Tập Lái
10/11/11
10
0
0
Nhìn ông này mặt to, trán dồ, đầu to thế mà phát biểu những NGU KIẾN không thể tưởng tượng :D Tin vào ai bây giờ ???
 
Hạng B2
[blockquote] Bộ Công an vừa đưa ra đề xuất chủ phương tiện ô tô phải mở tài khoản trong ngân hàng với giá trị là 20 triệu đồng. Đây là điều kiện bắt buộc để ô tô tham gia giao thông. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đã dành cho KH&ĐS cuộc trò chuyện về vấn đề này - Kia Tiền Giang .Com

1323306371.img.jpg

Ông Nguyễn Mạnh Hùng
Không hạn chế tai nạn giao thông

Thưa ông, Bộ Công an vừa đưa ra 8 giải pháp nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông, trong đó có điều khoản chủ phương tiện ô tô phải có 20 triệu trong tài khoản ngân hàng mới được tham gia giao thông. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?

Một trong những biện pháp, nhiệm vụ trọng tâm thực hiện an toàn giao thông năm 2012, đặc biệt Nghị quyết 88 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã đặt ra cho Bộ Công an và Bộ Tài chính là phải cải cách thủ tục hành chính, không gây phiền hà, tốn kém như trước.

Theo đó, Bộ Công an đã đề xuất áp dụng hai cách là nộp phạt qua tài khoản hoặc qua tem phạt. Mà muốn xử phạt qua tài khoản thì phải có tiền trong đó. Do đó, cần phải khẳng định lại rằng, việc Bộ Công an đưa ra quy định này là nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính chứ không phải là để hạn chế tai nạn giao thông hay ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, để cải cách thủ tục hành chính thì quy định như vậy vẫn chưa phù hợp.

Vì sao chưa phù hợp, thưa ông?

Về nguyên tắc, chỉ người điều khiển phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông mới bị xử phạt. Còn người chủ xe nhiều khi chưa hẳn đã là người sử dụng. Ví dụ, đối với những doanh nghiệp vận tải ô tô, họ có hàng trăm chiếc nhưng đều do công nhân điều khiển đấy chứ. Do đó, cần phải đổi lại là người điều khiển phương tiện phải lập tài khoản ngân hàng chứ không đơn thuần là người chủ phương tiện.
Nghĩa là, ngay cả khi tôi chưa có ô tô nhưng đã có bằng lái, tôi mượn ô tô của người khác đi chơi thì cũng phải lập tài khoản ngân hàng?

Không nhất thiết phải như thế. Bởi như trên tôi vừa nói, ngoài hình thức nộp phạt bằng tài khoản ngân hàng thì người vi phạm còn có thể nộp tiền thông qua tem phạt.

Mức tiền chưa ổn

Có ý kiến cho rằng, ô tô và người sử dụng ô tô đang bị phân biệt đối xử, vì người ta đã phải đóng quá nhiều thứ phí rồi, giờ lại thêm một quy định này nữa thì càng "bóp nghẹt" ô tô. Ông nghĩ sao về điều này?
Tôi đồng ý với quan điểm này, bởi thực tế thì chế tài xử phạt cho cả xe cơ giới và xe chuyên dùng, không riêng gì ô tô. Do đó, người điều khiển xe máy, xe chuyên dùng cũng cần phải có tài khoản ngân hàng.
Người điều khiển xe máy cũng phải có tài khoản?

Đúng thế. Đó là cách làm văn minh mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Chúng ta đã có cả một thời gian dài với một cơ chế hành chính trong việc xử phạt vi phạm giao thông rườm rà, gây phiền nhiễu cho người dân. Dưới góc độ người làm công tác giao thông, chúng tôi nhận thấy rằng, chính cơ chế hành chính hiện nay đã làm nảy sinh những tiêu cực.

Ví dụ, bạn đi từ Hà Nội vào TPHCM nhưng vi phạm giao thông ở Đà Nẵng, bạn sẽ bị lập biên bản và được cho một lịch hẹn sau bao nhiêu ngày bạn phải đến kho bạc ở Đà Nẵng để nộp phạt. Như vậy, bạn vừa mất thời gian, công sức đi lại. Để nhanh chóng, bạn sẽ có xu hướng thỏa hiệp với người thi hành công vụ để được nộp phạt ngay. Nhưng khi bạn nộp phạt qua tài khoản, tem phạt thì sẽ khắc phục được điều đó.
Ngày 28/11, tại Hội nghị triển khai công tác trật tự an toàn giao thông năm 2012, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã đưa ra 8 giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, trong đó có đề xuất yêu cầu chủ xe ô tô mở và duy trì tài khoản tại ngân hàng với giá trị tài khoản là 20 triệu đồng, coi đây là điều kiện bắt buộc để ô tô tham gia giao thông. Nhưng thưa ông, chẳng lẽ ai cũng phải có tài khoản 20 triệu đồng, ngay cả khi giá trị của chiếc xe thấp hơn số tiền đó?

Không phải vậy. Mức tiền như đề ra là chưa ổn. Cần phải tính toán lại để đưa ra cho phù hợp với từng loại hình phương tiện.

Vậy theo ông, dựa vào đâu để đưa ra mức tiền cần có trong tài khoản?

Theo tôi, nên căn cứ vào Nghị định 34/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, mức phạt cao nhất là 25 triệu đồng, nhưng lỗi để phạt tới 25 triệu đồng là rất hiếm gặp. Còn mức xử phạt thông dụng trong khoảng 10 - 15 triệu đồng. Số tiền này được cho là hợp lý hơn cả.

Tôi thấy lại có vấn đề phát sinh, đó là khi người dân lập tài khoản tại ngân hàng thì nghiễm nhiên các ngân hàng có một nguồn tiền lớn. Và ai cũng hiểu, chính cách làm này trước mắt đã làm lợi cho các ngân hàng, nhất là khi các ngân hàng đang có chuyện "đi đêm" lãi suất như hiện nay?

Nhà nước khuyến khích thanh toán qua tài khoản. Thêm nữa, có tài khoản không phải chỉ để nộp phạt vi phạm giao thông mà còn làm nhiều việc khác nữa, rất tiện ích cho chính người dân. Điều bạn nói cũng là một vấn đề cần quan tâm. Tôi cho rằng, trước khi triển khai việc lập tài khoản để xử phạt giao thông thì Bộ Công an, Bộ Tài chính cần làm việc với Ngân hàng Nhà nước để thống nhất mức lãi suất cho chính người dân để không gây thiệt thòi cho họ.

Ông có tin vào sự thành công của đề xuất này?

Tôi hoàn toàn tin tưởng vì khi đề xuất này được triển khai, nó sẽ đơn giản thủ tục hành chính rất nhiều, hạn chế tiêu cực, đồng thời tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc cho người dân.

Đã đủ sức răn đe

Ông nói rằng, đề xuất này không thể làm giảm tai nạn hay ùn tắc giao thông. Vậy đâu mới là biện pháp căn cơ cho vấn đề này?

Thật ra, nếu đổ lỗi cho ô tô là tác nhân chính gây tai nạn hay ùn tắc thì không hẳn. Cả nước mới có 1.600.000 ô tô, trong đó, so sánh với riêng Thủ đô Băng Cốc (Thái Lan) đã có 3 triệu chiếc. Vì hạ tầng giao thông của chúng ta chưa theo kịp sự phát triển của phương tiện giao thông nói chung, ô tô nói riêng nên cần có những biện pháp tạm thời như hạn chế phương tiện cá nhân, tổ chức lại giao thông đô thị.

Về lâu dài thì phải xem xét lại vấn đề quy hoạch, tạo ra giao thông tĩnh (bến đỗ xe), xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, đường trên cao. Nhưng để làm được những điều này cần phải có thời gian chứ không thể một sớm một chiều.

Có ý kiến cho rằng cần tăng mức xử phạt. Ông nghĩ sao?

Tôi cho rằng không cần thiết phải tăng mức phạt nữa. Hiện mức phạt theo Nghị định 34 đã đủ sức răn đe rồi, ví như giữ giấy phép 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày, không thời hạn. Nếu bị giữ không thời hạn thì 1 năm sau mới được thi lấy bằng. Mà khi không có xe thì nhiều người thất nghiệp. Xử phạt như thế là nặng rồi đấy chứ. Cơ chế đã có, chỉ có điều chúng ta thực hiện như thế nào mà thôi.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.

[/blockquote]
 
Tập Lái
5/1/12
16
0
0
Em ủng hộ bác Thăng - Re:Các bác chuẩn bị xiền đi là vừa

Nước ta còn nghèo, nhiều người đi xe đạp, xe máy. anh em có điều kiện thì cứ phải đóng góp thôi bác, nhất là ở HN. hì. Em ở quê.
Vụ này em ủng hộ bác Thăng mặc dù cũng chẳng thích bác mấy, may quá, Bác ấy vừa đi khỏi chỗ em làm. Hì
 
Hạng D
9/8/11
1.593
99
48
HCM city
Mấy bác nói sao nghe vậy thôi, biết sao giờ! Buồn..
blackcat23 nói:
hjc, quả là khổ thật [/:)]
Chi tiết thế này
[blockquote]Chủ xe ô tô phải mở và duy trì tài khoản tại Ngân hàng với giá trị tài khoản là 20 triệu đồng, đây là điều kiện bắt buộc để ô tô tham gia giao thông.




Ngày 28-11, phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác trật tự an toàn giao thông năm 2012, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã đưa ra 8 giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trong tình hình bức xúc hiện nay.
1322553005-tran-dai-quang1.jpg

Bộ trưởng Công An Trần Đại Quang (Ảnh: Chinhphu.vn)
Trong 8 giải pháp đó, ông Trần Đại Quang đặc biệt nhấn mạnh việc nâng cao mức phạt, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung (tịch thu xe, tạm giữ phương tiện), đảm bảo đủ mức cưỡng chế, răn đe… Yêu cầu chủ xe ô tô mở và duy trì tài khoản tại Ngân hàng với giá trị tài khoản là 20 triệu đồng, coi đây là điều kiện bắt buộc để ô tô tham gia giao thông. Nghiêm cấm lãnh đạo các cấp, cán bộ công chức can thiệp việc xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT.


[/blockquote]