Hạng C
18/10/14
594
616
93
Dài dòng tí giết thời gian :D

1. Một công an thấy 1 người thò tay vào túi người đi trước lấy cái đien thoại. Bắt lại anh ta bảo : tôi mượn!
Như vậy anh ta phải chứng minh là mình "mượn", tức thoả mãn 2 điều:
- Anh ta đã hỏi mượn, và
- Người kia đồng ý.
Neu ko thoả mãn 2 điều, anh ta mang tội ăn cắp.

2. Trở lại vấn đề vượt xe: luật ko cấm "mượn làn để vượt" nhưng cấm "ko đi bên phải chiều đi" (khoản 1 điều 9.

Gọi là VƯỢT khi thoả 2 điều kiện:
- Xe đi sau phải có hành động "xin vượt" (điều 14, khoản 2), và
- Xe đi trước phải có hành động "nhường đường" (khoản 3 điều 14)

Nếu không thoả đk thu 2 trên, phải mượn "nguyên con" tức là không phải là VƯỢT, mà là LƯU THÔNG TRÊN CHIỀU NGƯỢC LẠI, vi phạm khoản 1 điều 9.

Vấn đề là bác chủ phải chứng minh đã có đủ 2 đk trên. Tình ngay lý gian!
:)

Điều 14 Luật GTĐB qui định về vượt xe chứ không phải định nghĩa hay nêu điều kiện cần và đủ để gọi là vượt xe.
Khoản 3 điều 14 Luật GTĐB qui định áp dụng cho người điều khiển phương tiện bị vượt chứ không phải áp dụng cho người điều khiển phương tiện có hành vi vượt xe.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt
 
  • Like
Reactions: xeotobonbanh
Hạng D
19/8/13
1.564
2.319
113
Điều 14 Luật GTĐB qui định về vượt xe chứ không phải định nghĩa hay nêu điều kiện cần và đủ để gọi là vượt xe.
Khoản 3 điều 14 Luật GTĐB qui định áp dụng cho người điều khiển phương tiện bị vượt chứ không phải áp dụng cho người điều khiển phương tiện có hành vi vượt xe.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt
Khi thoả cả hai đk của người xin vượt và người bị vượt mới có thể hình thành hành vi vượt xe ( dung luat) mà bác. Còn tôi chưa cho anh vượt mà anh vẫn vượt thì làm sao chứng minh là anh vượt (sai luaat) hay chạy ngược chiều?

Điều 14, khoản 5 nói rõ: chỉ được phép vượt khi khoản 2 thoả (tức khoản 3 đã được thực hiện). Nếu chưa thoả mà vẫn vượt thì xxx hoàn toàn có thể gán cho ta lỗi "vượt trong th cấm vượt" hay "Ko đi bên phải"

Trạng thái phải "lấn nguyên con" xuất phát từ việc xe trước không nhường đường, tức khoản 3 chưa được thực hiện.

tình ngay lý gian! Ví dụ bác vượt nhưng xe kia ko giảm tốc độ dẫn đến bác chạy một lúc trên chiều ngược thì khó mà cãi khi bị gán lỗi "ko đi bên phải chiều đi"

Nhắc lại quan điểm của em là về ý kiến "vượt nguyên con" khi chưa được nhường đường chứ ko phải là trường hợp cụ thể của bác chủ nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
18/10/14
594
616
93
Khi thoả cả hai đk của người xin vượt và người bị vượt mới có thể hình thành hành vi vượt xe ( dung luat) mà bác. Còn tôi chưa cho anh vượt mà anh vẫn vượt thì làm sao chứng minh là anh vượt (sai luaat) hay chạy ngược chiều?

Điều 14, khoản 5 nói rõ: chỉ được phép vượt khi khoản 2 thoả (tức khoản 3 đã được thực hiện). Nếu chưa thoả mà vẫn vượt thì xxx hoàn toàn có thể gán cho ta lỗi "vượt trong th cấm vượt" hay "Ko đi bên phải"

Trạng thái phải "lấn nguyên con" xuất phát từ việc xe trước không nhường đường, tức khoản 3 chưa được thực hiện.

tình ngay lý gian! Ví dụ bác vượt nhưng xe kia ko giảm tốc độ dẫn đến bác chạy một lúc trên chiều ngược thì khó mà cãi khi bị gán lỗi "ko đi bên phải chiều đi"

Nhắc lại quan điểm của em là về ý kiến "vượt nguyên con" khi chưa được nhường đường chứ ko phải là trường hợp cụ thể của bác chủ nhé!

Vậy bác hiểu sai về các điều trong Luật GTĐB rồi. Để định nghĩa thì đã có điều 3 - chương I trong Luật GTĐB nhằm giải thích từ ngữ. Còn về điều 14 Luật GTĐB là qui định về việc vượt xe và các vấn đề liên quan.

Nguyên văn điều 14 Luật GTĐB

Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Nếu cho rằng điều 14 định nghĩa hành vi vượt xe thì khoản 4 và khoản 5 định nghĩa cái gì? Vì vậy hiểu các điều luật trong Luật GTĐB là định nghĩa là chưa chính xác mà hiểu là qui định về việc lưu thông và các vấn đề liên quan hành vi lưu thông qui định trên.
 
  • Like
Reactions: Quách Bạch Long:
Hạng D
19/8/13
1.564
2.319
113
Có gì mà hiểu sai vạy bác?
Vấn đề của bác là : vượt như vậy đúng hay sai?
Điều 14 là: khi nào được phép vượt, khi nào ko được phép vượt.

Ko liên quan đến điều 14 thì liên quan đến cái gì bác?

Trường hợp của bác:
- Nếu thoả hết đk của điều 14 --> bác đúng.
- Nếu ko thoả --> bác ko tuân thủ điều 14 hoặc vi phạm điều 9 (tuỳ nhận định của xxx và tình huốh cụ thể liên quan đến "nguyên con"/ một phần/ nhường đường...)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
18/10/14
594
616
93
Có gì mà hiểu sai vạy bác?
Vấn đề của bác là : vượt như vậy đúng hay sai?
Điều 14 là: khi nào được phép vượt, khi nào ko được phép vượt.

Ko liên quan đến điều 14 thì liên quan đến cái gì bác?

Trường hợp của bác:
- Nếu thoả hết đk của điều 14 --> bác đúng.
- Nếu ko thoả --> bác ko tuân thủ điều 14 hoặc vi phạm điều 9 (tuỳ nhận định của xxx và tình huốh cụ thể liên quan đến "nguyên con")
Khoản 3 điều 14 qui định dành cho người điều khiển phương tiện vượt xe hay dành cho người điều khiển phương tiện bị vượt ?

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
 
Hạng D
19/8/13
1.564
2.319
113
Khoản 3 điều 14 qui định dành cho người điều khiển phương tiện vượt xe hay dành cho người điều khiển phương tiện bị vượt ?

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Bác đọc kỹ lại mấy còm của em đi ạ!
Khoản 3 là quy định cho "hành động của người đk phương tiện bị xin vượt". Nhưng từ hành động "nhường đường hay không nhường đường" của người bị xin vượt này mới dẫn đến tình huống "lấn nguyên con" hay "một phần" của người vượt như đã nói nhiều ở trên. Từ đó dẫn đến câu hỏi "lấn nguyên con" đúng hay sai?

Cụ thể:
1. Nếu người bị xin vượt thực hiện đầy đủ khoản 3, tức có nhường đường, thì người vượt ko cần lấn "nguyên con" sang phía ngược chiều --> đúng.
2. Nếu người bị xin vượt ko nhường đường mà người vượt vẫn vượt, tức là bắt buộc phải "lấn nguyên con" dang phía ngược chiều --> người vượt sẽ bị một trong hai lỗi: vi phạm khoản 2 đièu 14 về vượt xe hoặc khỏn 1 điều 9 về lưu thông ko về bên phải.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
18/10/14
594
616
93
Bác đọc kỹ lại mấy còm của em đi ạ!
Khoản 3 là quy định cho "hành động của người đk phương tiện bị xin vượt". Nhưng từ hành động "nhường đường hay không nhường đường" của người bị xin vượt này mới dẫn đến tình huống "lấn nguyên con" hay "một phần" của người vượt như đã nói nhiều ở trên. Từ đó dẫn đến câu hỏi "lấn nguyên con" đúng hay sai?

Việc "lấn nguyên con hay không lấn nguyên con" không có qui định ở các văn bản luật nên không thể nói đúng hay sai theo luật được bác à.

Còn đối với việc đảm bảo an toàn thì việc lấn nguyên con cũng có 2 điểm
- Đảm bảo an toàn của xe vượt và xe bị vượt vì khoảng cách an toàn tốt.
- Không đảm an toàn cho xe đi ngược chiều (nếu có)
 
Hạng C
18/10/14
594
616
93
Do đoạn vượt video bị lỗi.
Em xin up đoạn video từ cam hành trình trước lúc vượt xe buýt để các bác không di chuyển trên cung đường này có thể nắm thêm thông tin cụ thể.

 
Hạng D
19/8/13
1.564
2.319
113
Việc "lấn nguyên con hay không lấn nguyên con" không có qui định ở các văn bản luật nên không thể nói đúng hay sai theo luật được bác à.

Còn đối với việc đảm bảo an toàn thì việc lấn nguyên con cũng có 2 điểm
- Đảm bảo an toàn của xe vượt và xe bị vượt vì khoảng cách an toàn tốt.
- Không đảm an toàn cho xe đi ngược chiều (nếu có)
Hic cụm từ này em dùng luôn để trong dấu nháy "" , để ám chỉ tình trạng lấn một phàn hay 100% thôi chứ bác bảo ko có trong luật hay có trong luật thì em chịu.

Em khẳng định lại, chỉ khi thoả mãn khoản 2 và 3 điều 14 thì ta mới có thể vượt một cách đúng luật. Rõ như ban ngày.

Còn trường hợp bác nêu (đã nhường đường nhưng người vượt vẫn lấn 100% để tăng khoảng cách an toàn) thiệt tình em cũng... chịu, chắc chỉ có xxx mới quyết được thôi :) . Cá nhân em vãn quan điểm là giữ càng về bên phải càng tốt.
 
Hạng D
19/8/13
1.564
2.319
113
Do đoạn vượt video bị lỗi.
Em xin up đoạn video từ cam hành trình trước lúc vượt xe buýt để các bác không di chuyển trên cung đường này có thể nắm thêm thông tin cụ thể.

Theo clip của bác, em có nhận xét:
- Về lý thuyết, xe buýt và bác vẫn có thể thực hiện đầy đủ điều 14 ở vị trí trong clip.
- Đúng ra với tình trạng con đường này thì phải áp dụng như đường Kha Vạn Cân, cấm ô tô vượt toàn tuyến ở khúc qua khu dân cư cho dù là có vạch đứt vì đường hẹp.
 
  • Like
Reactions: shinichi2075