Lơ Xe
6/6/04
15.553
12.405
113
Vietnam
www.otosaigon.com
LỢI ÍCH CỦA BẠN LÀ SỰ QUAN TÂM HÀNG ĐẦU CỦA CHÚNG TÔI (Bảo Hiểm PVI Tập Đoàn Dầu Khí Việt)
BẢO HIỂM Ô TÔ:
- Bảo hiểm bắt buộc cho ô tô ( bảo hiểm TNDS ) giá chỉ từ 476.000đ
- Bảo hiểm vật chất ( 2 chiều ) cho ô tô (1,5% giá trị xe/năm)
BẢO HIỂM NHÀ Ở:
- Tỷ lệ phí bảo hiểm theo giá trị nhà
BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN:
- Tỷ lệ phí bảo hiểm theo giá trị hàng hóa
BẢO HIỂM NHÀ XƯỞNG, NHÀ KHO VÀ TÀI SẢN BÊN TRONG:
BẢO HIỂM DU LỊCH:
BẢO HIỂM SỨC KHỎE VÀ TAI NẠN CON NGƯỜI
Các bác mua của em, nếu bảo hiểm vật chất xe (BHVC) trên 10tr , tặng bh nhà ở tư nhân (giá trị nhà >2 tỷ), BHVC dưới 10tr tặng bảo hiểm xe máy, hoặc giảm phí trực tiếp với các hợp đồng có số lượng xe nhiều.
=====================================
Xin liên hệ :
HUỲNH THỊ HỒNG NGỌC
Insurance Department
Phone : 0904 49 45 39
==============================
========
PVI BẾN THÀNH
9th floor, 117 Nguyen Du Str.,
Ben Thanh Ward, Dist.1, HCMC
 
Re: RE: Các thế hệ xe Camry

Air Bag nói:
Một bài dịch cực hay. Có thể đính lên đầu Box Toyota để cho mọi người cùng đọc. Em xin đóng góp thêm vài hình anhvà sau đó bác thêm vào cho bài viết sinh động nhé.
Lexus ES 250
lexus-es-250.jpg

Camry 1983
1983_camry.jpg

Camry Solara
05toyota_camrysolara_2drcpe_se_spt_sle_4391.jpg
05toyota_camrysolara_2drconv_se_v6_sle_4764.jpg

Camry 1987
1987_camry.jpg

Camry 1992
92812081990903MED.jpg

Camry 2002
02812081990006LRG.jpg

Camry AWD

Toyota Avalon
01avalon2-01-10-05.jpg

Lexus ES300
es300.jpg
Bác post hình..mà hình đâu ...
20.gif

 
Hạng B2
28/6/13
302
145
43
Re: RE: Các thế hệ xe Camry

Các thế hệ Camry đời 2007 trở lại mặt taplo làm bằng cao su non thì phải nên rất dễ biến tính và hư hại dưới tác động của ánh sáng mặt trời,bác nào đang sử dụng cam thì ủng hộ e sản phẩm thảm phủ taplo cho e nó nhé :

 
Hạng D
21/3/14
3.302
1.159
113
SaiGon
Rắc rối thuật ngữ xe hơi

Mỗi hãng mỗi kiểu, đôi lúc các chữ viết tắt gắn trên ôtô như đánh đố người tiêu dùng. Cùng chỉ một công nghệ mà Honda thì có VTEC, Toyota gọi là VVT-i còn BMW khó hiểu hơn với VANOS.
Từ khi khai sinh cách đây 120 năm, xe hơi kéo theo hàng loạt những thuật ngữ, từ viết tắt mà dần dà chúng trở thành ngôn ngữ của riêng sản phẩm này. Trên một mẫu xe hay một công nghệ bao giờ cũng cũng có chữ viết tắt đính kèm. Chẳng hạn, động cơ V8 hay V6, chống bó cứng phanh ABS (Antilock brake system), điều hòa (A/C- Airconditioning), SRS (túi khí) đã trở nên rất quen thuộc.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
vvt-i-1348727815_480x0.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Động cơ kiểu VVT-i quen thuộc của Toyota. Ảnh: Autoworld.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tuy nhiên, có những từ viết tắt như thách thức hiểu biết của mọi người và rắc rối ở chỗ chúng vẫn chỉ là một công nghệ, hay một thiết bị nào đó. Dường như, mỗi khi sáng tạo hay cải tiến cái gì mới, các hãng lại cố nghĩ cho nó một cái tên để không bị lẫn với đối thủ khác. Tương tự như vậy, sản phẩm cũng có "đuôi" theo sau khiến nhiều người mua xe hàng chục năm mà không hiểu hết ý nghĩa của những từ viết tắt đó.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:7|cellspacing:7|bright]
{tbody}
{tr}
{td}*Giải mã tên xe{/td}
{/tr}
{tr}
{td}*Xuất xứ tên xe{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Không chỉ "dân thường", những kỹ sư sừng sỏ trong làng công nghệ hay giới am hiểu ôtô đôi lúc cũng phải bó tay trước từ viết tắt. Nhiều lúc, các hãng phát minh ra một từ chẳng liên quan gì đến kỹ thuật mà chỉ chăm chăm vào mục đích marketing. Không những vậy, có những tình huống oái oăm như cụm từ công bố chính thức lại chẳng có trong sổ tay sử dụng. Vì vậy, nếu không hiểu những gì hãng nói, cách tốt nhất là bạn hãy gắn cho chúng một ý nghĩa chung chung.
Dưới đây là những từ trên các mẫu xe phổ biến:
Hệ thống điều chỉnh trục cam: GM gọi nó là VVT (variable valve timing - biến thiên thời điểm đóng mở van nạp). Toyota sau khi cải tiến thì gọi thành VVT-i, với chữ "i" lấy từ từ " intelligent - thông minh". Honda gọi nó là VTEC, viết tắt từ cụm từ "Variable Valve-Timing and Lift Electronic Control", tích hợp trên động cơ của Honda Civic. BMW phức tạp hơn khi gọi công nghệ này là VANOS còn Subaru không chịu kém cạnh dưới cái tên dài ngoằng Dual AVCS (active valve control system)
Tất cả chúng đều ám chỉ quá trình tác động vào thời điểm mở và đóng van động cơ, thông qua trục cam. Tuy nhiên, mỗi hãng ứng dụng dưới một hình thức, tác động vào một hay nhiều thông số nên tên gọi cũng vì thế mà khác nhau. Một vài hãng dựa vào áp suất dầu động cơ để thay đổi vị trí trục cam theo trục khuỷu, trong khi có hãng lại dùng các con đội.
Hệ thống cân bằng điện tử: Đây là công nghệ do hãng thiết bị nổi tiếng Bosch phát minh và được Mercedes sử dụng trên các mẫu xe hạng sang cao cấp S-class. Tên gọi đầu tiên của hệ thống này là ESP (Stabilitätsprogramm - chương trình cân bằng điện tử) nhưng sau đó Bosch thương mại hóa dưới cái tên ESC (Electronic Stability Control). ESC hoạt động bằng cách can thiệp vào phanh, giảm công suất động cơ trong trường hợp một trong các bánh mất độ bám đường. ESC chỉ là công cụ để lái xe giữ chắc tay lái và nó không thể thắng được các quy luật vật lý.
Dù Bosch, một hãng thứ ba phát minh ra kỹ thuật này, ESC vẫn bị cách điệu thành những cái tên khác như VSA (Vehicle Stability Assist - hệ thống hỗ trợ cân bằng) của Audi, VDC (Vehicle Dynamic Control - kiểm soát động lực xe), DSC (Dynamic Stability Control - kiểm soát cân bằng động lực). Thậm chí, Maserati, hãng siêu xe của Italy, chuyển nó thành riêng của mình là MSP (Maserati Stability Program). Nếu không chú ý, rất nhiều người lầm tưởng những chữ cái này thể hiện cho các công nghệ hoàn toàn khác nhau.
Động cơ diesel: Do không mấy phổ biến nên nhiều hãng phải đặt thêm hậu tố để chỉ loại động cơ này trên các mẫu xe của mình. BMW nhanh chân chọn một cách đơn giản là dùng chữ "d" phía sau tên như BMW 525d. Mercedes thì dùng cụm từ CDI (Common rail Direct Injection) còn Ford thì dùng thuật ngữ TDCi. Nhà sản xuất Italy Fiat sử dụng cụm từ JTD.
Renault của Pháp có dCi, GM đảo trật tự của Ford thành CDTi (dành cho những chiếc xe của Fiat, hồi hai hãng này vẫn còn liên kết với nhau). Hyundai sở hữu ký hiệu CRDi, Mitsubishi là DI-D còn Peugeot là HDi. Toyota, hãng xe lớn thứ hai thế giới chọn chữ D4-D cho các động cơ diesel của mình.
Đặt tên xe bằng chữ cái: Những chữ viết tắt trên thiên về kỹ thuật còn có thể dịch ra, nhưng với các ký tự dùng cho từng phiên bản xe thì không hãng nào giống hãng nào. Ví như Mercedes quy định các kiểu xe là SLR (Sport Light Race), SLK (Sport Light Compact), CLS (Classic Light Sport), SL (Sport Light).
Những sản phẩm của Lexus thì theo thứ tự trong bảng chữ cái mà cao cấp dần như IS, ES rồi GS, LS (chữ S thể hiện cho loại sedan). Ở dòng thể thao đa dụng thì là có hậu tố là "X" và độ lớn cũng tăng dần theo chữ cái, bắt đầu từ RX rồi đến GX và cỡ lớn nhất là LX.
Trào lưu dùng chữ cái làm tên rở rộ thì cùng là lúc tranh chấp thương mại diễn ra. Cuối tháng trước, Infiniti, hãng xe hạng sang của Nissan đã thua kiện BMW tại Canada do sử dụng tên "M6" để đặt cho gói thiết bị dành cho chiếc sedan G35. Trong khi đó, M6 là dòng xe thể thao cao cấp của BMW và đã được đăng ký bản quyền. Kết cục, Infiniti bị cấm đả động đến ký hiệu "M6" trong bất cứ tình huống nào, trong cả hóa đơn, chữ ký hay quảng cáo.
Những chữ đi sau để chỉ từng phiên bản như DX, XLT, SE, ELX, HLX thì vô số và chỉ nhà sản xuất mới hiểu ý nghĩa và biết chúng viết tắt của chữ gì, bởi không có quy định bắt buộc. Cụm ELX, HLX chỉ dùng trên xe Fiat còn XLT dùng trên xe Ford. Thông thường, GL được mặc định ám chỉ cho từ "Grand Luxe - sang trọng cao cấp" của tiếng Pháp. DX chỉ "Deluxe - sang trọng" còn SE là viết tắt của "Sport Edition - phiên bản thể thao".
Hiểu rõ về các thuật ngữ trên xe sẽ giúp người sử dụng nắm bắt được công nghệ được áp dụng trên chiếc xe mình đang đi, từ đó có cách vận hành phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế, công năng sử dụng cao.
Ngày nay, cuộc chạy đua công nghệ giữa các hãng xe khiến hàng loạt các thuật ngữ ô tô mới ra đời. Thêm vào đó với cùng một công nghệ, cùng một công dụng nhưng mỗi hãng lại đặt tên khác nhau. Điều này không chỉ làm khó những người lần đầu mua xe mà còn khiến không ít người có kiến thức về xe "loạn" với những thuật ngữ này.
Dưới đây là những thuật ngữ ô tô thông dụng mà người mua xe dễ dàng tìm thấy trong các catalogue sản phẩm hay các bài viết về xe cộ
ABS
- Anti-lock Brake System: Hệ thống chống bó cứng phanh
A/C - Air Conditioning: Hệ thống điều hòa nhiệt độ trên xe
A/T - Automatic Transmission/Transaxle - Hộp số tự động
AFL - Adaptive Forward Lighting: Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái.
AWD – All Wheel Drive: Hệ dẫn động 4 bánh chủ động toàn thời gian (đa phần cho xe gầm thấp).
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}
HUD - Head-up Display: Công nghệ hiển thị trên kính chắn gió{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
ASR, TCS, TRC: Hệ thống chống trượt
BA - Brake Assist: Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.
Boxer; Flat engine: Động cơ với các xi-lanh nằm ngang đối xứng với góc 180 độ. Kiểu động cơ truyền thống của Porsche và Subaru.
C/C hay ACC - Cruise Control: Kiểm soát hành trình. Hệ thống đặt tốc độ cố định trên đường cao tốc.
CVT: Continuosly Variable Tranmission: Hộp số biến thiên vô cấp
DOHC - Double Overhead Camshafts: Cơ cấu cam nạp xả với hai trục cam phía trên xi-lanh.
Drift: Kỹ thuật chủ động làm trượt văng đuôi xe, với góc trượt ở phía sau xe lớn hơn góc trượt phía trước, góc lái ngược với hướng đi của xe. Để có thể “drift”, người lái phải nắm vững các kỹ thuật đua xe cơ bản, có khả năng thực hiện nhanh và nhuần nhuyễn các thao tác sang số-nhả số, kết hợp với xử lý chân ga-côn-phanh nhạy bén.
EBD – Electronic Brake Distribution: Hệ thống phân phối lực phanh điện tử.
EDM - Electric Door Mirrors: Gương điều khiển điện.
ESP – Electronic Stability Programe: Hệ thống ổn định xe điện tử/ cân bằng điện tử
EDC - Electronic damper control: Hệ thống điều chỉnh giảm xóc điện tử.
EFI - Electronic fuel Injection: Hệ thống phun xăng điện tử
GDI - Gasonline Direct Injection: Hệ thống phun xăng trực tiếp
E/W - Electric Windows: Hệ thống cửa xe điều khiển điện
ESR - Electric Sunroof: Cửa nóc vận hành bằng điện.
EAS: Hệ thống treo khí nén - điện tử
iDrive: Hệ thống điều khiển điện tử trung tâm.
I4; I6: Kiểu động cơ 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thẳng hàng.
MDS - Multi Displacement System: Hệ thống dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4 ,6... xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Công nghệ này do Chrysler phát triển và ứng dụng cho mẫu xe Chrysler 300C; hiện nay Honda Accord 2008 cũng sử dụng công nghệ này với tên gọi VCM.
MPG - Miles Per Gallon: Số dặm đi được cho 4,5 lít nhiên liệu.
LPG Liquefied Petroleum Gas: Khí hóa lỏng.
LSD - Limited Slip Differential: Bộ vi sai chống trượt.
LWB - Long Wheelbase: Chiều dài cơ sở lớn.
OTR - On The Road (price): Giá trọn gói.
PAS - Power Assisted Steering: Hệ thống lái có trợ lực.
PDI Pre - Delivery Inspection: Kiểm tra trước khi bàn giao xe.
RWD - Rear Wheel Drive: Hệ thống dẫn động cầu sau.
FWD - Front Wheel Drive: Hệ thống dẫn động cầu trước.
Service History: Lịch sử bảo dưỡng.
SOHC - Single Overhead Camshafts: Kết cấu trục cam đơn trên mặt máy và một trục cam tác động đóng/mở cả xu-páp xả và nạp.
SV - Side Valves: Cơ cấu xu-páp đặt song song với xi-lanh bên sườn động cơ.
Supercharge: Tăng áp sử dụng máy nén khí độc lập.
Turbo: Tăng áp của động cơ sử dụng khí xả làm quay cánh quạt.
Turbodiesel: Động cơ diesel có thiết kế tăng áp truyền thống sử dụng khí xả làm quay cánh quạt. Các loại xe sử dụng turbo tăng áp này thường có độ trễ lớn
VCM - Variable Cylinder Management: Hệ thống điều khiển dung tích xi lanh biến thiên, cho phép động cơ vận hành với 2, 4 ,6... xi-lanh tùy theo tải trọng và tốc độ của xe. Xuất hiện lần đầu trên xe Honda Accord, Honda Odyssey model 2005, hiện nay đã có thêm Honda Pilot sử dụng công nghệ này.
VGT - "Variable Geometry Turbocharger": Tăng áp sử dụng turbo điều khiển cánh cho khả năng loại bỏ độ trễ của động cơ diesel truyền thống.
CRDi - Common Rail Direct Injection: Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp điều khiển điện tử sử dụng đường dẫn chung của động cơ diesel.
VSC - Vehicle Skid Control: Hệ thống kiểm soát tình trạng trượt bánh xe.
VTEC - Chữ viết tắt tiếng Anh của "Variable valve Timing and lift Electronic Control": Hệ thống phối khí đa điểm và kiểm soát độ mở xu-páp điện tử. VTEC là công nghệ ứng dụng trên các xe của Honda và thế hệ mới có tên i-VTEC: "Inteligent - VTEC".
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Động cơ có hệ thống VVT-i{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
VVT-i - Variable Valve Timing with Intelligence: Hệ thống điều khiển xu-páp với góc mở biến thiên thông minh. Sử dụng trên các xe của Toyota như Camry, Altis...vv.
V6; V8: Kiểu động cơ 6 hoặc 8 xi-lanh có kết cấu xi-lanh xếp thành hai hàng nghiêng, góc nghiêng giữa hai dãy xi-lanh hay mặt cắt cụm máy tạo hình chữ V.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
4 WD, 4x4 - Four Wheel Drive: Dẫn động bốn bánh chủ động. Ví dụ: Toyota Land Cruiser, Mitsubishi Pajero.
ARTS - Adaptive Restrain Technology System: Hệ thống điện tử kích hoạt túi khí theo những thông số cài đặt trước tại thời điểm xảy ra va chạm.
BHP - Brake Horse Power: Đơn vị đo công suất thực của động cơ đo tại trục cơ.
CATS - Computer Active Technology Suspension: Hệ thống treo điện tử tự động điều chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành. Mỗi nhà sản xuất có cách gọi khác nhau, CATS là tên gọi của Jaguar.
C/L - Central Locking: Hệ thống khóa trung tâm.
FFSR - Factory Fitted Sunroof: Cửa nóc do nhà sản xuất thiết kế và lắp đặt
Heated - Front Screen: Hệ thống sưởi kính trước.
HWW - Headlamp Wash/Wipe: Hệ thống gạt/rửa đèn pha.
SAE: Chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Society of Automotive Engineers": Hiệp hội Kỹ sư ô tô Mỹ - Tổ chức nghiên cứu và xác lập các quy chuẩn chuyên ngành ô tô uy tín số 1 của Mỹ.
Satellite Radio: Radio thu tín hiệu qua vệ tinh.
Nguồn: Tổng hơp (Otofun/Danhgiaxe)
 
Hạng D
21/3/14
3.302
1.159
113
SaiGon
Hệ thống nạp nhiên liệu điện tử VVT-i của Toyota
Hệ thống VVT-i là thiết kế phun xăng của hãng Toyota theo nguyên lý điện - thủy lực. Cơ cấu này tối ưu hóa góc phối khí của trục cam nạp dựa trên chế độ làm việc của động cơ phối hợp với các thông số điều khiển chủ động.
[xtable=bleft|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Động cơ I4 16 van VVT-i lắp trên Toyota Camry 2,4 lít.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiệu suất làm việc của động cơ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cung cấp nhiên liệu. Hệ thống điện tử điều khiển van nạp biến thiên VVT-i (variable valve timing with intelligence) được thiết kế với mục đích nâng cao mô-men xoắn của động cơ, cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu và khí thải độc hại. Các bộ phận của hệ thống gồm: Bộ xử lý trung tâm ECU 32 bit; bơm và đường dẫn dầu; bộ điều khiển phối khí (VVT) với các van điện; các cảm biến: VVT, vị trí bướm ga, lưu lượng khí nạp, vị trí trục khuỷu, nhiệt độ nước. Ngoài ra, VVT-i thường được thiết kế đồng bộ với cơ cấu bướm ga điện tử ETCS-i, đầu phun nhiên liệu 12 lỗ (loại bỏ sự hỗ trợ bằng khí) và bộ chia điện bằng điện tử cùng các bugi đầu iridium.
[xtable=bright|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Các vị trí điều khiển phối khí của van dầu trong VVT-i.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong quá trình hoạt động, các cảm biến vị trí trục khuỷu, vị trí bướm ga và lưu lượng khí nạp cung cấp các dữ liệu chính về ECU để tính toán thông số phối khí theo yêu cầu chủ động. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ cung cấp dữ liệu hiệu chỉnh, còn các đầu đo VVT và vị trí trục khuỷu thì cung cấp các thông tin về tình trạng phối khí thực tế. Trên cơ sở các yếu tố chủ động, hiệu chỉnhthực tế, ECU sẽ tổng hợp được lệnh phối khí tối ưu cho buồng đốt. Lệnh này được tính toán trong vài phần nghìn giây và quyết định đóng (mở) các van điện của hệ thống thủy lực. Áp lực dầu sẽ tác động thay đổi vị trí bộ điều khiển phối khí, mở các xu-páp nạp đúng mức cần thiết vào thời điểm thích hợp. Như vậy, thay cho hệ thống cam kiểu cũ với độ mở xu-páp không đổi, VVT-i đã điều chỉnh vô cấp hoạt động của các van nạp. Độ mở và thời điểm mở biến thiên theo sự phối hợp các thông số về lưu lượng khí nạp, vị trí bướm ga, tốc độ và nhiệt độ động cơ.
Ngoài ra, còn một cảm biến đo nồng độ oxy dư đặt ở cụm góp xả cho biết tỷ lệ % nhiên liệu được đốt. Thông tin từ đây được gửi về ECU và cũng được phối hợp xử lý khi hiệu chỉnh chế độ nạp tối ưu nhằm tiết kiệm xăng và bảo vệ môi trường.
[xtable=bleft|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
p4210060-1348676691_480x0.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Sơ đồ cấu tạo hệ thống ETCS-i.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vị trí bướm ga được người lái quyết định 80% thông qua pê-đan gắn cảm biến góc đạp chân ga, 20% còn lại chịu sự chi phối của các cảm biến khác. Hệ thống bướm ga điện tử ETCS-i hoạt động nhờ một mô-tơ cực nhạy điều khiển bằng xung điện. Cảm biến chân ga gồm 2 đầu đo độc lập, phản ánh thao tác của lái xe đến bộ xử lý trung tâm thông qua 2 luồng tín hiệu có đặc tính khác nhau. Để dự phòng, nếu 1 trong 2 chiếc bị hỏng thì bướm ga vẫn có khả năng mở ở mức giữa 25% và không tải, nếu cả 2 chiếc gặp sự cố xe vẫn có thể chạy với chế độ không tải về xưởng sửa chữa.
Hiện nay, VVT-i được áp dụng rộng rãi trên các mẫu xe hạng trung của Toyota, đặc biệt với thiết kế động cơ 4 xi-lanh cỡ vừa và nhỏ.
 
  • Like
Reactions: bl3399
Hạng D
21/3/14
3.302
1.159
113
SaiGon
[xtable=border:0|cellpadding:8]
{tbody}
{tr}
{td=justify|top|692x@}Nhìn lại lịch sử các thế hệ xe Camry[sup]2014-08-13 22:54:48[/sup]{/td}
{/tr}
{tr}
{td=justify|top}(http://canthotoyota.com.vn/) Mẫu xe Camry thế hệ mới vừa được Toyota chính thức cho ra mắt tại thị trường Việt Nam, chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử phát triển của 6 thế hệ Camry trước đó.{/td}
{/tr}
{tr}
{td=justify|top}
Thế hệ thứ nhất (1982 -1986)


Vào năm 1982, Camry trở thành một dòng xe riêng rẽ và được bán ra dưới mẫu sedan hạng trung 4 cửa và 5 cửa. Lượng xuất khẩu rất ít, đa số dành cho thị trường tay lái bên phải (tay lái nghịch). Vào thời điểm này, Camry được xếp trên hai mẫu hạng trung khác của Toyota là Carina và Corona. Một người anh em sinh đôi cũng được giới thiệu lúc đó: Toyota Vista.


Camry chỉ có loại động cơ 4 máy thẳng hàng 2.0 lít, 92 mã lực nhưng chia ra 2 loại hộp số: 5 số tay và 4 số tự động. Đối lập với chiếc Celica Camry dẫn động cầu sau, Toyota Camry là xe dẫn động cầu trước.

Thiết kế của Camry thế hệ thứ nhất phù hợp với khuynh hướng dạng hộp của những năm đầu 1980. Kích thước và trang bị của xe là những đặc trưng của xe Nhật vào thời đó, xe rẻ tiền, nhỏ nhắn nhưng cứng cáp và cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ to lớn của Mỹ.

Thế hệ thứ hai (1986 – 1991)


Thế hệ thứ hai giới thiệu vào năm 1986, có thêm mẫu wagon nhưng lại bỏ đi mẫu hatchback. Nó vẫn được coi là xe hạng trung vào lúc này. Năm 1988 phiên bản AWD (dẫn động 4 bánh) lần đầu tiên dược giới thiệu với động cơ 2.5 V6, 160 mã lực. Động cơ V6 này có tính năng trục cam đôi trên nắp máy (DOHC), gần giống như loại 4 xi-lanh 115 mã lực.


Nhà máy tại Kentucky bắt đầu sản xuất Camry vào năm 1988, với ba model của thế hệ 2 là Camry bản tiêu chuẩn, Camry DX và Camry LE. Động cơ 2.5L và khung gầm của Camry cũng được dùng cho dòng cao cấp Lexus ES250. Chiếc ES250 là một đặc trưng cho loại Camry hardtop (loại mui cứng không có thanh chống giữa 2 cửa sổ) tại thị trường Nhật.

Vào năm 1991, hệ thống chống bó phanh (ABS) được trang bị cho các mẫu V6, LE và wagon.

Thế hệ thứ ba (1991 -1996)


Camry Thế hệ thứ 3 được bán tại Nhật năm 1990 và ở Mỹ thuộc vào đời 1992. Nó được coi như là mẫu đầu tiên Toyota để tham gia vào dòng sedan loại lớn, loại mà Toyota gọi là “world-sized”. Đây là cột mốc đánh dấu sự chuyển tiếp của Camry từ một loại xe 4 cửa rẻ tiền lên loại sedan lớn hơn và sang hơn.

Tuy vậy, chiếc Camry 1992 tại Nhật thì lại khác. Các cánh cửa và cản trước sau thì giống với loại xuất khẩu nhưng bề ngang thì bị giới hạn trong kích thước 1.700mm để phù hợp với quy định về thuế trong nước. Mẫu xuất khẩu to ngang hơn thì tại Nhật lại có tên Toyota Specter.


Tại Mỹ, hộp số tự động trở nên lựa chọn duy nhất cho tất cả các model, nhưng vẫn có bán loại thể thao 5 số tay của Camry chuẩn đời trước. Cả hai loại động cơ 4 máy và 6 máy đều được nâng cấp về dung tích và mã lực: loại 4 máy 2.2L và 130 mã lực, loại V6 3.0L và 185 mã lực. Ngoài dòng DX (còn gọi là Delux) và LE, đời 1992 còn có thêm dòng cao cấp XLE và dòng thể thao SE, mà được cho là để cạnh tranh với chiếc Nissan Maxima SE.

Vào năm 1944, Toyota giới thiệu mẫu Camry 2 cửa với kiểu dáng giống như loại 4 cửa. Mẫu này bị loại bỏ trong thế hệ kế tiếp, nhưng sau đó lại được thay thế bởi Camry Solara.


Cùng năm đó, tại thị trường nội địa Nhật có hai mẫu mới (ngang 1.700mm) của Camry và Vista, với cùng một khung gầm nhưng thân vỏ khác nhau..

Camry Thế hệ thứ 3 được nằm trong bảng “10 xe tốt nhất” của tạp chí Car and Driver trong các năm 1992 và 1993.

Thế hệ thứ tư (1996 – 2001)


Camry Thế hệ thứ 4 được giới thiệu tại Nhật vào Tháng 12/1996. Vẫn tồn tại hai mẫu sedan và wagon (tại Nhật có tên là Camry Gracia), còn tại Mỹ thì chỉ có loại sedan bắt đầu từ đời 1998. Model 2000 thì có cải tiến chút ít ở đầu và đuôi nhưng cũng không khác model 1999 là mấy. Mẫu Specter chấm dứt tại Nhật vì Camry được nâng chiều ngang lên 1.795mm.

Chiếc Lexus ES300 lại một lần nữa dùng chung khung gầm với Camry. Năm 1999 xuất hiện mẫu Camry Solara loại 2 cửa loại và mui xếp. Khác với loại Camry 2 cửa Thế hệ thứ 2, Camry Solara lần này bắt đầu bằng mẫu 4 cửa.


Đời 1988 tại Mỹ, dòng SE thể thao cũ bị loại bỏ, còn dòng chuẩn đổi thành Camry CE. Cả hai dòng LE và XLE vẫn được tiếp nối. Mẫu Solara thì có hai loại SE và SLE, để tương ứng với LE và XLE của dòng sedan. Loại XLE thì có động cơ 4 máy và V6, trong khi Solara SLE thì chỉ có máy V6.

Mã lực được nâng lên chút đỉnh, loại 4 máy 5S-FE 2.2L là 133 mã lực và loại V6 1MZ-FE là 194 mã lực. Hộp số tay chỉ còn gắn cho dòng CE và các model Solara.

Chiếc Camry đầu tiên được bán ra dưới tên Daihatsu. Đó là chiếc Diahatsu Altis, cũng được coi là một loại Camry xuất khẩu. Camry V6 lại được nằm trong bảng “10 xe tốt nhất” năm 1997 của tạp chí Car and Driver.

Thế hệ thứ năm (2001 – 2006)


Tháng chín năm 2001, chiếc Camry cuối cùng được đưa ra như một dòng Sedan lớn hơn (kiểu dáng hấp dẫn lấy cảm hứng từ Vitz, Corolla và Solara Coupé), nhưng không có phiên bản Station Wagon như lần đầu tiên (một mẫu Wagon tương tự được bán tại thị trường nhà Nhật Bản, nhưng bằng cái tên Toyota Mark II Blit). Ở vài nơi khác thì Camry station wagon được thay thế bởi Highlander crossover SUV.

Thế hệ thứ năm hơi giống thế hệ thứ tư ở chỗ cẩ hai đều có những đường cong nhẹ nhàng. Tuy nhiên phần đầu xe hơi ngắn, nhưng lại tăng chiều dài cho khoang hành khách, một công nghệ được tiếp thu từ mẫu xe Compact.

Năm 2002 tại thị trường Mỹ, mẫu CE được cắt giảm nhưng mẫu SE thể thao lại được đưa vào. Cả hai mẫu LE và SE đều được trang bị hộp số tay, động cơ 4 xilanh 3.0L, 255hp. Vài model có thể được trang bị động cơ V6 hoặc số AT, tuy nhiên số MT thì không được dùng cho model động cơ V6. Cũng trong năm này, Camry Solara vẫn được giữ nguyên bộ khung gầm của thế hệ thứ tư, tuy nhiên Solara lại được nâng cấp động cơ 2.4L giống của Camry đang sử dụng.


Năm 2004-2005 Camry giối thiệu mẫu mới, có lưới tản nhiệt mạ Crôm (nhưng dòng SE lại có lưới tản nhiệt thể thao), một thiết kế mới và bộ bánh xe mới nhưng giá thấp hơn Camry LE.

Camry Solara thế hệ thứ hai đựơc giới thiệu vào tháng 8/2004, một lần nữa kiểu xe nàu của Camry lại hoàn toàn khác biệt, thiết kế duyên dáng lấy cảm hứng từ Lexus SC 430. Vẫn là động cơ 2.4L, tuy nhiên có thêm lựa chọn 3.3L V6, hộp số tự động 5 cấp.

Thế hệ thứ sáu (2007 – 2011)


Camry thế hệ thứ sáu là một thiết kế hoàn hảo, nó được lắp ráp tại nhà máy Toyota ở Georgetown, Kentucky và nhà máy Subaru Ấn Độ. Model 2007 lần đầu được ra mắt tại triển lãm quốc tế Auto Show Bắc Mỹ, đi kèm với nó, một phiên bản giống hệt khác là Camry Hybrid (Camry HV).


Camry mới có động cơ 2.4L I4, 158 mã lực, với 4 phiên bản thu gọn: CE, LE, SE, và XLE . Xe cũng có những lựa chọn khác như động cơ 3.5L, 268 mã lực, cho các phiên bản LE, SE, và XLE
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
http://canthotoyota.com.vn/entry.php?id=278
 
  • Like
Reactions: itcstar
Tập Lái
26/12/13
11
0
1
Sự thay đổi trong tư duy thiết kế Camry ngày càng được cập nhật. Rất sang trọng!
 
Hạng D
21/3/14
3.302
1.159
113
SaiGon
Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động

Nếu bạn đã từng điều khiển một chiếc ôtô số tự động, chắc chắn bạn sẽ nhận ra hai điều khác biệt rõ ràng giữa một chiếc xe số tự động và chiếc xe sử dụng số cơ khí gài bằng tay.
Sự khác biệt giữa hộp số tự động và hộp số tay

Trên hộp số tự động, bạn sẽ không tìm thấy bàn đạp ly hợp và cũng không có cần chuyển số (1, 2, 3, 4..). Bạn chỉ cần thao tác duy nhất là đưa cần chọn số vào nấc D (drive), sau đó mọi thứ đều là tự động.
Hopso_tudong1.jpg

Cả hộp số tự động (với bộ biến mô-men) và hộp số cơ khí (với ly hợp ma sát khô) đều có chức năng giống nhau, nhưng về nguyên lý làm việc lại hoàn toàn khác nhau. Và nếu tìm hiểu sâu, chúng ta sẽ thấy hộp số tự động thực hiện những điều vô cùng kinh ngạc.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về hộp số tự động. Chúng ta sẽ bắt đầu với điểm mấu chốt của toàn bộ hệ thống: bộ bánh răng hành tinh. Sau đó chúng ta xem cách các chi tiết của hộp số được lắp ghép như thế nào, chúng làm việc ra sao và cuối cùng hãy thảo luận về một số vấn đề phức tạp liên quan đến điều khiển hộp số tự động.
Cũng giống như hộp số cơ khí, nhiệm vụ chính của hộp số tự động là cho phép tiếp nhận công suất động cơ ở một phạm vi tốc độ nhất định nhưng cung cấp theo phạm vi tốc độ lớn hơn ở đầu ra.
Hopso_tudong2.jpg

Hộp số sử dụng các bánh răng để lợi dụng hiệu quả mô-men của động cơ và giúp động cơ cung cấp cho bánh xe vùng tốc độ phù hợp nhất theo các chế độ tải trọng và theo ý muốn của người điều khiển.
Sự khác biệt chủ yếu giữa hộp số tự động và hộp số cơ là hộp số cơ thay đổi việc gài các bánh răng ăn khớp với nhau để tạo nên giá trị tỷ số truyền khác nhau giữa trục sơ cấp (nối liền với động cơ) và trục thứ cấp (nối liền với trục truyền ra các cầu chủ động). Trong khi ở hộp số tự động thì khác hẳn, bộ bánh răng hành tinh sẽ thực hiện tất cả những nhiệm vụ phức tạp đó.
Nguyên lý làm việc của bộ truyền bánh răng hành tinh
Khi nhìn vào bên trong một hộp số tự động, bạn thấy có sự sắp đặt thành từng phần riêng rẽ ở từng không gian hợp lý. Trong số những thứ đó, bạn thấy:
- Một bộ truyền bánh răng hành tinh.
- Một bộ phanh đai dùng để khoá các phần của bộ truyền bánh răng hành tinh.
- Một bộ gồm ba mảnh ly hợp ướt làm việc trong dầu dùng để khoá các phần của bộ truyền.
- Một hệ thống thuỷ lực để điều khiển các ly hợp và phanh đai
- Một bộ bơm bánh răng lớn để luân chuyển dầu truyền động trong hộp số.
Quan trọng nhất trong hệ thống là bộ truyền bánh răng hành tinh. Việc đầu tiên là chế tạo ra chúng có các tỷ số ăn khớp khác nhau và sau đó là giúp cho chúng hoạt động như thế nào. Một hộp số tự động bao gồm các bộ truyền bánh răng hành tinh cơ sở nhưng được kết hợp thành một khối trong hộp số.
Hopso_tudong3.jpg

Bất cứ bộ truyền bánh răng hành tinh cơ sở nào cũng có ba phần chính:
- Bánh răng mặt trời (S)
- Các bánh răng hành tinh và giá bánh răng hành tinh (C)
- Vành răng ngoài (R)
[xtable=skin1|80%x@]
{tbody}
{tr}
{td=41x@} {/td}
{td}
Đầu vào{/td}
{td}
Đầu ra{/td}
{td}
Bị khóa đứng yên{/td}
{td}
Công thức tính{/td}
{td}
Tỷ số truyền{/td}
{/tr}
{tr}
{td=41x@}A{/td}
{td}Sun (S){/td}
{td}Planet Carrier (C){/td}
{td}Ring (R){/td}
{td}1 + R/S{/td}
{td}3.4:1{/td}
{/tr}
{tr}
{td=41x@}B{/td}
{td}Planet Carrier (C){/td}
{td}Ring (R){/td}
{td}Sun (S){/td}
{td}1 / (1 + S/R){/td}
{td}0.71:1{/td}
{/tr}
{tr}
{td=41x@}C{/td}
{td}Sun (S){/td}
{td}Ring (R){/td}
{td}Planet Carrier (C){/td}
{td}-R/S{/td}
{td}-2.4:1{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi khoá hai trong ba thành phần lại với nhau sẽ khoá toàn bộ cơ cấu thành một khối (tỷ số truyền là 1:1). Chú ý rằng danh sách tỷ số đầu tiên ở trên (A) là số truyền giảm – tốc độ trục thứ cấp (đầu ra) nhỏ hơn tốc độ trục sơ cấp (đầu vào). Thứ hai (B) là số truyền tăng – tốc độ trục thứ cấp lớn hơn tốc độ trục sơ cấp. Cuối cùng cũng là số truyền giảm, nhưng chiều chuyển động của trục sơ cấp ngược với trục thứ cấp, tức là số lùi. Bạn có thể kiểm tra chúng theo sơ đồ mô phỏng sau:
Hopso_tudong4.jpg

Một bộ truyền bánh răng cơ sở này có thể thực hiện các tỷ số truyền khác nhau mà không cần gài ăn khớp hay nhả khớp với bất cứ bánh răng khác. Với hai bộ truyền bánh răng cơ sở ghép liền, chúng ta có thể nhận được 4 tốc độ tiến và một tốc độ lùi. Chúng ta sẽ bàn về hai bộ truyền bánh răng cơ sở ghép liền ở phần sau.
Hộp số tự động ghép liền này cũng là một bộ truyền bánh răng hành tinh, gọi là bộ truyền hành tinh kép, cấu trúc giống như bộ bánh răng hành tinh đơn nhưng cấu trúc là hai bộ bánh răng hành tinh kết hợp lại. Nó có một vành răng ngoài luôn gắn với trục thứ cấp của hộp số, nhưng nó có hai bánh răng mặt trời và hai bộ bánh răng hành tinh.
Hãy xem hình sau:
Hopso_tudong5.jpg

Ở hình dưới: các bánh răng hành tinh đặt trên một giá. Xem xét kỹ hơn: bánh răng hành tinh bên phải nằm thấp hơn bánh răng bên trái. Bánh răng bên phải không ăn khớp với vành răng ngoài, mà ăn khớp với bánh răng hành tinh bên cạnh. Chỉ có bánh răng hành tinh bên trái ăn khớp với vành răng mà thôi.
Tiếp theo bạn hãy nhìn vào bên trong của giá bánh răng hành tinh. Các bánh răng ngắn hơn được ăn khớp với bánh răng mặt trời nhỏ hơn. Các bánh răng dài hơn được ăn khớp với bánh răng mặt trời lớn hơn đồng thời với ăn khớp các bánh răng hành tinh nhỏ hơn.
Hopso_tudong6.jpg

Sơ đồ mô phỏng dưới đây cho thấy các cụm được lắp với nhau như thế nào trong một hộp số:

Số 1

Ở số 1, bánh răng mặt trời nhỏ hơn là chủ động quay thuận chiều kim đồng hồ cùng với tuốc-bin của bộ biến mô-men. Giá của bánh răng hành tinh có xu hướng quay ngược chiều lại nhưng bị khớp một chiều giữ lại (chỉ cho phép quay cùng chiều kim đồng hồ) và vành răng ngoài truyền chuyển động ra trục thứ cấp. Bánh răng mặt trời có 30 răng và vành răng ngoài có 72 răng, vì vậy tỷ số truyền là:

i = - R/S = - 72/30 = - 2.4/1

Vì chuyển động quay là ngược lại theo tỷ số 2.4:1, có nghĩa là chiều quay của trục thứ cấp ngược với trục sơ cấp. Nhưng chiều của trục thứ cấp giống như chiều của trục sơ cấp. Bộ bánh răng hành tinh thứ nhất ăn khớp với bộ bánh răng thứ hai, và bộ bánh răng hành tinh thứ hai làm quay vành răng. Sự kết hợp này đã đảo chiều của chuyển động. Bạn có thể thấy điều này cũng sẽ làm cho bánh răng mặt trời to hơn quay, nhưng vì ly hợp đang nhả nên bánh răng mặt trời to hơn quay trơn theo chiều ngược lại của tuốc bin (ngược chiều kim đồng hồ).

Số 2

Hộp số này làm những việc thực sự tinh sảo để có được tỷ số truyền phù hợp cho số 2. Chúng hoạt động như hai bộ bánh răng hành tinh gài nối tiếp với nhau trên một giá bánh răng hành tinh chung.

Tầng đầu tiên của giá bánh răng hành tinh sử dụng bánh răng mặt trời to thay thế vành răng. Vì vậy tầng đầu gồm bánh răng mặt trời (bánh răng mặt trời nhỏ hơn), giá bánh răng hành tinh và vành răng (bánh răng mặt trời lớn).

Trục sơ cấp là trục bánh răng mặt trời nhỏ, vành răng (bánh răng mặt trời lớn) bị giữ chặt bởi một chiếc phanh đai, trục thứ cấp là giá bánh răng hành tinh. Đối với tầng này, với bánh răng mặt trời là trục sơ cấp, giá bánh răng hành tinh là trục thứ cấp, vành răng bị cố định, ta có công thức sau:

1+ R/S = 1 + 36/30 = 2.2:1

Giá bánh răng hành tinh quay được 2.2 vòng khi bánh răng mặt trời nhỏ quay được một vòng. Ở tầng hai, giá bánh răng hành tinh hoạt động như trục sơ cấp đối với bộ bánh răng hành tinh thứ hai, bánh răng mặt trời lớn hơn (bị giữ cố định) hoạt động như bánh răng mặt trời, và vành răng đóng vai trò đầu ra, vì vậy tỷ số truyền là:

1 / (1 + S/R) = 1 / (1 + 36/72) = 0.67:1

Để nhận được sự giảm tốc tổng cộng ở số thứ hai, ta nhân tỷ số truyền của hai tầng với nhau. 2.2 x 0.67 = 1.41. Điều này tưởng như là phi lý, nhưng thực tế là như vậy.

Số 3

Đa số các hộp số tự động có một tỷ số 1:1 ở số 3. Bạn nhớ rằng ở đoạn trước ta đã biết tỷ số 1:1 là do khoá 2 trong 3 phần bất kỳ của bánh răng hành tinh. Điều này thực sự dễ hơn cả và chúng ta chỉ cần làm một việc là khoá các bánh răng mặt trời với tuốc-bin.

Nếu cả hai bánh răng mặt trời đều quay cùng tốc độ, các bánh răng hành tinh sẽ bị khoá do chúng chỉ có thể quay theo chiều ngược lại. Điều này dẫn đến khoá vành răng với các bánh răng hành tinh và tất cả quay cùng một khối tạo nên tỷ số truyền 1:1.

Tăng tốc độ

Như đã nói ở trên, sự tăng tốc độ là tốc độ đầu ra lớn hơn tốc độ đầu vào. Việc làm tăng tốc độ là điều ngược lại với tính chất của hộp giảm tốc. Ở chế độ truyền lực này, bộ truyền được gài hai bộ truyền hành tinh thành một bộ truyền làm việc. Ở chế độ tăng tốc trục được nối với giá bánh răng hành tinh qua ly hợp. Bánh răng mặt trời nhỏ chạy tự do trên trục, bánh răng mặt trời lớn hơn bị phanh đai tăng tốc giữ lại. Chúng không nối với tuốc-bin, mà nối trực tiếp với vỏ biến mô. Hãy nhìn lại sơ đồ của chúng ta, lần này giá bánh răng hành tính sẽ là đầu vào, bánh răng mặt trời đã cố định còn vành răng là đầu ra. Ta có tỷ số truyền là:

i = 1 / (1 + S/R) = 1 / (1 + 36/72) = 0.67:1

Vì vậy trục thứ cấp sẽ quay khoảng một vòng khi động cơ quay hai phần ba vòng. Nếu tốc độ động cơ là 2000 vòng/phút thì tốc độ đầu ra của hộp số là 3000 vòng/phút. Điều này cho phép chiếc xe chạy ở tốc độ cao với động cơ tốc độ vẫn ở mức trung bình và nhỏ.

Số lùi

Số lùi gần giống với số 1, ngoại trừ việc thay thế bánh răng mặt trời nhỏ quay theo tuốc bin của bộ biến mô, bằng bánh răng mặt trời lớn hơn được dẫn động bởi tuốc bin còn bánh răng mặt trời nhỏ hơn quay tự do theo chiều ngược lại. Giá bánh răng hành tinh bị phanh đai số lùi giữ lại. Theo phương trình ở phần trước chúng ta có:

i = - R/S = 72/36 = 2.0:1

Vì vậy tỷ số truyền của số lùi nhỏ hơn tỷ số truyền của số 1 một chút.
Các tỷ số truyền

Hộp số này có 4 số tiến và một số lùi. Hãy nhìn bảng dưới đây:
[xtable=skin1|80%x@]
{tbody}
{tr}
{td=54x@}
Số{/td}
{td=127x@}
Đầu vào{/td}
{td=101x@}
Đầu ra{/td}
{td=107x@}
Phần cố định{/td}
{td=70x@}
Tỷ số truyền{/td}
{/tr}
{tr}
{td=54x@}1{/td}
{td=127x@}Bánh răng mặt trời 30 răng{/td}
{td=101x@}Vành răng 72 răng{/td}
{td=107x@}Giá bánh răng hành tinh{/td}
{td=70x@}2.4:1{/td}
{/tr}
{tr}
{td=rowspan:3|54x@}2{/td}
{td=127x@}Bánh răng mặt trời 30 răng{/td}
{td=101x@}Giá bánh răng hành tinh{/td}
{td=107x@}Vành răng 36 răng{/td}
{td=70x@}2.2:1{/td}
{/tr}
{tr}
{td=127x@}Giá bánh răng hành tinh{/td}
{td=101x@}Vành răng 72 răng{/td}
{td=107x@}Bánh răng mặt trời 36 răng{/td}
{td=70x@}0.67:1{/td}
{/tr}
{tr}
{td=127x@} {/td}
{td=101x@} {/td}
{td=107x@}Toàn bộ số 2{/td}
{td=70x@}1.47:1{/td}
{/tr}
{tr}
{td=54x@}3{/td}
{td=127x@}Bánh răng mặt trời 30 và 36 răng{/td}
{td=101x@}Vành răng 72 răng{/td}
{td=107x@} {/td}
{td=70x@}1.0:1{/td}
{/tr}
{tr}
{td=54x@}Truyền thẳng{/td}
{td=127x@}Giá bánh răng hành tinh{/td}
{td=101x@}Vành răng 72 răng{/td}
{td=107x@}Bánh răng mặt trời 30 răng{/td}
{td=70x@}0.67:1{/td}
{/tr}
{tr}
{td=54x@}Lùi{/td}
{td=127x@}Bánh răng mặt trời 30 răng{/td}
{td=101x@}Vành răng 72 răng{/td}
{td=107x@}Giá bánh răng hành tinh{/td}
{td=70x@}-2.0:1{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sau khi đọc những thông tin trên, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên rằng những đầu vào khác nhau được ngắt và nối như thế nào? Điều này được thực hiện bởi một loạt các ly hợp đĩa và phanh đai bên trong hộp số. Trong phần tiếp theo bạn sẽ được biết chúng làm việc như thế nào.

Ly hợp và phanh dải
Đối với hộp số tự động, khi gài ở chế độ tăng tốc trục (được nối với vỏ biến mô-men, và bánh đà) được nối với giá bánh răng hành tinh qua ly hợp. Những bánh răng mặt trời nhỏ chạy trơn trên trục, bánh răng mặt trời lớn hơn bị phanh đai tăng tốc giữ lại. Không có gì nối với tuốc bin, chỉ có trục sơ cấp ở hộp biến mô.
Để hộp số tăng tốc độ, rất nhiều chi tiết cần phải ngắt và nối nhờ ly hợp và các đai. Giá bánh răng hành tinh nối với hộp biến mô nhờ ly hợp. Bánh răng mặt trời nhỏ nhả khỏi tuốc-bin để chúng có thể quay trơn tự do. Bánh răng mặt trời lớn bị một phanh đai giữ lại nên không thể quay được. Mỗi một trục bánh răng gây ra một loạt các vấn đề như vậy nhờ việc đóng ngắt ly hợp và các phanh đai. Hãy nhìn một chiếc phanh đai trong hộp số.
Trong hộp số này có hai chiếc đai. Các phanh đai trong hộp số đều chế tạo từ thép và bao quanh gần hết vành ngoài của truyền động hành tinh và giữ chặt chúng với vỏ hộp số. Chúng hoạt động được nhờ các xi-lanh thuỷ lực bên trong hộp số.
Hopso_tudong7.jpg

Ở hình trên, bạn có thể thấy một trong những chiếc phanh đai bên trong vỏ hộp số. Khi bánh răng được tháo ra ngoài, chiếc đòn bằng kim loại được nối với piston làm kích hoạt phanh đai.
Hopso_tudong8.jpg

Nhìn hình trên bạn thấy có hai chiếc piston có thể dẫn động những chiếc đai. Áp suất thuỷ lực làm những chiếc piston đẩy những chiếc đai khoá các bộ bánh răng với vỏ hộp số.
Ly hợp trong hộp số là một cụm phức hợp. Trong hộp số này có 4 ly hợp ma sát đĩa. Mỗi một ly hợp ma sát đĩa được dẫn động bởi các piston bên trong ly hợp nhờ áp suất thuỷ lực. Các lò xo giúp các đĩa ly hợp tách khỏi nhau khi áp suất thuỷ lực giảm đi. Nhìn hình dưới đây bạn sẽ thấy piston và tang trống của ly hợp. Chú ý vòng bao kín bằng cao su (rubber seal) của piston, đó là một trong những chi tiết cần thay thế khi và sửa chữa hộp số.
Hopso_tudong9.jpg

Hình tiếp theo là cách sắp xếp các đĩa ma sát và các đĩa thép theo thứ tự. Các đĩa ma sát nằm bên trong sẽ được nối với một trong các bánh răng còn các đĩa thép nằm bên ngoài thì bị khoá với vỏ của hộp số. Các đĩa ma sát cần được thay thế khi sửa chữa hộp số.
Hopso_tudong10.jpg

Sự phức tạp của hộp số tự động

Hộp số tự động trong xe của bạn cần phải làm hàng loạt công việc phức tạp. Chúng ta khó có thể biết bao nhiêu thao tác khác nhau trong khi nó làm việc. Tuy nhiên, những đặc điểm chính khi nó làm việc sẽ được miêu tả qua ví dụ sau:
- Nếu chiếc xe đang ở chế độ tăng tốc (chỉ với hộp số 4 tốc độ), hộp số sẽ tự động lựa chọn việc ăn khớp bánh răng theo tốc độ xe và vị trí chân ga.
- Nếu bạn tăng ga nhẹ nhàng, việc sang số sẽ xảy ra từ từ hơn là khi bạn nhấn mạnh bàn đạp ga.
- Nếu bạn nhấc chân khỏi bàn đạp ga, hộp số sẽ tự động sang các số thấp hơn.
- Nếu bạn đưa cần số về một số thấp hơn, hộp số sẽ chuyển về số thấp trừ khi chiếc xe đang chuyển động quá nhanh só với số đó. Nếu tốc độ xe quá nhanh, nó sẽ đợi tốc độ chậm lại cho phù hợp rồi mới chuyển sang số thấp hơn.
- Nếu bạn đặt cần chọn số ở số 2, nó sẽ chỉ giảm hoặc tăng số đến số 2, ngay cả khi chiếc xe dừng hẳn, trừ khi bạn di chuyển cần số.
Hopso_tudong8.jpg

Bạn đã bao giờ nhìn thấy những gì giống như thế này chưa? Đó thực sự là bộ não của hộp số tự động, nó điều hành tất cả các chức năng và hơn thế nữa. Những đường rãnh dẫn dầu thuỷ lực đi tới rất nhiều vị trí khác nhau trong hộp số. Các rãnh đúc chìm trong vật thể kim loại là những đường dẫn dầu hiệu quả nhất, nếu không có chúng, bao nhiêu đường ống có thể nối các phần trong hộp số tự động. Đầu tiên chúng ta hãy bàn về các thành phần chủ yếu của hệ thống thuỷ lực, sau đó chúng ta xem chúng làm việc với nhau như thế nào.
Hộp số tự động có một chiếc bơm thuỷ lực,thường là kiểu bơm bánh răng. Bơm này được lắp đặt ngay trên vỏ hộp số. Nó hút dầu từ thùng chứa dưới đáy hộp số và đẩy dầu vào hệ thống thuỷ lực. Nó cũng cung cấp dầu cho hệ thống làm mát của hộp số và cả bộ biến mô-men.
Hopso_tudong11.jpg

Hopso_tudong12.jpg

Bánh răng trong của bơm nối cùng với vỏ của bộ biến mô, vì vậy nó quay theo tốc độ của động cơ. Bánh răng ngoài bị quay theo bánh răng trong bằng các răng của nó, dầu thuỷ lực từ thùng chứa bị hút lên mặt bên này của khoảng không gian hình lưỡi liềm (hình trên) và đẩy dầu sang bên kia đi lên hệ thống thuỷ lực.
Điều hành hệ thống dầu là một bộ điều chỉnh thông minh có thể báo cho hộp số biết chiếc xe đang di chuyển nhanh hay chậm bao nhiêu. Nó được nối với đầu ra của hộp số, vì vậy chiếc xe càng chuyển động nhanh thì bộ điều chỉnh cũng được quay nhanh. Bên trong bộ điều chỉnh là một van lò xo ép có thể mở tùy thuộc vào sự quay nhanh của bộ điều chỉnh, bộ điều chỉnh quay càng nhanh thì van mở càng lớn. Đường dầu từ bơm lên bộ điều chỉnh được dẫn qua trục thứ cấp hộp số.
Chiếc xe càng chạy nhanh, van của bộ điều chỉnh càng mở to và áp suất của hệ thống thuỷ lực càng lớn...
Hopso_tudong13.jpg

Để sang số thích hợp, hộp số tự động phải biết động cơ đang làm việc ở mức tải nào. Có hai cách để nhận biết điều này. Một số chiếc xe có một chiếc cáp nối bướm ga động cơ với van tiết lưu ở hộp số. Bạn càng nhấn sâu bàn đạp ga, áp suất tác dụng vào van tiết lưu càng lớn.
Những chiếc xe khác sử dụng bộ van chân không để cung cấp áp suất cho van tiết lưu.
Van điều khiển vị trí cần chọn số cho biết vị trí đang đặt số. Phụ thuộc vào số nào được sử dụng, van sẽ cung cấp theo đường dầu phù hợp. Ví dụ, nếu cần số ở số 3, chiếc van sẽ cung cấp một vòng tuần hoàn để ngăn cản việc gài vào số khác.
Các van chuyển số cung cấp áp suất thuỷ lực cho ly hợp và các phanh đai để bó vào bánh răng. Thân khối van thủy lựccủa hộp số có chứa vài chiếc van chuyển số. Van chuyển số sẽ quyết định khi nào chuyển từ số này sang số khác. Chúng được bơm cung cấp dầu và đẩy dòng dầu tới một trong hai mạch vòng để điều khiển bánh răng ở số cần sử dụng.
Van chuyển số sẽ ngăn việc sang số khi chiếc xe gia tốc quá nhanh. Nếu chiếc xe tăng tốc nhẹ nhàng, việc sang số sẽ xuất hiện ở một tốc độ thấp hơn. Hãy xem điều gì xảy ra khi chiếc xe tăng tốc nhẹ nhàng.
Hopso_tudong14.jpg

Khi tăng tốc độ, áp suất từ bộ điều chỉnh tăng dần. Lực này buộc chiếc van chuyển số đóng mạch vòng của số thứ nhất lại và mở mạch vòng số thứ hai ra.
Khi tăng ga đột ngột, van tiết lưu cung cấp áp suất lớn hơn cho van chuyển số. Điều này nghĩa là áp suất từ bộ điều chỉnh cần phải cao hơn (và xe chuyển sang số nhanh hơn) do vậy van chuyển số dịch chuyển sang gài số thứ hai.
Mỗi van sang số đảm nhiệm một phạm vi áp suất khác nhau, do đó khi chiếc xe chuyển động nhanh hơn, van chuyển số 2 lên số 3 sẽ làm việc tiếp, vì áp suất từ bộ điều chỉnh đã đủ cao để kích hoạt van này.
Những hộp số được điều khiển bằng điện tử xuất hiện ở một số xe mới vẫn sử dụng hệ thống thuỷ lực để điều khiển những ly hợp đĩa và các phanh đai. Nhưng mỗi mạch vòng thuỷ lực được điều khiển bởi một cuộn dây điện từ. Điều này làm cho hộp số linh hoạt hơn đồng thời cho phép phối hợp điều khiển hệ thống tốt hơn.
Ở đoạn cuối cùng này, chúng ta nghiên cứu một số phương thức điều khiển tự động nữa mà hộp số này sử dụng. Những hộp số điều khiển điện tử còn bổ sung các phần điều khiển hoàn hảo hơn. Trong phần bổ sung đã thêm vào việc kiểm soát tốc độ động cơ và vị trí bướm ga, tức là bộ điều khiển hộp số còn điều khiển tốc động cơ, và giám sát cả hệ thống ABS nếu bàn đạp phanh được nhấn xuống thì chuyển sang chế độ ABS.
Tổng quan
Sử dụng những hiểu biết trên và với hệ thống điều khiển cao cấp trên cơ sở lôgic mờ - phương pháp điều khiển sử dụng trí tuệ nhân tạo, các hệ thống điều khiển điện tử còn có thể làm tiếp những việc sau:
- Chuyển xuống số thấp tự động khi xe xuống dốc để tự điều khiển tốc độ, lợi dụng phanh động cơ và hạn chế mòn má phanh.
- Tăng số khi phanh và khi bị trượt trơn bánh xe để giảm mô-men phanh nhờ động cơ
- Ngăn chặn tăng số khi xe chạy trên các đoạn đường vòng và đường vênh.
Hãy nói gì về các điều tiếp sau: hạn chế việc tăng số khi bạn đang lái xe trên đoạn đường đường vòng và đường vênh?. Khi bạn lái xe lên dốc đường đồi núi vòng vèo. Nếu bạn gặp những đoạn đường thẳng, cần chọn số đang để ở số 2 bạn cần tăng ga bao nhiêu. Nếu bạn gặp chỗ ngoặt và xuống dốc, bạn nhấc chân khỏi bàn đạp ga và đạp phanh. Đa số các hộp số sẽ tăng số đến số 3 hay là số truyền tăng tốc khi bạn nhấc chân khỏi bàn đạp ga. Rồi khi bạn tăng tốc khỏi chỗ ngoặt, chúng lại giảm số. Nhưng nếu bạn đang điều khiển một chiếc xe có hộp số cơ khí thông thường, chắc chắn bạn sẽ cho chiếc xe chạy ở một số duy nhất trong toàn chặng đường. Một vài hộp số tự động có hệ thống điều khiển cao cấp có thể nhận biết được việc bạn liên tục cua gấp, nó sẽ không thực hiện tăng giảm số liên tục.
Quang Hùng (biên dịch)
http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/12005_nguyen-ly-hoat-dong-cua-hop-so-tu-dong.aspx
 
Chỉnh sửa cuối: