MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.090
83.086
113
joly nói:
Chứng hđ bán là OK nhất.sau này đổi giấy
nếu chưa cần đóng trước bạ mà Chứng hđ bán được là tuyệt vời
 
Hạng D
30/5/12
2.632
6.180
113
Em ơi Sài Gòn phố
Các bác cho em hỏi, trường hợp uỷ quyền cho bên thứ ba thì sao ạ ? Em giải thích rõ hơn là Ông A uỷ quyền cho ông B, sau đó ông B uỷ quyền cho ông C. Vậy trường hợp này có gì khác so với trường hợp uỷ quyền đầu tiên không ạ?
 
Hạng D
31/3/10
1.000
417
83
B không có quyền uỷ quyền lại cho C bác ạ! Chỉ được bán thôi. C muốn trốn phí trước bạ thì chỉ có cách: dụ khị, năn nỉ A và B hủy ủy quyền lần đầu; sau đó A ủy quyền tiếp cho C.
bullkeo nói:
Các bác cho em hỏi, trường hợp uỷ quyền cho bên thứ ba thì sao ạ ? Em giải thích rõ hơn là Ông A uỷ quyền cho ông B, sau đó ông B uỷ quyền cho ông C. Vậy trường hợp này có gì khác so với trường hợp uỷ quyền đầu tiên không ạ?
 
Hạng B2
24/5/08
282
18
18
Em tính mua xe cũ, tuy nhiên còn lăn tăn vụ ủy quyền hay sang tên. Có bác nào có HĐ ủy quyền thì gửi cho em tham khảo với. Mail của em là [email protected]
Cảm ơn các bác.
 
Hạng D
18/4/09
1.318
421
83
P25, Bình Thạnh, HCMC
Ngày trước em mua xe và yêu cầu công chứng tư nhân làm với nội dung: em được ủy quyền cho bên thứ 3, HD không được đơn phương hủy, mọi việc sử dụng, cầm cố mua bán...do em chịu ( ví như va quẹt, dùng xe đi buôn lậu...mình chịu ).
Hợp đồng có thời hạn 15 năm, thực tế em xài 2 năm sau tiếp tục ủy quyền cho người khác 13 năm.
Theo em xe trên 500 chai nên mua bán đứt đoạn, sau này mình sang tên trễ cũng chỉ bị phạt 1,5 tr hoặc hơn nữa khi chính sách thay đổi. Vì tâm lý khi dồn hết tiền mua xe sẽ tiếc tiền sang tên nên mới cần CCUQ, một thời gian sau có tiền rồi sang tên cũng được (lúc này lại ân hận sao không mua đứt đoạn cho rồi)

Em có một thắc mắc (cái này mới quan trọng ): khi mình chạy xe bằng HDUQ mà chẳng may bị mất giấy tờ thì mình có thay mặt chủ xe đi làm lại cà-vẹc được không (tất nhiên cà-vẹc vẫn tên chủ cũ). Vì khi này mà phiền đến chủ xe thì rất khó khăn, em nghĩ về lý thuyết thì được vì trong HD ghi rõ người được ủy quyền có toàn quyền làm mọi thủ tục liên quan đến xe và giấy tờ xe (bán hay cho tặng còn được nữa là làm lại giấy khi mất), vấn đề thực tế em sợ lại khác....
Ý kiến các bác thế nào, đã ai nghe về trường hợp này chưa?
 
Guest
22/6/12
397
4
16
48
Nói chung là UQ dành cho b1c nào chạy lướt hoặc cò thui, dân mua xe thực sự quý trọng con xe sẽ không chơi kiểu này, nguy hiểm lắm.
 
Hạng B2
4/10/12
415
379
63
Tp Vũng Tàu
đọc xong mấy bài của các bác e cũng thấy lo lo, vì e cũng mới rước đc vợ 2 của người ta. E làm theo các thủ tục như sau:
- Công chưng ủy quyền (vì nếu sang tên e mất mấy chục chai, tiếc đứt ruột...)
- Làm thêm 1 bản hợp đồng giữa 2 bên-mỗi bên giữ 1 bản
Nhưng cũng may là e rước vợ 2 của người gần chỗ làm và chỗ ở. Khi giải quyết xong mọi thủ tục thì đc biết thêm về thân nhân ng ta toàn là chỗ quen biết----> nên có phần yên tâm.
Thanks các bác
 
Tập Lái
3/3/12
14
0
0
32
carinlife nói:
Bảy rủi ro khi ký hợp đồng ủy quyền ô tô
[blockquote]- Rủi ro thứ nhất: một bên vẫn có thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền trên cơ sở hợp đồng này được xác lập nhằm che giấu giao dịch mua bán ô tô, vốn là giao dịch thuộc ý chí đích thực của các bên.

- Rủi ro thứ hai: Theo Điều 589 BLDS, hợp đồng ủy quyền sẽ bị chấm dứt đương nhiên (dù các bên có thỏa thuận khác) trong trường hợp: “bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”.

- Rủi ro thứ ba: Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 588 BLDS;

- Rủi ro thứ tư: khi bên ủy quyền có nghĩa vụ với một bên thứ ba, ví dụ nợ đối tác, cơ quan thuế hay ngân hàng thì theo quy định của Luật Tố tụng dân sự, quản lý thuế, thi hành án... các chủ nợ này có quyền yêu cầu phong tỏa, kê biên và phát mãi các tài sản của bên ủy quyền, bao gồm cả ô tô đã “chuyển nhượng” theo hợp đồng ủy quyền. Trừ khi đã được chuyển giao hợp lệ cho bên thứ ba, về mặt pháp lý ô tô vẫn thuộc quyền sở hữu của bên ủy quyền. Bên được ủy quyền về bản chất chỉ là đại diện cho chủ sở hữu nên các chủ nợ vẫn có nguyên quyền yêu cầu kê biên và/hoặc phát mãi ô tô để thanh toán cho khoản nợ với mình.

- Rủi ro thứ năm: trên thực tế, người ủy quyền khi ký hợp đồng ủy quyền vẫn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản nhưng do vi phạm pháp luật nên cơ quan tố tụng đã xác định tài sản này là tang vật của vụ án hoặc là tài sản do phạm tội mà có…nếu ngân hàng cần xử lý tài sản này thì sẽ bị cơ quan tố tụng “toét còi”

- Rủi ro thứ sáu: trên thực tế, khi có nhu cầu vay vốn, bên được ủy quyền mang ô tô thế chấp cho ngân hàng thì một số ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài, từ chối việc nhận thế chấp vì các ngân hàng hiểu rõ bản chất và ngần ngại về hệ lụy của giao dịch mua bán - ủy quyền này.

- Rủi ro thứ bảy: còn có một số trường hợp khác mà nếu bên ủy quyền hoặc/và bên được ủy quyền bội tín thì mỗi bên vẫn có thể sử dụng những kỹ thuật nhất định trong việc vận dụng hợp đồng và quy định của pháp luật để tước đi một cách hợp pháp quyền lợi của bên kia. Ví dụ: có vụ việc xảy ra khi ký Hợp đồng ủy quyền xong (giao dịch thực chất là mua bán), một thời gian sau. bên ủy quyền có văn bản đề nghị ngân hàng A không nhận cầm cố.[/blockquote]
Các rủi ro trên sẽ lập tứ hóa giải khi vừa nhận ủy quyền bạn làm giấy bán cho người thân mình liền.
 
Tập Lái
3/3/12
14
0
0
32
Đầu Bạc nói:
Chưa thấy đề cập đến thiệt hại (nếu có) của bên ủy quyền (bên bán). Ví dụ: người nhận uỷ quyền sử dụng xe vào mục đích phạm tội, gây tai nạn...
Hợp đồng là sự giao kèo của 2 bên, nên bạn hoàn toàn có thể thêm bớt nội dung trong hợp đồng, trong trường hợp HDUQ ô tô bạn có thể thêm vào sau mục được: phép sử dung ( chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật trong thơi gian được ủy quyền )