Nỗi lo ở đây chính là hệ thống các ngân hàng nhỏ. Với sức ép về trần lãi suất, CP đang thắt thòng lọng vào từng bank một. Tuy nhiên sự sụp đổ của bất cứ ngân hàng nào là điều CP không mong chờ. Vậy một mặt bị xiết chặt nhưng mặt khác CP cũng chừa một lối thoát cho từng bank này một, khuyến khích các bank tự đưa ra giải pháp, nếu cảm thấy không có gì " bất an" lắm là thông qua nhanh thôi. Em dự rằng với đà này khối ông bank sẽ đổi tên kiểu như LienvietBank thành LienvietPostBak
- Status
- Không mở trả lời sau này.
chắc là bác Lãng bên tath......y. Giọng văn khôi hài thật. Lâu lắm không đọc được một bài như vậytoiyeuI30cw nói:Chẳng phải tự nhiên mà một loạt chuyên gia khẳng định Việt Nam đang ở thời kỳ khó khăn nhất về kinh tế tính từ năm 91. Thực sự thì mối nguy ngập nay đã cận kề. Dù các bạn cố tô hồng bức tranh màu xám, nhưng cũng đã thống kê tới 30% tổng số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh đã phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động tính từ đầu năm tới nay.
Khi những thằng làm kinh doanh phá sản hoặc ngừng hoạt động hết, ai sẽ tạo ra công ăn việc làm? ai sẽ tạo ra hàng hóa? ai sẽ tạo ra giá trị gia tăng. Toàn xã hội thất nghiệp và bò đi ăn mày. Giá vốn tăng lên trên 20%, thực tế thì nhiều ngân hàng vẫn đang charge tới 23 - 24%. Với chi phí vốn như thế, thì đến cụ giời cũng không vực nổi lực lượng làm kinh doanh. Làm gì ra mấy chục phần trăm lợi nhuận một năm, trong bối cảnh nền kinh tế đang suy giảm, sức mua ảm đạm và triển vọng toàn là màu xám.
Kinh tế học có một thuật ngữ gọi là vicious circle, từ thời Maltus cũng đã nhìn thấu cái khái niệm gọi là cái vòng luẩn quẩn. Hơn thế, sự bội tín của một loạt quan chức trong các phát ngôn đã biến đủ thể loại thống đốc, bộ trưởng ... thành trò hề trước mắt giới doanh nhân, mọi phát ngôn và định hướng chính sách do đó hầu như không gây được ấn tượng nào đáng kể từ phía thị trường. Việt Nam quay trở lại nền kinh tế thời kỳ rừng rú, xã hội không ai tin ai và nền kinh tế bản vị vàng trở thành thống trị.
Lạm phát tăng do nhiều nguyên nhân, nhưng sâu xa nhất đối với Việt Nam, là do nền sản xuất yếu kém. Thực tế ra suốt nhiều năm ròng Việt Nam mua nhiều hơn là làm ra hàng hóa. Nhập siêu hàng năm khốn nạn cũng bởi lẽ ấy, và lỗi đơn giản là cả một hệ thống chính phủ chẳng quan tâm mẹ gì đến việc xây dựng một nền công nghiệp phụ trợ, cái hết sức cần thiết với những quốc gia ở ngưỡng cửa thoát nghèo. Giáo dục đào tạo do đó cũng tạo ra nhiều thằng chỉ thích làm thầy, trong khi thợ thì không ai muốn làm và không đào tạo ra nổi dù chỉ một thằng thợ hàn, thợ tiện sao cho tử tế. Quan chức lo vay tiền nước ngoài, xây những dự án hạ tầng tốn kém, càng hoành tráng càng tốt, càng to tiền càng tốt vì càng to thì càng móc tiền tốt hơn. Kết quả là nợ nước ngoài tăng nhanh và viễn cảnh phá sản quốc gia như Hy Lạp cũng không phải điều gì ảo tưởng.
Bây giờ là lúc toàn hệ thống đang bừng tỉnh, vì chẳng có quốc gia nào lạm phát cao thế trong nhiều năm, nhiều doanh nghiệp phá sản thế trong một năm.
Biện pháp giảm lãi suất xuống 14% là một giải pháp chẳng đặng đừng, nhưng hết sức cần thiết để phá cái vòng luẩn quẩn vào lúc này: Lạm phát cao ----> Lãi suất cao -----> chi phí vốn cao -----> doanh nghiệp phá sản, dừng sản xuất ------> thất nghiệp, sức mua giảm, hàng hóa khan hiếm ------> giá hàng hóa tăng cao -------> lạm phát cao.
Buộc phải hy sinh lợi ích xã hội nói chung để cứu những thằng thực sự tạo ra của cải cho xã hội, tức là hệ thống doanh nghiệp, những người tạo ra công ăn việc làm, những người tạo ra hàng hóa. Không có cách nào khác. CP đang làm một điều thất đức, đau xót nhưng cần thiết: Tìm cách giam những nguồn lực trong dân, triệt hết các kênh tích lũy vào vàng hay bất động sản, dồn nguồn lực vào hệ thống vốn, để vực dậy nền sản xuất. Với chi phí huy động vốn thấp hơn tỷ lệ lạm phát, thực chất đây là hành động trấn lột của cải của toàn dân. Nhưng nếu toàn xã hội không chịu hy sinh, thì sự đổ vỡ của nền kinh tế là tất yếu.
Tuy nhiên, rất thẳng thắn thì ta rất nghi ngờ tính hiệu quả của những giải pháp vĩ mô ban bố, bởi đơn giản là hệ thống công quyền thực tế đã quá rệu rã và rất kém hiệu năng. Một giải pháp đúng cần đến những người thi thành công tâm và mẫn cán. Hiện tại Đinh La Thăng và Nguyễn Văn Bình cũng như Huệ tại công thương đang được coi là những Idol, thực tế, rất khó cho các bạn xoay xở vì có thể mọi vấn đề sẽ chỉ dừng ở tuyên bố và cóc có người hoặc bộ máy không đủ năng lực để thi hành.
Riêng với hệ thống ngân hàng Việt Nam, với tư cách một người nhiều năm lăn lộn trong hệ thống tài chính, ngân hàng và đầu tư, phải nói thẳng thắn là nền tài chính Việt Nam cực kỳ bi bét. Nguyên nhân căn bản là các định chế tài chính được khai sinh vô tội vạ, số giấy phép thành lập ngân hàng, quỹ, công ty chứng khoán từng được mua bới những chữ ký có giá hàng triệu đô (Con số thống kê chi tiết chắc phải hỏi Lâm Âu Lạc), dẫn đến sự ra đời của một loạt ngân hàng hoạt động dặt dẹo, vốn ít, điều hành kém và là tác nhân gây bất ổn nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia. Việt Nam cần phải cho phá sản hoặc sát nhập ít nhất 50% số ngân hàng đang tồn tại, để tạo một nền tài chính lành mạnh hơn. Với một đất nước nhỏ như Việt Nam, số lượng 30 ngân hàng toàn quốc anh cho đã là quá nhiều. Những hệ thống ngân hàng có 300 - 500 chi nhánh, số vốn 300 - 400 nghìn tỷ sẽ thích hợp hơn nhiều đối với việc để tồn tại quá nhiều ngân hàng dặt dẹo, chuyên luồn lách cả trong tài trợ cho vay lẫn huy động vốn, điều hành bi bét vì nhân sự toàn loại con bò.
Bi kịch với xã hội hiện nay là đang phải đi dọn cho đống giấy phép thành lập ngân hàng được các đời thống đốc hăm hở ký thời 2004 - 2008. Vào lúc toàn xã hội đang thiếu niềm tin, hệ thống tài chính lung lay, lại rất khó để tuyên bố phá sản một ngân hàng dù là rất nhỏ. Hiệu ứng dây chuyền trong tâm lý dân cư, vốn đang bức bối với mức lãi suất huy động thấp so với tỷ lệ lạm phát, có thể khiến phá sản nền tài chính quốc gia. Vì thế bạn anh đang vừa phải kiểm soát mức lãi suất thấp, vừa nghiến răng xùy tiền hà hơi cho bọn ngân hàng liu tiu thiếu tiền sắp chết. Riêng tháng 9, SBV đã phải nghiến răng xùy ra hơn 10 nghìn tỷ.
Kinh tế học không có cái đúng tuyệt đối, và chẳng có bài toán nào là đầy đủ dữ kiện. Hiện tại SBV đang có một lời giải đúng, nhưng vấn đề còn lại là chất lượng của đội ngũ thực thi. Thực ra thì cả hệ thống chính trị đều đang phải gồng cho qua cơn khốn khó.
Lãng
Last edited by a moderator:
\Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký Tờ trình số 8868/TTr-BGTVT trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001.
Nếu được chuẩn y, hàng năm ngân sách nhà mình được bổ sung chắc trên 1 tỷ USD các bác nhỉ.
Nếu được chuẩn y, hàng năm ngân sách nhà mình được bổ sung chắc trên 1 tỷ USD các bác nhỉ.
Thấm tháp vào đâu hả bác, trong khi tổng tiền lưu thông trong xã hội là không đổi. Trong khi đó lại nuôi thêm 1 bộ phận đi thu, đi kiểm tra, đi phạt, đi nộp,..ngonhubu01 nói:\Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký Tờ trình số 8868/TTr-BGTVT trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001.
Nếu được chuẩn y, hàng năm ngân sách nhà mình được bổ sung chắc trên 1 tỷ USD các bác nhỉ.
Éo có một CP nào trên thế giới này lại sống nhờ bằng thuế là nguồn phạt cả, mà phải cong đít lên mà làm ra cái giá trị thặng dư cho xã hội chứ.
Trừ phi là cp này nó muốn loạn. Tấm gương Ai cập, Libi nó còn sờ sờ ra đó, các bác cứ yên tâm là Cp mình khôn lắm chả dại mà dây vào những thứ thị phi này đâu.
À, nhưng bổn phận của chúng ta là phải kêu gào thảm thiết, phản đối kịch liệt, mà có như thế thì cái Tờ trình số 8868 nó mới nhanh chìm kiểu vinashine được
... và cũng là :bravia nói:Thấm tháp vào đâu hả bác, trong khi tổng tiền lưu thông trong xã hội là không đổi. Trong khi đó lại nuôi thêm 1 bộ phận đi thu, đi kiểm tra, đi phạt, đi nộp,..ngonhubu01 nói:\Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký Tờ trình số 8868/TTr-BGTVT trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân ở Việt Nam và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001.
Nếu được chuẩn y, hàng năm ngân sách nhà mình được bổ sung chắc trên 1 tỷ USD các bác nhỉ.
Éo có một CP nào trên thế giới này lại sống nhờ bằng thuế là nguồn phạt cả, mà phải cong đít lên mà làm ra cái giá trị thặng dư cho xã hội chứ.
Trừ phi là cp này nó muốn loạn. Tấm gương Ai cập, Libi nó còn sờ sờ ra đó, các bác cứ yên tâm là Cp mình khôn lắm chả dại mà dây vào những thứ thị phi này đâu.
À, nhưng bổn phận của chúng ta là phải kêu gào thảm thiết, phản đối kịch liệt, mà có như thế thì cái Tờ trình số 8868 nó mới nhanh chìm kiểu vinashine được
"Để cho dân tộc biết rằng chúng ta vẫn có rất nhiều người rất tỉnh táo, lý trí vẫn sáng suốt, chứ không phải biến chúng ta thành bò được. Chúng tôi chỉ có một chút hy vọng ấy thôi,"
Giáo dục đào tạo do đó cũng tạo ra nhiều thằng chỉ thích làm thầy, trong khi thợ thì không ai muốn làm và không đào tạo ra nổi dù chỉ một thằng thợ hàn, thợ tiện sao cho tử tế.( trich bác toiyeu i30cw)
-----------------------------------------------------------------
..từ đặc điểm GD này để thấy rõ hơn về bản chất XH. Cái bác nói KT nhà nước, bao cấp.. chỉ là cái bề mặt. Nếu bao cấp sao ko đảm bảo đc đào tạo người LĐ ra phục vụ và phát triển đất nước. mà lại là học rộng, biết nhiều ..nh ko để sử dụng??. Trong khi đó KT-XH mang tính kế thừa=> công bằng(trao đổi-mua bán sòng phẳng)?
Phía ngược lại, các nước có một hệ thống xuyên suốt: học để làm việc đó..( tương tự "bao cấp")
vì thế ở đây, bạn phải trả tiền cho mọi khoản..kêu gọi đầu tư và mất đi bản sắc..cũng vì lẽ đó..
-----------------------------------------------------------------
..từ đặc điểm GD này để thấy rõ hơn về bản chất XH. Cái bác nói KT nhà nước, bao cấp.. chỉ là cái bề mặt. Nếu bao cấp sao ko đảm bảo đc đào tạo người LĐ ra phục vụ và phát triển đất nước. mà lại là học rộng, biết nhiều ..nh ko để sử dụng??. Trong khi đó KT-XH mang tính kế thừa=> công bằng(trao đổi-mua bán sòng phẳng)?
Phía ngược lại, các nước có một hệ thống xuyên suốt: học để làm việc đó..( tương tự "bao cấp")
vì thế ở đây, bạn phải trả tiền cho mọi khoản..kêu gọi đầu tư và mất đi bản sắc..cũng vì lẽ đó..
Chạ hiệu, he hewetcat nói:Giáo dục đào tạo do đó cũng tạo ra nhiều thằng chỉ thích làm thầy, trong khi thợ thì không ai muốn làm và không đào tạo ra nổi dù chỉ một thằng thợ hàn, thợ tiện sao cho tử tế.( trich bác toiyeu i30cw)
-----------------------------------------------------------------
..từ đặc điểm GD này để thấy rõ hơn về bản chất XH. Cái bác nói KT nhà nước, bao cấp.. chỉ là cái bề mặt. Nếu bao cấp sao ko đảm bảo đc đào tạo người LĐ ra phục vụ và phát triển đất nước. mà lại là học rộng, biết nhiều ..nh ko để sử dụng??. Trong khi đó KT-XH mang tính kế thừa=> công bằng(trao đổi-mua bán sòng phẳng)?
Phía ngược lại, các nước có một hệ thống xuyên suốt: học để làm việc đó..( tương tự "bao cấp")
vì thế ở đây, bạn phải trả tiền cho mọi khoản..kêu gọi đầu tư và mất đi bản sắc..cũng vì lẽ đó..
HungThanh nói:Chạ hiệu, he hewetcat nói:Giáo dục đào tạo do đó cũng tạo ra nhiều thằng chỉ thích làm thầy, trong khi thợ thì không ai muốn làm và không đào tạo ra nổi dù chỉ một thằng thợ hàn, thợ tiện sao cho tử tế.( trich bác toiyeu i30cw)
-----------------------------------------------------------------
..từ đặc điểm GD này để thấy rõ hơn về bản chất XH. Cái bác nói KT nhà nước, bao cấp.. chỉ là cái bề mặt. Nếu bao cấp sao ko đảm bảo đc đào tạo người LĐ ra phục vụ và phát triển đất nước. mà lại là học rộng, biết nhiều ..nh ko để sử dụng??. Trong khi đó KT-XH mang tính kế thừa=> công bằng(trao đổi-mua bán sòng phẳng)?
Phía ngược lại, các nước có một hệ thống xuyên suốt: học để làm việc đó..( tương tự "bao cấp")
vì thế ở đây, bạn phải trả tiền cho mọi khoản..kêu gọi đầu tư và mất đi bản sắc..cũng vì lẽ đó..
ví như bên CNL có bài về sự so sánh giữa Nhật và VN đó: 1 bên là thảm họa, 1 bên là ..thảm sát: kiểu gì cũng là..chết.
-----------------e chịu
Em đoán bác là người thông minh, lanh lẹ, suy nghĩ nhanh và nhiều chiều. Có điều không có khiếu diễn đạt nên câu văn đọc trúc trắc, gập ghềnh, hại não he he. Bác mà làm nhà báo là đúng nghĩa giết chết độc giả bằng ngòi bút. Đùa bác chút cho vui.wetcat nói:HungThanh nói:Chạ hiệu, he hewetcat nói:Giáo dục đào tạo do đó cũng tạo ra nhiều thằng chỉ thích làm thầy, trong khi thợ thì không ai muốn làm và không đào tạo ra nổi dù chỉ một thằng thợ hàn, thợ tiện sao cho tử tế.( trich bác toiyeu i30cw)
-----------------------------------------------------------------
..từ đặc điểm GD này để thấy rõ hơn về bản chất XH. Cái bác nói KT nhà nước, bao cấp.. chỉ là cái bề mặt. Nếu bao cấp sao ko đảm bảo đc đào tạo người LĐ ra phục vụ và phát triển đất nước. mà lại là học rộng, biết nhiều ..nh ko để sử dụng??. Trong khi đó KT-XH mang tính kế thừa=> công bằng(trao đổi-mua bán sòng phẳng)?
Phía ngược lại, các nước có một hệ thống xuyên suốt: học để làm việc đó..( tương tự "bao cấp")
vì thế ở đây, bạn phải trả tiền cho mọi khoản..kêu gọi đầu tư và mất đi bản sắc..cũng vì lẽ đó..e ko diễn đạt đc, từ ngữ chuyên môn, biết nói sao giờ, đại khái là e tư duy kiểu ..bà nội trợ ..
ví như bên CNL có bài về sự so sánh giữa Nhật và VN đó: 1 bên là thảm họa, 1 bên là ..thảm sát: kiểu gì cũng là..chết.
-----------------e chịu![]()
Trở lại nội dung chính của thớt, bác Lãng này là tay chém gió thượng thừa bên tathy. Bên đó còn nhiều cao thủ kinh hoàng nữa. Vô đọc mà cười vỡ bụng luôn. Không biết ngoài đời thật bác Lãng làm nghề gì? Có thể làm cho một quỹ đầu tư gì đó chăng?
- Status
- Không mở trả lời sau này.