Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.775
18.752
113
Lâm Đồng
Bộ Tài chính cho rằng việc tiếp tục thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là chưa phù hợp.

htmv2-4-787.jpg


Ngày 30/3/2023, Bộ Tài chính có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, về việc thực hiện nghị quyết số 31/NĐ-CP, trong đó chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Công Thương nghiên cứu chính sách gia hạn nộp thuế TTĐB và giảm phí trước bạ cho xe ô tô lắp ráp trong nước.

Sau khi nghiên cứu, Bộ Tài chính cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, chưa đặt vấn đề giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước.

Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thời gian qua về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra, có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, phân phối ô tô nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung…

Tuy nhiên, chính sách này lại được đánh giá là có ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế. Có ý kiến cho rằng chính sách này có khả năng chưa tuân thủ hoàn toàn quy định theo nguyên tắc Đối xử quốc gia trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia WTO và ký kết nhiều FTA song phương và đa phương, trong đó đã cam kết thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại và đầu tư. Theo đó, chính sách thuế, phí, lệ phí tại các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng thống nhất giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.

Trước đó, từ tháng 12/2019, dịch Covid-19 bùng phát và nhanh chóng lan rộng ra các quốc gia trên thế giới. Để góp phần hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phục hồi sản xuất, kinh doanh trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã 2 lần xây dựng, trình Chính phủ ban hành các Nghị định giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Cụ thể, Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020 để có hiệu lực từ ngày 28/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020; Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 có hiệu lực từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.

Từ ngày 01/6/2022, mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng mức thu LPTB đối với ô tô cùng loại.

hc3acnh20320dc3a2y20chuye1bb81n20hc3a0n20respot.jpg


Vì vậy, trường hợp cần thực hiện giảm mức thu LPTB đối với ô tô thì phải áp dụng chung cho cả ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm thu ngân sách nhà nước từ LPTB, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của các địa phương, nhất là trong điều kiện đây là khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng 100% số thu theo Luật Ngân sách nhà nước” – Bộ Tài chính cho biết.

Ngoài ra, khi xây dựng Nghị định số 70/2020/NĐ-CP và Nghị định số 103/2021/NĐ-CP, tại báo cáo thẩm định, Bộ Tư pháp đã chỉ ra việc quy định giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước chỉ là tạm thời, nhưng có thể coi là phân biệt đối xử về thuế giữa ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu. Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Tài chính rà soát các cam kết quốc tế, từ đó báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Trên cơ sở đó, khi trình Chính phủ ban hành chính sách giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ nếu áp dụng chính sách này thì chỉ coi đây là giải pháp hỗ trợ ngắn hạn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

thaco-kia-lap-rap.png


Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2023, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét ban hành chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời hạn nhất định.

Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu nội dung này.

Ngay sau thông tin trên, Hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô tại Việt Nam (VIVA) cũng kiến nghị được hưởng chính sách tương tự như ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. VIVA khẳng định, 12 doanh nghiệp thành viên của mình gặp khủng hoảng tồn kho nghiêm trọng hơn.

0843_Ford_Ranger_CKD_151.jpg


Tính chung 2 tháng đầu năm, các đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 40.354 xe các loại, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xe du lịch giảm 28%; xe thương mại giảm 10% và xe chuyên dụng giảm 47% so với cùng kỳ năm 2022.

Cũng tính đến hết tháng 2/2023, trong khi doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đạt 20.518 xe, giảm 38% thì xe nhập khẩu là 19.836 xe, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

thaco-kia-xuong-han.jpg


Xem thêm:
Các bác nghĩ sao về thông tin này?
 
Hạng D
9/1/15
2.807
4.226
113
41
Tốt nhất đừng giảm. cả một ngành chiến lược tỷ đô, bộ măt quốc gia mà cứ thích giảm thích thì tăng đếch có chiến lược cm gì.
mà tui cũng tin chắc từ đầu đếch giảm đâu. vì sao ư ? năm nay BDS chết cmn rồi ai nữa đâu mà dự với án để lấy tiền; sản xuất thì 100 cty hết mớ đang dãy đành đạch cú chót, số khác ngáp ngáp, số khác thì trên đường đi về khoa cấp cứu, số thì hàng nó trả về, số thì ứ ở cửa khẩu bla bla bla không ép thằng xe oto ép ai chừ để lấy ngân sách.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
25/3/19
1.037
1.852
116
44
Ông nào đòi giảm thuế giảm phí cho xe lắp ráp trong nước vì khó khăn này kia thì nên nhớ mấy cái cam kết quốc tế về thương mại có qui định rõ về phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.

Ưu tiên giảm thuế cho hàng trong nước đến lúc mấy nước khác nó áp thuế ngược cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN thì mấy ông lắp ráp trong nước có dốc tiền ra đền được không?

Giờ hội nhập thế giới rồi không có chơi kiểu thời bao cấp được đâu à, đối tác nó mà "nghỉ chơi" với thương mại VN là vê quê nuôi cá hết đó.
 
Hạng B2
18/2/21
309
421
63
30
Ông nào đòi giảm thuế giảm phí cho xe lắp ráp trong nước vì khó khăn này kia thì nên nhớ mấy cái cam kết quốc tế về thương mại có qui định rõ về phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.

Ưu tiên giảm thuế cho hàng trong nước đến lúc mấy nước khác nó áp thuế ngược cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN thì mấy ông lắp ráp trong nước có dốc tiền ra đền được không?

Giờ hội nhập thế giới rồi không có chơi kiểu thời bao cấp được đâu à, đối tác nó mà "nghỉ chơi" với thương mại VN là vê quê nuôi cá hết đó.
Vậy sao không giảm đều cho cả xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu? Thật ra câu hỏi này Bộ Tài Chính có trả lời, đó là sợ thất thu ngân sách. Nhưng mà bộ không thấy là nếu không mua được ô tô thì cũng không có gì để thu cả, còn nếu người dân mua được ô tô thì còn thu được phí này thuế kia. Trước đó các báo cáo cho thấy giảm lệ phí trước bạ đợt 2020 và 2021 hầu như không ảnh hưởng đến ngân sách vì lượng mua vào tăng mạnh, đủ bù cho số tiền bị thiếu hụt.

Giảm phí trước bạ, số xe bán ra tăng, ngân sách không bị thất thu, người dân có xe đi, tốt cho ngành công nghiệp ô tô. Nhưng tất nhiên bộ tài chính mà tính được vậy thì nền tài chính nước nhà nó đã đạt đẳng cấp cao hơn rồi.
 
Hạng D
26/3/17
2.622
4.712
113
Giảm thì Hãng xe lại cắt bớt khuyến mãi thôi. Xe tầm dưới 1 tỷ thì chả ăn thua. Chỉ có mấy đại gia mua xe Sang thì mới dc giảm nhiều nhờ chính sách này
 
Hạng B2
19/7/19
113
156
43
TP HCM
Ủng hộ không giảm thuế TTĐB, hơn 20 năm phát triển ngành CN ô tô, nhà nước ra ko biết bao nhiêu chính sách hỗ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hóa, mà mấy ông làm được gì, đến con ốc vít cũng phải nhập, giá xe thì cao nhất asean, xe mới ra thì phải mua kèm 1000 kg lạc thì mới mua dc xe. Mua xe còn bắt mua kèm bảo hiểm nếu vay bank.
 
  • Like
Reactions: Crosswin
Hạng D
25/3/19
1.037
1.852
116
44
Vậy sao không giảm đều cho cả xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu? Thật ra câu hỏi này Bộ Tài Chính có trả lời, đó là sợ thất thu ngân sách. Nhưng mà bộ không thấy là nếu không mua được ô tô thì cũng không có gì để thu cả, còn nếu người dân mua được ô tô thì còn thu được phí này thuế kia. Trước đó các báo cáo cho thấy giảm lệ phí trước bạ đợt 2020 và 2021 hầu như không ảnh hưởng đến ngân sách vì lượng mua vào tăng mạnh, đủ bù cho số tiền bị thiếu hụt.

Giảm phí trước bạ, số xe bán ra tăng, ngân sách không bị thất thu, người dân có xe đi, tốt cho ngành công nghiệp ô tô. Nhưng tất nhiên bộ tài chính mà tính được vậy thì nền tài chính nước nhà nó đã đạt đẳng cấp cao hơn rồi.
Đúng rồi bác, muốn giảm để tăng doanh số ôtô thì phải giảm công bằng cho cả hàng lắp ráp trong nước và nhập khẩu hoặc giảm thuế cho linh kiện nhập về để ráp ôtô.

Nhưng có cái khúc mắc là ngoài vấn đề về thu ngân sách thì còn có chính sách phát triển công nghiệp ôtô nội tại trong nước, nếu giảm thuế cho xe nhập khẩu và lắp ráp thì các hãng xe sẽ ùa nhau đi nhập đồ về ráp xe => các ngành công nghiệp trong nước hỗ trợ cho công nghiệp ôtô sẽ chết đứng.

Dù gì thì phát triển công nghiệp ôtô trong nước và các ngành liên quan vẫn là một phương án tốt hơn cho đất nước vì nó đem lại lợi ích lâu dài, tất nhiên vấn đề về hiệu quả của việc này vẫn còn phải bàn nhiều :(
 
  • Like
Reactions: tolovitxp
Hạng D
22/1/19
4.528
8.406
113
Đúng rồi bác, muốn giảm để tăng doanh số ôtô thì phải giảm công bằng cho cả hàng lắp ráp trong nước và nhập khẩu hoặc giảm thuế cho linh kiện nhập về để ráp ôtô.

Nhưng có cái khúc mắc là ngoài vấn đề về thu ngân sách thì còn có chính sách phát triển công nghiệp ôtô nội tại trong nước, nếu giảm thuế cho xe nhập khẩu và lắp ráp thì các hãng xe sẽ ùa nhau đi nhập đồ về ráp xe => các ngành công nghiệp trong nước hỗ trợ cho công nghiệp ôtô sẽ chết đứng.

Dù gì thì phát triển công nghiệp ôtô trong nước và các ngành liên quan vẫn là một phương án tốt hơn cho đất nước vì nó đem lại lợi ích lâu dài, tất nhiên vấn đề về hiệu quả của việc này vẫn còn phải bàn nhiều :(
Cái nữa là nếu giảm cho cả 2 đối tượng thì ngân sách sẽ thất thu nặng.
Thiệt ra e thấy sau 2 lần giảm trước đây thì việc đó chỉ vỗ béo cho các nhà sx và phân phối xe chứ chả tác động bao nhiêu đến thị trường hay người tiêu dùng. Đơn giản chỉ là khi không giảm LPTB thì hãng phải cắt biên lợi nhuận sâu hơn, khuyến mãi nhiều hơn. Còn khi chính sách có hiệu lực thì ngay lập tức họ bỏ gần hết các gói ưu đãi đó. Tức là giá lăn bánh của con xe khi đến tay khách hàng cũng rứa thôi. Mắc gì ngân sách nhà nước phải gồng lên để làm cái chuyện vô bổ đối với người dân và nền kinh tế như vậy?! Cái này là lợi dụng chính sách để trục lợi kinh doanh chứ người tiêu dùng và kinh tế có được cái gì đâu! Doanh nghiệp bán xe, lúc lãi to thì hưởng một mình, tới khi thị trường khó khăn thì lại đòi chính sách ưu đãi. Mang danh chính sách là kích cầu tiêu dùng nhưng cuối cùng người dân vẫn phải chi từng đó tiền, nhà nước thì thất thu thuế, bên lời to lại là doanh nghiệp.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
3/3/16
1.800
3.300
113
40
Vậy sao không giảm đều cho cả xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu? Thật ra câu hỏi này Bộ Tài Chính có trả lời, đó là sợ thất thu ngân sách. Nhưng mà bộ không thấy là nếu không mua được ô tô thì cũng không có gì để thu cả, còn nếu người dân mua được ô tô thì còn thu được phí này thuế kia. Trước đó các báo cáo cho thấy giảm lệ phí trước bạ đợt 2020 và 2021 hầu như không ảnh hưởng đến ngân sách vì lượng mua vào tăng mạnh, đủ bù cho số tiền bị thiếu hụt.

Giảm phí trước bạ, số xe bán ra tăng, ngân sách không bị thất thu, người dân có xe đi, tốt cho ngành công nghiệp ô tô. Nhưng tất nhiên bộ tài chính mà tính được vậy thì nền tài chính nước nhà nó đã đạt đẳng cấp cao hơn rồi.
lời thì hãng xe ủm trọn, bán không được thì khóc lóc van xin cp miễn giảm thuế để bán được hàng.
trong khi nhiều hãng đã giảm giá hàng trăm triệu (ít cũng 7-80 triệu) để bán hàng.

chưa nói tới lúc thiếu hàng thì kèm lạc vài trăm, toàn nhét túi riêng. éo đóng 1 đồng thuế

khôn như mấy hãng xe này quê tôi đầy :D