ngày mai. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang tiếp cận đường MA 20, nếu nó phá vỡ trên mức này thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự 0.7340/0.7360.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 106.48/106.68
Ngưỡng hỗ trợ: 106.06/105.86

Tỷ giá USD/JPY giao dịch trong phạm vi khi mở cửa vào sáng nay. Thị trường ở Mỹ sẽ đóng cửa ngày hôm nay do nghỉ lễ lao động. Do đó, mọi sự tập trung của thị trường sẽ chuyển vào dữ liệu GDP cuối cùng của Nhật Bản, dữ liệu này sẽ được công bố vào ngày mai.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3095/1.3145
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3025/1.2995

Tỷ giá USD/CAD thoái lui khỏi đà tăng khi đồng đô la Mỹ suy yếu. Thị trường ở Mỹ và Canada sẽ đóng cửa hôm nay do nghỉ lễ lao động. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đóng cửa dưới đường MA 10 và MA 20 trên khung thời gian H4, nếu nó phá vỡ trên hai đường này thì đà tăng có thể kéo dài đến 1.3145. Ngược lại, nếu giá dầu thô mạnh lên thì tỷ giá USD/CAD sẽ chịu áp lực và giảm về mức hỗ trợ 1.3025/1.2995.

Dầu thô kỳ hạn tháng 10 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 41.35/42.30
Ngưỡng hỗ trợ: 38.90/37.80

Giá dầu thô giảm do Saudi Aramco giảm giá dầu trong tháng 10 nhiều hơn dự kiến. Chúng ta cũng cần chú ý đến số liệu thống kê hàng tháng của EIA sắp được công bố. Triển vọng lạc quan có thể giúp giá dầu thô phục hồi và hướng tới mức kháng cự 41.35/42.30.

Vàng (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1951/1956
Ngưỡng hỗ trợ: 1930/1926

Giá vàng tăng vọt trong phiên giao dịch châu Á do đồng USD suy yếu. Hôm nay, không có dữ liệu kinh tế của Mỹ được công bố do thị trường đóng cửa. Nên các nhà đầu tư sẽ chú ý vào thỏa thuận Brexit và cuộc họp chính sách tiền tệ của ECB, vì những sự kiện này sẽ tác động đến giá vàng. Về mặt kỹ thuật, giá vàng vẫn đi ngang, nếu nó phá vỡ đường MA 20 trong khung thời gian H4 thì giá vàng sẽ tiếp tục tăng cao. Ngược lại, nếu nó không thể phá vỡ đường MA 20 thì nó sẽ giảm về các mức hỗ trợ.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 28375/28535
Ngưỡng hỗ trợ: 27920/27720

Chỉ số Dow tương lai sụt giảm khi các nhà đầu tư chốt lời và thị trường có 3 ngày nghỉ, bao gồm lễ Lao động. Các nhà đầu tư sẽ tập trung vào Ngân sách Chính phủ Mỹ và nó sẽ tác động đến xu hướng của chỉ số Dow tương lai. Về mặt kỹ thuật, chỉ số đang dao động quanh mức 28000 điểm, nếu nó phá vỡ dưới mức này thì nó sẽ kiểm tra mức hỗ trợ 27920/27720.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific