Phần 4: Những bài viết về cà phê (sưu tầm)
********** tractor18: page18 #174
Em lang thang trên Net thấy có bài này hay mời các bác xem. Ai chưa uống cafe Nông dân thì nên thử 1 lần, khác biệt Trung Nguyên nhiều lắm.
Ngẫm nghĩ quanh ly cà phê…
Cuộc sống gấp gáp, cuộc đời tất bận cũng phải chậm lại, dừng bước. Từng giọt cà phê nhỏ chậm rãi, thong thả hơn cả chiếc lá vàng cuối cùng. Gió heo may đã về, se sẽ lạnh. Lặng im như đếm nhịp thời gian, nghe rõ từng khoảnh khắc nặng nề rơi, làm sao lấy lại được. Có gì quyến rũ đến vậy trong màu nước tối thẫm và thăm thẳm như đêm đông? Từng giọt, từng giọt ánh đen, rụng cuống như sương. Tong mỗi giọt ấy đắng chát thì nhiều, ngọt bùi là có mấy. Có phải mỗi giọt cà phê ấy rơi xuống là những “giọt” đời nặng trĩu, đọng mãi đáy lòng.
Mai sau người ta chắc sẽ còn sáng chế ra không biết cơ man nào là đồ uống. Nhưng có thể nào thay thế được ba thứ đã gắn bó với con người từ thủa hoang sơ. Ấy là rượu, trà và cà phê. Người ta bảo sau khi tìm ra lửa, soi tỏ đường cho con người thoát khỏi cầm thú, thì việc làm ra rượu là cách khôn ngoan cất giấu, ủ giữ sức lửa âm ỉ dưới làn nước trong vắt. Rượu là lòng, lửa là đời.
Vui có chén rượu, buồn cũng tìm đến rượu. Trà lại là tinh chất của đất trời, dồn tụ lại dâng lên từng búp lá. Nước xanh trong như mắt vịt, hơi nóng bảng lảng như sương khói. Chén trà dưỡng tâm và tĩnh trí. Chè tam rượu tứ. Quanh chén trà, ly rượu phải có bạn hiền, những người đồng cảm, đồng điệu chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và ngẫm sự đời. Trà cô đọng thành một triết lý và kết nên trà đạo.
Riêng cà phê thì nép vào một góc khuất. Từ thủa cà phê theo chân người Pháp mà sang ta, tưởng đâu chỉ dành cho người giàu, kẻ sang. Hoá ra cà phê ”tan” ngay vào đời sống bình dân. Người Hà Nội, người Sài Gòn và người lục tỉnh mới chỉ biết thưởng thức đồ uống đặc Tây ấy bằng vợt. Tức là một lúc có thể pha được dăm lạng có khi cả ký cà phê.
Cứ để nguyên trên hoả lò đỏ lửa, hương vị ngọt ngào trùm cả một góc phố. Rồi châm ra vài chục ly, ấy là cách “quần ẩm”. Có lẽ chính cốt cách của người Việt, chậm rãi và chừng mực, không chịu được sự ồn ào, nên cà phê đã được ”lọc” qua khẩu vị mấy đời mà sinh ra một cách thưởng thức riêng. Ngấm dần qua phin, cà phê mới chắt lọc được những cốt chất tinh tuý nhất. Bên ly cà phê nhỏ giọt, gợi cho ta những nỗi vui buồn, những kỷ niệm. Gợi nhớ tới những miền suy ngẫm sâu xa. Nó tự nhiên ùa đến, như nỗi cô đơn. Khi ấy chỉ một mình ta trước ly cà phê. Một mình mình biết, một mình mình hay.
Chẳng có ai có thể suốt ngày bên ly cà phê. Nhưng một ngày làm sao thiếu nổi. Đấy là giây phút riêng mình. Tĩnh tâm, trầm ngâm, nhìn sâu vào mình. Nhìn thẳng vào nửa cô đơn, đau buồn và thương nhớ. Bởi thế cà phê rất kỵ sự ồn ào, thái quá. Cái ấy dành riêng cho lớp trẻ. Họ trong suốt đến mức có thể nhìn xuyên qua được.
Thời buổi hối hả thoáng qua, cái gì cũng nhanh: ăn nhanh, uống nhanh và sống nhanh. Vậy là có trà hoà tan, cà phê hoà tan 2 trong 1, 3 trong 1 cho đã khát, cho thỏa cái nhu cầu hối hả của cuộc sống. Chỉ xin mãi được là 1 trong 1. Một người với một người. Một người trong một người. Đừng nói gì cả, lặng im chìm trong đáy nước đen thẫm. Trong lặng im mới hiểu nhau nhiều.
Nhớ Trương Chi khi xưa, khi ôm mối tình trầm mình xuống đáy sông, hồn nhập vào cây bạch đàn. Có người thơ khéo tay tiện thành bộ chén trà dâng tặng cha Mị Nương. Một hôm nàng cầm chén trà trên tay. Dưới đáy nước hình bóng người lái đò năm nào chầm chậm xoay trong lòng chén. bên tai văng vẳng tiếng hát năm xưa. Một giọt nước mắt rơi xuống, chiếc chén bạch đàn vỡ tan….
Ai chưa từng chịu những mất mát, lòng chưa cứa sâu những vết đau, hằn sâu những vết thương, thì xin đừng đến với cà phê. Khi cuộc đời đã ngấm đắng cay, mặn chát, thấm nỗi đau đời, mới tìm đến Trịnh Công Sơn nương náu. Cũng như phải qua bao chìm nổi, trải qua mấy gian truân mới đau xót đến từng câu Kiều.
Mọi sự nông cạn hời hợt, nhạt nhẽo và vô vị khó ở bên ly cà phê. Đừng nghĩ rằng cà phê là để giết thời gian, làm mềm lòng. Một đời người cũng rất cần có nõi buồn. Nếu không, làm sao hiểu niềm vui và hạnh phúc là mỏng manh và dễ vỡ đến vô cùng. Từ trong nỗi buồn đau bươc ra, con người cũng cứng rắn và mạnh mẽ hơn. Làm sao biết được cà phê đã thấm qua mấy đời người dân đất Việt. Mỗi người tự tìm cho mình một triết lý riêng, một nổi niềm riêng. Trải qua mấy chục năm, có lẽ đã lờ mờ hình thành một ” đạo” cho cà phê Viêt Nam. Đạo khó ở chỗ chẳng nói ra, không thuyết giáo, thấm sâu vào mổi người.
Đất Tây Nguyên như là ”tiền duyên” với cây cà phê. Đất đỏ bzan, khí hậu mát mẻ cho loại cà phê thơm ngon đặc biệt. Cũng như đất Yên Bái đã sinh ra chè Tuyết. Đất cao nguyên có cà phê Chồn. Nhưng phải cứ tự nhiên thế mà có. Phải lựa chọn, rang tầm, bảo quản đúng kỹ thuật tuyệt nhiên không lẫn tạp chất. Chọn giống, chọn hạt, pha chế sáng tạo ra những công thức khác nhau” chiều ” được nhiều khẩu vị.
Có bao nhiêu người đẹp, mổi người một vẻ đẹp khác nhau, cái duyên thầm, vẻ đẹp trời phú cứ phải mộc mạc. Phấn son, mỹ phẩm không thể quá đà. Người kỹ tính chứ không phải khó tính, vốn kỵ sự pha tạp, trộn lẫn. Trà ướp sen, nhài hay hương quý đến mấy chẳng qua là cho sang. Người tri kỷ bên nhau cứ phải ấm trà mộc, nguyên chất. Tuyệt nhiên không để lẫn hương vị lạ nào. Hương chè, hương cà phê phải tự nhiên như nó vốn thế. Ngay như cà phê” búng” một vài hạt bơ cũng không phải ai cũng chuộng.
Mầu thời gian trầm ấm, tĩnh lặng và sâu hun hút như sơn mài. Đó chính là ” hồn” cà phê. Khó mà phá vỡ, chiếm đoạt…
Theo Y5Cafe
_____________________________________________________________________________________________
**********Lịch sử cà phê: http://118.107.69.217/vcf...142&language=vi-VN
[*]Theo truyền thuyết, sự xuất hiện của cà phê bắt đầu từ năm 600 cùng với sự phát hiện ra cà phê Chè. Câu chuyện huyền thoại của cà phê gắn liền với sự phát hiện tình cờ của một người chăn dê có tên là Kaldi khi ông đang chăn dê ở một vùng rừng núi thuộc địa phận nước Ê-thi-ô-pi-a ngày nay. Trong lúc Kaldi ngủ thiếp đi, đàn dê của ông bắt đầu tản mát quanh đó. Vài giờ sau, ông tỉnh dậy và vô cùng sợ hãi khi không thấy đàn dê của mình đâu nữa. Kaldi bắt đầu đi tìm và cuối cùng khi tìm thấy đàn dê, một cảnh tượng kỳ thú đập vào mắt ông. Những con dê lúc đó rất phấn khích và đang nhảy nhót trên những đôi chân sau. Kaldi tìm kiếm quanh đó và phát hiện đàn dê của mình đã ăn những quả màu đỏ trên một cây rất lạ. Kaldi cảm thấy lo lắng vì sợ rằng đàn dê sẽ bị ốm vì đã ăn những quả cây lạ.
Kaldi đã phải tốn nhiều thời gian để lùa được đàn dê về chuồng và ông quyết định sẽ không kể lại những gì đã xảy ra cho bố mẹ biết. Ngày hôm sau, khi được thả ra ngoài, đàn dê của Kaldi lại tìm đến các bụi cây lạ hôm trước và bắt đầu ăn những quả màu đỏ. Kaldi chú ý quan sát và nhận thấy những quả cây lạ không ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn dê. Ông đánh liều ăn thử một vài quả và ngay lập tức, ông cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo.
Sau đó, Kaldi mang những quả cây lạ về nhà và kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe. Bố mẹ của Kaldi đã tặng một vài quả cho các thầy tu ở một tu viện gần đó. Các thầy tu rất vui bởi vì sau khi nhai những quả cây, họ cảm thấy vẫn tỉnh táo dù thời gian cầu nguyện kéo dài tới bao lâu. Các vị thầy tăng quyết định đem sấy khô những quả cây lạ để có thể mang chúng tới các tu viện ở xa. Ở đó, họ hòa nước với những quả cây đã được sấy khô để tạo thành một loại đồ uống mới.
Sự hình thành và phát triển
Sau khi Kaldi khám phá ra những quả cây lạ có thể giúp tinh thần sảng khoái và tỉnh táo, câu chuyện của ông đã lan truyền rất nhanh sang khu vực Trung Đông. Những quả cà phê được chuyển từ nước Ê-thi-ô-pi-a đến khu vực bán đảo A-rập và được trồng trên một vùng đất thuộc địa phận nước Yê-men ngày nay. Ở Yê-men, người ta dùng vỏ quả cà phê để chế biến thành một loại chè. Cho tới khi xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta mới bắt đầu rang xay nhân cà phê và tạo ra loại cà phê như của chúng ta ngày nay.
Trong suốt thời gian đó, người A-rập luôn cố gắng giữ kín những bí mật về cây cà phê. Không ai được phép mang theo những quả hoặc nhân cà phê sống mà chỉ được phép vận chuyển loại cà phê đã được rang xay. Vào khoảng năm 1640, mặc dù cà phê rang xay đã xuất hiện nhiều ở nước Anh và Châu Âu nhưng chỉ có người A-rập mới biết chính xác loại hạt giống và hình dáng của cây cà phê.
Cho đến đầu năm 1700, người Hà Lan tìm cách lấy cắp một cây cà phê từ vùng đất Yê-men và từ đó cả thế giới bắt đầu biết đến cây cà phê. Người Hà Lan giới thiệu cây cà phê đó lần đầu tiên ở Java thuộc nước In-đô-nê-xi-a và sau đó cà phê đã lan rộng ra toàn thế giới.
Quán cà phê mọc lên rất nhanh ở khắp Châu Âu và trở thành những trung tâm trao đổi thông tin của tầng lớp trí thức. Vào những năm 1700, cà phê được đen tới Châu Mỹ do một đại úy bộ binh Pháp đã trồng và chăm sóc một cây cà phê nhỏ trong suốt chuyến hành trình dài vượt Đại Tây Dương. Cây cà phê này được trồng lại trên đất của đảo Ca-ri-bê thuộc quốc gia Mac-tin-nic, và đây chính là cây cà phê gốc đã sinh ra hơn 19 triệu cây con trên đảo trong vòng 50 năm. Xuất phát từ sự khởi đầu đơn giản như thế mà cây cà phê đã được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới thuộc Nam và Trung Mỹ.
Khi đó, Quốc hội Hoa kỳ quyết định phê chuẩn cà phê là một loại đồ uống quốc gia nhằm phản đối thuế suất quá cao đánh vào mặt hàng chè do Nhà vua Anh quốc ban hành thời bấy giờ.
Ngày nay, trồng và chế biến cà phê đã trở thành một ngành công nghiệp trên toàn cầu và tạo công ăn việc làm cho hơn 20 triệu người. Giá trị thương mại toàn cầu của cà phê chỉ đứng thứ hai sau dầu lửa.
Với lượng tiêu thụ ước tính hàng năm trên 400 tỷ cốc, cà phê được công nhận là đồ uống thông dụng và phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay cà phê được trồng ở hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.
Loại cà phê thương mại được trồng phổ biến nhất là cà phê Vối (Coffea canephora) và cà phê Chè (Coffea arabica). Ở một số nước, người ta còn trồng cả cà phê Mít (Coffea exelsa) nhưng nhu cầu thị trường đối với loại cà phê này còn tương đối thấp.
Cây cà phê Chè thuộc giống Catimor. Nó còn được gọi là loại giống lùn. Catimor là loại giống được lai tạo giữa Hybrido de Timor và Caturra. Giống này được tạo ra trông những năm 80. Một cây thuộc giống Catimor có thể cao đến 2,5 mét. Nhân của cà phê Catimor cho chất lượng nước kém hơn so với các giống cà phê Chè khác bởi vì có độ a-xít và hương vị thấp hơn (2 đặc tính quan trọng quyết định chất lượng và mùi vị).
Lá của cà phê Vối thường lớn hơn so với lá của cà phê Chè và cây có thể cho quả trong thời gian dài hơn. Quả và nhân của cà phê Vối thì dễ dàng phân biệt với cà phê Chè vì có dáng tròn hơn. Cà phê Vối có thể cao 7 – 10 mét. Nhân cà phê Vối cho nước đắng hơn. Một số thị trường chuộng đặc tính này nhưng các thị trường khác thì không chuộng lắm. Vì vậy, cà phê Vối thường được pha trộn với cà phê Chè.
Lá của cà phê Mít lớn hơn và tròn hơn so với lá của cà phê Chè và cà phê Vối. Cà phê Mít có thể cao hơn 10 mét. Sản lượng của cà phê Mít tương đối thấp. Mùi vị của nhân cà phê Mít đắng và chua hơn. Việc thu hái cà phê Mít cũng khó khăn hơn do chiều cao của cây. Hơn nữa do sản lượng và chất lượng của giống này thấp nên diện tích canh tác hiện nay đang giảm dần.
Quá trình phát triển cà phê ở Việt Nam
Người Pháp đưa cà phê vào Việt Nam khoảng năm 1850. Vào đầu năm 1900, cà phê được trồng ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn và Ninh Bình. Cà phê Chè cũng được trồng ở khu vực miền Trung, ví dụ như các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Mặc dù cà phê Chè xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam nhưng cũng có rất nhiều vườn cà phê Mít (Coffea exelsa) được trồng trong thời gian này. Phải rất lâu sau đó, người Pháp mới bắt đầu canh tác các vườn cà phê trên vùng đất thuộc Tây nguyên ngày nay.
Ban đầu, người ta trồng cà phê Chè trên vùng đất Tây nguyên. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các cây cà phê Chè bị rỉ sắt quá nặng nên thoái hóa dần. Cuối cùng, người ta quyết định thay thế cà phê Chè bằng cà phê Vối và cà phê Mít.
Ở Quảng Trị, người Pháp cũng trồng những cây cà phê đầu tiên nhưng sau này là loại cà phê Mít.
Trong khoảng thập niên 90, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do:
- Thực hiện chủ trương giao đất cho nông dân;
- Giá cà phê tăng cao trong năm 1994 và giai đoạn 1996 – 1998;
- Cùng với chính sách định canh định cư, nhiều người dân đồng bằng đã di cư lên sinh sống và thâm canh cà phê ở vùng Tây Nguyên. Việc thâm canh cà phê trên quy mô rộng diễn ra điển hình nhất ở khu vực Tây Nguyên. Hầu hết các vườn cà phê mới trồng trong giai đoạn này là cà phê Vối (Robusta). Tỉnh Đăklăk trở thành tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất Việt Nam và sản lượng cà phê của Đăklăk chiếm gần một nửa tổng sản lượng cà phê toàn quốc.
Những năm gần đây, Chính phủ đã ra quyết định ổn định diện tích trồng cà phê ở mức 500 ngàn hecta nhằm tránh hiện trạng phá rừng để trồng cà phê khi giá lên cao. Hiện nay, Việt Nam có lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Bra-xin, đứng đầu về xuất khẩu cà phê Vối và lượng xuất khẩu chiếm khoảng 14% thị phần toàn cầu.
CÂY CÀ PHÊ
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới.
Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy.
Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể.
<h2>Đặc trưng</h2> <h3>Thân</h3> Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm trổ các đồ thủ công mỹ nghệ.
Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm trổ các đồ thủ công mỹ nghệ.
Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
<h3>Hoa</h3> Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.
Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê. Ở các nước sản xuất cà phê lớn điều này đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định về giá cả và thị trường. Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác.
<h3>Quả</h3> Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.
Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).
<h3>Niên vụ (năm sản xuất)</h3> Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên (là nơi sản xuất khoảng 80 % tổng sản lượng của Việt Nam) thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1.
Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm.
<h3>Một vài hình ảnh về cây cà phê</h3>
CÀ PHÊ CHÈ (ARABICA)
Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê có (tên khoa học là: coffee arabica) do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam.
Hình ảnh mô tả cây cà phê chè
Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác. Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ.
Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.
Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.
Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối. Năm 2005 dự kiến diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước (khoảng 40.000 ha/410.000 ha).
Lý do khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những vùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm Đồng… đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam.
CÀ PHÊ VỐI (ROBUSTA)
Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô) tên khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này.
Nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Côte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ.
<h2>Đặc điểm cây cà phê Robusta</h2>
Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1-2%.
Giống như cà phê chè (cà phê Arabica), cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.
<h3>Hương vị hạt cà phê Robusta</h3>
Cà phê Robusta chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè (Cà phê Arabica), do vậy mà được đánh giá thấp hơn.
Giá một bao cà phê canephora thường chỉ bằng một nửa so với cà phê arabica. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu trên 14 triệu bao cà phê loại này, chiếm gần một nửa lượng cà phê vối xuất khẩu của toàn thế giới (trên 30 triệu bao). Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (coffea excelsa).
Rẫy cà phê Robusta ở Cư Kuin
Hạt cà phê vối được thu hoạch và phơi khô trái
__________________________________________________________________________________
**********Những tác động của cà phê:
http://www.vietlyso.com/f...showthread.php?t=10119
Trung bình trong một tách cà phê của người Mỹ, chúng ta tìm thấy khoảng 100-150 miligram chất caffeine, một ly cà phê pha bằng hơi nén chứa khoảng 80-120 miligram.
Một tách trà trung bình chứa khoảng 40 miligram và một thỏi socola thì khoảng 20-60. Ngoài ra, số lượng chất caffeeine thông thường trong một chai Cola 12 aoxơ là 40-60 miligram – chỉ bằng một nửa tách cà phê.
Ảnh hưởng trong ngắn hạn
Người ta đều đồng tình về tai hại trong ngắn hạn của chất caffeine và điều này đã được trình bày trong nhiều tài liệu – Điều này được thể hiện trong bài ngắn của quyển sách “phép chữa bệnh dược lí” của tiến sĩ J.MurdochRiche. Nói về tích cực, caffeine giúp ta suy nghĩ nhanh hơn và chính xác hơn, đồng thời làm dịu bớt cơn buồn ngủ và sự mệt mỏi. Sau khi uống cà phê có caffeine, người sẽ thấy mình thông minh hơn và có sức sáng tạo hơn. Ngoài ra, còn làm tăng hoạt động của các giác quan và những hoạt động thuộc về vận động, chẳng hạn một nhân viên đánh chữ sẽ làm việc nhanh hơn và hạn chế được lỗi hơn.
Những ảnh hưởng trên có thể tạo nên bởi lượng caffeine trong một đến hai tách cà phê, theo tiến sĩ J.Murdoch Riche, cũng lượng trên có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động khác của cơ thể: nhịp tim tăng, giản nở mạch máu, sự di chuyển của chất thải trong cơ thể mạnh hơn.
Nói về mặt tiêu cực, người ta đã đề cập đến những căng thẳng thần kinh do cà phê gây ra. Người nghiện cà phê nặng sẽ bị những cơn lo lắng kéo dài – một dạng suy giảm của thần kinh do cà phê gây ra và anh ta sẽ trở nên liều lĩmh hơn và dễ nổi cáu. Bệnh mất ngủ, co giật cơ và bệnh tiêu chảy là một trong số những tác động xấu do caffeine gây ra. Một liều lượng lớn tương đối trong mười cốc cà phê đặc uống cùng một lúc sẽ gây ra những triệu trứng của sự ngộ độc: ói, sốt, nóng lạnh và những căng thẳng về thần kinh. Một lượng quá lớn có thể gây chết. Lượng caffeine gây chết người là 10 gram tương đương lượng trong 100 tách cà phê pha trong một buổi họp.
Thành phần Hóa học của Caffeine (by Erowid)
Tên gọi: Caffeine
Tên hóa học: 3,7-Dihydro-1,3,7-Trimethyl-1 H-Purine-2,6-Dione
Tên hóa học luân phiên: 1,3,7-trimethylxanthine; 1,3,7-trimethyl-2,6-dioxopurine; coffeine
Tên hóa học luân phiên: thein; guaranine; methyltheobromine; No-Doz
Công thức hóa học: C8H10N4O2
Trọng lượng phân tử: 194.19
LD50 Dog 140mg/kg oral
LD50 Rat 105mg/kg IV
LD Low (Liều lượng gây tử vong) Liều lượng gây tử vong tối thiểu là 4 gram oral
Mechanism of Action Adenosine receptor antagonist. Phosphodiesterase inhibition keeps cAMP levels high, but may not be clinically relevant
CAS # 58-08-2
Liều lượng vừa phải
Có lẽ giải pháp cho vấn đề cà phê, ít ai đối với những ảnh hưởng ngắn hạn chỉ đơn giản là dùng đúng liều lượng cần thiết. Uống nhiều cà phê gây ra ngộ độc, uống vừa phải làm tăng sức khoẻ hỗ trợ cho hoạt động trí óc, lao động và các cuộc đối thoại.
Thế nhưng bao nhiêu là đủ và bao nhiêu là quá nhiều, chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều này. Ta có thể xác định bằng phương pháp suy luận. Ít có nghiên cứu nào nói rằng chúng ta bị ảnh hưởng tiêu cực nếu tiêu thụ một lượng caffeine ít hơn 300 miligram trong một ngày. Thông thường một tách cà phê chứa khoảng 100 miligram caffeine, ta có thể suy ra rằng một người được phép uống 03 tách cà phê một ngày mà không lo về tai hại nào cả, và điều này có nghĩa là bạn không được uống Cola, Socola, thuốc nhức đầu trong ngày đó. Tuy nhiên, đây là một đánh giá rất bảo thủ. Ta cũng có thể đưa ra kết luận từ các nghiên cứu khác rằng uống 05 tách cà phê trong một ngày thì vẫn an toàn cho sức khoẻ. Hơn nữa phản ứng cà phê đối với cà phê của mỗi người là khác nhau, một vài người thậm chí thấy không thể chịu khi uống cà phê.
Những tác động lâu dài
Cà phê gây ra rất nhiều tác động lâu dài. Trong 30 năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu ám chỉ rằng cà phê, đặc biệt là chất caffeine trong cà phê gây ra bệnh tim, sinh khó, ung thư tuỵ trạng và những bệnh ít phổ biến khác. Tuy nhiên hầu như người ta chưa đưa ra được bằng chứng nào. Các báo cáo và nghiên cứu Y Khoa dường như đặt ra nhiều câu hỏi hơn là đưa ra câu trả lời, nhiều bài báo cáo có xu hướng đưa ra mối quan hệ giữa chất caffeine và bệnh tật, trong khi nhiều người khác thì không nghĩ thế.
Hiện nay nhiều bằng chứng Y Khoa tỏ ra cà phê không có hại chứ không kết tội nó (lien) gây ra nhiều bệnh tật. Thậm trí một số bằng chứng còn đưa ra những tác động tiêu cực nhỏ của cà phê đối với sức khoẻ.
Nhiều tổ chức công cộng đã đưa những bằng chứng về mối liên hệ giữa việc uống cà phê và triệu chứng khó sinh. Giữa những năm của thập niên 1970, nhiều thí nghiệm cho thấy rằng một lượng cà phê trong 12-24 cốc (hoặc số chai Cola tương đuơng) có thể gây khó sinh ở chuột (và nhiều nhà nghiên cứu đã tỏ ra nghi ngờ về điều kiện của những cuộc thí nghiệm này. Tổ chức Thuốc Và Thực Phẩm Của Liên Bang Mỹ đã đưa ra những công bố rộng rãi về tai hại của caffeine đối với Fetus). Tiếp theo, theo một nghiên cứu của Harvard trên 12.000 phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai thì không có mối liên quan nào giữa dùng cà phê và việc sinh khó. Vậy kết quả của việc tranh luận là thế nào?. Nhưng theo tuyên bố chính thức thì Hội đồng khoa học quốc gia, -trong tuyên bố này có đề cập tới những quan niệm phổ biến về vấn đề này, quan điểm của người viết quyễn sách này cũng như những ý kiến của những người ưa chuộng cà phê – thì phụ nữ đang mang thai nên uống cà phê một cách đúng liều lượng.
Giảm bớt lượng cà phê tiêu thụ
Dĩ nhiên nếu bạn muốn giảm tiêu thụ cà phê hơn là bỏ hẳn nó khỏi chế độ ăn uống của bạn, thì sau đây xin đề xuất một vài sự lựa chọn khác ngoài việc uống cà phê mà không có chất caffeine (decaffeinated coffees).
Một người sẽ uống ít cà phê hơn khi chỉ tập trung để thưởng thức nó. Đây là giải pháp rất tốt cho những ai uống quá nhiều cà phê khi đang làm việc. Ví dụ như, thay vì uống cà phê từ máy tự động thì bạn hãy tự mình pha bằng phin nhỏ, tập trung hẳn vào việc pha chế và thưởng thức nó.
Bạn cũng có thể chọn mua loại cà phê có lượng caffeine thấp. Loại cà phê đặc sản có lượng caffeine giảm đáng kể so với cà phê thương mại giá rẻ. Những loại cà phê thương mại giá rẻ tiền được pha chế từ Robusta – chứa gấp đôi lượng caffeine so với Arabica cho nên, nếu bạn uống cà phê đặc sản, bạn sẽ giảm tiêu thụ caffeine một cách đáng kể so với khi uống cà phê thương mại được đóng hộp sẵn.
Cuối cùng, bạn có thể tạo ra loại cà phê có hàm lượng caffeine thấp bằng cách kết hợp giữa cà phê không có chất caffeine và cà phê đặc biệt chưa qua chế biến. Kenyas, Yemen những loại cà phê ngon nhất của Ethiopias và Guatemalas có đầy đủ hương vị thậm chí có thể kết hợp với cà phê không caffeine loại dở nhất.
Một nghi ngờ khác: Acid
Caffeine là một trong những tội phạm bị nhắm tới nhiều nhất trong các cuộc tranh ci. Cái khác là một vài chất hoá học thường kết hợp với nhau tạo thành axít. Vài người không thích axít hoặc vị chua có trong cà phê và cho rằng có hại cho bao tử của họ, vài người khách cho rằng nó gây bồn chồn, tôi đề nghị rằng bạn nên thử nghiệm. Có phải vị chua gây khó chịu cho lưỡi và bao tử của bạn không? Sau đây bạn sẽ có ba sự lựa chọn:
Thử tìm loại cà phê trong đó lượng axít đã được giảm bớt bằng cách thông qua quá trình loại bỏ chất caffeine có hoà tan ety axetat. Những loại cà phê này đựơc chế biến ở Đức và tung ra thị trường dưới một nhãn hiệu đặc biệt. Chúng rất khó tìm, không cho ta nhiều sự lựa chọn và phải trãi qua quá trình làm dịu bớt mùi vị giống như cà phê không caffeine.
Mua một loại cà phê moderately – dark to dark – roasted coffee. Rang để cho cà phê có màu sẫm sẽ giúp làm giảm vị axit trong cà phê.
Mua loại cà phê trồng ở những nơi thấp hơn mực nước biển, có hàm lượng axít thấp một cách tự nhiên (như Full-city, Vienese, light exprlsso). Đối với tôi điều này là giải pháp tốt nhất cho những người thích uống cà phê nhưng ngại axit. Cà phê mà có nồng độ axit thấp bao gồm cà phê Brazil, hầu hết cà phê của Ấn Độ, Thái Bình Dương (Sumatra, Timor, Hawai) và hầu hết cà phê ở bờ biển Địa Trung Hải.
Và nó cũng giúp ta mua được cà phê ngon bởi vì những loại cà phê ngon nhất được chế biến từ những quả cà phê chín mọng và những loại cà phê này ngọt tự nhiên và không có vị gắt, gây se thắt của cà phê rẻ tiền chế biến từ những quả chưa chín.
Thuốc trừ sâu và chất hoá học
Nỗi lo của những ai quan tâm đến việc sử dụng thuốc trừ sâu và chất hoá học trong nông nghiệp đang tăng lên gấp đôi. Thứ nhất là vấn đề sức khoẻ của
********** tractor18: page18 #174
Em lang thang trên Net thấy có bài này hay mời các bác xem. Ai chưa uống cafe Nông dân thì nên thử 1 lần, khác biệt Trung Nguyên nhiều lắm.
Ngẫm nghĩ quanh ly cà phê…
Mai sau người ta chắc sẽ còn sáng chế ra không biết cơ man nào là đồ uống. Nhưng có thể nào thay thế được ba thứ đã gắn bó với con người từ thủa hoang sơ. Ấy là rượu, trà và cà phê. Người ta bảo sau khi tìm ra lửa, soi tỏ đường cho con người thoát khỏi cầm thú, thì việc làm ra rượu là cách khôn ngoan cất giấu, ủ giữ sức lửa âm ỉ dưới làn nước trong vắt. Rượu là lòng, lửa là đời.
Vui có chén rượu, buồn cũng tìm đến rượu. Trà lại là tinh chất của đất trời, dồn tụ lại dâng lên từng búp lá. Nước xanh trong như mắt vịt, hơi nóng bảng lảng như sương khói. Chén trà dưỡng tâm và tĩnh trí. Chè tam rượu tứ. Quanh chén trà, ly rượu phải có bạn hiền, những người đồng cảm, đồng điệu chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và ngẫm sự đời. Trà cô đọng thành một triết lý và kết nên trà đạo.
Riêng cà phê thì nép vào một góc khuất. Từ thủa cà phê theo chân người Pháp mà sang ta, tưởng đâu chỉ dành cho người giàu, kẻ sang. Hoá ra cà phê ”tan” ngay vào đời sống bình dân. Người Hà Nội, người Sài Gòn và người lục tỉnh mới chỉ biết thưởng thức đồ uống đặc Tây ấy bằng vợt. Tức là một lúc có thể pha được dăm lạng có khi cả ký cà phê.
Cứ để nguyên trên hoả lò đỏ lửa, hương vị ngọt ngào trùm cả một góc phố. Rồi châm ra vài chục ly, ấy là cách “quần ẩm”. Có lẽ chính cốt cách của người Việt, chậm rãi và chừng mực, không chịu được sự ồn ào, nên cà phê đã được ”lọc” qua khẩu vị mấy đời mà sinh ra một cách thưởng thức riêng. Ngấm dần qua phin, cà phê mới chắt lọc được những cốt chất tinh tuý nhất. Bên ly cà phê nhỏ giọt, gợi cho ta những nỗi vui buồn, những kỷ niệm. Gợi nhớ tới những miền suy ngẫm sâu xa. Nó tự nhiên ùa đến, như nỗi cô đơn. Khi ấy chỉ một mình ta trước ly cà phê. Một mình mình biết, một mình mình hay.
Chẳng có ai có thể suốt ngày bên ly cà phê. Nhưng một ngày làm sao thiếu nổi. Đấy là giây phút riêng mình. Tĩnh tâm, trầm ngâm, nhìn sâu vào mình. Nhìn thẳng vào nửa cô đơn, đau buồn và thương nhớ. Bởi thế cà phê rất kỵ sự ồn ào, thái quá. Cái ấy dành riêng cho lớp trẻ. Họ trong suốt đến mức có thể nhìn xuyên qua được.
Thời buổi hối hả thoáng qua, cái gì cũng nhanh: ăn nhanh, uống nhanh và sống nhanh. Vậy là có trà hoà tan, cà phê hoà tan 2 trong 1, 3 trong 1 cho đã khát, cho thỏa cái nhu cầu hối hả của cuộc sống. Chỉ xin mãi được là 1 trong 1. Một người với một người. Một người trong một người. Đừng nói gì cả, lặng im chìm trong đáy nước đen thẫm. Trong lặng im mới hiểu nhau nhiều.
Nhớ Trương Chi khi xưa, khi ôm mối tình trầm mình xuống đáy sông, hồn nhập vào cây bạch đàn. Có người thơ khéo tay tiện thành bộ chén trà dâng tặng cha Mị Nương. Một hôm nàng cầm chén trà trên tay. Dưới đáy nước hình bóng người lái đò năm nào chầm chậm xoay trong lòng chén. bên tai văng vẳng tiếng hát năm xưa. Một giọt nước mắt rơi xuống, chiếc chén bạch đàn vỡ tan….
Ai chưa từng chịu những mất mát, lòng chưa cứa sâu những vết đau, hằn sâu những vết thương, thì xin đừng đến với cà phê. Khi cuộc đời đã ngấm đắng cay, mặn chát, thấm nỗi đau đời, mới tìm đến Trịnh Công Sơn nương náu. Cũng như phải qua bao chìm nổi, trải qua mấy gian truân mới đau xót đến từng câu Kiều.
Mọi sự nông cạn hời hợt, nhạt nhẽo và vô vị khó ở bên ly cà phê. Đừng nghĩ rằng cà phê là để giết thời gian, làm mềm lòng. Một đời người cũng rất cần có nõi buồn. Nếu không, làm sao hiểu niềm vui và hạnh phúc là mỏng manh và dễ vỡ đến vô cùng. Từ trong nỗi buồn đau bươc ra, con người cũng cứng rắn và mạnh mẽ hơn. Làm sao biết được cà phê đã thấm qua mấy đời người dân đất Việt. Mỗi người tự tìm cho mình một triết lý riêng, một nổi niềm riêng. Trải qua mấy chục năm, có lẽ đã lờ mờ hình thành một ” đạo” cho cà phê Viêt Nam. Đạo khó ở chỗ chẳng nói ra, không thuyết giáo, thấm sâu vào mổi người.
Đất Tây Nguyên như là ”tiền duyên” với cây cà phê. Đất đỏ bzan, khí hậu mát mẻ cho loại cà phê thơm ngon đặc biệt. Cũng như đất Yên Bái đã sinh ra chè Tuyết. Đất cao nguyên có cà phê Chồn. Nhưng phải cứ tự nhiên thế mà có. Phải lựa chọn, rang tầm, bảo quản đúng kỹ thuật tuyệt nhiên không lẫn tạp chất. Chọn giống, chọn hạt, pha chế sáng tạo ra những công thức khác nhau” chiều ” được nhiều khẩu vị.
Có bao nhiêu người đẹp, mổi người một vẻ đẹp khác nhau, cái duyên thầm, vẻ đẹp trời phú cứ phải mộc mạc. Phấn son, mỹ phẩm không thể quá đà. Người kỹ tính chứ không phải khó tính, vốn kỵ sự pha tạp, trộn lẫn. Trà ướp sen, nhài hay hương quý đến mấy chẳng qua là cho sang. Người tri kỷ bên nhau cứ phải ấm trà mộc, nguyên chất. Tuyệt nhiên không để lẫn hương vị lạ nào. Hương chè, hương cà phê phải tự nhiên như nó vốn thế. Ngay như cà phê” búng” một vài hạt bơ cũng không phải ai cũng chuộng.
Mầu thời gian trầm ấm, tĩnh lặng và sâu hun hút như sơn mài. Đó chính là ” hồn” cà phê. Khó mà phá vỡ, chiếm đoạt…
Theo Y5Cafe
_____________________________________________________________________________________________
**********Lịch sử cà phê: http://118.107.69.217/vcf...142&language=vi-VN
[*]Theo truyền thuyết, sự xuất hiện của cà phê bắt đầu từ năm 600 cùng với sự phát hiện ra cà phê Chè. Câu chuyện huyền thoại của cà phê gắn liền với sự phát hiện tình cờ của một người chăn dê có tên là Kaldi khi ông đang chăn dê ở một vùng rừng núi thuộc địa phận nước Ê-thi-ô-pi-a ngày nay. Trong lúc Kaldi ngủ thiếp đi, đàn dê của ông bắt đầu tản mát quanh đó. Vài giờ sau, ông tỉnh dậy và vô cùng sợ hãi khi không thấy đàn dê của mình đâu nữa. Kaldi bắt đầu đi tìm và cuối cùng khi tìm thấy đàn dê, một cảnh tượng kỳ thú đập vào mắt ông. Những con dê lúc đó rất phấn khích và đang nhảy nhót trên những đôi chân sau. Kaldi tìm kiếm quanh đó và phát hiện đàn dê của mình đã ăn những quả màu đỏ trên một cây rất lạ. Kaldi cảm thấy lo lắng vì sợ rằng đàn dê sẽ bị ốm vì đã ăn những quả cây lạ.
Kaldi đã phải tốn nhiều thời gian để lùa được đàn dê về chuồng và ông quyết định sẽ không kể lại những gì đã xảy ra cho bố mẹ biết. Ngày hôm sau, khi được thả ra ngoài, đàn dê của Kaldi lại tìm đến các bụi cây lạ hôm trước và bắt đầu ăn những quả màu đỏ. Kaldi chú ý quan sát và nhận thấy những quả cây lạ không ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn dê. Ông đánh liều ăn thử một vài quả và ngay lập tức, ông cảm thấy sảng khoái và tỉnh táo.
Sau đó, Kaldi mang những quả cây lạ về nhà và kể lại câu chuyện cho bố mẹ nghe. Bố mẹ của Kaldi đã tặng một vài quả cho các thầy tu ở một tu viện gần đó. Các thầy tu rất vui bởi vì sau khi nhai những quả cây, họ cảm thấy vẫn tỉnh táo dù thời gian cầu nguyện kéo dài tới bao lâu. Các vị thầy tăng quyết định đem sấy khô những quả cây lạ để có thể mang chúng tới các tu viện ở xa. Ở đó, họ hòa nước với những quả cây đã được sấy khô để tạo thành một loại đồ uống mới.
Sự hình thành và phát triển
Sau khi Kaldi khám phá ra những quả cây lạ có thể giúp tinh thần sảng khoái và tỉnh táo, câu chuyện của ông đã lan truyền rất nhanh sang khu vực Trung Đông. Những quả cà phê được chuyển từ nước Ê-thi-ô-pi-a đến khu vực bán đảo A-rập và được trồng trên một vùng đất thuộc địa phận nước Yê-men ngày nay. Ở Yê-men, người ta dùng vỏ quả cà phê để chế biến thành một loại chè. Cho tới khi xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta mới bắt đầu rang xay nhân cà phê và tạo ra loại cà phê như của chúng ta ngày nay.
Trong suốt thời gian đó, người A-rập luôn cố gắng giữ kín những bí mật về cây cà phê. Không ai được phép mang theo những quả hoặc nhân cà phê sống mà chỉ được phép vận chuyển loại cà phê đã được rang xay. Vào khoảng năm 1640, mặc dù cà phê rang xay đã xuất hiện nhiều ở nước Anh và Châu Âu nhưng chỉ có người A-rập mới biết chính xác loại hạt giống và hình dáng của cây cà phê.
Cho đến đầu năm 1700, người Hà Lan tìm cách lấy cắp một cây cà phê từ vùng đất Yê-men và từ đó cả thế giới bắt đầu biết đến cây cà phê. Người Hà Lan giới thiệu cây cà phê đó lần đầu tiên ở Java thuộc nước In-đô-nê-xi-a và sau đó cà phê đã lan rộng ra toàn thế giới.
Quán cà phê mọc lên rất nhanh ở khắp Châu Âu và trở thành những trung tâm trao đổi thông tin của tầng lớp trí thức. Vào những năm 1700, cà phê được đen tới Châu Mỹ do một đại úy bộ binh Pháp đã trồng và chăm sóc một cây cà phê nhỏ trong suốt chuyến hành trình dài vượt Đại Tây Dương. Cây cà phê này được trồng lại trên đất của đảo Ca-ri-bê thuộc quốc gia Mac-tin-nic, và đây chính là cây cà phê gốc đã sinh ra hơn 19 triệu cây con trên đảo trong vòng 50 năm. Xuất phát từ sự khởi đầu đơn giản như thế mà cây cà phê đã được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới thuộc Nam và Trung Mỹ.
Khi đó, Quốc hội Hoa kỳ quyết định phê chuẩn cà phê là một loại đồ uống quốc gia nhằm phản đối thuế suất quá cao đánh vào mặt hàng chè do Nhà vua Anh quốc ban hành thời bấy giờ.
Ngày nay, trồng và chế biến cà phê đã trở thành một ngành công nghiệp trên toàn cầu và tạo công ăn việc làm cho hơn 20 triệu người. Giá trị thương mại toàn cầu của cà phê chỉ đứng thứ hai sau dầu lửa.
Với lượng tiêu thụ ước tính hàng năm trên 400 tỷ cốc, cà phê được công nhận là đồ uống thông dụng và phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay cà phê được trồng ở hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới.
Loại cà phê thương mại được trồng phổ biến nhất là cà phê Vối (Coffea canephora) và cà phê Chè (Coffea arabica). Ở một số nước, người ta còn trồng cả cà phê Mít (Coffea exelsa) nhưng nhu cầu thị trường đối với loại cà phê này còn tương đối thấp.
Cây cà phê Chè thuộc giống Catimor. Nó còn được gọi là loại giống lùn. Catimor là loại giống được lai tạo giữa Hybrido de Timor và Caturra. Giống này được tạo ra trông những năm 80. Một cây thuộc giống Catimor có thể cao đến 2,5 mét. Nhân của cà phê Catimor cho chất lượng nước kém hơn so với các giống cà phê Chè khác bởi vì có độ a-xít và hương vị thấp hơn (2 đặc tính quan trọng quyết định chất lượng và mùi vị).
Lá của cà phê Vối thường lớn hơn so với lá của cà phê Chè và cây có thể cho quả trong thời gian dài hơn. Quả và nhân của cà phê Vối thì dễ dàng phân biệt với cà phê Chè vì có dáng tròn hơn. Cà phê Vối có thể cao 7 – 10 mét. Nhân cà phê Vối cho nước đắng hơn. Một số thị trường chuộng đặc tính này nhưng các thị trường khác thì không chuộng lắm. Vì vậy, cà phê Vối thường được pha trộn với cà phê Chè.
Lá của cà phê Mít lớn hơn và tròn hơn so với lá của cà phê Chè và cà phê Vối. Cà phê Mít có thể cao hơn 10 mét. Sản lượng của cà phê Mít tương đối thấp. Mùi vị của nhân cà phê Mít đắng và chua hơn. Việc thu hái cà phê Mít cũng khó khăn hơn do chiều cao của cây. Hơn nữa do sản lượng và chất lượng của giống này thấp nên diện tích canh tác hiện nay đang giảm dần.
Quá trình phát triển cà phê ở Việt Nam
Người Pháp đưa cà phê vào Việt Nam khoảng năm 1850. Vào đầu năm 1900, cà phê được trồng ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn và Ninh Bình. Cà phê Chè cũng được trồng ở khu vực miền Trung, ví dụ như các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Mặc dù cà phê Chè xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam nhưng cũng có rất nhiều vườn cà phê Mít (Coffea exelsa) được trồng trong thời gian này. Phải rất lâu sau đó, người Pháp mới bắt đầu canh tác các vườn cà phê trên vùng đất thuộc Tây nguyên ngày nay.
Ban đầu, người ta trồng cà phê Chè trên vùng đất Tây nguyên. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các cây cà phê Chè bị rỉ sắt quá nặng nên thoái hóa dần. Cuối cùng, người ta quyết định thay thế cà phê Chè bằng cà phê Vối và cà phê Mít.
Ở Quảng Trị, người Pháp cũng trồng những cây cà phê đầu tiên nhưng sau này là loại cà phê Mít.
Trong khoảng thập niên 90, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do:
- Thực hiện chủ trương giao đất cho nông dân;
- Giá cà phê tăng cao trong năm 1994 và giai đoạn 1996 – 1998;
- Cùng với chính sách định canh định cư, nhiều người dân đồng bằng đã di cư lên sinh sống và thâm canh cà phê ở vùng Tây Nguyên. Việc thâm canh cà phê trên quy mô rộng diễn ra điển hình nhất ở khu vực Tây Nguyên. Hầu hết các vườn cà phê mới trồng trong giai đoạn này là cà phê Vối (Robusta). Tỉnh Đăklăk trở thành tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất Việt Nam và sản lượng cà phê của Đăklăk chiếm gần một nửa tổng sản lượng cà phê toàn quốc.
Những năm gần đây, Chính phủ đã ra quyết định ổn định diện tích trồng cà phê ở mức 500 ngàn hecta nhằm tránh hiện trạng phá rừng để trồng cà phê khi giá lên cao. Hiện nay, Việt Nam có lượng cà phê xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Bra-xin, đứng đầu về xuất khẩu cà phê Vối và lượng xuất khẩu chiếm khoảng 14% thị phần toàn cầu.
CÂY CÀ PHÊ
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae). Họ này bao gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới.
Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy.
Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể.
<h2>Đặc trưng</h2> <h3>Thân</h3> Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm trổ các đồ thủ công mỹ nghệ.
Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm trổ các đồ thủ công mỹ nghệ.
Cây cà phê chè có thể cao tới 6 m, cà phê vối tới 10 m. Tuy nhiên ở các trang trại cà phê người ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá khoảng 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Rễ cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
<h3>Hoa</h3> Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường nở thành chùm đôi hoặc chùm ba. Màu hoa và hương hoa dễ làm ta liên tưởng tới hoa nhài. Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến 4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 đến 40.000 bông hoa.
Ngay từ khi cây cà phê ra hoa kết quả người ta đã có những đánh giá đầu tiên về vụ mùa cà phê. Ở các nước sản xuất cà phê lớn điều này đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra những nhận định về giá cả và thị trường. Tuy vậy những đợt rét đậm hoặc hạn hán có thể làm đảo lộn mọi sự tính toán và đẩy thị trường vào tình thế hoàn toàn khác.
<h3>Quả</h3> Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh sản của cây. Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ. Quả có màu đen khi đã chín nẫu. Do thời gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.
Thông thường một quả cà phê chứa hai hạt. Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài. Hai hạt cà phê nằm ép sát vào nhau. Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có hình vòng cung. Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng, bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài. Hạt có thể có hình tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh. Thỉnh thoảng cũng gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành một).
<h3>Niên vụ (năm sản xuất)</h3> Ở Việt Nam, nước hiện đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta), niên vụ được tính từ tháng 10 đến hết tháng 9 năm sau (theo dương lịch). Thời gian thu hoạch tại các tỉnh Tây Nguyên (là nơi sản xuất khoảng 80 % tổng sản lượng của Việt Nam) thường kéo dài trong 4 tháng, tính từ cuối tháng 10 đến hết tháng 1.
Ngay sau thu hoạch là thời gian nông dân trồng cà phê vối bắt đầu tưới nước cho cây và bón phân, chia thành nhiều đợt ngắn. Giai đoạn này kéo dài đến tháng 4 hàng năm.
<h3>Một vài hình ảnh về cây cà phê</h3>
CÀ PHÊ CHÈ (ARABICA)
Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê có (tên khoa học là: coffee arabica) do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam.
Hình ảnh mô tả cây cà phê chè
Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Cà phê arabica còn được gọi là Brazilian Milds nếu nó đến từ Brasil, gọi là Colombian Milds nếu đến từ Colombia, và gọi là Other Milds nếu đến từ các nước khác. Qua đó có thể thấy Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Các nước xuất khẩu khác gồm có Ethiopia, Mexico, Guatemala, Honduras, Peru, Ấn Độ.
Cây cà phê arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê.
Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không thu hoạch được nữa. Thực tế nó vẫn có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm. Cây cà phê arabica ưa thích nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm.
Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (coffea canephora hay coffea robusta) vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê vối. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng chủ yếu là cà phê vối. Năm 2005 dự kiến diện tích trồng cà phê chè mới đạt khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê cả nước (khoảng 40.000 ha/410.000 ha).
Lý do khó phát triển cà phê chè do độ cao ở Việt Nam không phù hợp, những vùng chuyên canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm Đồng… đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều sâu bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam.
CÀ PHÊ VỐI (ROBUSTA)
Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê Vối, cà phê Rô) tên khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này.
Nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới là Việt Nam. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Côte d’Ivoire, Uganda, Brasil, Ấn Độ.
<h2>Đặc điểm cây cà phê Robusta</h2>
Cây cà phê vối có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê arabica. Hàm lượng caffein trong hạt cà phê robusta khoảng 2-4%, trong khi ở cà phê arabica chỉ khoảng 1-2%.
Giống như cà phê chè (cà phê Arabica), cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè.
<h3>Hương vị hạt cà phê Robusta</h3>
Cà phê Robusta chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè (Cà phê Arabica), do vậy mà được đánh giá thấp hơn.
Giá một bao cà phê canephora thường chỉ bằng một nửa so với cà phê arabica. Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu trên 14 triệu bao cà phê loại này, chiếm gần một nửa lượng cà phê vối xuất khẩu của toàn thế giới (trên 30 triệu bao). Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (coffea excelsa).
Rẫy cà phê Robusta ở Cư Kuin
Hạt cà phê vối được thu hoạch và phơi khô trái
__________________________________________________________________________________
**********Những tác động của cà phê:
http://www.vietlyso.com/f...showthread.php?t=10119
Trung bình trong một tách cà phê của người Mỹ, chúng ta tìm thấy khoảng 100-150 miligram chất caffeine, một ly cà phê pha bằng hơi nén chứa khoảng 80-120 miligram.
Một tách trà trung bình chứa khoảng 40 miligram và một thỏi socola thì khoảng 20-60. Ngoài ra, số lượng chất caffeeine thông thường trong một chai Cola 12 aoxơ là 40-60 miligram – chỉ bằng một nửa tách cà phê.
Ảnh hưởng trong ngắn hạn
Người ta đều đồng tình về tai hại trong ngắn hạn của chất caffeine và điều này đã được trình bày trong nhiều tài liệu – Điều này được thể hiện trong bài ngắn của quyển sách “phép chữa bệnh dược lí” của tiến sĩ J.MurdochRiche. Nói về tích cực, caffeine giúp ta suy nghĩ nhanh hơn và chính xác hơn, đồng thời làm dịu bớt cơn buồn ngủ và sự mệt mỏi. Sau khi uống cà phê có caffeine, người sẽ thấy mình thông minh hơn và có sức sáng tạo hơn. Ngoài ra, còn làm tăng hoạt động của các giác quan và những hoạt động thuộc về vận động, chẳng hạn một nhân viên đánh chữ sẽ làm việc nhanh hơn và hạn chế được lỗi hơn.
Những ảnh hưởng trên có thể tạo nên bởi lượng caffeine trong một đến hai tách cà phê, theo tiến sĩ J.Murdoch Riche, cũng lượng trên có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động khác của cơ thể: nhịp tim tăng, giản nở mạch máu, sự di chuyển của chất thải trong cơ thể mạnh hơn.
Nói về mặt tiêu cực, người ta đã đề cập đến những căng thẳng thần kinh do cà phê gây ra. Người nghiện cà phê nặng sẽ bị những cơn lo lắng kéo dài – một dạng suy giảm của thần kinh do cà phê gây ra và anh ta sẽ trở nên liều lĩmh hơn và dễ nổi cáu. Bệnh mất ngủ, co giật cơ và bệnh tiêu chảy là một trong số những tác động xấu do caffeine gây ra. Một liều lượng lớn tương đối trong mười cốc cà phê đặc uống cùng một lúc sẽ gây ra những triệu trứng của sự ngộ độc: ói, sốt, nóng lạnh và những căng thẳng về thần kinh. Một lượng quá lớn có thể gây chết. Lượng caffeine gây chết người là 10 gram tương đương lượng trong 100 tách cà phê pha trong một buổi họp.
Thành phần Hóa học của Caffeine (by Erowid)
Tên gọi: Caffeine
Tên hóa học: 3,7-Dihydro-1,3,7-Trimethyl-1 H-Purine-2,6-Dione
Tên hóa học luân phiên: 1,3,7-trimethylxanthine; 1,3,7-trimethyl-2,6-dioxopurine; coffeine
Tên hóa học luân phiên: thein; guaranine; methyltheobromine; No-Doz
Công thức hóa học: C8H10N4O2
Trọng lượng phân tử: 194.19
LD50 Dog 140mg/kg oral
LD50 Rat 105mg/kg IV
LD Low (Liều lượng gây tử vong) Liều lượng gây tử vong tối thiểu là 4 gram oral
Mechanism of Action Adenosine receptor antagonist. Phosphodiesterase inhibition keeps cAMP levels high, but may not be clinically relevant
CAS # 58-08-2
Liều lượng vừa phải
Có lẽ giải pháp cho vấn đề cà phê, ít ai đối với những ảnh hưởng ngắn hạn chỉ đơn giản là dùng đúng liều lượng cần thiết. Uống nhiều cà phê gây ra ngộ độc, uống vừa phải làm tăng sức khoẻ hỗ trợ cho hoạt động trí óc, lao động và các cuộc đối thoại.
Thế nhưng bao nhiêu là đủ và bao nhiêu là quá nhiều, chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều này. Ta có thể xác định bằng phương pháp suy luận. Ít có nghiên cứu nào nói rằng chúng ta bị ảnh hưởng tiêu cực nếu tiêu thụ một lượng caffeine ít hơn 300 miligram trong một ngày. Thông thường một tách cà phê chứa khoảng 100 miligram caffeine, ta có thể suy ra rằng một người được phép uống 03 tách cà phê một ngày mà không lo về tai hại nào cả, và điều này có nghĩa là bạn không được uống Cola, Socola, thuốc nhức đầu trong ngày đó. Tuy nhiên, đây là một đánh giá rất bảo thủ. Ta cũng có thể đưa ra kết luận từ các nghiên cứu khác rằng uống 05 tách cà phê trong một ngày thì vẫn an toàn cho sức khoẻ. Hơn nữa phản ứng cà phê đối với cà phê của mỗi người là khác nhau, một vài người thậm chí thấy không thể chịu khi uống cà phê.
Những tác động lâu dài
Cà phê gây ra rất nhiều tác động lâu dài. Trong 30 năm gần đây nhiều nhà nghiên cứu ám chỉ rằng cà phê, đặc biệt là chất caffeine trong cà phê gây ra bệnh tim, sinh khó, ung thư tuỵ trạng và những bệnh ít phổ biến khác. Tuy nhiên hầu như người ta chưa đưa ra được bằng chứng nào. Các báo cáo và nghiên cứu Y Khoa dường như đặt ra nhiều câu hỏi hơn là đưa ra câu trả lời, nhiều bài báo cáo có xu hướng đưa ra mối quan hệ giữa chất caffeine và bệnh tật, trong khi nhiều người khác thì không nghĩ thế.
Hiện nay nhiều bằng chứng Y Khoa tỏ ra cà phê không có hại chứ không kết tội nó (lien) gây ra nhiều bệnh tật. Thậm trí một số bằng chứng còn đưa ra những tác động tiêu cực nhỏ của cà phê đối với sức khoẻ.
Nhiều tổ chức công cộng đã đưa những bằng chứng về mối liên hệ giữa việc uống cà phê và triệu chứng khó sinh. Giữa những năm của thập niên 1970, nhiều thí nghiệm cho thấy rằng một lượng cà phê trong 12-24 cốc (hoặc số chai Cola tương đuơng) có thể gây khó sinh ở chuột (và nhiều nhà nghiên cứu đã tỏ ra nghi ngờ về điều kiện của những cuộc thí nghiệm này. Tổ chức Thuốc Và Thực Phẩm Của Liên Bang Mỹ đã đưa ra những công bố rộng rãi về tai hại của caffeine đối với Fetus). Tiếp theo, theo một nghiên cứu của Harvard trên 12.000 phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai thì không có mối liên quan nào giữa dùng cà phê và việc sinh khó. Vậy kết quả của việc tranh luận là thế nào?. Nhưng theo tuyên bố chính thức thì Hội đồng khoa học quốc gia, -trong tuyên bố này có đề cập tới những quan niệm phổ biến về vấn đề này, quan điểm của người viết quyễn sách này cũng như những ý kiến của những người ưa chuộng cà phê – thì phụ nữ đang mang thai nên uống cà phê một cách đúng liều lượng.
Giảm bớt lượng cà phê tiêu thụ
Dĩ nhiên nếu bạn muốn giảm tiêu thụ cà phê hơn là bỏ hẳn nó khỏi chế độ ăn uống của bạn, thì sau đây xin đề xuất một vài sự lựa chọn khác ngoài việc uống cà phê mà không có chất caffeine (decaffeinated coffees).
Một người sẽ uống ít cà phê hơn khi chỉ tập trung để thưởng thức nó. Đây là giải pháp rất tốt cho những ai uống quá nhiều cà phê khi đang làm việc. Ví dụ như, thay vì uống cà phê từ máy tự động thì bạn hãy tự mình pha bằng phin nhỏ, tập trung hẳn vào việc pha chế và thưởng thức nó.
Bạn cũng có thể chọn mua loại cà phê có lượng caffeine thấp. Loại cà phê đặc sản có lượng caffeine giảm đáng kể so với cà phê thương mại giá rẻ. Những loại cà phê thương mại giá rẻ tiền được pha chế từ Robusta – chứa gấp đôi lượng caffeine so với Arabica cho nên, nếu bạn uống cà phê đặc sản, bạn sẽ giảm tiêu thụ caffeine một cách đáng kể so với khi uống cà phê thương mại được đóng hộp sẵn.
Cuối cùng, bạn có thể tạo ra loại cà phê có hàm lượng caffeine thấp bằng cách kết hợp giữa cà phê không có chất caffeine và cà phê đặc biệt chưa qua chế biến. Kenyas, Yemen những loại cà phê ngon nhất của Ethiopias và Guatemalas có đầy đủ hương vị thậm chí có thể kết hợp với cà phê không caffeine loại dở nhất.
Một nghi ngờ khác: Acid
Caffeine là một trong những tội phạm bị nhắm tới nhiều nhất trong các cuộc tranh ci. Cái khác là một vài chất hoá học thường kết hợp với nhau tạo thành axít. Vài người không thích axít hoặc vị chua có trong cà phê và cho rằng có hại cho bao tử của họ, vài người khách cho rằng nó gây bồn chồn, tôi đề nghị rằng bạn nên thử nghiệm. Có phải vị chua gây khó chịu cho lưỡi và bao tử của bạn không? Sau đây bạn sẽ có ba sự lựa chọn:
Thử tìm loại cà phê trong đó lượng axít đã được giảm bớt bằng cách thông qua quá trình loại bỏ chất caffeine có hoà tan ety axetat. Những loại cà phê này đựơc chế biến ở Đức và tung ra thị trường dưới một nhãn hiệu đặc biệt. Chúng rất khó tìm, không cho ta nhiều sự lựa chọn và phải trãi qua quá trình làm dịu bớt mùi vị giống như cà phê không caffeine.
Mua một loại cà phê moderately – dark to dark – roasted coffee. Rang để cho cà phê có màu sẫm sẽ giúp làm giảm vị axit trong cà phê.
Mua loại cà phê trồng ở những nơi thấp hơn mực nước biển, có hàm lượng axít thấp một cách tự nhiên (như Full-city, Vienese, light exprlsso). Đối với tôi điều này là giải pháp tốt nhất cho những người thích uống cà phê nhưng ngại axit. Cà phê mà có nồng độ axit thấp bao gồm cà phê Brazil, hầu hết cà phê của Ấn Độ, Thái Bình Dương (Sumatra, Timor, Hawai) và hầu hết cà phê ở bờ biển Địa Trung Hải.
Và nó cũng giúp ta mua được cà phê ngon bởi vì những loại cà phê ngon nhất được chế biến từ những quả cà phê chín mọng và những loại cà phê này ngọt tự nhiên và không có vị gắt, gây se thắt của cà phê rẻ tiền chế biến từ những quả chưa chín.
Thuốc trừ sâu và chất hoá học
Nỗi lo của những ai quan tâm đến việc sử dụng thuốc trừ sâu và chất hoá học trong nông nghiệp đang tăng lên gấp đôi. Thứ nhất là vấn đề sức khoẻ của
Last edited by a moderator: