Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
26/8/14
8
421
48
Đây là thời điểm rất thú vị để theo dõi thị trường BĐS, để thu nạp kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân các bác ạ.

Hiện nay, lãi suất đang có su hướng tăng nhưng lạm phát thấp -> đây là điều đáng mừng. Điều đó cho thấy nền kinh tế cơ bản vẫn đang phát triển tốt, người dân và doanh nghiệp đang cần thêm tín dụng để mở rộng sản xuất và kinh doanh -> cầu tăng thì giá sẽ tăng, tất nhiên lãi suất tăng vẫn còn nằm trong mức chịu đựng của doanh nghiệp.

Lãi suất tăng nhưng lạm phát cao -> đây mới là điều đáng lo. Vì khi này lãi suất tăng chủ yếu để kiềm chế lạm phát, chứ không tuân theo quy luật cung cầu.

Bắt đầu từ năm ngoái, thị trường căn hộ cao cấp đã có dấu hiệu tạo bong bóng, cung vượt cầu. Ngay lập tức nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh như siết tín dụng đối với dòng sản phẩm này. Đây là một minh chứng rõ nét cho thấy kinh nghiệm điều hành của chính phủ đối với thị trường BĐS đã tốt hơn giai đoạn 2007 rất nhiều. Hiệu quả là mức tiêu thụ dòng sản phẩm này đã giảm rõ rệt trong giai đoạn vừa qua. Các nhà đầu cơ đang có su hướng thoát hàng khi nhận thấy khả năng tăng giá và sinh lời không còn nữa.

Các đại gia BĐS có tính dẫn dắt thị trường, đang có những chiến lược kinh doanh của riêng mình.

2 ví dụ tiêu biểu là Vin và Nova - 2 tập đoàn kinh doanh BĐS có thể nói là lớn nhất Việt Nam tại thời điểm này (FLC không tính vì họ chưa tham gia vào thị trường TPHCM). 2 tập đoàn này có triết lý kinh doanh tương đối tương đồng với nhau "vừa bán chỗ ở, vừa bán vị trí". Các dự án nhà ở của họ đều là các dự án cao cấp và có vị trí vô cùng đắc địa. Nhờ những vị trị siêu đắc địa cộng với tiềm lực tài chình tốt mà ngay cả trong giai đoạn thì trường BĐS đóng băng 2009-2013 mà họ vẫn đi ngược dòng và làm nên lịch sử, một trong những dự án tiêu biểu, Vin có Royal city, Nova có Sun Rise City.

Hiện tại, nhìn tổng thể có thể nói Vin vẫn hơn Nova một bậc. Ngay cả siêu anh hùng như Vin (tiềm lực tài chính + mối quan hệ chính trị) mà cũng phải chuyển hướng sang căn hộ bình dân. Vin City có thể nói là một dự án hiếm thấy xa dời triết lý kinh doanh của mình, nhìn chung ở phía xa của quận 9, vẫn là vùng hoang vu, hoang vắng, dân cư thưa thớt. Vậy mà Vin City còn chui cả vào chỗ hóc bò tó, vùng sâu vùng xa nhất của quận 9.

Ngược lại, Nova có vẻ vẫn trung thành với những dự án cao cấp của mình. Thời điểm hiện tại họ vẫn đang phát triển cùng lúc khoảng 40 dự án BĐS trên địa bàn TPHCM. Có điều đặc biệt là đa số các dự án BĐS của Nova đều xây dựng trên đất của người khác, giảm bớt rất nhiều chi phí đầu tư, họ xây dựng đội sale của riêng mình để bán sản phẩm khai thác tiếng thơm từ thời Sun Rise City.

Dự là trong vòng 2 tới 3 năm tới, nếu vẫn trunh thành với dòng sản phẩm cao cấp, Nova khó lòng duy trì được nhịp độ phát triển như vũ bão trong giai đoạn vừa qua. Bác nào đầu tư cổ phiếu của Nova có thể xem xét danh mục đầu tư của mình. Nếu kinh tế vẫn phát triển tốt như hiện nay thì cũng cần 2 tới 3 năm nữa để nguồn cầu tích lũy cho dòng sản phẩm cao cấp này.

Cuối tuần rồi em có ngồi nói chuyện với hai đứa em trước đây chuyên săn nhà nát bên Gò Vấp rồi sửa lại bán nhưng giai đoạn gần đây giá nhà Gò Vấp tăng cao quá, lợi nhuận không còn được như mong đợi nên đã chuyển hướng qua quận 9. Tuần trước đó, tụi nó nhắm được 2 miếng đất, hẹn hôm sau xuống đặt cọc, hôm sau gọi điện xuống thì đã bị người khác hót mất tay trên. Giao dịch ở quận 9 vẫn đang vô cùng sôi động các bác ạ.

Không loại trừ khả năng trong giai đoạn sắp tới nhà nước sẽ có những chính sách để giảm bớt nhiệt cho khu vực này. Vì hiện tượng đầu cơ là rất rõ ràng, diện tích của quận 9 bằng diện tích của tất cả các quận nội thành cộng lại. Để cho dân cư được đông đúc như Thủ Đức thì ít nhất chắc cũng phải 10 năm nữa. Cho nên đất có nhu cầu ở thực vẫn sẽ được săn lùng và an toàn hơn nếu nhà nước có chính sách chống đầu cơ cho khu vực này.
 
Hạng D
2/4/04
1.514
5.650
113
saigon, Vietnam
Đây là thời điểm rất thú vị để theo dõi thị trường BĐS, để thu nạp kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân các bác ạ.

Hiện nay, lãi suất đang có su hướng tăng nhưng lạm phát thấp -> đây là điều đáng mừng. Điều đó cho thấy nền kinh tế cơ bản vẫn đang phát triển tốt, người dân và doanh nghiệp đang cần thêm tín dụng để mở rộng sản xuất và kinh doanh -> cầu tăng thì giá sẽ tăng, tất nhiên lãi suất tăng vẫn còn nằm trong mức chịu đựng của doanh nghiệp.

Lãi suất tăng nhưng lạm phát cao -> đây mới là điều đáng lo. Vì khi này lãi suất tăng chủ yếu để kiềm chế lạm phát, chứ không tuân theo quy luật cung cầu.

Bắt đầu từ năm ngoái, thị trường căn hộ cao cấp đã có dấu hiệu tạo bong bóng, cung vượt cầu. Ngay lập tức nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh như siết tín dụng đối với dòng sản phẩm này. Đây là một minh chứng rõ nét cho thấy kinh nghiệm điều hành của chính phủ đối với thị trường BĐS đã tốt hơn giai đoạn 2007 rất nhiều. Hiệu quả là mức tiêu thụ dòng sản phẩm này đã giảm rõ rệt trong giai đoạn vừa qua. Các nhà đầu cơ đang có su hướng thoát hàng khi nhận thấy khả năng tăng giá và sinh lời không còn nữa.

Các đại gia BĐS có tính dẫn dắt thị trường, đang có những chiến lược kinh doanh của riêng mình.

2 ví dụ tiêu biểu là Vin và Nova - 2 tập đoàn kinh doanh BĐS có thể nói là lớn nhất Việt Nam tại thời điểm này (FLC không tính vì họ chưa tham gia vào thị trường TPHCM). 2 tập đoàn này có triết lý kinh doanh tương đối tương đồng với nhau "vừa bán chỗ ở, vừa bán vị trí". Các dự án nhà ở của họ đều là các dự án cao cấp và có vị trí vô cùng đắc địa. Nhờ những vị trị siêu đắc địa cộng với tiềm lực tài chình tốt mà ngay cả trong giai đoạn thì trường BĐS đóng băng 2009-2013 mà họ vẫn đi ngược dòng và làm nên lịch sử, một trong những dự án tiêu biểu, Vin có Royal city, Nova có Sun Rise City.

Hiện tại, nhìn tổng thể có thể nói Vin vẫn hơn Nova một bậc. Ngay cả siêu anh hùng như Vin (tiềm lực tài chính + mối quan hệ chính trị) mà cũng phải chuyển hướng sang căn hộ bình dân. Vin City có thể nói là một dự án hiếm thấy xa dời triết lý kinh doanh của mình, nhìn chung ở phía xa của quận 9, vẫn là vùng hoang vu, hoang vắng, dân cư thưa thớt. Vậy mà Vin City còn chui cả vào chỗ hóc bò tó, vùng sâu vùng xa nhất của quận 9.

Ngược lại, Nova có vẻ vẫn trung thành với những dự án cao cấp của mình. Thời điểm hiện tại họ vẫn đang phát triển cùng lúc khoảng 40 dự án BĐS trên địa bàn TPHCM. Có điều đặc biệt là đa số các dự án BĐS của Nova đều xây dựng trên đất của người khác, giảm bớt rất nhiều chi phí đầu tư, họ xây dựng đội sale của riêng mình để bán sản phẩm khai thác tiếng thơm từ thời Sun Rise City.

Dự là trong vòng 2 tới 3 năm tới, nếu vẫn trunh thành với dòng sản phẩm cao cấp, Nova khó lòng duy trì được nhịp độ phát triển như vũ bão trong giai đoạn vừa qua. Bác nào đầu tư cổ phiếu của Nova có thể xem xét danh mục đầu tư của mình. Nếu kinh tế vẫn phát triển tốt như hiện nay thì cũng cần 2 tới 3 năm nữa để nguồn cầu tích lũy cho dòng sản phẩm cao cấp này.

Cuối tuần rồi em có ngồi nói chuyện với hai đứa em trước đây chuyên săn nhà nát bên Gò Vấp rồi sửa lại bán nhưng giai đoạn gần đây giá nhà Gò Vấp tăng cao quá, lợi nhuận không còn được như mong đợi nên đã chuyển hướng qua quận 9. Tuần trước đó, tụi nó nhắm được 2 miếng đất, hẹn hôm sau xuống đặt cọc, hôm sau gọi điện xuống thì đã bị người khác hót mất tay trên. Giao dịch ở quận 9 vẫn đang vô cùng sôi động các bác ạ.

Không loại trừ khả năng trong giai đoạn sắp tới nhà nước sẽ có những chính sách để giảm bớt nhiệt cho khu vực này. Vì hiện tượng đầu cơ là rất rõ ràng, diện tích của quận 9 bằng diện tích của tất cả các quận nội thành cộng lại. Để cho dân cư được đông đúc như Thủ Đức thì ít nhất chắc cũng phải 10 năm nữa. Cho nên đất có nhu cầu ở thực vẫn sẽ được săn lùng và an toàn hơn nếu nhà nước có chính sách chống đầu cơ cho khu vực này.

Chốt lại theo ý anh là giá nhà đất đang cao rồi, giờ nằm im chờ thị trường điều chỉnh rồi tính tiếp. Còn không phải thật thơm mới nhảy vào?
 
Tập Lái
26/8/14
8
421
48
Chốt lại theo ý anh là giá nhà đất đang cao rồi, giờ nằm im chờ thị trường điều chỉnh rồi tính tiếp. Còn không phải thật thơm mới nhảy vào?

Bác hỏi em câu khó quá. Tầm nhìn của em mới chỉ qua cái gang tay vài centimet nên không biết trả lời thế nào. Em nghĩ là điều này phụ thuộc vào khả năng nắm địa bàn và thông tin của từng người mà đưa ra hành động phù hợp.

Em chỉ dựa trên những gì đang diễn ra mà dự đoán cho kịch bản có thể diễn ra trong thời gian tới. Em mà biết chính xác ngày mai như thế nào thì chắc em chẳng ngồi đây bi bô chém gió với các bác. Chắc em mắc bệnh nghề nghiệp if then...else if... do...until...while...switch...case... tùm lum tá lả hết cả lên...dạo này ngồi viết code thâu đêm đuối quá, trót mang cái nghiệp vào thân thì không trách lẫn trời gần trời xa...

Em còm cũng mong để câu comment của các cao nhân trên này, hy vọng các bác ấy cho thêm vài lời vàng ngọc mà học hỏi thêm, ví như bác @pheo@ đại điền chủ quận 2 kiêm quận 9, mênh mông vậy mà như trên lòng bàn tay của bác ấy, từng gốc cây ngọn cỏ ở đó cũng tỏ lòng thân thương với bác ấy, thật lòng em phải nghiêng mình trước những người như thế.

Bữa trước bác Koonjang có nhắc đến thời kỳ đỉnh cao của chứng khoán giai đoạn 2006-2007, giá trị giao dịch một phiên đạt khoảng 1000 tỷ. Em xin đính chính lại là trong giai đoạn thăng hoa nhất, VN-Index dao động ở vùng 1150-1180 điểm thì mỗi phiên giao dịch, tổng giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD tương đương khoảng 14-15 nghìn tỷ VND, tương đương khoảng 2% GDP lúc bấy giờ. Mà tại thời điểm đó, mỗi ngày chỉ có 1 phiên giao dịch vào buổi sáng. Còn tại thời điểm hiện tại, quy mô nền kinh tế lớn hơn rất nhiều, quy mô thị trường chứng khoán, số lượng cố phiếu lớn hơn rất nhiều, hai phiên giao dịch sáng chiều mà tổng giá trị giao dịch bình quân ngày của toàn thị trường mới loanh quanh ở mức 200 triệu USD.

Khi bong bóng chứng khoán nổ tung, giá trị cổ phiếu BMC rơi từ mức 800k xuống 40k/cổ phiếu, FPT từ mức 600k miệt mài dò đáy và chốt đáy ở mức 18k/cổ phiếu. Đó là những ký ức không thể nào quên của một thời ngây dại. Khi giấc mơ vụt qua trong đêm khuya vắng, những tờ cổ phiếu như những lớp lá khô rụng rơi đầy, thỉnh thoảng bị những cơn gió lùa bay đi xào xạc như tiếng vọng về quá khứ những ngày tươi đẹp trong đêm lạnh lẽo...Có chiếc lá bay ngược chiều gió thổi, buồn như em và xào xạc như em... Đêm thâu từng canh cô đơn em chờ, rồi đến lúc nỗi đau vỡ òa thành tiếng mưa đêm... Khi hoàn hồn trở lại ta mới thấy bong bóng giai đoạn đó khủng khiếp đến mức nào.

Vấn đề đặt ra là, quả bong bóng căng đến mức nào thì nó sẽ nổ. Chắc chắn không phải là giai đoạn này. Hiện nay bong bóng mới chỉ ở giai đoạn hình thành mà thôi. Và em tin rằng nhà nước sẽ có những chính sánh phù hợp để thị trường phát triển lành mạnh. Bài học từ những niềm đau.

Hiện tại nền kinh tế đang phát triển tốt, em cho rằng nếu chúng ta dừng lại thì cũng có nghĩa là tụt hậu.

Em đứng, đứng ở bên đường
Như quê hương, vai áo bạc, quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Rừng Trường Sơn ào ào lá đổ...
 
Hạng D
2/4/04
1.514
5.650
113
saigon, Vietnam
Bác hỏi em câu khó quá. Tầm nhìn của em mới chỉ qua cái gang tay vài centimet nên không biết trả lời thế nào. Em nghĩ là điều này phụ thuộc vào khả năng nắm địa bàn và thông tin của từng người mà đưa ra hành động phù hợp.

Em chỉ dựa trên những gì đang diễn ra mà dự đoán cho kịch bản có thể diễn ra trong thời gian tới. Em mà biết chính xác ngày mai như thế nào thì chắc em chẳng ngồi đây bi bô chém gió với các bác. Chắc em mắc bệnh nghề nghiệp if then...else if... do...until...while...switch...case... tùm lum tá lả hết cả lên...dạo này ngồi viết code thâu đêm đuối quá, trót mang cái nghiệp vào thân thì không trách lẫn trời gần trời xa...

Em còm cũng mong để câu comment của các cao nhân trên này, hy vọng các bác ấy cho thêm vài lời vàng ngọc mà học hỏi thêm, ví như bác @pheo@ đại điền chủ quận 2 kiêm quận 9, mênh mông vậy mà như trên lòng bàn tay của bác ấy, từng gốc cây ngọn cỏ ở đó cũng tỏ lòng thân thương với bác ấy, thật lòng em phải nghiêng mình trước những người như thế.

Bữa trước bác Koonjang có nhắc đến thời kỳ đỉnh cao của chứng khoán giai đoạn 2006-2007, giá trị giao dịch một phiên đạt khoảng 1000 tỷ. Em xin đính chính lại là trong giai đoạn thăng hoa nhất, VN-Index dao động ở vùng 1150-1180 điểm thì mỗi phiên giao dịch, tổng giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD tương đương khoảng 14-15 nghìn tỷ VND, tương đương khoảng 2% GDP lúc bấy giờ. Mà tại thời điểm đó, mỗi ngày chỉ có 1 phiên giao dịch vào buổi sáng. Còn tại thời điểm hiện tại, quy mô nền kinh tế lớn hơn rất nhiều, quy mô thị trường chứng khoán, số lượng cố phiếu lớn hơn rất nhiều, hai phiên giao dịch sáng chiều mà tổng giá trị giao dịch bình quân ngày của toàn thị trường mới loanh quanh ở mức 200 triệu USD.

Khi bong bóng chứng khoán nổ tung, giá trị cổ phiếu BMC rơi từ mức 800k xuống 40k/cổ phiếu, FPT từ mức 600k miệt mài dò đáy và chốt đáy ở mức 18k/cổ phiếu. Đó là những ký ức không thể nào quên của một thời ngây dại. Khi giấc mơ vụt qua trong đêm khuya vắng, những tờ cổ phiếu như những lớp lá khô rụng rơi đầy, thỉnh thoảng bị những cơn gió lùa bay đi xào xạc như tiếng vọng về quá khứ những ngày tươi đẹp trong đêm lạnh lẽo...Có chiếc lá bay ngược chiều gió thổi, buồn như em và xào xạc như em... Đêm thâu từng canh cô đơn em chờ, rồi đến lúc nỗi đau vỡ òa thành tiếng mưa đêm... Khi hoàn hồn trở lại ta mới thấy bong bóng giai đoạn đó khủng khiếp đến mức nào.

Vấn đề đặt ra là, quả bong bóng căng đến mức nào thì nó sẽ nổ. Chắc chắn không phải là giai đoạn này. Hiện nay bong bóng mới chỉ ở giai đoạn hình thành mà thôi. Và em tin rằng nhà nước sẽ có những chính sánh phù hợp để thị trường phát triển lành mạnh. Bài học từ những niềm đau.

Hiện tại nền kinh tế đang phát triển tốt, em cho rằng nếu chúng ta dừng lại thì cũng có nghĩa là tụt hậu.

Em đứng, đứng ở bên đường
Như quê hương, vai áo bạc, quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Rừng Trường Sơn ào ào lá đổ...

Bác phân tích, suy luận, viết văn đều tốt. Chỉ còn gặp thời nữa thôi là cất cánh hen bác.
 
Hạng D
22/6/15
3.761
20.276
113
Em đứng, đứng ở bên đường
Như quê hương, vai áo bạc, quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Rừng Trường Sơn ào ào lá đổ...
Gặp em...
Trên cao tụt xuống.
Mặc quần thun...
Nó rách tơi tả...

Chời ơi...bác Trái Đất To Bự có lộn ai không đó.
phèo chỉ là hạt cát trong sa mạc mênh mông thôi nha.

Dầu gì đi nữa phèo tui cũng nể cách hành văn của bác quá!
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: thuto1
Hạng D
14/5/08
2.537
22.345
113
Lười gúc lại con số chính xác quá, tìm nhanh thì thấy thông tin ở dưới, nói chung giá trị giao dịch mỗi phiên loanh quanh 1 đến 1.5K tỷ cho cả 2 sàn

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, chỉ số chứng khoán 2 sàn tăng điểm mạnh mẽ với khối lượng và giá trị giao dịch tăng đột biến. Trong khi VN-Index bứt xa khỏi mốc 800 điểm với giá trị giao dịch vượt mức 1.000 tỷ lần đầu tiên từ ngày 4/12/2007, thì HASTC-Index tiến sát mốc 300 điểm với giá trị giao dịch lớn nhất kể từ 4/12/2007. Đóng cửa thị trường, VN-Index đạt 843,1 điểm (↑3,88%).




Bữa trước bác Koonjang có nhắc đến thời kỳ đỉnh cao của chứng khoán giai đoạn 2006-2007, giá trị giao dịch một phiên đạt khoảng 1000 tỷ. Em xin đính chính lại là trong giai đoạn thăng hoa nhất, VN-Index dao động ở vùng 1150-1180 điểm thì mỗi phiên giao dịch, tổng giá trị xấp xỉ 1 tỷ USD tương đương khoảng 14-15 nghìn tỷ VND, tương đương khoảng 2% GDP lúc bấy giờ. Mà tại thời điểm đó, mỗi ngày chỉ có 1 phiên giao dịch vào buổi sáng. Còn tại thời điểm hiện tại, quy mô nền kinh tế lớn hơn rất nhiều, quy mô thị trường chứng khoán, số lượng cố phiếu lớn hơn rất nhiều, hai phiên giao dịch sáng chiều mà tổng giá trị giao dịch bình quân ngày của toàn thị trường mới loanh quanh ở mức 200 triệu USD.
 
Chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.