kụ lên "tham khảo" tìm hiểu thên thông tin trước khi comment nhé!tarmpung nói:làm gì có chuyện thắc dây an toàn thì túi mới bung. Chả có sách vở nào khuyến cáo vụ này cả.
"Túi khí bung rất nhanh (khoảng 200-400km/h) nên sức va đập rất lớn, nếu một người trưởng thành không cài dây an toàn (để giảm tốc độ lao về phía trước) thì sẽ bị nứt hoặc vỡ lồng ngực khi túi khí nổ. Vì vậy về sau người ta thiết kế túi khí chỉ nổ khi bạn đã cài dây an toàn. "
=> [<font]Túi khí ko bung là đúng vì KH đâu có thắt dây oàn toàn ( yếu tố "cần" để túi khí bung) ...ko phải lỗi nhà sản xuất!
Đây là một trong những ngộ nhận khá phổ biến, và website bác trích dẫn cũng cung cấp thông tin không chính xadc. Thực tế là tất cả các sách hướng dẫn sử dụng xe đều nói rõ là nếu không đeo dây an toàn thì túi khí bung sẽ gây chấn thương. Và hãng cũng đã xác nhận túi khí sẽ bung không phụ thuộc vào việc thắt hay ko thắt dây:
http://www.otosaigon.com/...%b7ng-m4552240-p8.aspx
Xem comment #72 nhé bác.
http://www.otosaigon.com/...%b7ng-m4552240-p8.aspx
Xem comment #72 nhé bác.
Em cũng không dám comment gì v/v túi khí ko bung khi không thắt dây an toàn....Chưa biết thế nào...hự hự....
có lẽ người nên tìm hiểu thêm thông tin là you đấyMorning korea nói:kụ lên "tham khảo" tìm hiểu thên thông tin trước khi comment nhé!tarmpung nói:làm gì có chuyện thắc dây an toàn thì túi mới bung. Chả có sách vở nào khuyến cáo vụ này cả.
"Túi khí bung rất nhanh (khoảng 200-400km/h) nên sức va đập rất lớn, nếu một người trưởng thành không cài dây an toàn (để giảm tốc độ lao về phía trước) thì sẽ bị nứt hoặc vỡ lồng ngực khi túi khí nổ. Vì vậy về sau người ta thiết kế túi khí chỉ nổ khi bạn đã cài dây an toàn. "
=> [<font]Túi khí ko bung là đúng vì KH đâu có thắt dây oàn toàn ( yếu tố "cần" để túi khí bung) ...ko phải lỗi nhà sản xuất!
Lái xe phải chú ý:
- Đai an toàn là một trong những phương tiện cơ bản bảo vệ người lái và hành khách. Đeo đai an toàn sẽ giúp cho người lái và hành khách không bị văng ra khỏi xe trong quá trình va đập, đồng thời cũng giảm thiểu sự xuất hiện va đập thứ cấp trong cabin.
- Khi có va chạm, thiết bị chính chịu trách nhiệm bảo vệ người ngồi trên xe là dây an toàn, túi khí chỉ có tác dụng bảo vệ bổ sung mà thôi.
- Nếu hành khách không đeo dây an toàn, khi tai nạn xảy ra, mặc dù túi khí hoạt động nhưng vẫn có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng.
(TRích http://phapluattp.vn/2011...guyen-ly-hoat-dong.htm
nếu rành tiếng Anh thì đọc thêm link này nhé http://uk.answers.yahoo.c...=20111019135748AAiOrVJ
Last edited by a moderator:
Các bác tham khảo mục sau để hiểu thêm về tác dụng của dây dai, và túi khí. sự làm việc cùng lúc để giảm thiểu trấn thương cho người ngồi trên xe. và sự quan trọng của túi khí rèm bảo vệ bên hông hành khách.
Sự hiểu biết thấu đáo giúp chúng ta thoát khỏi hiểm nghèo.
[font="comic sans ms,sans-serif"]Túi khí - biện pháp an toàn cần thiết cho người sử dụng ôtô[/font]. Trong nhiều năm, đai an toàn gần như là một trong những biện pháp an toàn thụ động duy nhất trên xe hơi. Sau rất nhiều ý kiến khác nhau và những kiểm nghiệm trong thực tế, đai an toàn mới được phần lớn các quốc gia chấp nhận đưa vào trong quy định bắt buộc về an toàn giao thông. Các thống kê cho thấy việc sử dụng dây toàn đã giúp hàng ngàn mạng người thoát chết trong các vụ tai nạn.
Túi khí (airbag) đã được nghiên cứu từ lâu và được sử dụng lần đầu tiên cho máy bay, trong giai đoạn Thế chiến II. Cho tới tận thập kỷ 1980, loại túi khí sản xuất hàng loạt trang bị cho xe ôtô mới bắt đầu xuất hiện. Năm 1998, Mỹ là một trong những nước đi tiên phong khi yêu cầu toàn bộ xe hơi đều phải có ít nhất hai túi khí dành cho lái xe và hành khách phía trước.
Theo các số liệu, túi khí làm giảm 30% nguy cơ tử vong trong một va chạm trực tiếp từ phía trước. Thông thường, túi khí được gắn ở trong vô-lăng xe (dành cho người lái) và ở trước mặt hành khách ngồi ghế trên. Những chiếc xe hiện đại thường được trang bị cả túi khí ở thành cửa hai bên (side airbag) và túi khí trên cao bảo vệ đầu. Một vài chuyên gia cho rằng trong vòng vài năm tới, tiêu chuẩn cho xe ôtô sẽ là 6 hay thậm chí 8 túi khí.
Khi tai nạn xảy ra, nếu như đai an toàn tránh cho hành khách văng ra khỏi xe thì túi khí lại có công dụng như một tấm đệm lót giữa người ngồi trên xe và các vật cứng phía trước (phần lớn các lái xe tử nạn do ngực va phải vô-lăng xe). Thời gian để túi khí bung ra hoàn toàn chỉ vào khoảng 1/25 giây nhưng đó có thể là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất cuộc đời một người.
Vào thời điểm diễn ra va chạm, một bộ cảm biến có gắn máy đo gia tốc sẽ nhận biết mức độ tác động của lực va, sau đó kích hoạt để hệ thống bơm khí nitrogen vào trong túi khí đang được gấp gọn trong vô-lăng. Sau khoảng một giây, khí này từ từ thoát ra theo các lỗ rất nhỏ, túi khí xẹp xuống, giúp bạn có thể cử động.
Theo các kỹ sư, việc thiết kế túi khí bên khó hơn nhiều so với túi khí trước do với những va chạm ở đầu xe, phần lớn xung lực đã bị tiêu tan bởi cản trước, nắp ca-pô và động cơ, và nó cần khoảng 30-40 phần nghìn giây để tác động đến người ngồi trên xe. Trong khi đó, lực tác động từ bên sườn xe chỉ bị ngăn bởi một lớp cửa mỏng và khoảng cách rất gần. Có nghĩa là túi khí bên phải bung ra trong khoảng 5-6 phần nghìn giây.
Phần lớn xe ôtô tại Việt Nam chỉ trang bị hai túi khí dành cho hàng ghế trên. Chỉ một số loại xe cao cấp như dòng E-class của Mercedes, Mondeo 2.5, BMW 325 và 525, là có 6 túi khí.
Không như với đai an toàn, việc lắp đặt túi khí trên xe gặp nhiều trở ngại về mặt chi phí. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải tính tới những yếu tố kỹ thuật như cần phải tạo phản ứng hóa học để có khí nitrogen trước khi bơm vào túi; cùng với thời gian, các túi khí còn giữ được tác dụng như ban đầu hay không.
Cẩn trọng với túi khí
Các chuyên gia về an toàn cảnh báo việc sử dụng túi khí luôn phải đi kèm với đai an toàn vì túi khí chỉ làm việc khi có va chạm từ phía trước ở tốc độ trên dưới 30 km/h. Tại Việt Nam, đã xảy ra sự việc túi khí không bung ra khi khách hàng đang lái thử xe đâm vào giải phân cách đường. Trong trường hợp chấn động từ phía sau hoặc ngang hông xe (dù túi khí bên đang dần trở nên thông dụng), chỉ đai an toàn có tác dụng bảo vệ bạn. Đai an toàn còn có tác dụng bảo vệ bạn khỏi những chấn thương gây ra bởi chính túi khí.
Có thể sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng quả thật túi khí, được làm bằng chất liệu nylon mềm, bơm đầy khí, lại đủ sức gây nên những tai nạn nghiêm trọng. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, túi khí bung ra với tốc độ 322 km/h, tương đương với tốc độ tối đa của một chiếc xe đua Công thức 1 hay còn nhanh hơn cả một cái chớp mắt. Với lực nén như vậy, túi khí hoàn toàn có thể khiến một người trưởng thành bị gãy xương. Vì thế, với trẻ dưới 12 tuổi, tốt nhất là cho ngồi ở hàng ghế phía sau. Hay với trẻ khoảng một năm tuổi, không bao giờ nên cho ngồi ở hàng ghế trước trên xe có gắn túi khí bên.
Các tính toán cho thấy, nguy hiểm nhất là khu vực 5-8 cm tính từ ngực người lái và hành khách phía trước tới chỗ đặt túi khí. Khoảng cách an toàn tối thiểu phải là 25 cm. Hãy điều chỉnh ghế ngồi lùi lại hoặc ngả lưng ghế về phía sau một chút để không ngồi quá gần với túi khí.
X.O.
Việt Báo (Theo_VnExpress
Sự hiểu biết thấu đáo giúp chúng ta thoát khỏi hiểm nghèo.
[font="comic sans ms,sans-serif"]Túi khí - biện pháp an toàn cần thiết cho người sử dụng ôtô[/font]. Trong nhiều năm, đai an toàn gần như là một trong những biện pháp an toàn thụ động duy nhất trên xe hơi. Sau rất nhiều ý kiến khác nhau và những kiểm nghiệm trong thực tế, đai an toàn mới được phần lớn các quốc gia chấp nhận đưa vào trong quy định bắt buộc về an toàn giao thông. Các thống kê cho thấy việc sử dụng dây toàn đã giúp hàng ngàn mạng người thoát chết trong các vụ tai nạn.
Túi khí (airbag) đã được nghiên cứu từ lâu và được sử dụng lần đầu tiên cho máy bay, trong giai đoạn Thế chiến II. Cho tới tận thập kỷ 1980, loại túi khí sản xuất hàng loạt trang bị cho xe ôtô mới bắt đầu xuất hiện. Năm 1998, Mỹ là một trong những nước đi tiên phong khi yêu cầu toàn bộ xe hơi đều phải có ít nhất hai túi khí dành cho lái xe và hành khách phía trước.
Theo các số liệu, túi khí làm giảm 30% nguy cơ tử vong trong một va chạm trực tiếp từ phía trước. Thông thường, túi khí được gắn ở trong vô-lăng xe (dành cho người lái) và ở trước mặt hành khách ngồi ghế trên. Những chiếc xe hiện đại thường được trang bị cả túi khí ở thành cửa hai bên (side airbag) và túi khí trên cao bảo vệ đầu. Một vài chuyên gia cho rằng trong vòng vài năm tới, tiêu chuẩn cho xe ôtô sẽ là 6 hay thậm chí 8 túi khí.
Khi tai nạn xảy ra, nếu như đai an toàn tránh cho hành khách văng ra khỏi xe thì túi khí lại có công dụng như một tấm đệm lót giữa người ngồi trên xe và các vật cứng phía trước (phần lớn các lái xe tử nạn do ngực va phải vô-lăng xe). Thời gian để túi khí bung ra hoàn toàn chỉ vào khoảng 1/25 giây nhưng đó có thể là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất cuộc đời một người.
Vào thời điểm diễn ra va chạm, một bộ cảm biến có gắn máy đo gia tốc sẽ nhận biết mức độ tác động của lực va, sau đó kích hoạt để hệ thống bơm khí nitrogen vào trong túi khí đang được gấp gọn trong vô-lăng. Sau khoảng một giây, khí này từ từ thoát ra theo các lỗ rất nhỏ, túi khí xẹp xuống, giúp bạn có thể cử động.
Theo các kỹ sư, việc thiết kế túi khí bên khó hơn nhiều so với túi khí trước do với những va chạm ở đầu xe, phần lớn xung lực đã bị tiêu tan bởi cản trước, nắp ca-pô và động cơ, và nó cần khoảng 30-40 phần nghìn giây để tác động đến người ngồi trên xe. Trong khi đó, lực tác động từ bên sườn xe chỉ bị ngăn bởi một lớp cửa mỏng và khoảng cách rất gần. Có nghĩa là túi khí bên phải bung ra trong khoảng 5-6 phần nghìn giây.
Phần lớn xe ôtô tại Việt Nam chỉ trang bị hai túi khí dành cho hàng ghế trên. Chỉ một số loại xe cao cấp như dòng E-class của Mercedes, Mondeo 2.5, BMW 325 và 525, là có 6 túi khí.
Không như với đai an toàn, việc lắp đặt túi khí trên xe gặp nhiều trở ngại về mặt chi phí. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải tính tới những yếu tố kỹ thuật như cần phải tạo phản ứng hóa học để có khí nitrogen trước khi bơm vào túi; cùng với thời gian, các túi khí còn giữ được tác dụng như ban đầu hay không.
Cẩn trọng với túi khí
Các chuyên gia về an toàn cảnh báo việc sử dụng túi khí luôn phải đi kèm với đai an toàn vì túi khí chỉ làm việc khi có va chạm từ phía trước ở tốc độ trên dưới 30 km/h. Tại Việt Nam, đã xảy ra sự việc túi khí không bung ra khi khách hàng đang lái thử xe đâm vào giải phân cách đường. Trong trường hợp chấn động từ phía sau hoặc ngang hông xe (dù túi khí bên đang dần trở nên thông dụng), chỉ đai an toàn có tác dụng bảo vệ bạn. Đai an toàn còn có tác dụng bảo vệ bạn khỏi những chấn thương gây ra bởi chính túi khí.
Có thể sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên nhưng quả thật túi khí, được làm bằng chất liệu nylon mềm, bơm đầy khí, lại đủ sức gây nên những tai nạn nghiêm trọng. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, túi khí bung ra với tốc độ 322 km/h, tương đương với tốc độ tối đa của một chiếc xe đua Công thức 1 hay còn nhanh hơn cả một cái chớp mắt. Với lực nén như vậy, túi khí hoàn toàn có thể khiến một người trưởng thành bị gãy xương. Vì thế, với trẻ dưới 12 tuổi, tốt nhất là cho ngồi ở hàng ghế phía sau. Hay với trẻ khoảng một năm tuổi, không bao giờ nên cho ngồi ở hàng ghế trước trên xe có gắn túi khí bên.
Các tính toán cho thấy, nguy hiểm nhất là khu vực 5-8 cm tính từ ngực người lái và hành khách phía trước tới chỗ đặt túi khí. Khoảng cách an toàn tối thiểu phải là 25 cm. Hãy điều chỉnh ghế ngồi lùi lại hoặc ngả lưng ghế về phía sau một chút để không ngồi quá gần với túi khí.
X.O.
Việt Báo (Theo_VnExpress
Last edited by a moderator:
Lóck gì nừa bác. xe va chạm cửa nó có định vị như zin đâu. cửa bị va cham là bật ra cần gì khóa nưa. Cửa nhà bác bác đạp mạnh nó còn bung nữa là xecruze51A16652 nói:túi khí không bung thì là lỗi nhà sản xuất rồi. đang lăn tăn là tại sao cửa không lock ? cửa bung khi accident thì chất lượng xe có vấn đề
Vẫn ko khẳng định được chuyện bắt buộc phải cài dây an toàn thì túi khí mới bung, như nhiều bác nói.....Em nghĩ ko cài thì túi khí vẫn bung mới đúng chứ nhỉ?