Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
2/12/06
5.619
802
113
Tuần trước em có dự 1 buổi hội thảo nghỉ dưỡng do CBRE tổ chức. Sếp CBRE nói khá nhiều về loại hình này, nhưng tựu chung lại là hắn đang định hướng thị trường (cho khách tham dự là các nhà đầu tư...) vì sắp tới CBRE có phân phối một số sự án liên quan, nghe đâu là dự án Star Suite ở Long Hải- BRVT.
Bác nào rành về loại hình bds này, chia sẽ cho anh em ít kinh nghiệm nhé.
 
Hạng F
2/12/06
5.619
802
113
CBRE nói gì về bất động sản nghỉ dưỡng?
15:00' 22/9/2010
“Trong thời gian tới, thị trường bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng sẽ đón nhận nguồn cung khổng lồ, chúng tôi gọi đó là “cơn sóng thần”. Nếu chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận thì nó là cơ hội, nhưng nếu không sẵn sàng thì nó là 1 tai họa”.[/b]

>> Yêu cầu kiểm tra các dự án dự án BĐS du lịch
>> Người Hà Nội thích ở biệt thự "seaview"

[/i] Các dự án nghỉ dưỡng đang đứng trước yêu cầu phải đa dạng, tạo sự khác biệt để thu hút khách hàng
Ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE Việt Nam) nhận định như trên trong buổi trình bày “Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam: Tồn tại với sóng thần” tại TPHCM tối 21/9.

Theo nghiên cứu của CBRE Việt Nam thì nguồn cung của các dự án công bố tính đến quý 3/2010 đã vào khoảng 11.000 biệt thự và 10.000 căn hộ nghỉ dưỡng, tăng khoảng 5 lần (biệt thự) và 3 lần (căn hộ) so với nguồn cung năm ngoái.

Thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam chỉ mới xuất hiện cách đây vài năm nhưng thông tin trên cho thấy thị trường này đang cấp tập phát triển.

Ông Marc Townsend cho biết: “Cách đây 2 năm, chúng tôi có tổ chức một hội thảo về thị trường này mang tên “Đón đầu những con sóng”. Lúc đó chưa xác định được “con sóng” sẽ phát triển ra sao, nay chúng ta đã biết, đó là “cơn sóng thần”. Với nguồn cung lớn như hiện nay, chỉ có thời gian mới có thể trả lời chính xác tác động của nó đến thị trường”.

Tuy nhiên, ông Marc Townsend lo ngại vì thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam quá bó hẹp khi 85% nhà đầu tư là người trong nước (người Hà Nội chiếm 40%, người TPHCM chiếm 30% và các tỉnh thành khác chiếm 15%); 15% còn lại thì có đến 10% là người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, chỉ có 5% là nhà đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó, so sánh với Thái Lan, một nước trong khu vực có điều kiện tương tự Việt Nam thì nhà đầu tư nội địa chỉ chiếm 18%, nhà đầu tư từ Châu Âu 32%, các nước khu vực Châu Á và Trung Đông chiếm 50%.

Ông Marc Townsend cho rằng: “Thời gian gần đây, BĐS nghỉ dưỡng đã có phân khúc với sự xuất hiện dòng sản phẩm bình dân giá 80.000 - 200.000 USD. Điều đó tạo cơ hội cho nhiều đối tượng về hưu có thể sở hữu nhà nghỉ dưỡng, mở rộng khách hàng cho thị trường này. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa được chú trọng”.

Theo ông Marc Townsend thì với điều kiện khí hậu và phong cảnh của các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, BĐS nghỉ dưỡng ở đây rất được các nhà đầu tư Châu Âu yêu thích. Nếu mở rộng ra thị trường này thì Việt Nam rất có ưu thế vì giá cả căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng ở ta chỉ bằng 1/2 ở Thái Lan.

Ngoài ra, ông Marc Townsend cũng cho là các nhà đầu tư Việt Nam nên thay đổi suy nghĩ, đa dạng hóa các loại sản phẩm để tạo sự khác biệt, từ vị trí địa lý cho đến hình thức sở hữu và cả cung cách tiếp thị… Chỉ có làm cho sản phẩm của mình khác biệt với các sản phẩm khác cùng loại mới có thể thu hút khách hàng.

Theo ông, BĐS nghỉ dưỡng không nhất thiết phải xây dựng ở ven biển, bên bờ cát vàng mà ở thể ở trên sườn đồi ngắm bãi biển, trên núi… Đặc biệt phải chú ý đến hoàn cảnh sống xung quanh, vì người đi nghỉ dưỡng ít khi nằm trong nhà mà hay đi thăm thú xung quanh.

Ngoài ra, có thể dùng hình thức sở hữu từng phần, bán cho khách hàng 1 - 2 tuần cố định nào đó trong 1 năm. Vì đối tượng chủ yếu của BĐS nghỉ dưỡng là các nhà đầu tư và đầu cơ nên phải tạo lợi nhuận cho chủ sở hữu BĐS này mới thu hút họ tham gia được. Tuy nhiên, hình thức này cần những nhà quản lý uy tín và có kinh nghiệm.

Ông Marc Townsend cũng cho là, hiện nhà đầu tư Việt Nam vẫn tiếp thị theo cách truyền thống, bỏ quên hình thức tiếp thị trực tuyến, một hình thức tiếp thị lan nhanh, rộng khắp và rẻ tiền…

Kết luận, ông Marc Townsend cho rằng: “Các chủ đầu tư nên học hỏi từ các quốc gia láng giềng như Thái Lan để thành công hơn. Những nhà đầu tư có quyết định đúng đắn về giá cả và sản phẩm sẽ thành công trước “cơn sóng thần” này của thị trường”.

Theo Dân trí
 
Hạng F
2/12/06
5.619
802
113
'Sóng thần' bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội hay tai họa?
Cập nhật lúc 09:09, Thứ Sáu, 08/10/2010 (GMT+7)
,

[style="font-weight: bold"]Việt Nam đang chuẩn bị đón nhận một cơn sóng thần các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Cơn sóng này sẽ mang lại cơ hội hay tai họa?

TIN LIÊN QUAN [UL][*]Sắp thu hồi hàng loạt dự án BĐS nghỉ dưỡng tại Huế[*]CBRE nói gì về bất động sản nghỉ dưỡng?[*]Khu nghỉ dưỡng tổ chức hội nghị G8 nộp đơn phá sản[*]Những ai săn biệt thự nghỉ dưỡng triệu USD tại Việt Nam?[*]Những khu nghỉ dưỡng xa xỉ nhất châu Á[*]Những hòn đảo nghỉ dưỡng lý tưởng nhất thế giới[*]10 nơi lý tưởng để xây nhà nghỉ dưỡng tại Mỹ [/UL]
images2049011_nghiduong071010_ncdt.jpg
Khu Du lịch Nghỉ dưỡng The Nam Hải ở Hội An.
Năm 2005, dự án biệt thự nghỉ dưỡng đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam là Mũi Né Domaine, tiếp đó là The Nam Hải năm 2006. Cũng trong năm này, dự án căn hộ nghỉ dưỡng đầu tiên là Olalani, rồi Indochina Riverside Tower (đều ở Đà Nẵng) xuất hiện và rải rác một vài dự án nữa lần lượt được giới thiệu trong những năm tiếp theo.


Sự hình thành của thị trường bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng bắt nguồn từ chiến lược thâm nhập thị trường của các tập đoàn quốc tế chuyên khai thác, vận hành resort. Bằng chứng là hầu hết các dự án nghỉ dưỡng khởi công từ trước năm 2009 đều là của các chủ đầu tư, hoặc có sự tham gia của các quỹ đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2009 đến nay, hàng loạt nhà đầu tư trong nước đã tham gia thị trường, tiêu biểu như giữa tháng 10 này, Công ty Cổ phần TD sẽ chào bán Khu Căn hộ Nghỉ dưỡng Cao cấp The Costa tại Nha Trang. Trước đó, vào đầu tháng 9, Công ty Cổ phần Hoa Anh Đào khởi công và chào bán dự án Khu Nghỉ dưỡng Oceanami tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Xa hơn một chút, tháng 5, cũng tại Vũng Tàu, Công ty Cổ phần Cotecland giới thiệu Khu Biệt thự Nghỉ dưỡng Blue Sapphire Resort. Và còn nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng nữa sẽ được khởi công trong thời gian tới.

[style="font-weight: bold"]Bùng nổ bất động sản nghỉ dưỡng

Như vậy, theo nghiên cứu của CBRE Việt Nam, đến hết năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng 55 dự án bất động sản nghỉ dưỡng, cung cấp cho thị trường khoảng 5.318 căn biệt thự và 6.601 căn hộ nghỉ dưỡng.

Thông thường, các thị trường đang trong giai đoạn định hình có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tốc độ tăng trưởng của thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam hiện nay với những con số vừa thống kê được xem là quá nhanh. Trong buổi báo cáo nghiên cứu mới của CBRE Việt Nam về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vào tháng 9.2010, ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Công ty, cho biết: “Cách đây 2 năm, chúng tôi có tổ chức một hội thảo về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng mang tên “Đón đầu những con sóng”. Lúc đó chúng tôi cũng chưa xác định được con sóng sẽ phát triển ra sao, nhưng nay chúng ta đã biết, đó là sóng thần”.

Tại sao lại như vậy? So sánh với các nước trong khu vực, Phuket của Thái Lan với miền Trung Việt Nam chẳng hạn, cũng cho thấy điều này. Phuket là một điểm du lịch nổi tiếng, đã có trên 20 năm phát triển nhưng số lượng căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng tại đây chỉ là 5.624 căn. Trong khi đó, dù chỉ bắt đầu phát triển chưa đầy 5 năm, nhưng đến hết năm nay số lượng căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng ở miền Trung đã là 3.745 căn. Thậm chí số căn hộ và biệt thự hạng sang tại miền Trung Việt Nam còn cao hơn nhiều so với Phuket. Hiện nay, số biệt thự hạng sang tại miền Trung là 253 căn, trong khi Phuket chỉ có 135 căn.

Lý do nào khiến loại hình này nóng đến vậy? Ông Trương An Dương, Trưởng phòng Nghiên cứu Công ty Dịch vụ Bất động sản Savills Việt Nam, cho rằng, thị trường bất động sản giống như các thị trường đầu tư tài chính ở Việt Nam, thường mang tính bầy đàn. Sau chứng khoán thì đến thời của vàng, sau đó là căn hộ và có lẽ bây giờ là thời của bất động sản nghỉ dưỡng.

[style="font-weight: bold"]Khách quốc tế tiềm năng nhưng chưa sẵn sàng

Trong khi sự phát triển quá nhanh của loại hình này khiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự rà soát, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện của các dự án gửi về Bộ trước ngày 30.11.2010 thì hãy nhìn xem bất động sản nghỉ dưỡng có thực sự vượt quá cầu tiêu dùng.

Trên thực tế, khách du lịch quốc tế mới là đối tượng khách hàng chính của bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam, nhưng hiện nay đối tượng này chưa sẵn sàng. Theo nghiên cứu của CBRE Việt Nam, số người nước ngoài mua dự án nghỉ dưỡng tại Việt Nam chiếm chưa đầy 15% (đã bao gồm 10% là Việt kiều), trong khi tỉ lệ này ở Thái Lan lên đến 82%.

Nhưng nếu nhìn về trung và dài hạn, đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam là rất tiềm năng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trung bình chỉ hơn 4 triệu lượt mỗi năm, trong khi Malaysia đã là 20 triệu, Thái Lan 15 triệu, Indonesia 6 triệu, nên tiềm năng của du lịch Việt Nam vẫn rất lớn. Ở khắp châu Á, các bãi biển như Bali, Phuket đã gần như quá tải. Điều này thực sự mở ra cơ hội cho Việt Nam. Theo một báo cáo công bố vào đầu năm 2005 của Hiệp hội Du lịch Thế giới, Việt Nam được dự báo sẽ là 1 trong 10 nước phát triển du lịch mạnh nhất giai đoạn 2006 - 2015.

Và đó cũng là một trong những lý do các chủ đầu tư đưa ra để thuyết phục khách hàng mua dự án của mình trong thời gian tới. Bên cạnh đó, người mua có nhiều lựa chọn về loại hình, vị trí và giá cả của dự án, do vị trí của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng ngày càng mở rộng, không chỉ quanh quẩn ở Đà Nẵng như trước đây mà còn vươn ra các địa điểm mới như Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết và cả miền Bắc. Giá cả cũng đa dạng, từ 200.000 USD cho đến cả triệu USD.

Thế nhưng, chưa xét đến các chính sách thu hút khách quốc tế của Việt Nam, chỉ đánh giá chất lượng các dự án bất động sản du lịch, nếu so với Thái Lan các dự án tại Việt Nam có thể không hấp dẫn bằng. Có chăng chỉ là giá rẻ hơn.

[style="font-weight: bold"]Vậy ai mua?

Sắp tới có thể thấy các chủ đầu tư đang hướng đến người Việt Nam. “Chúng tôi phụ trách tiếp thị và bán hàng cho một số dự án nghỉ dưỡng ở miền Trung và đã tốn hàng trăm ngàn USD cho các chiến dịch tiếp thị ở Hồng Kông, Singapore. Nhưng khách hàng nước ngoài gần như vắng bóng trong thời gian gần đây, người mua chủ yếu lại là người Việt Nam”, chị Nguyễn Phạm Khánh Vân, Trưởng Phòng PR và Truyền thông của Savills Việt Nam, cho biết.

Khảo sát của CBRE Việt Nam cũng cho thấy, 85% số dự án nghỉ dưỡng đã bán được có chủ nhân là người Việt. Khách hàng từ Hà Nội chiếm 40% và từ TP.HCM là 30%. Đặc biệt, các nhà đầu tư và người có nhu cầu mua nhà nghỉ dưỡng tại Việt Nam có độ tuổi trung bình rất trẻ, khoảng 38 tuổi.

Không ít người thắc mắc, với mức giá hàng triệu USD như vậy, những khách hàng Việt Nam nào có thể mua được và mua để làm gì. Hiện nay, các chủ đầu tư thường quảng cáo dự án nghỉ dưỡng của họ là “nơi nghỉ dưỡng cao cấp, vừa là kênh đầu tư hấp dẫn vì có thể cho khách du lịch thuê, hoặc bán lại với giá cao hơn”.

Tuy nhiên, theo khảo sát của Savills, hiện nay công suất cho thuê phòng tại các khách sạn 4 và 5 sao vẫn còn thấp, chẳng hạn trong quý I/2009 công suất phòng ở Đà Nẵng chỉ đạt 40-50%. Bên cạnh đó, nếu so với các sản phẩm bất động sản thông dụng như căn hộ, nhà phố, đất nền, bất động sản nghỉ dưỡng có tính thanh khoản thấp hơn nhiều, nên việc mua đi bán lại là không khả thi. Và vì hiệu quả kinh doanh từ việc cho thuê lại vẫn còn là ẩn số, nên nói các khách hàng này mua để đầu tư thì cũng chưa thuyết phục.

Vậy thì đa phần khách hàng mua biệt thự nghỉ dưỡng là để thể hiện phong cách sống? Theo khảo sát của Savills về những yếu tố mang tính lựa chọn ưu tiên của người mua biệt thự nghỉ dưỡng, nhu cầu sở hữu biệt thự nhằm thỏa mãn phong cách sống chiếm 52,4%. Lực lượng này thuộc tầng lớp giàu có tại Việt Nam, thể hiện ở việc 86% trong số họ không cần hỗ trợ từ ngân hàng. Người giàu Việt Nam chắc chắn sẽ tăng đáng kể.

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có thể rơi vào tình trạng thừa cung như thị trường căn hộ trong thời gian qua? Ông Vũ Quang Hiển, Giám đốc Đầu tư Quỹ Saigon Asset Management, cho rằng, “có thể diễn ra chậm hơn nhưng sẽ kéo dài hơn”.

Còn ông Dương, Công ty Savills Việt Nam, thì khẳng định, sẽ có một cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam như cạnh tranh về giá, vị trí, thiết kế và cả đơn vị quản lý. Và cạnh tranh cũng có nghĩa là một số sẽ tồn tại, còn một số thì không.

Theo (NCĐT)
 
Hạng D
14/5/08
2.537
22.450
113
Em nghỉ ôm mấy cái này như ôm bom, em có đọc bài báo này trên báo Doanh Nhân Cuối Tuần, có bảng so sánh giữa giá cả, diện tích, vị trí, tiện nghi giữa Phuket-Thái Lan và VN thì thấy VN chỉ hơn chổ giá cả còn các thứ còn lại đều thua

Em nghĩ những BĐS này chỉ phục vụ cho số rất ít người VN và nước ngoài nên hiện chỉ có mua bán giữa giới đầu cơ với nhau
 
Hạng B2
15/4/05
263
133
43
...dạo này thiên hạ có vẻ muốn rút khỏi căn hộ cao cấp, đổ bớt sang biệt thự nghỉ dưỡng, vừa cho thuê vừa có thể nghỉ mát + trao đổi kì nghỉ với các resort khác. Nghe qua cũng thấy hay hay, nhưng nhìn lại giá và mức độ ra ào ạt của các dự án BDS "ăn chơi" này quả thật muốn choáng. Bèo nhèo thì cũng 3,4 tỉ 1 căn be bé, hoành tráng thì trên chục tỉ, thâm chí cò căn hơn 1 triệu obama. (hix, kém biệt thự ở Hollywood 1 tẹo thui, mà diện tích và tiện ích thua xa...dân vn đúng chịu chơi...)



...Hàng loạt dự án nghìn tỉ, tỉ đô lần lượt ra đời, PR ồ ạt trên báo, đài như Oceanami (quăng bom trên báo mỗi ngày), Laguna resort (nguyên khu liên hợp nghỉ dưỡng gần Lăng Cô-Chân Mây, gần tỉ đô, cty e nhận thầu, thấy tương lai cũng chả sáng sủa gì mấy...), Hồ Tràm Sanctuary (cũng nổ cả tỉ đô, nào casino, nào hotel luxury,...mấy năm rồi k thấy triển khai tiếp, đến giờ thì hình như chỉ có lác đác vài chục căn villa heo hút bà cố chõng chơ, hoang vắng thấy ớn, phù hợp cho mấy cụ già và mấy em chưn dài đi kèm đại gia vào hưởng thụ, sếp tổng e có 1 căn, free cho cb-cnv vào chơi cho đỡ phí), Marble Mountain (aka. Hyatt Regency, tiền xây không thui cũng nghìn tỉ ạ, chưa biết có bán đc k)...rồi Ocean Villa, Blue Sapphire, Casa Lavanda, Le Meridien Resort-Hotel, Mercure Sơn Trà, Moon River villas, Ocean Windows, Sentosa villas, Sen Phương Nam, Eden Lagi resort (Hàm Tân) rồi thêm cái VinPearl tiêu chuẩn 6 sao nữa...v.v...kể nữa chắc iem lẹo lưỡi mất...hix. toàn là biệt thự nghỉ dưỡng, cao cấp sang trọng, giá cả thì khoai Tây nhìn vào cũng hết hồn...



....nhiều khi iem nghĩ, không lẹ dân mình giờ nhiều người giàu dzữ dzậy seo ta...? kinh tế thì tà tà, lạm phát cao, xiền mất giá đều đều...thế lấy đâu lắm mà dân tình đổ xô đi tậu biệt thự triệu đô + xe chục tỉ và chưn dài (mỗi tội não hơi ngắn) nữa chứ...



đúng là Amazing Việt Nam.... (Thailand nó không xứng với chữ này bằng VN nhỉ)


.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
25/3/05
3.980
34
38
54
HCM city
thằng CBRE và cả thằng SAVIL đều là trùm bơm , lúc trước tuyên bố nên đầu tư vào Văn phòng cho thuê , xây office building sẽ có lời , thế rồi bây giờ office building đầy ra , chết cả đám , cung vượt cầu , còn thằng savil kinh hơn , có ông anh ôm 1 miếng mặt tiền MTMK , diện tích cũng bé khoảng hơn nghìn m2 , định giá 30 triệu đola , quá kinh .
 
Tập Lái
11/8/10
40
0
0
Ở VinPearl , ngày có cả ăn 3 bữa hết có 200 obama, ở nguyên tháng 30 ngày hết 6000 obama. Ở các resort 3* Phan thiết có 40 obama ( ăn sáng thôi), thêm 2 bữa ăn bình dân hết thêm 10 obama vị chi 50 obama, ở nguyên tháng hết 1500 obama. Không phải lo thay mền, điện, nước, xà bông,... bảo vệ, có bãi biển riêng, ra vào đều được chào hỏi. Nhiều khi hổng hiểu mua mấy cái kia rồi ai thuê mà cho thuê được nhiêu.
 
Status
Không mở trả lời sau này.