tranbacvunam nói:Bác giải thích như vậy chưa thuyết phục lắm , bởi như vậy lọc cũ không có tác dụng kể cả van điều áp ,vậy chỉ khi nào lọc ngoài bị tắt van điều áp mới có tác dụng (van điều áp có tác dụng điều tiết xăng nhiều,ít kể cả không bơm,chạy nhanh thì bơm nhanh,chạy chậm bơm chậm . không chạy chìa khoá ON hồi xăng ,khi bật chìa khoá chưa đề ON thì xảy ra hiện tượng bơm xăng bơm tự do không qua van điều áp , không nổ máy lúc này nhiệm vụ của van điều áp là cho xăng hồi về, vậy thì có khác nào không cần qua bơm cũ , cách này chỉ giải quyết báo CHECK .... còn khi bơm xăng bơm tự do sẽ xảy ra trường hợp hộp đen sẽ báo lỗi (một người cho một người không nhận) xăng không hồi về ,đờ le điện bơm xăng sẽ ngắt điện ... rất nguy hiểm và tốn tiền cho thợ điện mà chính mình và thợ điện cũng không biết được lý do . em nói vậy có chỗ nào chưa đúng mong các Bác bỏ qua ... theo em cưa cái lọc cũ lấy ruột ra rồi hàn lại cho xăng chạy qua lọc cũ xong mới qua lọc ngoài có lẽ là tốt nhất khỏ phải lăn tăn .
- Khi không bơm thì không thể nào van điều áp lại lại điều tiết xăng ít/nhiều được vì nó không hoạt động ( và nó cũng điều chỉnh áp suất chứ không điều chỉnh lưu lượng nhiều ít )
- Các loại xe dùng bơm điện khi bật chìa khoá ở chế độ đóng điện ( chưa cần đề máy nổ )= đóng điện bơm và bơm sẽ chạy, không có chuyện chạy nhanh thì bơm nhanh còn chậm thì bơm chậm, điều này chỉ xảy ra với các loại xe chạy bơm cơ ( lai qua trục cam) hoặc bơm màng ( dùng áp suất hơi ) . ví dụ như xe gaz, volga, latvia... mấy loại này thì không cần van điều áp vì chỉ khi máy quay bơm mới hoạt động nhưng lại có van 1 chiều để giữ xăng trên đường ống không bị AIR
- Khi bật chìa khoá chưa nổ máy thì không thể nào bơm xăng tự do không qua van điều áp được, mà là ngược lại. Lúc chưa nổ máy thì kim phun nhiên liệu đóng ( tương tự đường xăng ra bị bịt, lúc này áp suất sẽ tăng lên và van Đ/A sẽ mở đưa xăng trở lại bình chứa ) Ngoài đường đẩy chính ra bơm xăng còn 1 đường đẩy nữa nhỏ hơn ( nhưng không qua đường cấp xăng và có tác dụng khác...)
_ Khi bật chìa khoá ở chế độ đóng điện, bơm sẽ chạy và và xăng sẽ được cho, nhưng vì chưa đề máy nổ nên máy không thể nhận được ( kim phun chỉ được mở khi máy quay, van điện từ mở kim vào thì nạp của của các máy theo thứ tự nổ của từng máy ) chính vì vậy mới phải có van điều áp để tuần hoàn xăng làm cho bơm không bị quá tải khi áp suất đường đẩy tăng
_ Nếu cưa lọc ra ( rút hết ruột ) thì van điều áp ( của riêng xe CAP ) sẽ không còn tác dụng nữa ( vì các ngăn trước lọc/ sau lọc không còn )
- Còn hiện tượng ngắt rơ le khi quá tải không có gì là nguy hiểm, nó chỉ là thiết bị an toàn tránh cháy bơm ( giống như at-to-mat trong điên gia đình thôi ), thiết bị nào trên xe cũng có rơ-le của riêng nó ( kể cả bóng đèn ) nên không thể có chuyện thợ điện lại không biết lý do rơ-le ngắt điện được
Nếu chế lại lọc ngoài như hình vẽ, đương nhiên là lọc cũ không có tác dụng nhưng van Đ/A vẫn có tác dụng. Nếu bật chìa khoá mà chưa nổ máy thì đường xăng bị chặn trên đường đẩy( vì kim phun đóng ) sẽ không đi qua lọc ngoài mà đi thẳng xuống lọc cũ, áp suất sẽ tăng ( vì đường ra của lọc cũ bị bịt lại, của lọc ngoài cũng bị chặn vì kim phun chưa mở ) van Đ/A sẽ mở và xăng tuần hoàn ( bơm vẫn chạy và rơ-le không ngắt ).
Khi máy nổ ( kim phun mở ) áp suất giảm xuống, Van Đ/A sẽ đóng và xăng lại đi thẳng lên kim phun vào buồng đốt ( xăng vẫn đi vào nằm trong lọc cũ nhưng không mở được van Đ/A vì áp suất đã giảm ). Vậy là mình chỉ bỏ lọc còn van Đ/A vẫn hoạt động bình thường, ngoài loại bơm điện thả chìm vào thùng xăng ra ( bơm ướt ) còn có rất nhiều loại xe dùng bơm điện nhưng lại để bên trên máy ( bơm khô ) còn đường hút xăng cắm xuống bình chứa ( loại khô có cấu tạo van điều áp rất đơn giản và hiệu quả )
Kiến thức của em cũng chỉ có chút ít vậy vì em chỉ làm cho TOY chứ chưa tiếp xúc nhiều với các hãng xe khác, các bác có cao kiến cùng thảo luận để em được mở tầm mắt
Cuối cùng em xin khẳng định là không có gì tốt và an toàn bằng thay đồ chính hãng
Last edited by a moderator: