Hạng D
9/1/16
1.748
3.799
123
Sài Gòn
Theo chủ đề của thớt này là biển báo mà anh, chứ đâu có đề cập tài xế xe EV kia đâu (cả Os và các trang khác đều nói tài xế sai mà). Cốt lõi vấn đề là các tài xế (kể cả mình lúc đầu) đều ít quan tâm biển báo, và biển báo cũng khập khiểng nên chính ông tài xế đó mới có cái kết thảm hại như thế này. Ví dụ cho dễ hiểu đây: ở VN không có khái niệm cái biển báo "STOP" khi từ đừng nhánh, đường phụ và các loại đường giao với đường chính.
Chữ "STOP'' quá dễ hiểu mà, không thể có lí do nào biện minh cho người tham gia giao thông không hiểu chữ STOP, ngoài cái lí do hảo huyền nào đó là ta đây không thích dùng mặc dù quy chuẩn vẫn có. Dẫn đến cứ cắm đầu phóng ra bất cứ từ cái hẻm, ngách, đường phụ, ...(người Khơ-me, họ chữ con giun con dế gì đó, nhưng biển STOP cắm đầy đường, đã STOP mà mày phóng thì ráng chịu, mà STOP riết thành thói quen, xe máy họ đều thắng lại trước khi nhập vào đường ưu tiên). Nga cả ở ngã tư, họ cũng "STOP" ở đường phụ khi giao với đường ưu tiên (theo ngôn ngữ giao thông VN, và đẻ ra cái biển đường ưu tiên với không ưu tiên) vì có thời gian trong ngày đèn tín hiệu chỉ là đèn vàng hoặc một số chỗ không có đèn giao thông. STOP ở đây là cảnh báo và cũng là hiệu lệnh (đường thoáng thì anh cứ đi vấn đề nó sẽ có tạo cho anh phản xạ là giảm tốc độ trước cái đã), văn hóa nhường đường cũng từ cái chữ này mà ra. Cách đây 2 ngày một bà cụ đạp xe đạp mà còn cố rướn qua đầu xe mình mặc dù bà ấy đi từ đường phụ và xe mình đã mớm đầu tới mép bên kia giao lộ, may là đường trong khu quy hoạch nên mình chỉ thả trớn và luôn rà thắng, không thì xong rồi.
Hoặc cứ đi 80km/h rồi thấy biển có chữ "SLOW DOWN" và một đoạn sau mới có biển giới hạn tốc độ còn 30km/h sau đó lại hết biển 30 (bất cứ cái trường học hoặc nơi nào cần cảnh báo đều như thế, đều khắp cả nước), chứ không có biển kiểu cái xứ đang chạy mà đạp thắng dúi đầu nếu không muốn lên kia sẽ bị vẫy vào. Mấy cái loại biển đó là mình học được khi tham gia giao thông ở Campuchia (một nước mới thoát khỏi nạn diệt chủng gần đây thôi). Đừng đổ thừa mới quýnh nhau hai trận nên không có tiền gắn biển báo nha.

Qua hai cái ví dụ trên, thì người tham gia giao thông ở VN lúc nào cũng phải chuẩn bị sẵn là sẽ đối đầu với nguy hiểm bất cứ lúc nào. Không có hệ thống biển báo đầy đủ và cụ thể, thì làm sao giáo dục được ý thức, nên cũng đừng trách tại sao xe máy nó cứ phóng từ trong hẻm phóng ra hoặc băng xéo băng ngang bất kể lúc nào, ô tô cũng thế (đừng đổ thừa là nó đã có bằng lái và đã học luật rồi, xin thưa nó học lâu nó quên mẹ rồi, không có tính nhắc lại để nhớ rồi cuối cùng cứ đổ cho người tham gia giao thông).

Còn cái bất cập riêng liên quan đến chỗ bị tai nạn, mình đã đưa cái hình (trong đó có biển 203 mà bác chủ thớt post luôn đấy), đúng hay không đúng giữa biển báo - vạch kẻ đường - và các loại trang thiết bị giao thông hiện có tại chỗ đó thì tùy anh có thể nghiên cứu thêm (vì đã có thớt ae trao đổi rồi nên mình không muốn lặp lại nữa).

Anh hỏi có tránh đươc không thì xem cái hình rồi phân tích sẽ thấy có tránh được không hay lại là hên sui. Sẽ tránh được nếu anh cấm biển đúng, vạch kẻ đúng và quan trọng phải có thời gian để người tham gia giao thông phản xạ (còn chú tài xế kia thì lỗi ít lái xe và thì không bàn). Anh nói lái xe đã biết đường hẹp vào nhau, cơ sở nào? Hay gần tới nơi rồi mới nhìn thấy trước kính lái là đường nó hẹp; đoạn đó đang cho vượt, chạy 80km/h để vượt thì khoảng cách ấy nếu thắng gấp với tốc độ ấy thì ntn (đừng nói là chạy cố sát chi 80 nha, anh có quyền chạy 60 sau đuôi xe cont đến hết tuyến cao tốc). Do ông tài xế kia ẩu, cố tình chui qua cái khe hẹp, còn nếu không ẩu thì thắng cắm đầu vì ông ấy chắc lần đầu đi trên tuyến cao tốc này, và các nút giao thì đều kẻ vạch và biển khác nhau! Và nếu không xảy ra tai nạn, thì tài xế EV vẫn 100% vi phạm lỗi vượt phải, trong khi chỗ khác trên tuyến đường này thì không bị.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Nguyễn
Hạng B1
29/3/23
62
112
33
46
mức độ ưu tiên của nó (công ước viên) còn cao hơn cả luật GTDB vietnam
Tôi chưa hiểu ý "ưu tiên" trong câu này của bạn. Công ước Viên là nguồn tham chiếu để xây dựng luật GT VN, chứ bản thân nó ko phải Luật của VN. Trong nội dung của Công ước Viên cũng có rất nhiều điều khoản loại trừ, hoặc mô tả rằng nước sở tại có thể sửa đổi tùy thực tế giao thông tại nước đó, chứ không phải là 1 khuôn mẫu CỨNG NHẮC dành cho tất cả các nước thành viên (có ký Công ước). Vậy nên về cơ bản muốn giao thông trên lãnh thổ Việt Nam là phải theo quy định, quy tắc giao thông đã được luật hóa, nội địa hóa (nếu gốc từ C/Ư Viên) trong hệ thống văn bản luật VN.
 
  • Wow
Reactions: Forrest Gump
Hạng D
9/1/16
1.748
3.799
123
Sài Gòn
Bạn chưa hiểu ý tôi nói rồi. Với tai nạn đã xảy ra thì biển nào cũng có mà như không đối với bác tài. Biển cảnh báo nguy hiểm còn ko có tác dụng thì biển chỉ dẫn ý nghĩa gì. Còn đương nhiên lái xe cẩn thận và biết nhìn biển thì nói làm gì nữa, do tài ẩu chứ tôi có bênh đâu.
Tôi cũng chỉ đang phản biện vấn đề liệu thay biển G12b cho biển 203 ở tình huống này thì tai nạn đó tránh được không? Chắc chắn là không, vì kiểu vượt ẩu vậy thì chạy đường nội thành, đường QL, chuyển làn giữa 2 làn song song cũng sẽ có tai nạn thôi. Nên bạn có phản biện thì hãy đọc kỹ hoàn cảnh cụ thể tôi đang nói tới (là cái tai nạn kia), chứ tôi không nói riêng câu nào phủ nhận vai trò của biển báo với giao thông nói chung.
Trả lời thẳng anh luôn, nếu biển báo đã được cấm đúng và cấm đủ (cắm lên con lươn cứng ấy), vạch chỉ dẫn được kẻ thêm vài cái mũi tên nữa thì có lẽ!
Nên anh đừng có đem trường hợp thằng chí phèo ra rồi so với là có biển báo cũng không tránh được, ý anh muốn tuyên truyền về nguyên tắc tham gia giao thông mà anh lại chui vô cái thớt người ta đang bàn về biển báo (lộn chuồng), trường hợp thằng EV nhiều khi có thần tiên xuất hiện chắc cũng không kịp trở tay với nói chứ so gì với mấy cái miếng tôn gắn trên đường. Nhưng cũng nhờ nó mà lại lòi ra một mớ bất cập, cũng nhờ nó mà giờ đây lại có cái vạch đứt để xe được chạy vào lề.
Mà hỏi thêm cái là anh có đi cái đường đó chưa vậy? Chưa đi thì anh chưa có cảm xúc khi chạy trên đường đó đâu!
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.094
113
Sàigòn
Tôi chưa hiểu ý "ưu tiên" trong câu này của bạn. Công ước Viên là nguồn tham chiếu để xây dựng luật GT VN, chứ bản thân nó ko phải Luật của VN. Trong nội dung của Công ước Viên cũng có rất nhiều điều khoản loại trừ, hoặc mô tả rằng nước sở tại có thể sửa đổi tùy thực tế giao thông tại nước đó, chứ không phải là 1 khuôn mẫu CỨNG NHẮC dành cho tất cả các nước thành viên (có ký Công ước). Vậy nên về cơ bản muốn giao thông trên lãnh thổ Việt Nam là phải theo quy định, quy tắc giao thông đã được luật hóa, nội địa hóa (nếu gốc từ C/Ư Viên) trong hệ thống văn bản luật VN.
Năm 2013 Việt Nam chính thức tham gia Công ước Vienne 1968 về giao thông đường bộ. (Nghị quyết 141).

Công ước Viên quy định (mình xin trích vài đoạn nhỏ, ai cần nghiên cứu thì tìm đọc toàn bộ):

ARTICLE 3 Obligations of the Contracting Parties
Điều 3: Nghĩa vụ của những quốc gia ký kết

1. (a) Contracting Parties shall take appropriate measures to ensure that the rules of the road in force in their territories conform in substance to the provisions of chapter II of this Convention.
(1. (a) Các quốc gia ký kết phải đảm bảo luật lệ đường bộ của quốc gia mình phù hợp với những quy định trong Chương II của Công ước.)
...

5 bis. Contracting Parties will take the necessary measures to ensure that road safety education be provided on a systematic and continuous basis, particularly in schools at all levels.
(5 bis. Quốc gia ký kết đảm bảo kiến thức an toàn giao thông đường bộ phải được giáo dục có hệ thống và liên tục trong tất cả các cơ sở giáo dục.)

Việt nam cam kết thực hiện đầy đủ Công ước Vien 1968, trừ điều 52. (xem hình đính kèm).

Chương 2 của Công ước chính là nội dung các quy định về giao thông đường bộ (Chapter II - RULES OF THE ROAD)

Ưu tiên ở đây là nếu có xung đột (giữa luật VN và Công ước viên) về cùng 1 vấn đề thì quy định của Công ước Viên được ưu tiên tham chiếu trước.
(trích dẫn cho anh luôn: Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.)

1709259187184.png
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Forrest Gump
Hạng B1
29/3/23
62
112
33
46
Năm 2013 Việt Nam chính thức tham gia Công ước Vienne 1968 về giao thông đường bộ. (Nghị quyết 141).

Công ước Viên quy định (mình xin trích vài đoạn nhỏ, ai cần nghiên cứu thì tìm đọc toàn bộ):

ARTICLE 3 Obligations of the Contracting Parties
Điều 3: Nghĩa vụ của những quốc gia ký kết

1. (a) Contracting Parties shall take appropriate measures to ensure that the rules of the road in force in their territories conform in substance to the provisions of chapter II of this Convention.
(1. (a) Các quốc gia ký kết phải đảm bảo luật lệ đường bộ của quốc gia mình phù hợp với những quy định trong Chương II của Công ước.)
...

5 bis. Contracting Parties will take the necessary measures to ensure that road safety education be provided on a systematic and continuous basis, particularly in schools at all levels.
(5 bis. Quốc gia ký kết đảm bảo kiến thức an toàn giao thông đường bộ phải được giáo dục có hệ thống và liên tục trong tất cả các cơ sở giáo dục.)

Việt nam cam kết thực hiện đầy đủ Công ước Vien 1968, trừ điều 52. (xem hình đính kèm).

Chương 2 của Công ước chính là nội dung các quy định về giao thông đường bộ (Chapter II - RULES OF THE ROAD)

Ưu tiên ở đây là nếu có xung đột (giữa luật VN và Công ước viên) về cùng 1 vấn đề thì quy định của Công ước Viên được ưu tiên tham chiếu trước.
(trích dẫn cho anh luôn: Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.)

View attachment 3109972
Văn bản bạn trích dẫn tôi cũng đã từng xem, nhưng để cụ thể hóa nó thành thứ dễ hiểu và sát thực tế hơn thì cần nhiều văn bản dưới luật khác, trong khuôn khổ topic này chắc tranh luận chẳng hết, và tôi cũng không đủ chuyên môn để bàn nên xin bỏ qua.
Cái tôi cần tranh luận là nội dung Công ước tác động trực tiếp như thế nào tới hệ thống biển báo, hay nói thẳng ra là tính pháp lý khi xử lý các tình huống giao thông cụ thể của VN, có liên quan cái chữ "ưu tiên" bạn nói hay không? Khi 1 biển báo của VN có một chi tiết nào đó tạm coi là có mâu thuẫn với quy định trong C/Ư Viên và dẫn tới tranh cãi bên đúng/sai khi có tai nạn xảy ra mà trong C/Ư Viên có thể giải quyết tốt, thì lúc đó C/Ư Viên có thể được lôi ra để áp dụng xử lý hay không? (cho 2 trường hợp: người Việt, và người nước ngoài tới từ những nước có tham gia Công ước).
Nội dung tranh luận có thể hơi rộng, hơi xa chủ đề 2 biển báo của bạn chủ topic, nên bạn có thể cân nhắc trả lời tiếp hoặc không, để chúng ta có thời gian bàn luận tiếp ở một bài khác. Xin cảm ơn.
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.094
113
Sàigòn
Văn bản bạn trích dẫn tôi cũng đã từng xem, nhưng để cụ thể hóa nó thành thứ dễ hiểu và sát thực tế hơn thì cần nhiều văn bản dưới luật khác, trong khuôn khổ topic này chắc tranh luận chẳng hết, và tôi cũng không đủ chuyên môn để bàn nên xin bỏ qua.
Cái tôi cần tranh luận là nội dung Công ước tác động trực tiếp như thế nào tới hệ thống biển báo, hay nói thẳng ra là tính pháp lý khi xử lý các tình huống giao thông cụ thể của VN, có liên quan cái chữ "ưu tiên" bạn nói hay không? Khi 1 biển báo của VN có một chi tiết nào đó tạm coi là có mâu thuẫn với quy định trong C/Ư Viên và dẫn tới tranh cãi bên đúng/sai khi có tai nạn xảy ra mà trong C/Ư Viên có thể giải quyết tốt, thì lúc đó C/Ư Viên có thể được lôi ra để áp dụng xử lý hay không? (cho 2 trường hợp: người Việt, và người nước ngoài tới từ những nước có tham gia Công ước).
Nội dung tranh luận có thể hơi rộng, hơi xa chủ đề 2 biển báo của bạn chủ topic, nên bạn có thể cân nhắc trả lời tiếp hoặc không, để chúng ta có thời gian bàn luận tiếp ở một bài khác. Xin cảm ơn.
Nói riêng về "tính ưu tiên" của CU Vien thử đi.

Ví dụ như người lái chiếc xe FE gây tai nạn là người nước ngoài (thuộc nước nằm trong nhóm CU Vien, có bằng lái IDP hợp pháp). Anh ta có thể dựa vào CU Vien và kiện chính phủ VN về việc cắm biển báo sai hay không? (thực tế ở đây việc kiện không dễ dàng, vì như đã nói, VN tuyên bố không áp dụng điều 52, tức ko thể kiện ở tòa quốc tế. Mà nếu kiện ở tòa VN thì ai mà biết được???)

Còn nếu là người việt thì đương nhiên không kéo CU Vien vô làm gì cả! Cái CU Vien chỉ là bàn thêm vô thôi, thực tế tình huống thì biển báo G12a đã có trong Quy chuẩn VN, không cần dẫn chiếu CU Vien làm gì cả.
 
  • Like
Reactions: vscl
Hạng D
6/3/08
3.973
8.094
113
Sàigòn
Còn nếu là người việt thì đương nhiên không kéo CU Vien vô làm gì cả! Cái CU Vien chỉ là bàn thêm vô thôi, thực tế tình huống thì biển báo G12a đã có trong Quy chuẩn VN, không cần dẫn chiếu CU Vien làm gì cả.
Và điều này dẫn đến thắc mắc ban đầu: cái biển G12a theo CU Vien có thể giải thích là tình huống gộp làn (2 làn đường gộp lại thành 1 làn), nhưng về VN "việt hóa" thành "kết thúc làn đường", nghĩa hoàn toàn khác với "gộp làn".
 
  • Like
Reactions: Home land
Hạng D
9/1/16
1.748
3.799
123
Sài Gòn
Theo tôi nếu cắm biển G12a trong trường hợp cụ thể là cao tốc La Sơn thì còn gây hiểu lầm hơn nữa. "2 làn nhập thành 1 làn", vậy cái mũi tên phía trái ý nghĩa là gì vậy bạn? Liệu có thể bị hiểu sai (hoặc bản chất của biển là dùng cho đường lớn hơn 2 làn) là phía cùng trái còn 1 làn nữa cùng hướng, xe khác có thể chuyển làn để tránh nên yên tâm phi ra? Chưa nói tới việc biển G12a không phổ thông, nên không hề đơn giản nếu nói cắm nó lên là xong.
Chỗ này anh nói đúng nha. Mấy bố bê về dịch lại thành biển G12a "làn đường không lưu thông" vậy hiểu rằng: có làn đường nhưng không lưu thông, vậy đối với các tuyến đang bàn nó cắm ở đâu? Cắm ở ngay điểm đầu cao tốc để mấy chiếc xe biết có 1 làn không được lưu thông. Hoặc tại vị trí xảy ra tai nạn thì nó được cắm ở đầu ngay chỗ chỉ còn 1 làn lưu thông và phần lề đường (hay làn khẩn cấp).

Tiếp đến nhóm biển W.203 thuộc một trong những nhóm biển chính. Báo đường hẹp, mà hẹp như thế nào? Quy chuẩn đã có nhưng lại không dùng, đó là biển S.G 11a: "Để thông báo cho lái xe số làn và hướng đi của từng làn xe, phải cắm biển số S.G,11a; S.G,11c; các biển này phải có số mũi tên bằng số lượng làn xe đi cùng hướng và phải chỉ dẫn số lượng làn xe của hướng đi sắp tới."
1709262486821.png

Biển này là: " Biển báo phụ (hay biển phụ) thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hoặc đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.
Cụ thể, biển báo phụ có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông, có nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen hoặc có nền là màu xanh lam, chữ viết màu trắng."

Nếu hệ thống biển báo quy cũ như thế, thì đến thời điểm hiện nay không có vụ cắm lộn biển W203 ở chỗ tai nạn (hoặc cắm ngay vị trí đó, ai muốn hiểu sao hiểu).

Anh nói không phổ thông, tại vì có biết cắm biển cho đúng đâu mà đòi nó phổ thông. Như trên tôi đã nói, nếu cắm phổ thông đại trà các biển báo thì ý thức tham gia giao thông cũng được cải thiện phần nào.

Anh chắc cũng biết thứ tự ưu tiên của hệ thống báo hiệu đường bộ rồi, nên đừng lôi mấy cái vạch ra. Lôi vạch ra thì lại lòi thêm cái chưa đúng của vạch.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Nguyễn
Hạng D
9/1/16
1.748
3.799
123
Sài Gòn
Đoạn nhập làn dài 100m. BB "giảm, nhập làn" hai lần cách điểm bắt đầu thu hẹp 80m. Mũi tên hiệu lệnh trên mặt đường 3 lần.
View attachment 3105651View attachment 3105653
Cái biển bên anh, nó báo hiệu rất dứt khoát, một nét gạch chéo và số làn đường còn lại. Vậy nếu chiếu theo Luật VN, thì biển S.G,11a cũng tương tự như vậy. Biển S.G,11a và biển S.G,12a đều chú thích là căn cứ theo Hiệp định GMS. Anh check lại thử hệ thống biển báo bên đó ntn? Chứ không lẽ VN tự đẻ ra cái biển S.G,12a rồi chú thích nó căn cứ theo GMS!
 
Hạng C
3/6/16
544
12.548
93
Bạn chưa hiểu ý tôi nói rồi. Với tai nạn đã xảy ra thì biển nào cũng có mà như không đối với bác tài. Biển cảnh báo nguy hiểm còn ko có tác dụng thì biển chỉ dẫn ý nghĩa gì. Còn đương nhiên lái xe cẩn thận và biết nhìn biển thì nói làm gì nữa, do tài ẩu chứ tôi có bênh đâu.
Tôi cũng chỉ đang phản biện vấn đề liệu thay biển G12b cho biển 203 ở tình huống này thì tai nạn đó tránh được không? Chắc chắn là không, vì kiểu vượt ẩu vậy thì chạy đường nội thành, đường QL, chuyển làn giữa 2 làn song song cũng sẽ có tai nạn thôi. Nên bạn có phản biện thì hãy đọc kỹ hoàn cảnh cụ thể tôi đang nói tới (là cái tai nạn kia), chứ tôi không nói riêng câu nào phủ nhận vai trò của biển báo với giao thông nói chung.
Anh lập luận như vậy là "lấy ý chí của lãi xe đè lên pháp luật" rồi. Biển báo là pháp luật được thể hiện trong tổ chức giao thông, lái xe tuân thủ hướng dẫn của BB là tuân thủ PL. Nói như anh chẳng hóa ra nói lái xe đạp trên pháp luật để chạy, bb không có ý nghĩa gì với họ?
Khi luật pháp chặt chẽ (khoa học chính xác), + chế tài nghiêm thì công dân (lx) không ngu gì mà vi phạm để thiệt thân.