Giao Thông
22/3/19
1.126
2.737
131
34
Theo chuyên gia kinh tế thì tại sao xăng, dầu được cho là hàng hóa thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng nhưng lại bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt? Bởi vì sắc thuế này chỉ được đánh lên hàng hóa xa xỉ hay hàng hóa không được khuyến khích dùng như rượu, bia,...

Các chuyên gia kinh tế: Xăng dầu là hàng hóa thiết yếu sao lại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?


Bắt đầu từ ngày 1/4 mỗi lít xăng sẽ được giảm 2.000 đồng tiền thuế bảo vệ môi trường và dầu nhờn, dầu diesel, dầu mazut giảm 1.000 đồng/lít.

Ngoài thuế bảo vệ môi trường sau khi được giảm xuống còn 2.000 đồng/lít, giá xăng tại VN còn chịu thuế nhập khẩu từ 0 - 8%, thuế giá trị gia tăng (GTGT) 10% và thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 10%.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cũng nhấn mạnh rằng xăng/dầu là hàng hóa thiết yếu bởi dùng cho cả sản xuất và tiêu dùng. Về nguyên tắc, đối với xăng dầu đã có thuế nhập khẩu, thuế GTGT, tại sao lại có thêm thuế tiêu thụ đặc biệt trong khi xăng dầu là mặt hàng thiết yếu không chỉ cho người tiêu dùng mà thiết yếu với cả sản xuất?

Theo tính toán của ông Bùi Trinh, xăng dầu chiếm khoảng 5,8% trong giá trị sản xuất và chiếm 8,2% trong chi phí trung gian của nền kinh tế; riêng đối với nhóm ngành vận tải, xăng dầu chiếm 56,1% trong giá trị sản xuất và chiếm khoảng 71% trong tổng chi phí trung gian. Nếu sau khi thuế bảo vệ môi trường được giảm, thì giá xăng dầu cũng còn tăng so với bình quân năm 2021 khoảng 41%, từ đó tác động làm giảm GDP ở chu kỳ sản xuất tiếp theo khoảng 7,3%.

Trong khi đó, số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm đạt 323.800 tỉ đồng, bằng 22,9% dự toán năm và vẫn tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó có thể thấy thu ngân sách đang đạt kết quả tốt.

Đó là chưa kể mức thuế TTĐB thu được từ xăng cũng tăng mạnh. Nếu như giá xăng trước đây là 15.000 đồng/lít, số thuế thu được là 1.500 đồng/lít thì số thuế TTĐB nay đã tăng cao gần như gấp đôi khi xăng chạm mức 30.000 đồng/lít.

Chính phủ đã áp dụng chính sách giảm 2% cho nhiều loại hàng hóa đang chịu thuế GTGT 10% kể từ đầu tháng 2 nhằm góp phần giúp doanh nghiệp nên hiện giờ nhiều loại hàng hóa chỉ chịu VAT là 8%, tổ chức kinh tế và người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, xăng dầu lại bị “loại” ra khỏi danh sách các mặt hàng được giảm thuế GTGT trong năm nay.

Luật sư Trương Thanh Đức phân tích xăng, dầu là hàng hóa thiết yếu nên cũng cần được đưa vào danh sách được giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% như các sản phẩm khác.
Thậm chí, trong bối cảnh để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, phát triển sau đại dịch thì xem xét giảm nhiều hơn, đưa chính sách thuế GTGT của xăng dầu xuống còn 5%. “Giá xăng đầu cần giảm xuống nhiều hơn nữa vì dù sao đây cũng là chi phí doanh nghiệp, chi phí cao thì thu nhập lại giảm đi làm cho phần thuế thu nhập cũng giảm. Việc giảm thuế phí đối với xăng dầu không mất đi đâu mà sợ ngân sách giảm”, luật sư Trương Thanh Đức nói thêm.

Như vậy theo các chuyên gia thì xăng dầu nên tiếp tục được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt sau khi có quyết định giảm thuế môi trường. Trước đó người tiêu dùng cũng cho rằng thuế tiêu thụ đặc biệt đánh lên xăng/dầu là điều không hợp lý bởi vì nó là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống.

Xem thêm:
Theo Thanh niên
 
Hạng D
9/1/15
2.807
4.226
113
41
tại vì nó là hàng đặc biệt : độc quyền - đặc lợi, ai cũng phải sài dù có như thế nào nên cứ thế đánh thôi. không ăn gạo có thể ăn ngũ cốc cũng méo chết, nhưng đi làm mà méo có xăng thì chết là có thật.
Làm thế ếch nào 100k xăng hết cm nó 40k thuế phí.
 
Hạng D
28/10/12
1.568
1.476
113
ở Thái, Malaysia, Campuchia, Sing, ... họ còn có cơ hội trải nghiệm cây xăng của các hãng quốc tế như Shell, Caltex, Esso, ..., chất lượng cạnh tranh. Đông Lào toàn cây xăng của thằng bộ công thương, tự nó kiểm định rồi tự bán:oops: