Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 23/09/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa cao hơn khi chủ tịch Fed Powell cho rằng cần có thêm các biện pháp kích thích. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lo ngại về tốc độ phục hồi kinh tế khá chậm chạp. Trên thị trường hàng hóa, giá vàng vẫn ổn định và dao động quanh mức 1900 USD/ounce trong phiên giao dịch châu Á sáng nay. Dự trữ dầu thô API của Mỹ đã tăng, nhưng giá dầu giữ trên 39 USD/thùng sau khi kết quả được công bố.

RBNZ đã quyết định lãi suất và cuộc họp đã kết thúc, dự kiến nó sẽ có hiệu lực. PMI sản xuất của các khu vực trong EU sẽ được công bố hôm nay như PMI sản xuất và dịch vụ của Đức, Eurozone và Vương quốc Anh. Trong phiên New York, PMI sản xuất & dịch vụ của của Mỹ sẽ được công bố. Các nhà đầu tư phải theo dõi phiên điều trần thứ hai của chủ tịch Fed Powell vào tối nay.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

09:00 Quyết định lãi suất của RBNZ ***
13:00 Môi trường tiêu dùng GfK tháng 10 của Đức **
14:30 PMI sản xuất & dịch vụ của tháng 9 của Đức **
15:00 PMI sản xuất & dịch vụ tháng 9 của EU **
15:30 PMI sản xuất & dịch vụ tháng 9 của Vương quốc Anh **
20:30 Fed Loretta Mester có bài phát biểu **
20:45 PMI sản xuất & dịch vụ tháng 9 của Mỹ ***
21:00 chủ tịch Fed Powell tiếp tục tham gia điều trần ***
212:30 Dự trữ dầu thô EIA của Mỹ **
Ngày hôm sau 00:00 Thành viên FOMC Neel Kashkari phát biểu **
Ngày hôm sau 01:00 Hội viên FOMC phát biểu **

EUR/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.1737/1.1757
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1655/1,1625

EUR/USD mở cửa thấp hơn sau khi sức mạnh đồng USD tăng lên. Hôm nay, PMI sản xuất của khu vực Eurozone sẽ được công bố, chẳng hạn như PMI sản xuất & dịch vụ tháng 9 của Đức và Eurozone. Nếu kết quả không đạt được như ước tính của thị trường, thì EUR/USD sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi PMI sản xuất & dịch vụ của Mỹ sẽ được công bố trong phiên giao dịch New York. Sau đó, chủ tịch Fed Powell sẽ có buổi điều trần thứ hai trước các nhà lập pháp.

GBP/USD

Ngưỡng kháng cự: 1.2798/1.2826
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2668/1.2639

GBP/USD đã lấy lại mức giảm trước đó sau khi thống đốc BOE Bailey bày tỏ lo ngại về sự phục hồi kinh tế không đồng đều và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn báo cáo. Bên cạnh đó, ông cũng cho biết việc nghiên cứu lãi suất âm sẽ mất một thời gian và nhấn mạnh rằng BOE không có khả năng sử dụng lãi suất âm vào lúc này. Căng thẳng về Brexit và làn sóng phục hồi của COVID-19 đã khiến GBP/USD tiếp tục giảm giá. Các nhà đầu tư nên chú ý đến chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ tháng 9 của Vương quốc Anh, sau đó chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ của Mỹ.

AUD/USD

Ngưỡng kháng cự: 0.7173/0.7191
Ngưỡng hỗ trợ: 0.7097/0.7079

AUD/USD giảm đột biến sau khi RBA có ý định giảm lãi suất tiền mặt vào tháng 10. Ngoài ra, RBA sẽ cắt giảm 10 điểm cơ bản của lãi suất tiền mặt từ mức 25 điểm cơ bản của hiện tại. Doanh số bán lẻ của Úc được công bố và con số này là -4.2%, tệ nhất so với kết quả trước đó. Về mặt kỹ thuật, AUD/USD đã giảm xuống 0.7130, nếu nó phá vỡ dưới mức này thì nó có thể kéo dài mức giảm.

USD/JPY

Ngưỡng kháng cự: 105.59/105.93
Ngưỡng hỗ trợ: 104.59/104.17

USD/JPY tăng lên mức 105 khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Trong phiên giao dịch châu Á, chỉ số hoạt động toàn ngành trong tháng 7 của Nhật Bản đã được công bố sau kỳ nghỉ lễ dài cuối tuần. Thị trường vẫn không chắc chắn, và đồng JPY sẽ là lựa chọn đầu tiên để làn nơi trú ẩn an toàn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số PMI sản xuất & dịch vụ trong tháng 9 của Mỹ và phiên điều trần của chủ tịch Fed Powell vào tối nay.

USD/CAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3337/1.3355
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3270/1.3248

USD/CAD tăng hơn 100 pip khi đô la Mỹ mạnh lên và dự trữ dầu thô tăng. Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng giá của USDCAD sẽ suy yếu khi chỉ báo RSI đang gần vùng vùng quá mua. Hiện tại, tỷ giá đang dao động quanh đường MA 10, nếu nó phá vỡ dưới MA 10 thì nó sẽ giảm xuống vùng hỗ trợ. Ngược lại, nếu tỷ giá giữ trên MA 10 thì mục tiêu là tiếp theo là các ngưỡng kháng cự. Các nhà đầu tư nên theo dõi PMI sản xuất & dịch vụ của Mỹ, và buổi điều trần của chủ tịch Fed Powell.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 40.47/41.08
Ngưỡng hỗ trợ: 38.52/37.92

Dự trữ dầu thô API của Mỹ tăng, nhưng giá dầu tăng trên 39 USD/thùng. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là PMI sản xuất của các khu vực khác nhau trên toàn cầu. Nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng, thì dầu thô có thể tăng giá. Tuy nhiên, dự trữ dầu thô API của Mỹ tăng thì có thể dẫn đến việc dự trữ dầu thô EIA cũng tăng theo. Do đó, tiềm năng tăng giá của dầu thô có thể bị hạn chế.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Ngưỡng kháng cự: 1916/1926
Ngưỡng hỗ trợ: 1891/1881

Giá vàng vẫn ổn định và dao động quanh mức 1900 USD/ounce trong phiên châu Á sau buổi điều trần đầu tiên của chủ tịch Fed. Hôm nay, các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số PMI sản xuất & dịch vụ của Mỹ và phiên điều trần của chủ tịch Fed. Triển vọng lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế có thể khiến giá vàng lao dốc.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27784/27923
Ngưỡng hỗ trợ: 27062/26750

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa cao hơn khi Powell nói rằng cần có thêm các biện pháp kích thích. Chỉ số PMI sản xuất & dịch vụ của Mỹ sẽ được công bố trong phiên giao dịch New York. Sau đó, chủ tịch Fed Powell sẽ trải qua phiên điều trần thứ hai trong tuần. Triển vọng lạc quan về sự phục hồi kinh tế và gói kích thích có thể giúp chỉ số Dow tương lai tăng vọt.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 24/09/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng trong sắc đỏ vào phiên giao dịch hôm qua khi hoạt các cổ phiếu công nghệ tiếp tục bị bán tháo. Trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô giao dịch gần mức 40 USD/thùng trong phiên New York nhờ dữ liệu sản xuất tích cực của châu Âu và Mỹ. Chủ tịch Fed Powell nhắc lại quan điểm nền kinh tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm, trong khi phó chủ tịch Richard Clarida cho biết "có thể sẽ cần bổ sung thêm hỗ trợ tài chính" để thúc đẩy sự phục hồi. Ngoài ra, Evans cũng đưa ra một giọng điệu diều hâu rằng Fed có thể tăng lãi suất trước khi lạm phát đạt mức trung bình 2%. Do đó, sức mục đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng lên, trong khi giá vàng giảm xuống mức thấp nhất là 1856 USD/ounce.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay đó là buổi điều trần cuối cùng của chủ tịch Fed Powell. Ngay sau bài phát biểu của chủ tịch Fed Powell thì bộ trưởng tài chính Mnuchin sẽ có bài phát biểu. Trong khi đó, các nhà đầu tư nên chú ý đến số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, doanh số bán nhà mới và chỉ số sản xuất của Fed ở Kansas. Bên cạnh đó, chỉ số môi trường kinh doanh Ifo trong tháng 9 của Đức là dữ liệu tác động đễn xu hướng của đồng Euro. Tại Vương quốc Anh, thống đốc BoE Bailey sẽ có bài phát biểu trên trong phiên giao dịch New York.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:50 Biên bản chính sách tiền tệ của BOJ **
14:30 Quyết định lãi suất của SNB **
15:00 Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo trong tháng 9 của Đức **
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
19:50 Fed Kaplan phát biểu **
21:00 Thống đốc BoE Bailey phát biểu
21:00 Doanh số bán nhà mới trong tháng 9 của Mỹ **
21:00 Chủ tịch Fed Powell tham gia điều trần ***
21:00 Bộ trưởng Tài chính của Mỹ Mnuchin phát biểu ***
22:00 Chỉ số sản xuất của trong tháng 9 Fed Kansas **
Ngày hôm sau 01:00 Fed Williams phát biểu **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1718/1.1735
Hỗ trợ: 1.1653/1.1637

Tỷ giá EUR/USD mở cửa thấp hơn khi sức mua của đồng USD tăng nhanh. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là môi trường kinh doanh Ifo trong tháng 9 của Đức, đây là số liệu tác động đến xu hướng của đồng Euro. Nếu kết quả tốt hơn dự đoán của thị trường, thì tỷ giá EUR/USD có cơ hội phục hồi từ mức đáy. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến phiên điều trần cuối cùng của chủ tịch Fed Powell và bài phát biểu của bộ trưởng Tài chính Mnuchin. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần chú ý đến số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, doanh số bán nhà mới và chỉ số sản xuất của Fed ở Kansas. Nếu kết quả dữ liệu lạc quan hơn thì nó sẽ hạn chế tiềm năng tăng giá của EUR/USD.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2798/1.2836
Hỗ trợ: 1.2675/1.2643

Biểu đồ D1 của GBP/USD đã hình thành nến Doji khi thị trường không chắc chắn về thỏa thuận Brexit. Ngoài thỏa thuận Brexit và thì thị trường còn chịu áp lực từ giãn cách xã hội gần đây ở Anh. Do đó, khả năng phục hồi của GBP/USD sẽ bị hạn chế. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý bài phát biểu của thống đốc BoE Bailey trong phiên New York.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7106/0.7125
Hỗ trợ: 0.7055/0.7030

AUD/USD mở cửa thấp hơn trong phiên giao dịch châu Á khi giá hàng hóa giảm. Sự thay đổi về giọng điệu của RBA trong ngày hôm qua khiến người Úc mất hứng thú. Hôm nay, không số liệu nào tác động đến xu hướng của đồng AUD, các nhà đầu tư nên chú ý đến phiên điều trần của chủ tịch Fed Powell và phát biểu của bộ trưởng Tài chính Mnuchin. Ngoài ra, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, doanh số bán nhà mới và chỉ số sản xuất của Fed ở Kansas cũng rất đáng được theo dõi. Dữ liệu lạc quan có thể giới hạn mức tăng của AUD/USD.

USD/JPY

Kháng cự: 105.57/105.87
Hỗ trợ: 105.18/104.88

USD/JPY tăng cao hơn khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Sáng nay, BoJ đã tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ và bày tỏ lo ngại về tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế và các ngân hàng. Bên cạnh đó, họ cho rằng điều quan trọng là phải đánh giá chính sách để đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang dao động ở mức 105.40, nếu nó phá vỡ trên mức này, thì nó sẽ tăng lên các mức kháng cự tiếp theo.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3390/1.3419
Hỗ trợ: 1.3332/1.3296

USD/CAD tiếp cận mức 1.34 khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Hôm nay, không có dữ liệu nào tác động đến xu hướng của đồng CAD, nhưng các nhà đầu tư nên theo dõi phiên điều trần của chủ tịch Fed Powell và bộ trưởng Tài chính Mnuchin sẽ có bài phát biểu. Ngoài ra, dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, doanh số bán nhà mới và chỉ số sản xuất của Fed ở Kansas cũng cần được theo dõi. Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng của tỷ giá đang suy yếu khi RSI đang trên vùng quá mức. Do đó, nếu nó phá vỡ dưới 1.3332 thì nó có thể trượt xuống mức hỗ trợ tiếp theo.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 40.69/41.34
Hỗ trợ: 39.19/38.86

Dầu thô giao dịch gần mức 40 USD/thùng trong phiên New York nhờ dữ liệu sản xuất tích cực của châu Âu. Về mặt kỹ thuật, giá dầu dao động trong khoảng 40 đến 39. Nếu nó phá vỡ trên 40 thì nó sẽ tăng đến vùng kháng cự tiếp theo. Ngược lại, nếu giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ 39.19 thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ tiếp theo.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1887/1890
Hỗ trợ: 1853/1850

Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất là 1856 USD/ounce khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là buổi điều trần cuối cùng của chủ tịch Fed Powell và bài phát biểu của bộ trưởng Tài chính Mnuchin. Trong khi đó, dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, doanh số bán nhà mới và chỉ số sản xuất của Fed ở Kansas cũng rất đáng chú ý. Nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng thì giá vàng sẽ chịu áp lực.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 27198/27371
Hỗ trợ: 26612/26335

Chỉ số Dow tương lai chìm trong sắc đỏ do tình trạng bán tháo các cổ phiếu công nghệ. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay đó là phiên điều trần của chủ tịch Fed. Sau đó là bài phát biểu của Powell và bộ trưởng Tài chính Mnuchin. Ngoài ra, các dữ liệu khác của Mỹ cũng khá quan trọn. Nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng, thì chỉ số Dow tương lai có cơ hội phục hồi.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 25/09/2020

Chỉ số Dow tương lai tăng nhẹ vào cuối phiên hôm qua khi các nhà đầu tư nhận thấy cơ hội của một gói kích thích mới, trong khi giá vàng phục hồi từ mức đáy. Bên cạnh đó, dữ liệu thất nghiệp cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng 870 nghìn. Tuy nhiên, lần đầu tiên kể từ năm 2006, doanh số bán nhà mới của Mỹ đã vượt quá tốc độ tăng trưởng hàng năm.

Các phiên điều trần của Chủ tịch Fed cuối cùng đã kết thúc. Tóm tắt của buổi điều trần cuối cùng tối qua, ông Powell cho biết sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ liên bang cung cấp thêm các biện pháp kích thích. Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng tìm thấy "sự an ủi" trước những nhận định từ Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin, ông cho biết sẽ nối lại các cuộc đàm phán với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi về một gói cứu trợ kinh tế khác. Đảng Dân chủ đã đưa ra dự luật kích thích trị giá 2.4 tỷ USD mới bao gồm viện trợ PPP mới.

Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là các đơn đặt hàng hàng bền trong tháng 8 của Mỹ. Nếu kết quả tệ hơn dự đoán của thị trường, thì sức mạnh đồng USD sẽ suy yếu. Trong một diễn biến khác, tại khu vực đồng tiền chung Euro, cung tiền Eurozone M3 của tháng 8 sẽ được công bố trong phiên giao dịch châu Âu.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:01 Niềm tin tiêu dùng GfK trong tháng 9 của Vương quốc Anh **
15:00 Cung tiền của Eurozone M3 trong tháng 8 **
19:30 Đơn đặt hàng bền trong tháng 8 của Mỹ ***
Ngày hôm sau 02:10 Thành viên FOMC Williams phát biểu **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1720/1.1737
Hỗ trợ: 1.1653/1.1637

EUR/USD ổn định trong phiên giao dịch châu Á sau khi phục hồi từ đáy. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là đơn đặt hàng bền của Mỹ. Nếu kết quả tệ hơn dự đoán của thị trường, thì đồng USD sẽ suy yếu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên quan tâm đến vòng đàm phán Brexit mới vào thứ Hai tới; nó có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của EUR/USD.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2770/1.2793
Hỗ trợ: 1.2675/1.2643

Niềm tin tiêu dùng của Anh tăng lên mức cao nhất kể từ khi giãn cách xã hội. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý đến vòng đàm phán Brexit mới vào thứ Hai tới; nó có thể khiến GBP/USD chịu áp lực. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ nằm ở các đơn đặt hàng bền của Mỹ. Nếu kết quả tệ hơn dự đoán của thị trường, thì nó có thể tạm thời hỗ trợ tỷ giá GBP/USD tăng mạnh.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7072/0.7092
Hỗ trợ: 0.7015/0.7003

AUD/USD đã tăng trở lại từ vùng hỗ trợ. Do không có các báo cáo kinh tế nào của Úc được công bố hôm nay, nên các nhà đầu tư sẽ chú ý đến đơn đặt hàng bền của Mỹ. Nếu kết quả không đạt được như ước tính, thì AUD/USD sẽ tăng về mức kháng cự. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại Úc-Trung Quốc có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của AUD/USD.

USD/JPY

Kháng cự: 105.68/105.87
Hỗ trợ: 105.18/104.97

Thủ tướng mới của Nhật Bản - Suga sẽ tiếp tục di sản của Abe, đó là Abenomics để thúc đẩy sự phục hồi nền kinh tế. Để làm được điều đó, BoJ có thể giữ tỷ giá USD/JPY dao động trong khoảng 105. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang được hỗ trợ trên đường MA 10; nhưng nếu nó mất đà, thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ tiếp theo. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là về đơn đặt hàng bền của Mỹ và bài phát biểu của thành viên FOMC Williams.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3390/1.3418
Hỗ trợ: 1.3296/1.3254

USD/CAD thoái lui khỏi đà tăng khi đồng đô la Mỹ mạnh lên và giá dầu thô phục hồi. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang được củng cố quanh mức MA 20, nếu đơn đặt hàng bền của Mỹ tốt hơn dự đoán của thị trường, thì USD/CAD có thể tăng vọt. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi diễn biến của giá dầu thô để xác định xu hướng của USD/CAD.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 41.28/41.70
Hỗ trợ: 39.55/39.20

Dầu thô vượt ngưỡng 40 USD/thùng sau khi chủ tịch Fed - Powell cho biết tiếp tục kêu gọi chính phủ liên bang cung cấp thêm các biện pháp kích thích. Về mặt kỹ thuật, giá dầu đã phá vỡ trên đường MA 10 và MA 20, nếu nó phá vỡ mức 41 USD/thùng, thì nó sẽ tăng lên 41.70. Ngược lại, động lực tăng suy yếu thì nó sẽ giảm về 39.55/39.20

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1879/1883
Hỗ trợ: 1854/1850

Giá vàng tăng trở lại từ mức đáy khi chỉ số USD index giảm từ mức 94.56. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là đơn đặt hàng bền của Mỹ. Nếu kết quả thấp hơn so với con số trước đó và nó có thể kích hoạt giá vàng tăng. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi các tin tức kinh tế tuần tới như vòng đàm phán Brexit mới và cuộc tranh luận của Tổng thống Mỹ. Rủi ro thị trường có thể hỗ trợ vàng kiểm tra mức kháng cự 1879/1883.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 27367/27512
Hỗ trợ: 26764/26646

Hợp đồng tương lai Dow Jones tăng nhẹ vào cuối phiên hôm qua khi các nhà đầu tư cân nhắc về cơ hội của một gói kích thích mới. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là đơn đặt hàng bền của Mỹ, con số lần này được dự báo sẽ thấp hơn trước đó. Tuy nhiên, thị trường đang kỳ vọng vào các gói kích cầu. Về mặt kỹ thuật, chỉ số đang được hỗ trợ trên đường MA 10, nếu nó phá vỡ và đóng cửa trên MA 20 thì nó sẽ tăng lên 27512.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 28/09/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa trong sắc xanh vào thứ Sáu tuần trước khi triển vọng về các gói hỗ trợ sự phục hồi kinh tế đã tác động tích cực đến tâm lý thị trường. Trong khi đó, giá vàng giảm xuống mức 1860 USD/ounce, đây là tuần giảm mạnh nhất của giá vàng do sức mạnh đồng tăng lên.

Trong tuần này, cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ giữa Donald Trump và Joe Biden vào thứ Tư sẽ được theo dõi, và nó có thể châm ngòi cho sự biến động của thị trường chứng khoán. Dữ liệu kinh tế chính bao gồm dữ liệu việc làm ADP của Mỹ, bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, thu nhập cá nhân và chi tiêu, và đơn đặt hàng của nhà máy. Bên cạnh đó, dữ liệu GDP quý 2 của Vương quốc Anh và lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng rất đáng chú ý.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là vòng đàm phán Brexit mới, cùng với bài phát biểu của thành viên ECB Schnabel và chủ tịch Chritsitne. Nó có thể gây áp lực lên đồng Euro vì ECB nói rằng nếu đồng Euro mạnh lên thì đây là một điều đáng lo ngại. Sau bài phát biểu của ECB thì thống đốc BoE Bailey sẽ phát biểu. Như vậy, đồng đô la Mỹ và giá vàng có thể được hưởng lợi và tăng vọt. Trong một diễn biến khác, tại Mỹ, chỉ số sản xuất trong tháng 9 của Fed sẽ được công bố vào tối nay.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

16:45 Thành viên ECB Schnabel phát biểu **
20:45 Chủ tịch ECB Lagarde phát biểu ***
21:00 Thống đốc BoE Bailey phát biểu ***
21:30 Chỉ số sản xuất tháng 9 tại Dallas của Fed **
Ngày hôm sau 00:30 Hợp đồng vàng tương lai tháng 9 trên sàn COMEX hết hạn **
Ngày hôm sau 01:00 Fed Cleveland phát biểu **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1658/1.1685
Hỗ trợ: 1.1602/1.1570

EUR/USD có xu hướng giảm thấp hơn khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là vòng đàm phán Brexit mới, cùng với bài phát biểu của Schnabel và Chritsitne. Nếu nhà hoạch định chính sách gợi ý rằng cần có thêm các biện pháp kích thích, thì nó có thể khiến EUR/USD lao dốc. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số sản xuất tháng 9 tại Dallas của Fed. Nếu kết quả lạc quan thì EUR/USD sẽ giảm trở lại vùng hỗ trợ 1.1602/1.1570.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2771/1.2793
Hỗ trợ: 1.2675/1.2643

GBP/USD đã được hỗ trợ ở mức 1.27 và đây là mức thoái lui 61.8% của Fibonacci. Các cuộc đàm phán Brexit sẽ tiếp tục trong tuần này, với Anh và EU đều hy vọng về một thỏa thuận. Sự lạc quan về tiến trình Brexit có thể hỗ trợ tỷ giá GBP/USD tăng vọt. Ngược lại, nếu thỏa thuận vẫn bế tắc thì đồng bảng Anh sẽ chịu áp lực. Các nhà đầu tư nên chú ý đến số liệu thống kê của Mỹ như chỉ số sản xuất của Fed tại Dallas và bài phát biểu của thống đốc BoE Bailey.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7062/0.7080
Hỗ trợ: 0.7015/0.7003

AUD/USD đã tăng lên 0.70 sau khi RBA quyết định giảm 10 điểm cơ bản của lãi suất từ mức 25 điểm vào tháng 11 thay vì tháng 10. Bên cạnh đó, triển vọng kinh tế ảm đạm và các vấn đề về thỏa thuận thương mại Trung Quốc - Úc đã khiến đà tăng của AUD suy yếu. Ngoài ra, nếu chỉ số sản xuất của Fed vượt qua dự đoán của thị trường thì AUD/USD sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ 0.7015/0.7003.

USD/JPY

Kháng cự: 105.68/105.87
Hỗ trợ: 105.18/104.97

Sự không chắc chắn về chính trị của Mỹ đã làm chậm đà tăng của USD/JPY và thị trường đang chờ cuộc tranh luận Trump-Biden vì nó có thể châm ngòi cho sự biến động của thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư cần chú ý đến số liệu chỉ số sản xuất của Fed sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường, thì tỷ giá có cơ hội tăng lên mức kháng cự 105.68/105.87. Ngược lại, nếu tỷ giá không thể vượt lên trên đường MA 20 trong biểu đồ H4 thì USD/JPY sẽ giảm về mức hỗ trợ 105.18/104.97.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3418/1.3447
Hỗ trợ: 1.3332/1.3296

USD/CAD tăng lên 1.34 khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng giá của USD/CAD đã suy yếu khi đỉnh kép hình thành ở phía trên và RSI đang cho thấy sự phân kỳ. Do đó, nếu nó phá vỡ dưới đường MA 10 và MA 20 thì nó sẽ giảm về 1.3332/1.3296. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi chỉ số sản xuất của Fed sẽ được công bố vào tối nay.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 40.62/40.95
Hỗ trợ: 39.53/39.19

Dầu thô giảm giá do thị trường ngày càng lo ngại về nhu cầu trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Mỹ và châu Âu. Về mặt kỹ thuật, giá dầu đang dao động từ đường MA 10 đến MA 20. Nếu chỉ số sản xuất của Fed được công bố tốt hơn kỳ vọng của thị trường, thì giá dầu thô sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, nếu giá dầu phá vỡ dưới MA 20 thì nó sẽ giảm xuống vùng hỗ trợ tiếp theo. Ngoài ra, các nhà đầu tư nên theo dõi dữ liệu dự trữ dầu thô API sẽ công bố vào thứ Tư.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1878/1882
Hỗ trợ: 1853/1849

Giá vàng giảm xuống mức 1860 USD/ounce, đây là tuần giảm mạnh nhất do sức mạnh đồng USD có mức tăng hàng tuần tốt nhất kể từ đầu tháng 4. Tuy nhiên, thị trường sẽ biến động mạnh vì cuộc tranh luận bầu cử tổng thống đầu tiên giữa Donald Trump và Joe Biden và một vòng đàm phán Brexit mới sẽ bắt đầu từ hôm nay. Do đó, giá vàng có cơ hội tăng mạnh. Mặt khác, các nhà đầu tư nên theo dõi ngày hết hạn của hợp đồng vàng tháng 9 trên sàn COMEX.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 27367/27512
Hỗ trợ: 27022/26907

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa trong sắc xanh vào cuối phiên tuần trước khi triển vọng gói kích thích kinh tế đã giúp tâm lý thị trường lạc quan. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ là chỉ số sản xuất trong tháng 9 của Fed tại Dallas, và dữ liệu này sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng. Về mặt kỹ thuật, chỉ số đã phá vỡ trên Ma 20 và MA 10 và hai đường này là vùng hỗ trợ quan trọng nhất. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng nên chú ý cuộc tranh luận bầu cử tổng thống Mỹ giữa Donald Trump và Joe Biden, thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội biến động mạnh.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 29/09/2020

Chỉ số Dow tương lai tăng vọt khi bà Nancy Pelosi bày tỏ một số lạc quan rằng các nhà lập pháp vẫn có thể đạt được thỏa thuận về một dự luật cứu trợ khác, bà và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán. Trong khi đó, giá vàng tăng trở lại trong bối cảnh sức mạnh đồng đô la Mỹ giảm, giá dầu thô ổn định trên 40 USD/thùng.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là phát biểu của thành viên FOMC trong phiên giao dịch New York. Cán cân thương mại hàng hóa và niềm tin tiêu dùng CB tháng 9 của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay. Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, niềm tin kinh tế và niềm tin tiêu dùng của EU và CPI tháng 9 của Đức cũng rất đáng được chú ý. Ngoài ra, các nhà đầu tư nên chú ý đến bàu phát biểu của thống đốc BoE Bailey trong phiên họp New York.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

06:30 CPI tháng 9 của Nhật Bản **
15:30 Cho vay thế chấp tại Anh & tín dụng tiêu dùng tháng 8 của BoE **
16:00 Niềm tin của tiêu dùng và niềm tin inh tế tháng 9 của EU ***
19:00 CPI tháng 9 của Đức ***
19:25 Thành viên FOMC William phát biểu **
19:30 Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8 của Mỹ **
20:30 Thành viên FOMC Harker có bài phát biểu **
21:00 Niềm tin tiêu dùng CB tháng 9 của Mỹ **
21:00 Thống đốc BoE Bailey phát biểu ***
Ngày hôm sau 00:00 Thành viên FOMC Williams phát biểu **
Ngày hôm sau 03:30 Dự trữ dầu thô API của Mỹ **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1685/1.1720
Hỗ trợ: 1.1640/1.1615

Tỷ giá EUR/USD tăng trở lại từ mức đáy sau khi ECB sẵn sàng triển khai thêm các biện pháp kích thích tiền tệ để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế. Mặt khác, theo Times, EU sẵn sàng làm việc về thỏa thuận Brexit hợp pháp với Vương quốc Anh, một giai điệu lạc quan như vậy sẽ giúp EUR/USD tăng vọt. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là niềm tin tiêu dùng, niềm tin kinh tế của EU và chỉ số CPI trong tháng 9 của Đức. Nếu kết quả đánh bại dự đoán của thị trường thì EUR/USD sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến bài phát biểu của các thành viên FOMC, giọng điệu "diều hâu" có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của EUR/USD.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2888/1.2928
Hỗ trợ: 1.2805/1.2775

GBP/USD tăng từ đáy nhờ những kỳ vọng lạc quan về việc các quan chức Vương quốc Anh và EU sẽ đạt được những tiến bộ trong các cuộc đàm phán Brexit. Các nhà đầu tư nên chú ý đến khoản cho vay thế chấp của Vương quốc Anh, sẽ được công bố hôm nay. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang dao động dưới mức thoái lui Fibonacci 61.8%. Nếu Brexit vẫn bế tắc, thì GBP/USD sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 1.2805/1.2775. Bài phát biểu của các thành viên FOMC cũng rất đáng chú ý, vì nó có thể tạo ra biến động thị trường.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7115/0.7133
Hỗ trợ: 0.7052/0.7038

AUD/USD tăng cao hơn vào đầu phiên châu Á và sự lạc quan về thỏa thuận cứu trợ của Mỹ. Hôm nay, không có báo cáo kinh tế của Úc, các nhà đầu tư chú ý đến phê duyệt xây dựng và tín dụng khu vực tư nhân của Úc, sẽ được công bố vào ngày mai. Những dữ liệu này được dự báo là xấu hơn so với con số trước đó. Do đó, AUD/USD sẽ chịu áp lực và tiếp tục đi xuống.

USD/JPY

Kháng cự: 105.68/105.87
Hỗ trợ: 105.18/104.97

USD/JPY biến động trong một phạm vi hẹp nhưng được hỗ trợ tốt khi tâm lý lo sợ rủi ro được cải thiện. Chỉ số CPI cốt lõi tại Tokyo của JP đã đánh bại dự đoán của thị trường, và sự bất ổn chính trị của Mỹ tăng chậm lại. Do đó, đồng Yên đã mạnh lên. Về mặt kỹ thuật, đường MA 10 và MA 20 dần thu hẹp và RSI vẫn ở mức trung bình. Do đó, nếu tỷ giá không phá vỡ được trên đường MA 10 và MA 20, thì nó sẽ chịu áp lực, chũng ta cần chú ý ngưỡng hỗ trợ 105.18/104. Một số sự kiện khá quan trọng trong tối nay là bài phát biểu của các thành viên FOMC, các nhà đầu tư nên chú ý.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3418/1.3447
Hỗ trợ: 1.3332/1.3296

Mặc dù giá dầu thô ổn định trên 40 USD/thùng, tỷ giá USD/CAD vẫn giao dịch trên mức 1.33. Về mặt kỹ thuật, đỉnh kép đã hình thành và nó hoạt động như một vùng kháng cự mạnh. Nếu tỷ giá không thể phá vỡ trên đỉnh kép, thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ 1.3332/1.3296. Ngược lại, nếu động lực tăng giá mạnh lên, thì mục tiêu sẽ là các vùng kháng cự tiếp theo. Các nhà đầu tư cần chú ý đến bài phát biểu của các thành viên FOMC tối nay.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 41.28/41.70
Hỗ trợ: 39.53/39.19

Giá dầu thô ổn định trên 40 USD/thùng nhờ sự lạc quan về một đợt kích thích mới. Thị trường đang tập trung vào dự trữ dầu thô API của Mỹ, sẽ được công bố vào sáng sớm thứ Tư. Về mặt kỹ thuật, giá dầu đang dao động quanh đường MA 10 và MA 20. Nếu nó giữ vững trên đường MA 10 trong khung thời gian H4 thì no sẽ tăng lên kháng cự 41.28/41.70. Tuy nhiên, nếu giá dầu thô mất đà và phá vỡ dưới MA 10 và MA 20, thì nó sẽ giảm về 39.53/39.19.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1896/1911
Hỗ trợ: 1867/1863

Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là bài phát biểu của các thành viên FOMC, các nhà đầu tư cũng nên tập trung vào cuộc tranh luận tổng thống Mỹ vào ngày mai. Nếu rủi ro thị trường tăng trở lại thì nó sẽ kích hoạt nhu cầu trú ẩn an toàn. Về mặt kỹ thuật, giá vàng đã phá vỡ đường MA 10 và MA 20 vào ngày hôm qua. Đà tăng có thể giúp giá vàng mở rộng đà phục hồi và tăng mức kháng cự 1896/1911.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 27885/28098
Hỗ trợ: 27357/27097

Chỉ số Dow tương lai tăng vọt khi bà Nancy Pelosi bày tỏ một số lạc quan về thỏa thuận của một dự luật cứu trợ khác, bà cũng nói rằng bà và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán. Bên cạnh đó, điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ nằm ở các thành viên FOMC. Về mặt kỹ thuật, chỉ số Dow tương lai ổn định trên MA 10 trong khung thời gian H4, nếu chỉ số phá vỡ mức kháng cự 27885, thì nó sẽ tăng lên 28098. Ngược lại, nếu nó phá vỡ dưới MA 10 thì nó sẽ giảm về 27357/27097. Trong khi đó, cán cân thương mại hàng hóa và niềm tin tiêu dùng CB của tháng 9 sẽ được công bố vào tối nay, các nhà đầu tư cần chú ý.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 30/09/2020

Chỉ số Dow tương lai ít dao động khi các nhà đầu tư lo lắng về cuộc bầu cử Tổng thống ngày hôm nay, trong khi giá vàng tiếp tục tỏa sáng và tiến gần mức 1900 USD/ounce. Bất chấp dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm, giá dầu thô sụt giảm trong bối cảnh những lo ngại về sự phục hồi của nhu cầu nhiên liệu khi đại dịch COVID-19 lan rộng.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là thay đổi số lượng việc làm ADP trong tháng 9 của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn con số lần trước, thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng vọt, trong khi giá vàng có thể chịu áp lực. Sau khi công bố kết quả ADP của Mỹ thì dữ liệu PMI và doanh số bán nhà đang chờ xử lý sẽ được phát hành. Bài phát biểu của chủ tịch ECB Lagarde và con số về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 của Đức rất đáng được chú ý. Tại Vương quốc Anh, dữ liệu GDP cuối cùng của quý 2, tài khoản vãng lai và giá nhà ở trên toàn quốc của tháng 9 sẽ được công bố hôm nay.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

08:00 Vòng 1 về cuộc tranh luận bầu cử Tổng thống Mỹ ***
08:00 PMI sản xuất tháng 9 của Trung Quốc ***
08:45 PMI sản xuất Caixin tháng 9 của Trung Quốc **
13:00 GDP cuối cùng trong quý 2 & tài khoản vãng lai của Anh ***
13:00 Giá nhà ở trên toàn quốc trong tháng 9 của Anh **
13:45 Chỉ số giá tiêu dùng ở Pháp **
14:20 Chủ tịch ECB Lagarde phát biểu ***
14:55 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 của Đức **
16:00 CPI tháng 9 của EU ***
19:15 Thay đổi số lượng việc làm ADP trong tháng 9 của Mỹ ***
19:30 Tổng kết GDP quý 2 của Mỹ ***
19:30 Chi tiêu cá nhân cốt lõi của Mỹ **
19:30 GDP tháng 7 của Canada **
20:45 PMI Chicago tháng 9 của Mỹ **
21:00 Danh số bán nhà đang chờ xử lý tháng 8 của Mỹ **
21:30 Dự trữ dầu thô EIA của Mỹ **
22:00 Thành viên FOMC Kashkar phát biểu **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1772/1.1803
Hỗ trợ: 1.1705/1.1670

EUR/USD mở cửa ở mức 1.1745 sau khi đồng USD suy yếu. Chủ tịch ECB Lagarde sẽ có bài phát biểu hôm nay và tỷ lệ thất nghiệp tháng 9 của Đức sẽ được công bố. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là số lượng việc làm ADP của Mỹ. Nếu con số tốt hơn dự báo thì tiềm năng tăng giá của EUR/USD sẽ bị hạn chế.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2888/1.2928
Hỗ trợ: 1.2811/1.2775

GBP/USD vẫn sideway khi thị trường tập trung vào cuộc tranh luận bầu cử Tổng thống của Mỹ và các cuộc đàm phán Brexit. Hôm qua, thống đốc BoE Bailey đã bày tỏ mối quan tâm của mình về thỏa thuận Brexit. Nếu thỏa thuận vẫn bế tắc, thì nền kinh tế Anh sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, ông còn dự báo tăng trưởng GDP quý 4 có thể xấu đi. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang dao động quanh mức thoái lui Fibonacci 61.8. Nếu tỷ giá mất đà thì nó sẽ trượt xuống mức hỗ trợ tiếp theo. Ngược lại, kỳ vọng lạc quan về Brexit có thể kích hoạt GBP/USD tăng vọt.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7174/0.7192
Hỗ trợ: 0.7104/0.7085

AUD/USD giữ mức tăng trên 0.71 sau dữ liệu PMI khả quan của Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá ổn định ở mức thoái lui Fibonacci 38.2%. Nếu dữ liệu việc làm ADP của Mỹ tốt hơn so với ước tính thị trường, thì nó có thể khiến AUD/USD thoái lui khỏi mức này và giảm trở lại mức hỗ trợ 0.7104/0.7085.

USD/JPY

Kháng cự: 105.87/106.16
Hỗ trợ: 105.26/104.97

USD/JPY tiếp tục ổn định quanh mức 105.60 khi BoJ đưa ra một giọng điệu ôn hòa về sự phục hồi của nền kinh tế. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ là đổi việc làm ADP của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn lần trước thì USD/JPY có cơ hội tăng lên mức kháng cự 105.87/106.16.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3418/1.3447
Hỗ trợ: 1.3332/1.3296

USD/CAD tăng do giá dầu thô chịu áp lực. Về mặt kỹ thuật, ngưỡng 1.34 là vùng kháng cự mạnh nhất. Hiện tại, tỷ giá đã hình thành sự hình thành ba đỉnh và nếu nó giảm từ mức trên thì nó có khả năng phá vỡ MA 10 và MA 20. Tuy nhiên, nếu nó phá vỡ và đóng cửa trên vùng này, thì mục tiêu tiếp theo sẽ là kháng cự 1.3418/1.3447. Các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu việc làm ADP của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 39.73/40.48
Hỗ trợ: 38.52/37.92

Bất chấp dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm, giá dầu thô sụt giảm trong bối cảnh có những mỗi lo ngại về sự phục hồi của nhu cầu nhiên liệu khi đại dịch COVID-19 lan rộng. Dự trữ dầu thô API của Mỹ giảm, nó có thể dẫn đến việc dự trữ dầu thô EIA cũng giảm theo. Do đó, giá dầu thô sẽ có cơ hội kiểm tra mức kháng cự 39.73/40.48. Ngược lại, nếu thị trường lo ngại về sự trở lại của COVID-19 và cơ hội phục hồi của nhu cầu nhiên liệu thì giá dầu thô sẽ tiếp tục chịu áp lực. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là dữ liệu việc làm phi nông nghiệp APD của Mỹ.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1906/1911
Hỗ trợ: 1878/1873

Giá vàng tiếp tục khả quan và đạt mức 1900 USD/ounce khi rủi ro thị trường tăng cao. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là dữ liệu việc làm ADP trong tháng 9 của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn lần trước thì giá vàng sẽ chịu áp lực. Về mặt kỹ thuật, vàng đang dao động quanh vùng thoái lui Fibonacci 38.2; nếu số lượng việc làm ADP không đạt được kỳ vọng của thị trường thì giá vàng sẽ tăng.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 27885/28098
Hỗ trợ: 27357/27097

Cuộc tranh luận bầu cử tổng thống đang diễn ra giữa Trump và Biden trong phiên giao dịch châu Á và các nhà đầu tư đang chờ đợi những chất xúc tác cho thị trường. Tuy nhiên, điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ nằm ở số lượng việc làm ADP của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, chỉ số ổn định quanh đường MA 10 MA trong biểu đồ H4. Nếu nó phá vỡ ngưỡng kháng cự quan trọng 27885, thì nó sẽ tăng lên 28098.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 01/10/2020

Chỉ số Dow tương lai tăng mạnh khi các nhà lập pháp và Nhà Trắng có vẻ gần đạt được thỏa thuận kích thích tài khóa, trong khi giá vàng tăng lên 1900 USD/ounce, nhưng giá vàng bị đẩy xuống nhờ những dữ liệu kinh tế lạc quan gần đây. Trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô tăng lên 40 USD/thùng trong bối cảnh nguồn cung dầu thô của Mỹ đang giảm.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, PMI sản xuất Markit và PMI sản xuất ISM của tháng 9. Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu thì PMI sản xuất tháng 9 của Đức sẽ được công bố trong phiên giao dịch châu Âu. Tại Vương quốc Anh, PMI sản xuất của tháng 9 cũng rất đáng được chú ý.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:30 Doanh số bán lẻ trong tháng 8 & CPI tháng 9 của Trung Quốc **
14:55 PMI tháng 9 của Đức **
15:00 PMI sản xuất tháng 9 của Eurozone **
15:30 PMI sản xuất tháng 9 của Vương quốc Anh **
16:00 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 của Eurozone **
19:30 Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ ***
19:30 Chi tiêu cá nhân cốt lõi trong tháng 8 của Mỹ **
20:45 PMI sản xuất Markit tháng 9 của Mỹ ***
21:00 PMI sản xuất ISM tháng 9 của Mỹ ***

EUR/USD

Kháng cự: 1.1772/1.1802
Hỗ trợ: 1.1710/1.1692

Tỷ giá EUR/USD mở cửa thấp hơn, ở mức 1.1721 do đồng EUR giảm so với tất cả các đồng tiền lớn sau khi bà Lagarde bày tỏ lo ngại về lạm phát thấp. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là chỉ số PMI sản xuất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường, thì EUR/USD sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu thất nghiệp của Mỹ vì nó có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của EUR/USD.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2963/1.2985
Hỗ trợ: 1.2888/1.2855

GBP/USD tăng trên 1.29 sau khi thống đốc BOE Bailey cho rằng lãi suất âm hiện vẫn chưa được xem xét. Tuy nhiên, các trường hợp COVID-19 của Anh và EU đang gia tăng đã làm giảm kỳ vọng tăng trưởng của Anh, gây áp lực lên đồng bảng và thúc đẩy dòng vốn chảy vào đồng đô la Mỹ. Ngoài ra, chỉ số PMI sản xuất của Vương quốc Anh sẽ được công bố hôm nay, nó sẽ phản ánh tình hình kinh tế ở Vương quốc Anh. Nếu kết quả tốt hơn kỳ vọng của thị trường, thì GBP/USD có cơ hội tăng vọt. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến dữ liệu thất nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7174/0.7192
Hỗ trợ: 0.7135/0.7105

AUD/USD mở cửa cao hơn sau khi đồng USD giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ. Tâm lý lo sợ rủi ro chiếm ưu thế trong hầu hết phiên giao dịch của Mỹ với hy vọng về một thỏa thuận hỗ trợ kinh tế của Mỹ. Ngoài ra, dữ liệu PMI của Trung Quốc được cải thiện trong những ngày qua đã giúp thúc đẩy tỷ giá AUD/USD và được hỗ trợ trên mức 0.710. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, PMI sản xuất Markit và PMI sản xuất ISM của tháng 9. Nếu kết quả đánh bại dự đoán của thị trường thì AUD/USD sẽ bị kéo về mức hỗ trợ.

USD/JPY

Kháng cự: 105.68/105.87
Hỗ trợ: 105.26/104.97

USD/JPY mở cửa thấp hơn khi mức tăng bị chững lại trước ngưỡng kháng cự mạnh. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang giao dịch quanh đường MA 10 và MA 20, và chỉ báo RSI vẫn ở mức trung tính. Nếu tỷ giá đóng cửa trên MA 10 và MA 20, thì nó có cơ hội tăng lên vùng kháng cự tiếp theo. Ngược lại, nếu nó không thể đóng cửa trên đường trung bình động thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3261/1.3389
Hỗ trợ: 1.3266/1.3238

USD/CAD giảm khỏi mức 1.34 sau khi USD giảm giá so với hầu hết các loại tiền tệ và dự trữ dầu thô bất ngờ giảm. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là dữ liệu thất nghiệp, PMI sản xuất Markit và PMI sản xuất ISM của Mỹ. Nếu kết quả đánh bại kỳ vọng của thị trường thì USD/CAD sẽ tăng vọt. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi diễn biến của giá dầu thô để xác định xu hướng của USD/CAD.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 40.48/41.10
Hỗ trợ: 39.38/38.53

Dầu thô tăng lên 40 USD/thùng trong bối cảnh lạc quan về nguồn cung dầu thô của Mỹ đang giảm. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là PMI sản xuất của EU và PMI sản xuất của Mỹ. Nếu kết quả của cả hai dữ liệu này đều đánh bại dự đoán của thị trường, thì giá dầu thô sẽ tăng vọt khi những lo ngại về nhu cầu đã giảm bớt.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1906/1911
Hỗ trợ: 1878/1873

Giá vàng tăng lên mức 1900 USD/ounce, nhưng sau đó giá vàng bị đẩy xuống do dữ liệu kinh tế lạc quan gần đây. Về mặt kỹ thuật, giá vàng đang dao động quanh đường MA 10 và sức mua vẫn được duy trì khi chỉ báo RSI đang trên mức 50. Nếu nó phá vỡ và đóng cửa trên mức 1900, thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo. Ngược lại, nếu dữ liệu thất nghiệp của Mỹ tốt hơn dự đoán của thị trường thì giá vàng sẽ giảm trở lại mức hỗ trợ.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai

Kháng cự: 28118/28234
Hỗ trợ: 27625/27367

Chỉ số Dow tương lai tăng mạnh khi các nhà lập pháp và Nhà Trắng có vẻ gần đạt được thỏa thuận mở rộng gói kích thích kinh tế. Về mặt kỹ thuật, chỉ số vẫn hỗ trợ trên đường MA 10 và chỉ báo RSI đang hướng lên trên mức 50. Nếu nó phá vỡ trên 28000 điểm thì xu hướng tăng sẽ được kích hoạt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên để ý đến dữ liệu thất nghiệp, PMI sản xuất Markit và PMI sản xuất ISM trong tháng 9 của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 02/10/2020

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa với mức tăng nhẹ do chỉ số PMI sản xuất ISM giảm xuống dưới kỳ vọng. Về mặt vĩ mô, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tốt hơn dự kiến với con số là 837,000. Trong khi đó, Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 2.2 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, dự luật này đã không thể giúp tăng niềm tin của thị trường do sự phản đối từ Nhà Trắng và các đảng viên Cộng hòa có khả năng hủy bỏ nó tại Thượng viện.

Trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô giảm hơn 5% và giao dịch quanh mức 38 USD/thùng do sự trở lại của COVID-19 làm gia tăng lo ngại về sự phục hồi của nhu cầu nhiên liệu, trong khi giá vàng tăng trên 1900 USD/ounce do đồng đô la Mỹ suy yếu.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là Bảng lương phi nông nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp và niềm tin tiêu dùng Michigan trong tháng 9 của Mỹ. Tại EU, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 sẽ được công bố hôm nay.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

Trung Quốc & Hồng Kông nghỉ lễ
16:00 Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9 của EU ***
19:30 Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ ***
19:30 Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ***
20:00 Thành viên FOMC Patrick Harker phát biểu **
21:00 Niềm tin tiêu dùng Michigan tháng 9 của Mỹ ***
21:00 Đơn đặt hàng tại trong tháng 8 của Mỹ **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1772/1.1802
Hỗ trợ: 1.1710/1.1684

Tỷ giá EUR/USD mở cửa cao hơn khi thị trường vẫn hy vọng vào thỏa thuận cứu trợ kinh tế của Mỹ. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang được hỗ trợ tại MA 10 trên khung thời gian H4. Các nhà đầu tư nên chú ý đến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 9 của EU. Nếu kết quả tốt hơn dự đoán của thị trường, thì nó có thể giúp EUR/USD tăng vọt. Tuy nhiên, Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ là tâm điểm hôm nay, kết quả tốt hơn dự đoán có thể khiến EUR/USD giảm.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2963/1.2985
Hỗ trợ: 1.2815/1.2793

Tỷ giá GBP/USD thoái lui khỏi đà tăng. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá bị giới hạn giữa đường MA 10 và MA 20, cộng với việc hôm nay là ngày cuối cùng của các cuộc đàm phán Brexit. Nếu các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục bế tắc, thì GBP/USD sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 1.2815/1.1793. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý đến bảng lương phi nông nghiệp của của Mỹ.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7192/0.7214
Hỗ trợ: 0.7135/0.7105

AUD/USD mở cửa với mức tăng nhẹ khi doanh số bán lẻ của Úc đánh bại dự đoán của thị trường. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang dao động quanh đường MA 10 và mức thoái lui Fibonacci 50. Nếu nó phá vỡ mức kháng cự quan trọng này thì đà tăng sẽ giúp nó tăng lên các mức kháng cự tiếp theo. Tuy nhiên, bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay, đây là một thông tin rất quan trọng, các nhà đầu tư cần chú ý.

USD/JPY

Kháng cự: 105.68/105.87
Hỗ trợ: 105.26/104.97

Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản không đạt được kỳ vọng của thị trường, nhưng USD/JPY vẫn bị trì trệ trong khoảng từ đường MA 10 đến MA 20. Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ và niềm tin tiêu dùng Michigan của tháng 9. Nếu kết quả tốt hơn ước tính thị trường, thì USD/JPY sẽ tăng vọt.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3361/1.3389
Hỗ trợ: 1.3267/1.3238

Tỷ giá USD/CAD thoái lui khỏi đà tăng và đóng cửa dưới 1.33 do đồng đô la Mỹ suy yếu. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang trong giai đoạn hợp nhất khi các nhà đầu tư đang chờ Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ. Nếu kết quả đánh bại dự đoán của thị trường, thì USD/CAD sẽ tăng vọt.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 39.12/39.73
Hỗ trợ: 37.60/37.32

Dầu thô giảm hơn 5% và giao dịch quanh mức 38 USD/thùng do lo ngại về sự phục hồi của nhu cầu nhiên liệu. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay đó là Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ. Nếu kết quả giảm xuống dưới mức dự báo của thị trường thì giá dầu thô sẽ trượt xuống các mức hỗ trợ.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1916/1919
Hỗ trợ: 1876/1873

Giá vàng chạm mức cao nhất trong một tuần là 1900 USD/ounce do sức mạnh đồng đô la Mỹ giảm và những tiến triển trong các cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế mới của Mỹ. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn dự đoán của thị trường, thì giá vàng sẽ chịu áp lực.

Chỉ số Dow Jones (US30) của Mỹ

Kháng cự: 28118/28234
Hỗ trợ: 27625/27367

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa với mức tăng nhẹ do chỉ số PMI sản xuất ISM giảm xuống dưới mức kỳ vọng. Bên cạnh đó, Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 2.2 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, dự luật này có thể gặp phải sự phản đối từ Nhà Trắng và các đảng viên Cộng hòa có thể sẽ hủy bỏ nó tại Thượng viện. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay đó là Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 05/10/2020

Chỉ số Dow phục hồi nhẹ sau khi giảm do báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ đã tạo thêm ít việc làm hơn dự kiến trong tháng 9. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đã đánh bại kỳ vọng của thị trường. Trong khi đó, giá dầu thô giảm hơn 3% và giao dịch quanh mức thấp nhất trong hai tuần là 37.40 USD/thùng, giá vàng kết thúc tuần ở mức thấp hơn khoảng 1900 USD/ounce do đồng đô la Mỹ mạnh lên.

Cuộc họp FOMC và Ngân hàng Trung ương EU sẽ là tâm điểm chú ý trong tuần này, trong khi RBA sẽ quyết định lãi suất. Các nhà đầu tư cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của Tổng thống Mỹ Trump, vì nó sẽ là một yếu tố chính cho thị trường trong tuần tới. Các cuộc đàm phán về gói kích thích sẽ được nối lại trong tuần này, nếu các cuộc đàm phán về gói kích thích tài khóa vẫn bế tắc, thì thị trường chứng khoán sẽ chịu áp lực.

Điểm nổi bật của thị trường hôm nay là chỉ số PMI dịch vụ & tổng hợp trong tháng 9 của Mỹ. Tại châu Âu, niềm tin đầu tư Đức của và Eurozone cũng rất đáng chú ý trong ngày hôm nay. Nếu kết quả đánh bại dự đoán của thị trường, thì EUR/USD sẽ tăng lên và giá dầu thô cũng sẽ được hỗ trợ. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cần chú ý theo dõi Hội nghị Eurogroup.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

14:55 PMI dịch vụ và tổng hợp của Đức **
15:00 DPMI dịch vụ và tổng hợp của châu Âu **
15:30 Niềm tin đầu tư Sentix tháng 10 của châu Âu ***
15:30 PMI dịch vụ và tổng hợp của Vương quốc Anh **
16:00 Doanh số bán lẻ tháng 8 của EU **
19:00 Các cuộc họp của Eurogroup **
20:45 PMI dịch vụ và tổng hợp của Mỹ **
21:00 PMI phi sản xuất ISM của Mỹ **

EUR/USD

Kháng cự: 1.1750/1.1768
Hỗ trợ: 1.1690/1.1672

Tỷ giá EURUSD đã giảm xuống từ mức 1.74 sau khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Tuy nhiên, điểm nổi bật của thị trường hôm nay là PMI dịch vụ & hợp của Đức và Eurozone, và niềm tin đầu tư Sentix. Nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường, thì EUR/USD có cơ hội kiểm tra các mức kháng cự tiếp theo. Một dữ liệu quan trọng khác cũng cần chú ý đó là PMI phi sản xuất ISM của Mỹ. Dữ liệu lạc quan hơn có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của EUR/USD.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2963/1.2985
Hỗ trợ: 1.2866/1.2838

GBP/USD biến động sau cuộc gọi vào cuối tuần giữa Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch EU về Brexit. Các cuộc đàm phán hiện tại vẫn tiếp tục và nếu không có thỏa thuận nào trước ngày 15 tháng 10, nó có thể gây áp lực lên GBP/USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư nên chú ý đến PMI dịch vụ & tổng hợp tháng 9 của Vương quốc Anh. Nếu kết quả đánh bại ước tính của thị trường thì GBP/USD sẽ có cơ hội tăng vọt.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7214/0.7233
Hỗ trợ: 0.7158/0.7135

AUD/USD mở cửa cao hơn khi niềm tin kinh doanh NBA đánh bại kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tập trung vào RBA, cơ quan này sẽ quyết định chính sách tiền tệ vào ngày mai. Thị trường đang kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ giữ thái độ ôn hòa. Do đó, tỷ giá AUD/USD có thể sẽ chịu áp lực. Chỉ số PMI dịch vụ & tổng hợp tháng 9 của Mỹ sẽ được công bố vào tối nay, các nhà đầu tư nên chú ý dữ liệu này.

USD/JPY

Kháng cự: 105.78/105.87
Hỗ trợ: 105.26/105.19

USD/JPY tiếp tục duy trì gần mức cao nhất trong ngày là 105.59, bất chấp hiệu suất kém vào thứ Sáu. Về mặt kỹ thuật, tỷ giá đang dao động trên đường MA 20 và nếu nó có thể duy trì mức này, thì nó sẽ có cơ hội tăng. Các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến chỉ số PMI dịch vụ & tổng hợp trong tháng 9 của Mỹ, nếu kết quả thấp hơn ước tính, thì USD/JPY sẽ chịu áp lực.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3331/1.3351
Hỗ trợ: 1.3267/1.3238

USD/CAD thoái lui khỏi mức 1.33 sau khi không thể vượt lên trên đường MA 10. Các nhà đầu tư nên chú ý đến dữ liệu PMI của Mỹ, sẽ được công bố vào tối nay. Nếu kết quả vượt qua ước tính của thị trường, thì USD/CAD sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến diễn biến của giá dầu thô vì nó sẽ tác động đến xu hướng của USD/CAD.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 Mỹ

Kháng cự: 38.52/39.15
Hỗ trợ: 36.58/35.97

Dầu thô giảm hơn 3% xuống mức thấp nhất trong hai tuần là 37.40 USD/thùng vào thứ Sáu sau khi NFP của Mỹ không đạt được kỳ vọng của thị trường. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay PMI của Khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ. Nếu kết quả tốt hơn dự đoán của thị trường. Thì giá dầu thô có cơ hội tăng lên mức kháng cự.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1911/1915
Hỗ trợ: 1882/1878

Giá vàng kết thúc ở mức thấp hơn khoảng 1900 USD/ounce khi đồng đô la Mỹ mạnh lên. Các sự kiện sắp tới có thể hỗ trợ nhu cầu về vàng, chẳng hạn như gói kích thích tài chính của Mỹ và tình trạng sức khỏe của Tổng thống Mỹ Trump. Trong một diễn biến khác, tại Úc, cuộc họp chính sách tiền tệ của RBA sẽ được tổ chức vào ngày mai, cùng với bài phát biểu của chủ tịch ECB. Cho đến nay, sự phục hồi kinh tế vẫn chưa chắc chắn và các trường hợp nhiễm COVID-19 vẫn tăng. Do đó, giá vàng có thể tăng vọt. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần chú ý đến sức mạnh của đồng đô la Mỹ.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 28002/28118
Hỗ trợ: 27626/27367

Chỉ số Dow tương lai đã phục hồi nhẹ sau dữ liệu non-farm gây thất vọng của Mỹ. Điểm nổi bật của thị trường hôm nay sẽ là về PMI dịch vụ & tổng hợp của Mỹ và gói kích thích tài chính. Về mặt kỹ thuật, các nhà đầu tư đang tìm hiểu thông tin về việc Tổng thống Mỹ Trump thử nghiệm COVID-19 và động lực mua quay trở lại khi thị trường chờ dữ liệu PMI của Mỹ. Nếu kết quả đánh bại dự đoán của thị trường thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng vọt.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
Hạng C
6/11/18
575
15
35
44
ATFX - Phân tích thị trường ngày 07/10/2020

Hôm qua, chỉ số Dow tương lai đóng cửa giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump yêu cầu nhóm của ông ngừng đàm phán với đảng Dân chủ về gói kích thích, trong khi Chủ tịch Fed Powell kêu gọi bổ sung kích thích tài chính và tiền tệ để hỗ trợ kinh tế Mỹ trong bối cảnh đại dịch vẫn đang hoành hành. Giá dầu thô giao dịch ở mức thấp hơn sau khi dự trữ dầu thô API bất ngờ tăng.

Điểm nổi bật của thị trường ngày hôm nay là cuộc họp FOMC. Các thị trường có thể nhạy cảm với bất kỳ dấu hiệu nào nếu gói kích thích tài khóa bị tạm dừng. Bên cạnh đó, sản xuất công nghiệp trong tháng 8 của Đức sẽ được công bố hôm nay. Nếu dữ liệu được cải thiện thì tỷ giá EUR/USD sẽ được hỗ trợ. Tại Vương quốc Anh, giá nhà ở Halifax và năng suất lao động Quý 2 sẽ là dữ liệu đáng chú ý. Trên thị trường hàng hóa, dự trữ dầu thô EIA sẽ tác động đến xu hướng của giá dầu thô.

Các sự kiện đáng chú ý trong ngày hôm nay:
Lưu ý: * hiển thị mức độ quan trọng

13:00 Sản xuất công nghiệp trong tháng 8 của Đức **
13:45 Cán cân thương mại & tài khoản vãng lai tháng 8 của Pháp **
14:30 Giá nhà ở Halifax của Anh **
15:30 Năng suất lao động trong Q2 của Vương quốc Anh **
19:10 Chủ tịch ECB Lagarde phát biểu ***
21:00 PMI tháng 9 của Canada **
21:30 Dự trữ dầu thô EIA **
Ngày hôm sau 01:00 Cuộc họp FOMC ***

EUR/USD

Kháng cự: 1.1770/1.1790
Hỗ trợ: 1.1719/1.1697

Tỷ giá EUR/USD sụt giảm sau khi Trump kêu gọi ngừng dự luật cứu trợ COVID-19, điều này khiến đồng đô la Mỹ tăng giá. Hôm nay, chủ tịch ECB Lagarde phát biểu trong phiên giao dịch New York, nếu bà vẫn tiếp tục lo lắng về sự phục hồi kinh tế và thì đồng Euro sẽ chịu áp lực. Trong khi đó, sản xuất công nghiệp của Đức sẽ được công bố hôm nay. Nếu kết quả vượt qua dự đoán của thị trường, thì EUR/USD có thể là được hỗ trợ và kiểm tra mức kháng cự tiếp theo. Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi biên bản cuộc họp FOMC.

GBP/USD

Kháng cự: 1.2928/1.2950
Hỗ trợ: 1.2838/1.2815

Tỷ giá GBP/USD thoái lui từ mức 1.30 sau khi một quan chức EU cho biết Thỏa thuận Brexit bị trì hoãn đến giữa tháng 11. Nó có nghĩa là rủi ro đối với đồng bảng Anh sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư tập trung vào giá nhà ở Halifax và năng suất lao động trong quý 2. Về mặt kỹ thuật, động lượng giảm giá được hình thành trong khung thời gian H4. Nếu tỷ giá không thể tăng trở lại trên 1.29, thì nó sẽ kiểm tra mức hỗ trợ 1.2838/1.2815. Ngược lại, nếu tỷ giá tăng trên mức 1.29, thì nó sẽ tăng lên mức kháng cự tiếp theo.

AUD/USD

Kháng cự: 0.7150/0.7175
Hỗ trợ: 0.7078/0.7055

Tỷ giá AUD/USD giảm từ 0.72 sau khi RBA vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế và họ cho rằng thị trường lao động đã được cải thiện. Tuy nhiên, AUD/USD quay đầu giảm giá sau khi Trump kêu gọi ngừng dự luật cứu trợ COVID-19, điều này khiến đồng đô la Mỹ tăng giá. Nếu tỷ giá mất đà ở mức 0.71, thì nó sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 0.7078/0.7055.

USD/JPY

Kháng cự: 105.78/105.87
Hỗ trợ: 105.26/105.19

Tỷ giá USD/JPY đang dao động quanh MA 10 và MA 20 khi thị trường chờ đợi biên bản cuộc họp FOMC. Về mặt kỹ thuật, ngưỡng kháng cự mạnh đã được hình thành tại Fibonacci 73.6%. Nếu tỷ giá không thể phá vỡ mức này, thì nó sẽ giảm về mức hỗ trợ tiếp theo là 105.26/105.19.

USD/CAD

Kháng cự: 1.3375/1.3405
Hỗ trợ: 1.3290/1.3260

USD/CAD tăng trở lại từ mức đáy sau khi giá dầu thô thoái lui khỏi đà tăng và đồng đô la Mỹ mạnh lên. Về mặt kỹ thuật, đà tăng đã đạt được sau khi phá vỡ đường MA 10 và MA 20. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên theo dõi biên bản cuộc họp FOMC. Giọng điệu diều hâu từ các nhà hoạch định chính sách có thể kích hoạt USD/CAD tăng trên mức kháng cự.

Dầu thô kỳ hạn tháng 11 của Mỹ

Kháng cự: 40.30/40.80
Hỗ trợ: 38.55/37.81

Dầu thô tăng trên 40 USD/thùng do cơn bão ở Vịnh Mexico. Tuy nhiên, việc Tổng thống Trump hủy bỏ các cuộc đàm phán về gói kích cầu và dự trữ dầu thô API bất ngờ tăng đã khiến giá dầu thô quay đầu giảm. Hôm nay các nhà đầu tư sẽ tập trung vào dự trữ dầu thô EIA, dự kiến dự trữ dầu thô sẽ tăng và khiến giá dầu chịu áp lực.

Vàng giao ngay (XAU/USD)

Kháng cự: 1898/1902
Hỗ trợ: 1868/1864

Giá vàng rút khỏi mức 1920 USD/ounce sau khi Tổng thống Trump hủy bỏ các cuộc đàm phán, điều này giúp đồng đô la Mỹ tăng giá. Các nhà đầu tư nên chú ý đến biên bản cuộc họp của FOMC, giọng điệu diều hâu từ các nhà hoạch định chính sách có thể khiến giá vàng chịu áp lực. Ngược lại, nếu các nhà hoạch định chính sách gợi ý về biện pháp kích thích tài chính thì giá vàng có cơ hội tăng lên mức kháng cự 1898/1902.

Chỉ số Dow Jones (US30) tương lai của Mỹ

Kháng cự: 27906/28108
Hỗ trợ: 27579/27263

Chỉ số Dow tương lai đóng cửa giảm mạnh vào hôm qua sau khi Tổng thống Trump yêu cầu nhóm của ông ngừng đàm phán với đảng Dân chủ về gói kích thích mới. Về mặt kỹ thuật, đà giảm hình thành trong khung thời gian H4, nhưng chỉ số đã được hỗ trợ trong phiên Châu Á. Các nhà đầu tư nên chú ý đến cuộc họp FOMC vào sáng sớm ngày mai.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific