Hạng C
2/4/08
915
519
93
Em ở Lào mấy năm rồi. Riêng Lào là nước có nhiều HD ký kết Liên vận với Việt Nam nhưng ko chấp nhận bằng lái xe Việt Nam phải đổi bằng tạm có thời hạn 1 năm, ngoài trừ các trường hợp đi theo đoàn có CSgt hướng dẫn. Mỹ thì càng ko dc.
Lào cho hay không là chuyện của Lào, cái đó gọi là luật địa phương và bác phải tuân thủ từng nơi, cũng như về VN không được sử dụng bằng nước ngoài mà phải đổi ra bằng VN theo thời hạn visa. Nhưng em phục bác nhất là chuyện bác ở Lào mà suy qua đến tận Mỹ và kết luận chắc nịch là không được, bác có chịu khó liếc vài trang mọi người comment chưa?
PS: vẫn câu hỏi cũ, sao có nhiều bác chém gió những thứ mình ko biết 1 cách mạnh mẽ như vậy.
 
  • Like
Reactions: target_locked
Hạng C
2/4/08
915
519
93
Bàn luật chút cho vui, qua tranh luận này em mới thấy rõ quan điểm của người dân khối "các nước đang phát triển" như VN, Lào... mang nặng tính "không ghi trong Luật = cấm", ngược lại nếu các bác sống ở các nước phát triển một thời gian đủ dài sẽ thấy nguyên tắc thượng tôn luật pháp là "không ghi trong Luật = cho phép). Nên nhiều bác cứ nhất định rằng Mỹ phải ghi "bằng lái VN được phép lái tạm thời tại Mỹ" thì mới chịu, trong khi người ta ghi rõ ràng là "bằng lái có giá trị tại nước sở tại thì được phép lái tạm thời trong thời gian ..... tháng" mà cứ khăng khăng như thế là không bao gồm VN.
Em có thời gian sống ở Úc nên phân tích thế này: việc cho phép lái xe bằng bằng lái nước sở tại chính là biện pháp khuyến khích du lịch, nhưng với điều kiện đó phải là bằng lái thật và hợp pháp của nước đó (bất kể là nước nghèo hay giàu, âu hay á, trừ khi có ghi rõ "cấm bằng lái VN"). Nếu bác có bằng lái VN hợp pháp (ko phải bằng giả) thì cứ yên tâm mà lái, tuân thủ đúng Luật thì có tai nạn cũng chẳng ai làm được gì bác, bác sẽ được hưởng sự công bằng khi phân định lỗi của phe nào.
Nhiều bác sẽ hỏi sao dễ dãi thế, vậy không lẽ cầm bằng lái giả VN qua lái cũng được à ? vì bọn cảnh sát Mỹ có kiểm tra được bằng lái tận Việt Nam là giả hay thật? Em xin thưa là có thể nói là như vậy, Luật pháp họ rất tôn trọng sự tự giác của công dân, bằng của nước khác giả hay thật cảnh sát sẽ không cần phải xác định, hoặc người dịch bằng lái cũng không cần phải biết thật hay giả (vì vấn đề này nằm ngoài khả năng của họ), họ chỉ đảm bảo là họ dịch đúng nội dung, còn giả hay thật là trách nhiệm của NGƯỜI SỞ HỮU BẰNG LÁI. Nhưng chính vì thế, nếu có tai nạn lớn xảy ra, lúc này nếu cần thiết họ sẽ dùng hàng loạt biện pháp để truy ra bằng của bác là giả hay thật tại nước của bạn, mà các bác hay nghe "hợp thức hoá lãnh sự" là thế, họ sẽ đề nghị lãnh sự quán tại địa phương xác nhận giả hay thật, sau đó lãnh sự sẽ có trách nhiệm kiểm tra với cơ quan quản lý nước sở tại để làm rõ. Nếu bằng của các bác là giả + và các bác gây tai nạn thì em xin thành thật chúc các bác may mắn, có thể chuẩn bị từ vài chục sấp USD tệ hơn là vài cuốn lịch ngồi gỡ chơi. Thậm chí nếu tai nạn không phải là lỗi của các bác, thì bác vẫn bị phạt theo các điều luật sử dụng bằng lái giả, chứ không phải lỗi của bác là xong việc.
Nói ra nhiều bác sẽ thấy ngạc nhiên với cơ chế "đảm bảo nội dung thật" như thế này. Ví dụ như lúc trước em cần công chứng sao y 1 văn bản (bằng đại học chẳng hạn), thì các bác biết em đi đâu để chứng thực sao y không ? Em chạy ra tiệm thuốc (Pharmacy), nhờ dược sỹ chứng vào là nội dung của bảo san giống nội dung bản chính là xong, trở thành sao y hợp pháp, dược sĩ đó sẽ chỉ chịu trách nhiệm nội dung giống nhau, trách nhiệm thật giả là do người yêu cầu tự chịu. Theo em nhớ thì có các ngành nghề đủ thẩm quyền để sao y hợp pháp ở Úc: dược sĩ, bác sĩ, cảnh sát, luật sư, quản lý ngân hàng (bank manager) và vài ngành nữa mà em ko nhớ rõ. Như trường hợp bằng lái Úc của em hết hạn mà em không thể quay lại Úc để gia hạn, em chỉ cần download cái form gia hạn từ xa, điền thông tin và dán hình mới cập nhật, sau đó đưa cho 1 người thuộc các ngành kể trên (tại VN) đóng dấu kí tên vào là xem như hợp lệ (trừ khi nó ghi rõ là không chấp nhận công chứng như thế đối với VN, may mắn là nó không ghi).
Ví dụ khác về đậu xe, khi em tìm chỗ đậu xem em chỉ xem là có bảng cấm hay không, nếu có thì cụ thể cấm giờ nào... nếu không tìm được bảng cấm thì hiển nhiên em sẽ được đậu xe tại đó. Ngoài ra bảng cấm phải có tính lập lại liên tục, không có chuyện cắm bảng cấm đầu đường, không lập lại bảng mà phạt được người ta đậu cuối đường. Nếu trường hợp này có do sơ sót của chính quyền thì người bị phạt chỉ cần khiếu nại , hoặc xa hơn là kiện ra toà , nếu hợp lý là xoá phạt và cơ quan quản lý sẽ phải khắc phục.
Ví dụ khác nữa là em hoàn toàn không thấy khái niệm đường đồng cấp và khái niệm xe nào vào giao lộ trước là được ưu tiên, vì như vậy chắc chắn sẽ không phân định được ai đúng ai sai khi có sự cố nếu không có camera ghi lại cụ thể. Họ phân rõ các cấp ưu tiên: đèn xanh đỏ, STOP, GIVE WAY, thêm 2 trường hợp chữ T (ngã ba) và khi vào bùng binh phải nhường 1 bên cố định là thành nguyên tắc ưu tiên tại giao lộ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
18/8/14
1.116
425
83
45
Bàn luật chút cho vui, qua tranh luận này em mới thấy rõ quan điểm của người dân khối "các nước đang phát triển" như VN, Lào... mang nặng tính "không ghi trong Luật = cấm", ngược lại nếu các bác sống ở các nước phát triển một thời gian đủ dài sẽ thấy nguyên tắc thượng tôn luật pháp là "không ghi trong Luật = cho phép). Nên nhiều bác cứ nhất định rằng Mỹ phải ghi "bằng lái VN được phép lái tạm thời tại Mỹ" thì mới chịu, trong khi người ta ghi rõ ràng là "bằng lái có giá trị tại nước sở tại thì được phép lái tạm thời trong thời gian ..... tháng" mà cứ khăng khăng như thế là không bao gồm VN.
Em có thời gian sống ở Úc nên phân tích thế này: việc cho phép lái xe bằng bằng lái nước sở tại chính là biện pháp khuyến khích du lịch, nhưng với điều kiện đó phải là bằng lái thật và hợp pháp của nước đó (bất kể là nước nghèo hay giàu, âu hay á, trừ khi có ghi rõ "cấm bằng lái VN"). Nếu bác có bằng lái VN hợp pháp (ko phải bằng giả) thì cứ yên tâm mà lái, tuân thủ đúng Luật thì có tai nạn cũng chẳng ai làm được gì bác, bác sẽ được hưởng sự công bằng khi phân định lỗi của phe nào.
Nhiều bác sẽ hỏi sao dễ dãi thế, vậy không lẽ cầm bằng lái giả VN qua lái cũng được à ? vì bọn cảnh sát Mỹ có kiểm tra được bằng lái tận Việt Nam là giả hay thật? Em xin thưa là có thể nói là như vậy, Luật pháp họ rất tôn trọng sự tự giác của công dân, bằng của nước khác giả hay thật cảnh sát sẽ không cần phải xác định, hoặc người dịch bằng lái cũng không cần phải biết thật hay giả (vì vấn đề này nằm ngoài khả năng của họ), họ chỉ đảm bảo là họ dịch đúng nội dung, còn giả hay thật là trách nhiệm của NGƯỜI SỞ HỮU BẰNG LÁI. Nhưng chính vì thế, nếu có tai nạn lớn xảy ra, lúc này nếu cần thiết họ sẽ dùng hàng loạt biện pháp để truy ra bằng của bác là giả hay thật tại nước của bạn, mà các bác hay nghe "hợp thức hoá lãnh sự" là thế, họ sẽ đề nghị lãnh sự quán tại địa phương xác nhận giả hay thật, sau đó lãnh sự sẽ có trách nhiệm kiểm tra với cơ quan quản lý nước sở tại để làm rõ. Nếu bằng của các bác là giả + và các bác gây tai nạn thì em xin thành thật chúc các bác may mắn, có thể chuẩn bị từ vài chục sấp USD tệ hơn là vài cuốn lịch ngồi gỡ chơi. Thậm chí nếu tai nạn không phải là lỗi của các bác, thì bác vẫn bị phạt theo các điều luật sử dụng bằng lái giả, chứ không phải lỗi của bác là xong việc.
Nói ra nhiều bác sẽ thấy ngạc nhiên với cơ chế "đảm bảo nội dung thật" như thế này. Ví dụ như lúc trước em cần công chứng sao y 1 văn bản (bằng đại học chẳng hạn), thì các bác biết em đi đâu để chứng thực sao y không ? Em chạy ra tiệm thuốc (Pharmacy), nhờ dược sỹ chứng vào là nội dung của bảo san giống nội dung bản chính là xong, trở thành sao y hợp pháp, dược sĩ đó sẽ chỉ chịu trách nhiệm nội dung giống nhau, trách nhiệm thật giả là do người yêu cầu tự chịu. Theo em nhớ thì có các ngành nghề đủ thẩm quyền để sao y hợp pháp ở Úc: dược sĩ, bác sĩ, cảnh sát, luật sư, quản lý ngân hàng (bank manager) và vài ngành nữa mà em ko nhớ rõ. Như trường hợp bằng lái Úc của em hết hạn mà em không thể quay lại Úc để gia hạn, em chỉ cần download cái form gia hạn từ xa, điền thông tin và dán hình mới cập nhật, sau đó đưa cho 1 người thuộc các ngành kể trên (tại VN) đóng dấu kí tên vào là xem như hợp lệ (trừ khi nó ghi rõ là không chấp nhận công chứng như thế đối với VN, may mắn là nó không ghi).
Ví dụ khác về đậu xe, khi em tìm chỗ đậu xem em chỉ xem là có bảng cấm hay không, nếu có thì cụ thể cấm giờ nào... nếu không tìm được bảng cấm thì hiển nhiên em sẽ được đậu xe tại đó. Ngoài ra bảng cấm phải có tính lập lại liên tục, không có chuyện cắm bảng cấm đầu đường, không lập lại bảng mà phạt được người ta đậu cuối đường. Nếu trường hợp này có do sơ sót của chính quyền thì người bị phạt chỉ cần khiếu nại , hoặc xa hơn là kiện ra toà , nếu hợp lý là xoá phạt và cơ quan quản lý sẽ phải khắc phục.
Ví dụ khác nữa là em hoàn toàn không thấy khái niệm đường đồng cấp và khái niệm xe nào vào giao lộ trước là được ưu tiên, vì như vậy chắc chắn sẽ không phân định được ai đúng ai sai khi có sự cố nếu không có camera ghi lại cụ thể. Họ phân rõ các cấp ưu tiên: đèn xanh đỏ, STOP, GIVE WAY, thêm 2 trường hợp chữ T (ngã ba) và khi vào bùng binh phải nhường 1 bên cố định là thành nguyên tắc ưu tiên tại giao lộ.
đúng là bọn TB nó quy ra cá nhân chịu trách nhiệm chính về bằng lái của mình. Muốn dịch bằng lái hay giấy tờ gì ở Mẽo bác cứ tự dịch, ký tên mình , ra ngân hàng mà mình có tài khoản nhờ nó ký xác nhận là chữ ký của mình là xong. Luật nó quy định là lái xe phải có bằng lái hợp lệ theo quy định của Tiểu bang, tự người lái sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ bằng lái của mình, và nó cũng quy định lái xe bằng lái không hợp lệ coi như không có bằng lái, bị truy tố ra tòa và xử tù.
Trường hợp người VN dùng bằng lái VN để lái xe ở Mẽo, khi vi phạm GT hay tai nạn, thì bản thân người lái sẽ phải chứng minh bằng lái mình hợp lệ khi lái xe ở đó với quan tòa. Người VN thì Cơ quan cấp bằng lái VN đã xác nhận là bằng này chưa có giá trị lái xe ở các nước khác... thì khả năng rất cao zô tù khi dùng bằng này lái xe .
 
Hạng C
2/4/08
915
519
93
đúng là bọn TB nó quy ra cá nhân chịu trách nhiệm chính về bằng lái của mình. Muốn dịch bằng lái hay giấy tờ gì ở Mẽo bác cứ tự dịch, ký tên mình , ra ngân hàng mà mình có tài khoản nhờ nó ký xác nhận là chữ ký của mình là xong. Luật nó quy định là lái xe phải có bằng lái hợp lệ theo quy định của Tiểu bang, tự người lái sẽ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ bằng lái của mình, và nó cũng quy định lái xe bằng lái không hợp lệ coi như không có bằng lái, bị truy tố ra tòa và xử tù.
Trường hợp người VN dùng bằng lái VN để lái xe ở Mẽo, khi vi phạm GT hay tai nạn, thì bản thân người lái sẽ phải chứng minh bằng lái mình hợp lệ khi lái xe ở đó với quan tòa. Người VN thì Cơ quan cấp bằng lái VN đã xác nhận là bằng này chưa có giá trị lái xe ở các nước khác... thì khả năng rất cao zô tù khi dùng bằng này lái xe .
Bác nói đúng ý em. Ngoài ra xin lưu ý là ở 1 số nước thì chạy xe sử dụng bằng giả tội còn nặng hơn chạy xe không có bằng lái nhé. Nên các bác có ý định sử dụng bằng VN giả để lái xe khi đi du lịch ở Mỹ hay Úc thì nên suy nghĩ kĩ, đừng thiếu hiểu biết mà ôm hận. Còn nếu tự tin và chắc chắn là bằng thật (bằng PET mới của VN có thể kiểm tra trên web của bộ GTVT) thì cứ chạy vô tư, miễn là luật ở địa phương đó cho phép, đồng chấp hành đủ các điều kiện và yêu cầu của địa phương đó (như phải dịch qua tiếng Anh nếu bằng lái ko có tiếng Anh chẳng hạn....). Còn đia phương nào cho phép hay ko và cần điều kiện gì thì các bác lên cơ quan quản lý về giao thông là có, hoặc thế nào cũng có email hoặc dt để hỏi trực tiếp.
 
Tập Lái
19/3/12
11
14
3
Em cũng lăn tăn vụ bằng lái lắm nhưng cũng liều một phen... em đi công tác bên mẽo vào năm 2006, Visa type B1,em không có IDL nhưng chuẩn bị sẵn bản dịch công chứng. Em đến Hert để thuê xe tự lái. Họ yêu cầu đưa bằng lái VN rồi em thấy họ so với 1 template và giao xe cho em. Mừng quýnh.
Một buổi cuối tuần đi trên parkway từ NYC về Fishskill city..em bị dính speedcheck... một chú police chay sau em và bật đèn thế là em tấp vào lề. Chú ấy đến bên cửa xe, một tay đặt lên súng tay kia ra hiệu cho em kéo cửa xuống. Chú ấy nói em chạy quá tốc độ và yêu cầu đưa id và bằng lái. Em đưa passport và bằng vn cho chú ấy. Chú điện đàm một lúc em nghe dc chú ấy đọc số passport của em... khoảng 5p sau chú lại nói chuyện qua điện đàm rồi đưa lại passport và bằng lái cho em không quên dặn chạy đúng tốc độ (cho phép 50mph mà em chạy 60mph). Em vừa mừng vì ko bị phạt mhu7ng vừa lo vì sợ bị đưa vào blacklist rồi sau này ko nhập cảnh vào mẽo đc nữa. Nhưng sau đó em có xin visa vào mẽo 2 lần nữa nhưng lại có vẻ dễ hơn. Khi phỏng vấn visa chẳng bị hỏi vặn vẹo gì hết.

Năm 2010 em có đi ctac bên Đức và cũng háo hức đc lái xe trên autoban lắm. Em đến thuê xe ở của AVIS và họ cũng chỉ check bằng lái vn của em ( vẫn là bằng giấy nhé). Autoban ở Đức nay nhiều chỗ cũng bị giới hạn tốc độ rồi (120kmh nhé). Có nhiều lúc đang chạy ở tốc độ 180kmh thế mà vẫn có mấy chú chạy moto BMW vượt mặt và mắt hút trong chốc lát. Kinh thật.

Mình có người bạn vn đi công tác bên Malai. Anh ta cung thuê xe tự lái... có hôm bị CS nước bạn chăn lại vào ban đêm, đưa 40 ringit là đi...
 
Hạng D
17/3/05
1.745
8.186
113
52
MFC
Nói chung ai có điều kiện ra NN và thuê xe đc thì cứ thuê mà đi
kệ mịa mấy con nhặng ngồi dưới giếng !

ps : riêng Nhật thì em xác nhận họ không chấp nhận bằng VN các kiểu do VN chưa tham gia công ước giao thôg gì đó với họ
nhung Lào, Kam thì vẫn ok :(
 
  • Like
Reactions: hungoluv
Hạng C
2/4/08
915
519
93
Em cũng lăn tăn vụ bằng lái lắm nhưng cũng liều một phen... em đi công tác bên mẽo vào năm 2006, Visa type B1,em không có IDL nhưng chuẩn bị sẵn bản dịch công chứng. Em đến Hert để thuê xe tự lái. Họ yêu cầu đưa bằng lái VN rồi em thấy họ so với 1 template và giao xe cho em. Mừng quýnh.
Một buổi cuối tuần đi trên parkway từ NYC về Fishskill city..em bị dính speedcheck... một chú police chay sau em và bật đèn thế là em tấp vào lề. Chú ấy đến bên cửa xe, một tay đặt lên súng tay kia ra hiệu cho em kéo cửa xuống. Chú ấy nói em chạy quá tốc độ và yêu cầu đưa id và bằng lái. Em đưa passport và bằng vn cho chú ấy. Chú điện đàm một lúc em nghe dc chú ấy đọc số passport của em... khoảng 5p sau chú lại nói chuyện qua điện đàm rồi đưa lại passport và bằng lái cho em không quên dặn chạy đúng tốc độ (cho phép 50mph mà em chạy 60mph). Em vừa mừng vì ko bị phạt mhu7ng vừa lo vì sợ bị đưa vào blacklist rồi sau này ko nhập cảnh vào mẽo đc nữa. Nhưng sau đó em có xin visa vào mẽo 2 lần nữa nhưng lại có vẻ dễ hơn. Khi phỏng vấn visa chẳng bị hỏi vặn vẹo gì hết.

Năm 2010 em có đi ctac bên Đức và cũng háo hức đc lái xe trên autoban lắm. Em đến thuê xe ở của AVIS và họ cũng chỉ check bằng lái vn của em ( vẫn là bằng giấy nhé). Autoban ở Đức nay nhiều chỗ cũng bị giới hạn tốc độ rồi (120kmh nhé). Có nhiều lúc đang chạy ở tốc độ 180kmh thế mà vẫn có mấy chú chạy moto BMW vượt mặt và mắt hút trong chốc lát. Kinh thật.

Mình có người bạn vn đi công tác bên Malai. Anh ta cung thuê xe tự lái... có hôm bị CS nước bạn chăn lại vào ban đêm, đưa 40 ringit là đi...
Vụ chạy quá tốc độ thì các bác phải thật cẩn thận vì chạy quá một ít thì không sao, chỉ đóng phạt là xong (nếu các bác thuê xe rồi trả xe về nước thì bọn thuê xe sẽ charge thẳng tiền phạt vào thẻ tín dụng của bác vì lúc thuê xe bác có kí vào các hợp đồng có khoảng này), nhưng nếu chạy quá 1 mức độ giới hạn nào đó thì tội sẽ chuyển sang rất nặng, cảnh sát có thể bắt giam và đưa bác ra toà chứ ko đơn giản là đóng phạt.
Ngoài ra lưu ý là khi bị cảnh sát dừng, nếu bác nào không rành tiếng Anh thì lưu ý các điều sau:
- Trả số xe về P (parking).
- chuẩn bị đưa giấy tờ khi có yêu cầu (cứ nghe loáng thoáng license thì đưa.)
- 2 tay đặt trên vô lăng cho tụi nó thấy.
- quan trọng nhất là không được bước ra khỏi xe nếu ko có yêu cầu, bước ra sớ rớ coi chừng bị bắn vì tụi nó tưởng bác tấn công.
Một số nơi cảnh sát rất kì thị người da đen và vàng, nhưng các bác cứ theo luật mà làm thì tụi nó ko làm dc gì, còn làm khác 1 chút thì cũng dễ bị kiếm chuyện.
@son.tran: bác vào os từ 2012 mà hôm nay mới viết bài số 1, em phục bác thật hehe.
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
31/8/14
25
13
3
Các bác nào nói bằng PET nhựa mới của VN được sử dụng nước ngoài thì coi lại nhé.

Lý thuyết là không được vì : Việt Nam vẫn chưa gia nhập danh sách các nước ký công ước Geneva 1949 và Vienna 1968 về giao thông đường bộ nhé. Công ước về các nước gia nhập tổ chức chấp nhận bằng lái quốc tế. Nhưng cũng tùy nước sở tại, nếu nó đồng ý thì được phép.

Mấy chỗ cho thuê xe nó cho bác thuê là chuyện cho thuê thôi, miễn nó thấy bác có bằng lái và ngôn ngữ trên bằng lái phù hợp với ngôn ngữ tại nước sở tại là ổn. Nhưng khi bác gặp police lại là chuyện khác ah, thường police chỉ nhắc nhở thôi nếu bác vi phạm lỗi nhẹ, và không phạt vì họ biết lái xe là người nước ngoài. Còn nặng là vô bốt hết.

Em đã từng lái tại Mỹ, Singapore, New Zealand, Philipine từng hỏi nhiều văn phòng cảnh sát giao thông ở nước họ thì đều chỉ cùng 1 ý, du lịch ngắn không sao, nhưng dài hạn thì phải xin chuyển/đổi sang bằng lái tại nước đó, chi phí cũng rẻ thôi ah.



 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
20/6/12
224
29
18
Vụ chạy quá tốc độ thì các bác phải thật cẩn thận vì chạy quá một ít thì không sao, chỉ đóng phạt là xong (nếu các bác thuê xe rồi trả xe về nước thì bọn thuê xe sẽ charge thẳng tiền phạt vào thẻ tín dụng của bác vì lúc thuê xe bác có kí vào các hợp đồng có khoảng này), nhưng nếu chạy quá 1 mức độ giới hạn nào đó thì tội sẽ chuyển sang rất nặng, cảnh sát có thể bắt giam và đưa bác ra toà chứ ko đơn giản là đóng phạt.
Ngoài ra lưu ý là khi bị cảnh sát dừng, nếu bác nào không rành tiếng Anh thì lưu ý các điều sau:
- Trả số xe về P (parking).
- chuẩn bị đưa giấy tờ khi có yêu cầu (cứ nghe loáng thoáng license thì đưa.)
- 2 tay đặt trên vô lăng cho tụi nó thấy.
- quan trọng nhất là không được bước ra khỏi xe nếu ko có yêu cầu, bước ra sớ rớ coi chừng bị bắn vì tụi nó tưởng bác tấn công.
Một số nơi cảnh sát rất kì thị người da đen và vàng, nhưng các bác cứ theo luật mà làm thì tụi nó ko làm dc gì, còn làm khác 1 chút thì cũng dễ bị kiếm chuyện.
@son.tran: bác vào os từ 2012 mà hôm nay mới viết bài số 1, em phục bác thật hehe.
Vì vi phạm luật GT là coi như phạm tội bi truy tố ra tòa, các lỗi như sử dụng lái xe không hợp lệ là bị tạm giữ , lúc đó cảnh sát sẽ báo bác xuống xe, khi xuống xe phải giơ 2 tay thẳng qua khỏi đầu, thông thường như phạm tội hình sự police sẽ nói ""You have the right to remain silent. Anything you say can and will be used against you in a court of law. You have the right to an attorney present during questioning. If you cannot afford an attorney, one will be appointed for you. Do you understand these rights?", bác nên trả lời yes
.....và nó sẽ bắt đứng dựa vào xe dạng 2 chân ra 2 tay đưa lên, sau khi xét không có vũ khí , police sẽ còng lại đưa lên xe của họ về đồn. Mọi hành động chống đối đều có thể ăn đạn.Lúc về đồn bác có thể xin phép điện cho người nhà nhờ luật sư hay tiến hành đóng tiền bảo lãnh chờ ngày tòa xử. Trường hợp bác không biết tiếng Anh, không có luật sư , họ sẽ có phiên dịch, luật sư cho bác, và bác sẽ trả tiền ...với giá hợp lý khi tòa xét xử :3duongbia:
 
Hạng C
2/4/08
915
519
93
Các bác nào nói bằng PET nhựa mới của VN được sử dụng nước ngoài thì coi lại nhé.

Lý thuyết là không được vì : Việt Nam vẫn chưa gia nhập danh sách các nước ký công ước Geneva 1949 và Vienna 1968 về giao thông đường bộ nhé. Công ước về các nước gia nhập tổ chức chấp nhận bằng lái quốc tế. Nhưng cũng tùy nước sở tại, nếu nó đồng ý thì được phép.

Mấy chỗ cho thuê xe nó cho bác thuê là chuyện cho thuê thôi, miễn nó thấy bác có bằng lái và ngôn ngữ trên bằng lái phù hợp với ngôn ngữ tại nước sở tại là ổn. Nhưng khi bác gặp police lại là chuyện khác ah, thường police chỉ nhắc nhở thôi nếu bác vi phạm lỗi nhẹ, và không phạt vì họ biết lái xe là người nước ngoài. Còn nặng là vô bốt hết.

Em đã từng lái tại Mỹ, Singapore, New Zealand, Philipine từng hỏi nhiều văn phòng cảnh sát giao thông ở nước họ thì đều chỉ cùng 1 ý, du lịch ngắn không sao, nhưng dài hạn thì phải xin chuyển/đổi sang bằng lái tại nước đó, chi phí cũng rẻ thôi ah.

Hình như anh chưa đọc mọi người nói gì thì phải, đang nói lái ngắn hạn 1 vài tháng khi đi du lịch chứ không ai nói là dài hạn. Ngay có có bằng quốc tế và có vào công ước thì bằng lái quốc tế cũng mang tính ngắn hạn chứ gần như không nước phát triển nào chấp nhận việc lái lâu dài, vì việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lý an toàn giao thông ở nước họ.