Hạng B2
15/5/19
227
680
94
36
Nếu vì lí do bất khả kháng xe phải dừng xe lại trên cao tốc thì các bác sẽ làm gì để cảnh báo cho các xe phía sau và đảm bảo an toàn cho bản thân?

Screen Shot 2023-07-24 at 15.32.48.png


Gần đây đọc tin tức thấy xảy ra 2 vụ tai nạn khi xe dừng trên cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết.

bgt-2021-xekhach10-1690168640-width880height613.jpg


Hay như trường hợp trong video đây, mưa quá to nhiều người lái yếu hay không đủ tự tin để chạy nên tấp vào làn dừng khẩn cấp hoặc giả sử chẳng may xe gặp sự cố (thủng bánh, hết xăng, báo lỗi) không thể chạy tiếp, thì phải làm sao để đủ an toàn cho xe đang dừng và đúng luật? Nhất là hiện nay cho dù có làn khẩn cấp nhưng các xe cứ lao vào làn khẩn cấp rất nguy hiểm!


Chuyện này mình nhớ có trong thi bằng lái, có câu trong lý thuyết thế này "Trong trường hợp bất khả kháng, khi dừng xe trên làn dừng khẩn cấp trên cao tốc thì người lái xe phải sử lý thế nào?"
  • Bật đèn cảnh báo sự cố, di chuyển phương tiện di chuyển đến vị trí sát lề
  • Sử dụng các thiết bị cảnh báo như chóp nón, biển báo, đèn chớp,... đặt ở phía sau xe để cảnh báo các xe khác
  • Gọi điện thoại khẩn cấp của đường cao tốc để được hỗ trợ nếu xe gặp sự cố, tai nạn, hoặc các trường hợp khẩn cấp không thể di chuyển bình thường
Lý thuyết là thế, còn thực tế thì khác, mình thấy có những cách sau:

1. Cố tấp lề, mở đèn cảnh báo, có đồ gì trên xe to to thì để cách xa xe khoảng trên 20-30m và cầu mong xe khác nó thấy nó tránh thôi.

Screen Shot 2023-07-24 at 15.30.26.png

Một tài xế xử lý khi xe gặp sự cố trên cao tốc không có làn dừng khẩn cấp Trung Lương - Mỹ Thuận
2. Trên xe luôn thủ sẵn bộ Kit khẩn cấp, khi xe gặp sự cố, tấp sát vào lề phải, dùng tam giác phản quang và đèn cảnh báo đặt cách đuôi xe khỏang 30-50m, bật đèn khẩn cấp, gọi điện thoại khẩn cấp của đường cao tốc hoặc xe cứu hộ đến ứng cứu.

cao toc-.jpg


Theo khuyến cáo của CSGT, để tránh những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, khi buộc phải dừng khẩn cấp trên đường cao tốc, cần chú ý một số nguyên tắc sau:

1. Đỗ xe ra khỏi làn xe chạy

Dù xe gặp sự cố gì, hãy cố gắng đưa xe nằm trọn vẹn trong làn dừng khẩn cấp, không lấn ra làn xe chạy. Nếu xe hết xăng giữa đường hay vì một lý do nào đó động cơ không thể khởi động thì thậm chí bạn phải đẩy xe vào lề đường. Khi một phần thân xe vẫn nằm trên làn xe chạy thì rất khó cho các phương tiện khác để điều tiết tốc độ cũng như chuyển làn.

2. Bật đèn khẩn cấp

Đây là một trong những trường hợp đèn khẩn cấp phát huy tác dụng tốt nhất. Việc nháy đều hai đèn xi-nhan sẽ giúp tài xế khác nhận biết nhanh nhất xe của bạn đang gặp vấn đề. Nhiều người chỉ bật xi-nhan bên phải như dừng bình thường trên phố, như vậy là sai lầm. Bất cứ khi nào phải đỗ xe trên lề đường, dù là đường quốc lộ hay cao tốc, cũng nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Đây còn là quy định trong luật giao thông, khi dừng khẩn cấp trên cao tốc phải có đèn cảnh báo cho các phương tiện khác.

cuu ho tren cao toc.jpg


3. Hạn chế người trên xe

Nếu xe gặp sự cố có thể khắc phục tại chỗ như thay lốp, những người có kỹ năng xuống xe xem xét, những người còn lại cũng không nên ngồi lại mà ra khỏi xe. Cách tốt nhất là bước ra phía sau lan can đường hoặc khu vực càng xa làn đường xe chạy càng tốt. Như vậy khả năng an toàn cho bạn sẽ cao hơn.

4. Những vật dụng cảnh báo nguy hiểm

Nếu xe bạn không được trang bị sẵn một số vật dụng cảnh báo nguy hiểm như tam giác phản quang thì hãy tự trang bị thêm những vật dụng sau: tam giác phản sáng, cọc tiêu hình nón, đèn nháy, áo phản quang. Những người thường xuyên đi đêm đường dài có thể tự chuẩn bị cả loại đèn dựng đứng phát sáng nhấp nháy dạng cột.

tam giac phan quang.jpeg

5. Cách sử dụng các vật dụng cảnh báo nguy hiểm

Sau khi bật đèn cảnh báo trên xe, tài xế tiến hành mặc bộ đồ phản quang, ngay cả ban ngày cũng nên mặc áo này để tăng khả năng nhận biết.

Tùy thuộc tốc độ lưu thông trên đường, tài xế đặt tam giác phản quang cách xe từ vài chục tới 100-150 m. Dọc đường từ tam giác phản quang tới xe xếp cọc tiêu hình nón cách đều nhau, tạo thành một barrier di động, ngăn xe khác lao vào vùng có xe gặp vấn đề.

Nếu trời tối, đặt thêm loại đèn nháy ở nơi có tam giác phản quang và cả nơi đỗ xe khẩn cấp. Nếu trên xe có nhiều người thì nên cử vài người cầm đèn tại điểm đầu tiên và một vài vị trí tới gần xe để tăng khả năng nhận biết.

Tốt nhất nên có vài chiếc tam giác phản quang, 5-6 cọc tiêu, 2 đèn nháy và một vài bộ phản quang. Những vật dụng này khi xếp gọn tốn rất ít diện tích ở cốp xe.

6. Không cố sửa xe bằng mọi cách

Sau khi thử kiểm tra tình trạng, nếu thấy không thể sửa chữa thì không nên cố gắng. Thời gian ngồi trên lòng đường cao tốc càng lâu, rủi ro càng tăng, nhất là trong đêm tối, tầm nhìn giảm. Cách tốt nhất là tìm nơi an toàn cách xa làn xe chạy và gọi cứu hộ.

Nếu gặp trường hợp bất khả kháng phải dừng xe lại giữa cao tốc, các bác sẽ xử trí sao cho an toàn và an tâm nhất?
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
15/5/19
122
573
94
Tầm đó thì túm được cái gì để xa xe nhất có thể thì túm, mở đèn khẩn cấp lên rồi. Rồi né vô lề cầu trời khấn phật
 
Hạng C
19/8/12
750
365
63
32
TP HCM - Pleiku
Chuyện cao tốc có sự cố phải dừng/ kẹt xe là bình thường thôi, tôi ở UK hệt thống cao tốc nó có biển thông báo/ điều chỉnh tốc độ liên tục tới cái đoạn xếp hàng thì xe đã giảm tốc độ thì hạn chế được việc tông nhau liên hoàn khá nhiều.
 
Hạng D
25/3/19
1.037
1.852
116
44
Nếu vì lí do bất khả kháng xe phải dừng xe lại trên cao tốc thì các bác sẽ làm gì để cảnh báo cho các xe phía sau và đảm bảo an toàn cho bản thân?

View attachment 2983309

Gần đây đọc tin tức thấy xảy ra 2 vụ tai nạn khi xe dừng trên cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết.

View attachment 2983333

Hay như trường hợp trong video đây, mưa quá to nhiều người lái yếu hay không đủ tự tin để chạy nên tấp vào làn dừng khẩn cấp hoặc giả sử chẳng may xe gặp sự cố (thủng bánh, hết xăng, báo lỗi) không thể chạy tiếp, thì phải làm sao để đủ an toàn cho xe đang dừng và đúng luật? Nhất là hiện nay cho dù có làn khẩn cấp nhưng các xe cứ lao vào làn khẩn cấp rất nguy hiểm!


Chuyện này mình nhớ có trong thi bằng lái, có câu trong lý thuyết thế này "Trong trường hợp bất khả kháng, khi dừng xe trên làn dừng khẩn cấp trên cao tốc thì người lái xe phải sử lý thế nào?"
  • Bật đèn cảnh báo sự cố, di chuyển phương tiện di chuyển đến vị trí sát lề
  • Sử dụng các thiết bị cảnh báo như chóp nón, biển báo, đèn chớp,... đặt ở phía sau xe để cảnh báo các xe khác
  • Gọi điện thoại khẩn cấp của đường cao tốc để được hỗ trợ nếu xe gặp sự cố, tai nạn, hoặc các trường hợp khẩn cấp không thể di chuyển bình thường
Lý thuyết là thế, còn thực tế thì khác, mình thấy có những cách sau:

1. Cố tấp lề, mở đèn cảnh báo, có đồ gì trên xe to to thì để cách xa xe khoảng trên 20-30m và cầu mong xe khác nó thấy nó tránh thôi.

View attachment 2983310
Một tài xế xử lý khi xe gặp sự cố trên cao tốc không có làn dừng khẩn cấp Trung Lương - Mỹ Thuận
2. Trên xe luôn thủ sẵn bộ Kit khẩn cấp, khi xe gặp sự cố, tấp sát vào lề phải, dùng tam giác phản quang và đèn cảnh báo đặt cách đuôi xe khỏang 30-50m, bật đèn khẩn cấp, gọi điện thoại khẩn cấp của đường cao tốc hoặc xe cứu hộ đến ứng cứu.

View attachment 2983344

Theo khuyến cáo của CSGT, để tránh những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, khi buộc phải dừng khẩn cấp trên đường cao tốc, cần chú ý một số nguyên tắc sau:

1. Đỗ xe ra khỏi làn xe chạy

Dù xe gặp sự cố gì, hãy cố gắng đưa xe nằm trọn vẹn trong làn dừng khẩn cấp, không lấn ra làn xe chạy. Nếu xe hết xăng giữa đường hay vì một lý do nào đó động cơ không thể khởi động thì thậm chí bạn phải đẩy xe vào lề đường. Khi một phần thân xe vẫn nằm trên làn xe chạy thì rất khó cho các phương tiện khác để điều tiết tốc độ cũng như chuyển làn.

2. Bật đèn khẩn cấp

Đây là một trong những trường hợp đèn khẩn cấp phát huy tác dụng tốt nhất. Việc nháy đều hai đèn xi-nhan sẽ giúp tài xế khác nhận biết nhanh nhất xe của bạn đang gặp vấn đề. Nhiều người chỉ bật xi-nhan bên phải như dừng bình thường trên phố, như vậy là sai lầm. Bất cứ khi nào phải đỗ xe trên lề đường, dù là đường quốc lộ hay cao tốc, cũng nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Đây còn là quy định trong luật giao thông, khi dừng khẩn cấp trên cao tốc phải có đèn cảnh báo cho các phương tiện khác.

View attachment 2983339

3. Hạn chế người trên xe

Nếu xe gặp sự cố có thể khắc phục tại chỗ như thay lốp, những người có kỹ năng xuống xe xem xét, những người còn lại cũng không nên ngồi lại mà ra khỏi xe. Cách tốt nhất là bước ra phía sau lan can đường hoặc khu vực càng xa làn đường xe chạy càng tốt. Như vậy khả năng an toàn cho bạn sẽ cao hơn.

4. Những vật dụng cảnh báo nguy hiểm

Nếu xe bạn không được trang bị sẵn một số vật dụng cảnh báo nguy hiểm như tam giác phản quang thì hãy tự trang bị thêm những vật dụng sau: tam giác phản sáng, cọc tiêu hình nón, đèn nháy, áo phản quang. Những người thường xuyên đi đêm đường dài có thể tự chuẩn bị cả loại đèn dựng đứng phát sáng nhấp nháy dạng cột.


5. Cách sử dụng các vật dụng cảnh báo nguy hiểm

Sau khi bật đèn cảnh báo trên xe, tài xế tiến hành mặc bộ đồ phản quang, ngay cả ban ngày cũng nên mặc áo này để tăng khả năng nhận biết.

Tùy thuộc tốc độ lưu thông trên đường, tài xế đặt tam giác phản quang cách xe từ vài chục tới 100-150 m. Dọc đường từ tam giác phản quang tới xe xếp cọc tiêu hình nón cách đều nhau, tạo thành một barrier di động, ngăn xe khác lao vào vùng có xe gặp vấn đề.

Nếu trời tối, đặt thêm loại đèn nháy ở nơi có tam giác phản quang và cả nơi đỗ xe khẩn cấp. Nếu trên xe có nhiều người thì nên cử vài người cầm đèn tại điểm đầu tiên và một vài vị trí tới gần xe để tăng khả năng nhận biết.

Tốt nhất nên có vài chiếc tam giác phản quang, 5-6 cọc tiêu, 2 đèn nháy và một vài bộ phản quang. Những vật dụng này khi xếp gọn tốn rất ít diện tích ở cốp xe.

6. Không cố sửa xe bằng mọi cách

Sau khi thử kiểm tra tình trạng, nếu thấy không thể sửa chữa thì không nên cố gắng. Thời gian ngồi trên lòng đường cao tốc càng lâu, rủi ro càng tăng, nhất là trong đêm tối, tầm nhìn giảm. Cách tốt nhất là tìm nơi an toàn cách xa làn xe chạy và gọi cứu hộ.

Nếu gặp trường hợp bất khả kháng phải dừng xe lại giữa cao tốc, các bác sẽ xử trí sao cho an toàn và an tâm nhất?
Bác nói rất chuẩn, phối hợp nhiều biện pháp cùng lúc sẽ tăng độ an toàn lên đáng kể.
 
  • Like
Reactions: Vlad Dracul
Hạng B1
16/4/18
64
50
18
41
Nếu không ai đi vào làn khẩn cấp thì cũng hạn chế được phần nào rủi ro tai nạn xảy ra.Đằng này các bố mà hơi vướng phía trước tí là đã phi bố nó vào làn khẩn cấp để đi cho nó nhanh thì mới lên cơ sự.Ý thức bảo vệ bản thân,bảo vệ người khác,an toàn là trên hết
 
  • Like
Reactions: thi_can
Hạng C
7/3/07
574
1.825
93
HCM

Vụ này chắc là thằng khách bám đít một thằng trước tới chổ có vạch dừng khẩn cấp là lách phải để vượt đụng ngay xe 16 chổ đang dừng nè.
 
  • Like
Reactions: anhtuanpro
Hạng F
7/8/17
7.761
10.766
113
Đúng. Đã bật 2 nháy thì phải ngừng xe lại tấp vào lề hoặc sao đó. Bật 2 nháy xong ôm lane trái chạy 5 60 chỉ VN MỚI CÓ
 
  • Like
Reactions: icemain
Hạng F
28/8/19
6.869
11.802
113
Palm Beach, Florida, US
Các Bạn nào thường xuyên lái xa, đặc biệt ban đêm nên mua thêm 1 cái đèn pin Cs cao có Flash Mode VÀ 1 cái đèn cảnh báo portable dùng pin, có đế nam châm... Nó có thể đặt trên nóc xe hoặc đặt từ xa, đèn Vàng - Xanh lá cây, Vàng- Trắng tùy (Không trùng với đèn xe CS).
Đèn Pin Flash và Nó cảnh báo xa hơn rất nhiều so với HL của xe.
 
Hạng F
28/8/19
6.869
11.802
113
Palm Beach, Florida, US
Đúng. Đã bật 2 nháy thì phải ngừng xe lại tấp vào lề hoặc sao đó. Bật 2 nháy xong ôm lane trái chạy 5 60 chỉ VN MỚI CÓ
Ko phải đâu!
Tớ mới dùng HL 2 nháy trên lane trái cùng cao tốc hôm qua xong :eek:
Số là lái xa 5h, cặp được em Silverado, rất thích ôm đít xe khác ở 150. Đặc biệt là ôm đít mình. Vì nó ôm quá sát nên nhường vào trong cho em lên rồi ôm theo.
Gặp chật quá, mình chẻ lên 160-180 vượt qua đám xe. Mất tiêu em nó. Đến hồi gặp lại em sau đít mình vui vẻ nhá 2 cái HL xem như chào Welcome Back, rồi rất lịch sự nép vào trong, cho em lên rồi cắn tiếp đuôi.
Qua vài vòng thể hiện thì Em biết đây lái chả dạng vừa, nên rất Friendly. 2 thằng cứ cắn mà chẻ đi.
HL là phải dùng đúng mục đích và theo ngữ cảnh!