Bác nói đúng thực trạng đi Bến Tre luôn, mình quê BTre mà giờ cuối tuần hay Lễ là không dám về luôn, có ai để ý đi cao tốc SG-Trung Lương ức chế nhất là xe tải biển 71, ý thức kém rất đồng bộ, đề nghị thanh tra các điểm cấp bằng cho cánh tài xế xe tải 71 này.Thật em vừa chuyển nhà máy từ Bến Tre lên Bình Phước do vấn đề này, cái méo gì đường dẫn cao tốc thì ho lao, ổ voi nằm còn được, lên tới cao tốc gặp mấy anh ất ơ, chạy rề rê. Mang tiếng cao tốc mỗi làn đi phải canh giờ ko lên đó bò chết khiếp. Hên đi 2h30 tiếng tới nhà máy, xui đi 4- 5h.
Trong khi đi Bình Phước thoát khỏi đoạn Bình Dương cho 60km/h thì tốc độ đều đều 90km/h, mặt đường đẹp hơn cao tốc nhiều.
- Tags
- cao tốc
Giờ bộ chưởng nói nâng lên 90 thôi, để kỳ họp tới còn có chuyện nói tiếp nâng lên 100.. Không khéo thì không ai quan tâm đến bộ chưởng.
Chắc mấy ảnh đi rồi ảnh thấy vậy đó anh. Thấy toàn xe ô tô chạy nên ảnh phán luôn là cao tốc thôi. Dịch từ tiếng Anh sang tiếng hán việt có nhiều nghĩa, muốn hiểu sao hiểu.mấy anh Mỹ, Nhật cũng nghèo thế á. Làm cao tốc BỐN LÀN mà không có làn khẩn cấp để xứ thiên đường này học làm bậy theo à
Phân kỳ đầu tư là đúng, nhưng đầu tư đúng chỗ lại là chuyện khác, chỗ cần đầu thì không đầu, chưa cần đầu thì cứ đầu để nó vô...
Dù sao cũng cám ơn bộ trưởng đã tư duy cộng thêm cho chúng ta thêm 10km/h.
Em thì rút kinh nguyệt là khi đi CT 80 chỉ nên chở Gái, ngồi Su đầu zé cũng đỡ buồnChay mấy CT 80km/h nó tức cái chân ko chịu được, đường vắng teo set ACC thì buồn ngủ có muốn xào chẻ đỡ buồn ngủ thì cũng chả có .
Nói thạc, chỉ nghĩ đến lúc được đi 90 trên cao tốc thấp thôi cũng đã sướng rùng mình rồi.
Các cán bộ của ta biết cách làm cho nhân dân lên đỉnh lắm...
Phải thế nào thì họ mới thích mình như thế chứ....
Các cán bộ của ta biết cách làm cho nhân dân lên đỉnh lắm...
Phải thế nào thì họ mới thích mình như thế chứ....
Ko nên nhé!Cần phải cử cán bộ từ cấp thôn/tổ trở lên đi học tập, nghiên cứu thực tế ở nước ngoài nhiều càng tốt để về đóng góp cho quê hương, đất nước.
Cấp tỉnh thành bộ thì còn được, đơn giản họ có cái còn ở để đú tiếp chứ cấp thôn mà đi là cầm chắc...đi luôn.
Anh đừng gây náo loạn XH nhé! Giá cb cấp thôn đang bình ổn ở 100T, Anh mà thêm vào xuất đc đi NN, nhất là Mỹ, học tập nghiên cứu là thành 10 tỏi đấy.
Và nên tính toán múc thu phí phù hợp cho từng loại đường nữa. Rõ ràng, nếu đều là đường đồng bằng như nhau, suất đầu tư tương đương nhau nhưng đường 4 lane không lane khẩn cấp thu phí ngang đường 6 lane + 2 lane khẩn cấp thì là bất công.Nên phân loại cao tốc như sau:
Cao tốc cao: 60-120
Cao tốc: 60-100
Cao tốc thấp: 60-80
Còn riêng QL vẫn giữ tối đa như hiện tại: 90
Phấn đấu qua năm cao tốc thấp: 60-90 cho ngang bằng với QL...
Mấy anh than chê thì cứ xuống QL 90km/h mà chạy cho nhanh cho máu nhé, đâu ai ép mấy anh đi cao tốc. GD1 ng ta làm liền mạch cao tốc vậy là quá tốt rồi mấy anh, à mà chấp mấy anh chạy QL 90km/h đó, cao tốc 2 lane em bò 70km/h thôi thì cũng nhanh hơn mấy anh à, kakaka
Vậy nên đặt tên là Đường tránh quốc lộ có thu phí cho nó phù hợp với tốc độ cho phép, chứ đặt tên là cao tốc mà tốc độ còn thua quốc lộ có lươn cứng nữa là, rõ chán thật....Từ đầu năm 2023, Bộ Giao thông vận tải đã cho nghiên cứu rà soát các tiêu chuẩn có phù hợp với thực tế hay chưa và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các tuyến quy định 80 km/giờ có thể nâng lên 90 km/giờ...
View attachment 3046045
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều 06/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn.
NÂNG TỐC ĐỘ TỐI ĐA CAO TỐC TỪ 80KM LÊN 90KM/H VÀO NĂM 2024
Đại biểu Lê Hoàng Anh đặt vấn đề: "2/3 tổng vốn đầu tư công của giai đoạn dành cho giao thông vận tải, nhưng các dự án giao thông vận tải ở tất cả các nhóm cũng như các dự án quan trọng quốc gia đều phải điều chỉnh thời gian thực hiện, tổng mức đầu tư. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết trách nhiệm trong việc trình không chính xác thuộc về ai? Bộ trưởng có cho rằng cần phải xử lý nghiêm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân khi trình để các dự án không chính xác phải kéo dài thời gian tổ chức thực hiện?".
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong kỳ trung hạn 2021-2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 64 dự án với tổng kinh phí là 300 nghìn tỉ đồng. Đến nay, đã phê duyệt 60 dự án và đang triển khai. Về cơ bản, các dự án tương đối tốt, không tăng tổng mức đầu tư, nếu có thì rất ít.
View attachment 3046051
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 6/11. Ảnh: Ngọc Thành VnExPress
Tuy nhiên, có 03 dự án ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng tổng mức đầu tư cao là dự án cầu Rạch Miễu 2, dự án đường cao tốc Mĩ An – Cao Lãnh, dự án đường cao tốc An Hữu – Cao Lãnh. Nguyên nhân là trong thời gian khảo sát thiết kế dự án đúng thời gian dịch 2020-2021 dẫn đến khảo sát chưa được triệt để, ngoài ra nguyên nhân đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng khi triển khai chính thức khác với khi khảo sát.
Trước tình hình đó, Bộ Giao thông vận tải cũng thực hiện nghiêm túc xem xét trách nhiệm, chỉ đạo các cơ quan chức năng, bộ ngành liên quan thanh tra, kiểm tra xử lý trách nhiệm và xử phạt nhà thầu ban quản lý dự án, chủ đầu tư, các cơ quan thẩm định kiểm điểm và xem xét trách nhiệm, nhất là xử phạt nghiêm khắc các đơn vị tư vấn.
"Bộ thực hiện rất nghiêm túc và hiện vẫn đang trong quá trình xử lý nhất là xử lý khắc các đơn vị tư vấn. Kể cả phạt tiền lẫn hạn chế, không cho phép tham gia thầu các dự án", ông Thắng nói.
Trả lời đại biểu Trần Quang Minh về tuyến đường cao tốc chỉ cho chạy tối đa 80km, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, hiện Việt Nam có tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc với 4 giới hạn tốc độ là 120 km/giờ, 100 km/giờ, 80 km/giờ và 60 km/giờ. Nhiều tuyến đường, nếu đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh theo quy hoạch, thì có thể chạy tối đa 120km/giờ như tuyến Hạ Long – Móng Cái, Hà Nội – Hải Phòng.
Trước tình hình đó, Bộ Giao thông vận tải cũng thực hiện nghiêm túc xem xét trách nhiệm, chỉ đạo các cơ quan chức năng, bộ ngành liên quan thanh tra, kiểm tra xử lý trách nhiệm và xử phạt nhà thầu ban quản lý dự án, chủ đầu tư, các cơ quan thẩm định kiểm điểm và xem xét trách nhiệm, nhất là xử phạt nghiêm khắc các đơn vị tư vấn.
Chiều 06/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục tiến hành Phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Từ đầu năm 2023, Bộ Giao thông vận tải đã cho nghiên cứu rà soát các tiêu chuẩn có phù hợp với thực tế hay chưa và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các tuyến quy định 80 km/giờ có thể nâng lên 90 km/giờ. Bộ Giao thông vận tải đã điều chỉnh tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc và dự kiến năm 2024 có thay đổi giới hạn tốc độ tối đa.
SUY NGHĨ THÊM VỀ ĐẦU TƯ LÀN KHẨN CẤP
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, đoàn Vĩnh Phúc, đặt vấn đề: "Theo Nghị quyết 100 của Quốc hội yêu cầu là đánh giá tổng thể và đầu tư nghiên cứu để nâng cấp các tuyến đường cao tốc đã được đầu tư theo quy mô phân kỳ hai làn xe hoặc bốn làn xe mà không có làn dừng xe khẩn cấp thành đường ô tô phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc theo quy định".
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết việc đầu tư một số tuyến đường cao tốc không có làn xe, dừng xe khẩn cấp thì có phù hợp với tiêu chuẩn đường cao tốc hay không và giải pháp của Bộ trong thời gian tới?
Bộ trưởng Thắng trả lời: "Về quan điểm của Bộ về phân kỳ đầu tư với các dự án đường cao tốc 2 làn xe, 4 làn xe chưa có làn dừng khẩn cấp liên tục, trong thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 2021-2026, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông".
Trong nhiệm kỳ này, Bộ hiện đã dành trên 375 ngàn tỷ để triển khai xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng, chủ yếu là xây đường cao tốc. Tuy nhiên, việc xây dựng đó mới chỉ đạt hơn 70% nhu cầu. Do đó, việc đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc trong bối cảnh nguồn lực có hạn là rất khó khả thi.
Theo Bộ trường, nhiều nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đều phải thực hiện phân kỳ đầu tư đối với các tuyến đường cao tốc. Chính vì thế, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm các nước, Bộ đã nghiên cứu, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện phân kỳ đầu tư theo những nguyên tắc để đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh nguồn lực có hạn, nhưng cũng tạo tiền đề và sự thuận lợi trong giai đoạn sau khi có nguồn lực để nâng cấp.
Bộ trưởng nêu rõ nguyên tắc thứ nhất là cần ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh đối với các đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn. Nhiều đoạn tuyến đã đầu tư hoàn chỉnh: Hà Nội – Hải Phòng, Bến Lức – Long Thành, Phan Thiết – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu. Nguyên tắc thứ hai là đối với các tuyến nhu cầu vận tải chưa cao, thì thực hiện phân kỳ đầu tư. Chỉ phân kỳ đầu tư về bề rộng mặt cắt, còn các yếu tố kỹ thuật để nâng cấp đều phải đảm bảo. Cần thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch.
Với phần trả lời trên, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho rằng là chưa phù hợp. Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đầu tư để tiến hành đầu tư xây dựng làn đường cho đỗ xe đỗ khẩn thì là sự rất lãng phí. Trong các cuộc thảo luận tại hội trường, đối với các tuyến đường đầu tư về giao thông mà không có làn xe, đường làn cho xe dừng khẩn cấp thì đại biểu đã có ý kiến nhưng mà không được tiếp thu. Đến nay, chúng ta lại tiến hành đầu tư về làn đường khẩn cấp thì là rất lãng phí trong đầu tư.
Nói rõ thêm về vấn đề thiết kế xây dựng đường cao tốc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết đã có nhiều đại biểu tranh luận về vấn đề này. “Vốn liếng của ta không có nhiều nên phân kỳ đầu tư là đúng. Nhưng vấn đề phân kỳ đầu tư phải đạt mức tối thiểu như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông thì Bộ Giao thông vận tải cần suy nghĩ thêm”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội nêu dẫn chứng, ngay cả những đoạn vừa hoàn thành trong cao tốc Bắc - Nam, đoạn từ Cao Bồ đi Thanh Hóa và Thanh Hóa đi Diễn Châu, theo quan sát và nhiều người cho rằng số lượng xe tham gia giao thông rất ít, vì tốc độ chỉ có 80 km/giờ và không có làn đường khẩn cấp. Do đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng chỉ cần một xe bị tai nạn hoặc bị xịt lốp thì sẽ tắc nghẽn hết tất cả, vì vậy rất cần xem xét vấn đề này.
Theo VnExpress