Hạng D
15/5/14
3.116
2.023
113
Bay Area ,Norh California, USA
RE: Các thế hệ xe Camry

em xin up lại hình cho nó dễ nhìn ạ
Đời đầu
Camry_1st_Gen.JPG

Đời thứ 2
1991-Toyota-Camry-DX.jpg

Đời thứ 3
92-94_Toyota_Camry.jpg

Đời thứ 4
1998_toyota_camry.jpg

Đời thứ 5
2002-04_Toyota_Camry_LE.jpg

Đời thứ 6
2007-Toyota-Camry.jpg

Cách đây 2 tháng mới chia tay em camry V6 XLE đời 93 màu gold champagne ở Mỹ đây các pác
Hình chụp 1 ngày trước khi tiển em nó ra bãi rác nghĩa địa xe Mỹ ở bắc cali, lôi em nó ra tắm rửa cho sach sẽ tươm tất trước khi chia tay nhau ngày hôm sau
Các thế hệ xe Camry
Các thế hệ xe Camry
Các thế hệ xe Camry
Các thế hệ xe Camry
 
  • Like
Reactions: camry8791
Hạng D
19/10/09
4.935
15.827
113
Tel : 0949999684 .
Hạng D
21/3/14
3.302
1.159
113
SaiGon
Tìm hiểu về hệ thống tuần hoàn khí thải EGR
EGR đưa một phần khí thải ngược trở lại để hòa với khí nạp nhằm mục đích giảm nồng độ chất gây ô nhiễm môi trường NOx.
Giảm nồng độ khí độc NOx trong khí thải là nhiệm vụ cơ bản của bất cứ nhà sản xuất ôtô nào. Khi bộ trung hòa khí thải bằng xúc tác chưa khai sinh, các kỹ sư thường sử dụng một kỹ thuật tuần hoàn khí thải có tên gọi EGR (Exhaust Gas Recirculation). Ngày nay, EGR không còn phổ biến như bộ trung hòa khí thải bằng xúc tác, nhưng trên các mẫu xe diesel hay xe đời cũ, nó vẫn là công nghệ có tác dụng tốt.
Mục đích của EGR

Hệ thống EGR được phát minh để kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường của xe hơi vào đầu những năm 1970, sớm hơn khoảng 2 năm so với hệ thống trung hòa khí thải bằng xúc tác. Mục tiêu của EGR là giảm nồng độ NOx bằng cách tuần hoàn khí thải trở lại hệ thống nạp động cơ trong điều kiện có tải.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
egr-153025-1368813259_500x0.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Nguyên lý hoạt động cơ EGR. Ảnh: Trad.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tác dụng của lượng khí thải này là làm giảm nhiệt độ cháy đoạn nhiệt hay làm giảm nồng độ oxy trong động cơ diesel. Ngoài ra, khí thải tuần hoàn còn làm tăng nhiệt dung riêng của hòa khí nên nhiệt độ cháy giảm xuống. Mục tiêu của việc hạ những thông số trên là để làm ngăn cản quá trình sinh NOx, giảm nồng độ chất này trong khí thải.
Trên thực tế, nhiệt độ càng cao, lượng NOx sinh ra càng nhiều (nitơ có trong không khí). Ngoài nhiệt độ, còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hình thành NOx như áp suất buồng đốt, thời gian đánh lửa, hỗn hợp nhiên liệu, nhiệt độ khí nạp hay nhiệt độ chất làm lạnh. Chẳng hạn như việc giảm tỷ số nén và đánh lửa chậm ở những động cơ tính năng cao sẽ làm giảm lượng NOx sinh ra, tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm công suất cực đại và tính năng của xe. Chính điều này đã thôi thúc các kỹ sư thiết kế nên EGR vào những năm 1970.

EGR ban đầu được thử nghiệm như một phương pháp giảm nồng độ NOx với điều kiện dễ ứng dụng, rẻ tiền và chỉ một vài hệ được lắp trên các mẫu xe đương thời. Thế nhưng sau đó, gần như tất cả ôtô đều trang bị hệ thống này.
Nguyên lý hoạt động

Những hệ EGR sử dụng đường ống nối giữa bộ góp xả với bộ góp nạp được gọi là tuần hoàn khí thải ngoài. Một van điều khiển sẽ đảm nhiệm việc điều chỉnh số lần mở và kiểm soát dòng khí. Khí thải tuần hoàn trước khi trộn với khí nạp được làm mát bởi nếu không, nó làm tăng nhiệt độ khí nạp, ảnh hưởng tới công suất động cơ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
egr1-741125-1368813259_500x0.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Bộ phận làm mát của hệ EGR. Ảnh: Wikimedia.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thời kỳ đầu, EGR rất đơn giản vì sử dụng bộ góp chân không để điều khiển van nên hiệu quả không cao. Với công nghệ điện tử ngày nay, van được điều khiển bằng máy tính nên EGR bắt đầu có những cải tiến đáng kể. Một trong số đó là khả năng nâng cao hiệu suất động cơ mà không ảnh hưởng tới tính năng vận hành.
EGR trên động cơ xăng

Trên các mẫu xe ôtô, khoảng 5-15% khí thải được đưa trở về buồng đốt thông qua EGR. Mức 15% là giới hạn để động cơ làm việc bình thường vì nếu nhiều khí thải, động cơ sẽ khó khởi động và làm việc không trơn tru. Mặc dù EGR làm chậm quá trình cháy nhưng điều này có thể được khắc phục bằng cách điều chỉnh thời gian đánh lửa.
Trên động cơ diesel

Các động cơ diesel hiện đại, khí EGR được làm mát bằng thiết bị trao đổi nhiệt để tăng lượng khí tuần hoàn. Không giống động cơ xăng, trên các mẫu diesel các kỹ sư không giới hạn tỷ lệ khí tuần hoàn. Chẳng hạn có những động cơ dùng tới 50% khí thải để đưa về bộ phận nạp. Tác dụng chủ yếu của khí thải tuần hoàn ở động cơ diesel là tăng nhiệt dung riêng của hỗn hợp, qua đó giảm nhiệt độ cháy và giúp nâng cao hiệu quả và giảm tiêu hao nhiên liệu.
 
Hạng D
21/3/14
3.302
1.159
113
SaiGon
Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị trí nào. Tốc độ an toàn của xe số sàn khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu.
Dẫu là xe có số sàn hay số tự động (AT) đều phải sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Sự khác nhau của 2 dòng xe này chỉ ở chỗ: Xe số sàn thì phải đạp côn, đệm phanh rồi mới về số, còn xe AT thì chỉ đệm phanh rồi dùng tay phải gạt cần số về vị một trong các vị trí… 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc L. Khi ta lái xe số AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí được đánh số nêu trên. Nếu gạt về vị trí được đánh số rồi mà xe vẫn lao theo quán tính, thì ta cần nhanh chóng đệm phanh và gạt cần số xuống vị trí đánh số thấp hơn.
Hầu hết các loại xe trang bị hộp số tự động hiện đại đều đã được thiết kế để có thể hỗ trợ đổ đèo/dốc bên cạnh việc phát huy tác dụng trong nhiều tình huống khác. Đó chính là chế độ sang số bằng tay, được ký hiệu là D1, D2… hoặc bằng dấu (+) và (-) tùy loại xe. Kinh nghiệm là ngay khi chuẩn bị đổ dốc, bạn hãy gạt cần số sang chế độ điều khiển bằng tay này.
Tùy theo độ dốc ít hay nhiều mà hãy gạt cần số về số thấp hơn (-) để xe không bị tăng tốc ngoài ý muốn. Khi bạn cảm nhận được rằng chiếc xe lao dốc/đèo với tốc độ trong tầm kiểm soát mà không phải dùng đến chân ga và phanh, hoặc nếu có thì cũng chỉ thỉnh thoảng đệm nhẹ chân phanh trong vài giây thì có nghĩa là bạn đã xử lý chuẩn xác.
Có thể thấy, xuống dốc đúng kỹ thuật là khi lái xe vẫn chạy chủ yếu bằng sự điều khiển chân ga của người lái. Người lái đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ một lần gạt cần số đến vị trí được đánh dấu bằng số là được khi đã nhìn thấy con dốc, ít khi phải chuyển hai lần. Nếu khi gạt cần số xuống vị trí được đánh số mà chưa đủ lực phanh động cơ thì xe vẫn trôi theo quán tính vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ.
Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn. Nếu để cần số ở vị trí số quá cao thì xe sẽ chạy bằng quán tính quá lớn – phải phanh nhiều sẽ chóng hỏng phanh mà gây ra nguy hiểm, vì vậy mà phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển cần số xuống số thấp hơn.
[xtable=skin1|bcenter|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
duong_deo_doc_1.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Khi để cần số ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể lái xe xuống dốc, ôm cua mà vẫn tuyệt đối an toàn, vẫn có thể làm chủ được tốc độ, vẫn có thể phanh lại khi cần, thậm chí dừng hẳn xe trong trường hợp cần thiết.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Để xe chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, đẩy người lái và hành khách trên xe vào tình trạng nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số (phanh động cơ) cũng sai kỹ thuật, vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm xe khựng lại vì thế dễ hỏng hộp số. Khi ấy chỉ cần thấy dấu hiệu xe chạy theo quán tính quá lớn, ngay lập tức đệm phanh để giảm bớt tốc độ rồi nhanh chóng giảm số ngay – nhờ việc giảm số này mà xe được hãm bớt lại do lực cản của động cơ.
[xtable=skin1|bcenter|100%x@]
{tbody}
{tr}
{td}
lai_xe_duong_deo_doc.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một số người cho rằng không được phanh khi ôm cua. Tuy nhiên có thể thấy, nếu đang ôm cua mà gặp sự cố phía trước, tắc đường, lở núi, súc vật thả rông, ô tô hoặc xe máy ngược chiều lấn đường thì sẽ ra sao nếu không phanh xe? Nhiều khi không những phải phanh mà còn phải phanh để dừng xe lại ngay tại góc cua.
Nếu xe chạy nhanh quá thì tất nhiên là không thể phanh để dừng khẩn cấp. Như vậy trước khi vào cua thì người lái tốt nhất là đã phải giảm tốc độ, bắt đầu vào cua thì quay vô lăng nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay vô lăng, cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái, tránh trả lái quá gấp mà làm xe lắc đuôi. Tuyệt đối không được thả để vô lăng tự quay.
xuong%20doc%205.jpg

Xuống dốc khoan thai để lường trước chướng ngại vật
Khi vào cua gập tay áo có độ xuống dốc lớn thì ngoài việc giảm ga trước khi vào cua, chuyển cần số xuống vị trí số thấp để phanh động cơ, thì khi vào cua chân ga cũng nên thả lỏng (không đạp ga). Bắt đầu vao cua quay vô lăng, để xe chạy theo quán tính (nếu cần có thể đệm phanh nhẹ nhàng để giảm bớt tiếp tốc độ), chuẩn bị góc cua thì lại nhẹ nhàng đệm ga, trả lái.

Cách lái xe đảm bảo an toàn khi đi đường đèo dốc là : Chú ý điều khiển xe chạy ở số thấp, từ tốn, không nên thay đổi tốc độ đột ngột quá lớn, không nên phanh gấp, không thả dốc tốc độ cao rồi đạp phanh liên tục, trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc phải dừng xe. Nếu vào cua mà nghe tiếng bánh xe nghiến mặt đường rít lên là bạn đã đi quá tốc độ an toàn. Các bạn nhớ bóp còi cảnh báo trước và trong khi ôm cua nếu góc cua làm khuất tầm nhìn.
Hướng Minh (Tổng hợp từ Otofun và các nguồn khác)
http://www.baomoi.com/Tu-tai-nan-th...sinh-tu-lai-xe-xuong-deo-doc/145/14722390.epi
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: h2mn
Hạng D
21/3/14
3.302
1.159
113
SaiGon
Mỗi người sử dụng một dòng xe, môi trường và thói quen chạy khác nhau nên không có câu trả lời chắc chắn đúng cho tất cả các trường hợp.
Dầu động cơ cần phải thay đúng lúc bởi bản thân dầu nhớt ít bị tiêu hao nhưng trong dầu có nhiều loại phụ gia thực hiện các chức năng khác nhau như làm sạch, chống mài mòn, chống rỉ, chống ô-xy hóa và chống tạo bọt và khi thực hiện các chức năng này, các phụ gia này bị tiêu hao dần làm cho dầu bị xuống cấp và cần được thay mới.
Thay dầu định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Có người cho rằng cần phải thay dầu sau khoảng 3.000 km, số khác là 5.000 km hoặc 10.000 km. Tất cả đều có thể đúng, nếu xét ở một mặt nào đó. Định kỳ thay dầu thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đời và tuổi của xe, điều kiện đường xá và khí hậu, thói quen vận hành của lái xe.
Với xe cũ hoặc vận hành trong điều kiện đường xấu, nhiều dốc, ẩm ướt hoặc bụi bặm thì cần cần thay dầu sớm hơn. Xe chạy trong thành phố với chế độ chạy/dừng liên tục cũng cần thay dầu thường xuyên hơn so với xe chạy đường trường với tốc độ ổn định. Đặc biệt là thói quen lái xe nhẹ nhàng tức là tăng tốc từ từ và không phanh gấp có thể góp phần kéo dài thời gian sử dụng dầu.
Có một lưu ý là thời điểm thay dầu phụ thuộc vào cả hai yếu tố. Thời gian và quãng đường đi được. Nếu bạn đổ loại dầu được khuyến nghị thay sau 10.000 km. Nhưng vì lý do nào đó phải mất 1 năm bạn mới đi đủ quãng đường đó. Câu hỏi đặt ra là có nên thay khi chưa đến 10.000 km?
Để đạt định kỳ thay dầu đúng với quy định, trong sách Hướng dẫn sử dụng xe cũng khuyến nghị cả loại dầu nhớt phù hợp mà bạn cần dùng dựa theo 2 thông số là cấp chất lượng API và cấp độ nhớt SAE của dầu. Cho động cơ xăng, các cấp chất lượng hay được khuyến nghị là API SG ; SJ ; SL và SM. Trong đó chữ S là ký hiệu loại dầu dành cho động cơ xăng, chữ cái sau đó biểu thị cấp chất lượng và được xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái.
Chữ cái này càng đứng sau thì chất lượng càng cao, ví dụ dầu đạt cấp API SM thì có chất lượng cao hơn dầu đạt API SL. Cấp chất lượng dầu động xăng cao nhất hiện nay trên thế giới là API SN và trên thị trường Việt Nam có loại này như Havoline Formula.
Với động cơ diesel thì các cấp hiệu năng cao thường được khuyến nghị là API CG-4 ; CH-4 và CI-4. Chữ cái C là ký hiệu loại dầu phù hợp cho động cơ diesel, chữ cái thứ 2 biểu thị cấp chất lượng và cũng theo thứ tự ABC, số 4 có nghĩa là đầu cho động cơ 4 thì.
Như vậy nếu bạn dùng loại dầu đúng chất lượng API như nhà chế tạo khuyến cáo thì mới áp dụng định kỳ thay dầu như quy định. Còn nếu dùng các loại nhớt có phẩm cấp thấp hơn như API SE ; SF hoặc CD ; CF thì cần rút ngắn định kỳ này.
Thông số thứ 2 mà bạn cần quan tâm khi chọn dầu là cấp độ nhớt SAE. Các cấp hay được khuyến nghị nhất là SAE 40 ; 50 đối với dầu đơn cấp và SAE 15W-40 và 20W-50 đối với dầu đa cấp. Dầu đơn cấp chỉ bảo đảm độ nhớt ở nhiệt độ cao đủ để bôi trơn động cơ còn nhớt đa cấp thì vừa bảo đảm độ nhớt bôi trơn ở nhiệt độ cao vừa giúp xe khởi động dễ dàng ở nhiệt độ thấp do không quá đặc.
Hiện nay các nhà chế tạo xe có xu hướng là chuyển sang nhớt đa cấp và có độ nhớt thấp như SAE 15W-40 hoặc thậm chí là 10W-30. Những cấp dầu này không những chỉ bảo vệ tốt động cơ mà còn có nhiều ưu điểm khác như giúp tiết kiệm nhiên liệu, giúp xe khởi động và vận hành nhẹ nhàng.
Tất cả các thông tin về lựa chọn dầu nhớt cũng như định kỳ sử dụng đều được chỉ dẫn cụ thể trong sách Hướng dẫn sử dụng xe. Chỉ cần bạn dành chút ít thời gian đọc kỹ là có đủ kiến thức và sự tự tin để dùng dầu động cơ đúng cách giúp bảo vệ lâu bền chiếc xe quý giá của bạn.
 
Hạng D
21/3/14
3.302
1.159
113
SaiGon
9 chuyện hoang đường đương đại về dầu nhờn
Ngày gửi: 15:14 17/06/2014
Thuở nhỏ mỗi chúng ta hầu như đều được nghe những câu chuyện cổ tích hoang đường. Nhưng trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ vũ bão ngày nay, nếu chúng ta không kịp thời cập nhật kiến thức, những hiểu biết của chúng ta hôm nào còn rất hợp thời, nay có thể đã trở thành câu chuyện hoang đường đương đại
oil.jpg

Trong công nghiệp ô tô, những hiểu biết về dầu bôi trơn động cơ là một trong những lĩnh vực dễ mau chóng trở nên lạc hậu.
Chuyện hoang đường số 1:
Nhiều năm trước, hầu hết các nhà sản xuất ô tô đều khuyên thay dầu nhờ mỗi 5.000 km. Quá thời gian này, nhiều khả năng dầu nhờn tích tụ cặn bẩn, mất khả năng bôi trơn có thể dẫn đến giảm công suất hay làm tổn hại động cơ.
Điều này không còn đúng nữa. Dầu nhờn hiện đại được cải thiện về độ bôi trơn, có các phụ gia tẩy rửa, chống lão hóa, chống nhũ hóa. Công nghệ chế tạo động cơ cũng được cải thiện nên phải đến 15.000 km mới cần thay đổi dầu nhờn, ngoại trừ trường hợp không bình thường như xe thường xuyên phải chịu tải nặng hay phải ngừng, khởi động liên tục.
Nếu chưa yên tâm với lời khuyên trên đây, chúng ta có thể truy cập vào trang web CheckYourNumber.org do chính phủ bang California thiết lập với mục đích tư vấn khi nào cần thay dầu nhờn xe.
Chuyện hoang đường số 2: Càng nhiều dầu càng tốt
Đổ dầu nhiều quá mức là điều không tốt, trục khuỷu bị ngập trong dầu sẽ làm tăng lực ma sát khiến công suất động cơ giảm và dầu nhờn bị nóng hơn, tuổi thọ dầu nhờn giảm đi. Ngoài ra dầu nhờn sẽ có nguy cơ bị bắn vào xy lanh gây nên hiện tượng cháy dầu, làm tổn hại trong hoạt động động cơ.
Có người cho rằng lượng dầu phù hợp với số xy lanh, động cơ 4 xy lanh cần 4 lít dầu nhờn. Điều này không hẳn như vậy, hãy đổ dầu theo hướng dẫn sử dụng hoặc căn cứ vào que thăm dầu nhờn, không bao giờ được vượt qua mức tối đa hay thấp hơn mức tối thiểu khắc trên que thăm.
Chuyện hoang đường số 3: chữ W trong 10W-30 có nghĩa là "weight" (cân nặng)
Khi mua dầu nhờn, quan trọng nhất là bạn phải biết độ nhớt (Viscosity) của dầu nhờn. Độ nhớt tương ứng với kích thước phân tử dầu nhờn. Kích thước phân tử càng nhỏ, dầu nhờn càng linh hoạt, độ nhớt càng thấp, dầu nhờn càng dễ di chuyển đến các chi tiết cần bôi trơn. Dầu nhờn tốt, có độ nhớt vừa phải, độ nhớt quá cao làm dầu khó di chuyển và bôi trơn các chi tiết. Ngược lại nếu độ nhớt quá thấp sẽ mất tính bôi trơn, dầu nhờn sẽ trôi tuột đi như nước, không có tác dụng chống ma sát.
Thật không may, độ nhớt của dầu nhờn lại thay đổi theo nhiệt độ. Càng lạnh độ nhớt của dầu nhờn càng tăng thêm, càng nóng độ nhớt càng giảm đi. Do vậy các hãng dầu nhờn đã sản xuất loại dầu đa cấp để bảo đảm được độ nhớt của dầu nhờn luôn ở mức cần thiết.
Để đo độ nhớt của dầu nhờn, Hiệp hội Kỹ sư Ô tô (Society of Automotive Engineers-SAE) cho dầu chảy qua 1 ống có đường kính tiêu chuẩn và đếm thời gian dầu chảy từ đầu này đến đầu kia bằng giây. SAE30 có độ nhớt gấp 3 SAE10 và gấp 6 SAE5.
Dầu nhờn đa cấp thường ký hiệu là SAE 10W-30 hoặc SAE 5W-40. Chữ W viết tắt chữ Winter (mùa đông) thể hiện số đo vào mùa đông. Dầu nhờn SAE 10W-30 có độ nhớt như SAE 10 được đo vào mùa đông và độ nhớt SAE 30 đo vào nhiệt độ mùa hè. Hiểu W là weight là không đúng.
Ở VN, tuy khí hậu không lạnh như mùa đông châu Âu nhưng nên dùng dầu nhờn đa cấp, động cơ sẽ bền hơn do được bôi trơn ngay khi mới khởi động.
Chuyện hoang đường 4: Thêm phụ gia vào dầu nhờn sẽ làm dầu nhờn tốt hơn và tăng hiệu suất động cơ
Trên thị trường xuất hiện những phụ gia dầu nhờn được quảng cáo là "phục hồi những chi tiết cơ khí đã mòn, động cơ mạnh mẽ như mới!", hoặc những quảng cáo khiêm tốn hơn như "kéo dài tuổi thọ của dầu nhờn".
Thêm phụ gia thương mại vào dâu nhờn cao cấp chỉ như bỏ thêm đường vào nước ngọt. Dầu nhờn cao cấp đã được các hãng sản xuất thêm vào các loại phụ gia với cần thiết để bảo đảm động cơ hoạt động với hiệu suất tối ưu.
Các quảng cáo về phụ gia dầu nhờn đều là chuyện hoang đường ngoại trừ phụ gia cho xe chạy rôđa do các hãng dầu nhờn danh tiếng sản xuất. Nhưng phụ gia rôđa này cũng chỉ cần thiết cho xe rôđa ở tốc độ cao. Phương tiện giao thông thông thường chỉ nên sử dụng dầu nhờn cao cấp do các nhà sản xuất tên tuổi sản xuất, không nên bổ sung phụ gia.
Chuyện hoang đường 5: Khi dầu nhờn sẫm màu là lúc nên thay
Nếu là người cưng xe, muốn xe luôn luôn hoạt động hoàn hảo và thường xuyên kiểm tra dầu nhờn bằng que thăm dò, khi phát hiện ở đầu que thăm dầu nhờn đã chuyển sang màu sẫm, không còn giữ được màu hổ phách như lúc mới thay, chúng ta cho rằng dầu nhờn quá bẩn và quyết định cần thay dầu nhờn mới. Điều đó đúng không?
Điều này là sai, vì hiện nay trong dầu nhờn được nhà sản xuất bổ sung các chất phụ gia, trong số này có chất tẩy rửa. Phụ gia tẩy rửa hòa tan ngay những muội than đóng ở vách xy lanh khiến đầu nhờn nhanh chóng hóa thành màu tối. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến khả năng bôi trơn và bảo vệ bề mặt kim loại trong động cơ của dầu nhờn.
Tất nhiên đến một lúc nào đó chúng ta phải thay dầu nhờn do dầu đã trở nên bão hòa những hạt vật chất lơ lửng. Tuy nhiên thời gian thay dầu nhờn phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất xe chứ không phải căn cứ vào màu sắc dầu nhờn trên que thăm nhớt.
Chuyện hoang đường 6: Dầu nhờn không bao giờ hỏng
Kể thù của dầu nhờn là nhiệt độ. Khi bị nung nóng do động cơ hoạt động, dầu nhờn bị oxy hóa. Mặt khác do những hạt vật chất như muội than, hạt kim loại, nước, axit... sản sinh khi động cơ vận hành, dầu nhờn dần dần trở nên “sệt” hơn, kém khả năng bôi trơn, tệ hơn nữa có thể bít kín lưới lọc. Đây chính là lúc chúng ta cần thay dầu nhờn và bộ lọc dầu nhờn mới.
Chuyện hoang đường 7: dầu nhờn tổng hợp có thể gây rò rỉ
Điều này đúng vào thập niên 1970, khi đó dầu nhờn tổng hợp mới ra đời. Loại dầu này có thể làm cho các vòng đệm cao su bị teo lại dẫn đến dầu nhờn bị rò rỉ.
Hiện nay, dầu nhờn tổng hợp đã khắc phục được nhược điểm nêu trên. Do dầu nhờn tổng hợp bền hơn dầu nhờn gốc dầu mỏ nên được dùng để chế tạo dầu nhờn cao cấp. Một số người vẫn lo sợ dầu nhờn tổng hợp có thể bị rò rỉ nên tìm đến dầu nhờn gốc dầu mỏ, đây là một sai lầm.
Chuyện hoang đường 8: Dầu nhờn tổng hợp đắt hơn
Nếu so sánh giá mỗi lít dầu nhờn chúng ta sẽ thấy giá dầu nhờn tổng hợp đắt hơn dầu nhờn gốc dầu thô.
Nhưng nếu biết rằng dùng dầu nhờn tổng hợp có thể tăng gấp đôi thời gian sử dụng, đồng thời tăng hiệu suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu, chúng ta sẽ thấy việc so sánh mức chênh lệch chi phí giữa 2 loại dầu nhờn trở nên vô nghĩa.
Chuyện hoang đường 9 : Tất cả các loại dầu bôi trơn đều giống nhau
Dầu nhờn sử dụng cho động cơ diesel khác với dầu nhờn sử dụng cho động cơ xăng. Dầu sử dụng cho vùng hàn đới cũng khác với nhiệt đới. Sự khác biệt này do độ nhớt và chất phụ gia. Mua loại dầu nào để động cơ hoạt động tốt nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất động cơ
(Theo autodaily)
 
Hạng D
21/3/14
3.302
1.159
113
SaiGon
Đa số chủ xe thường nghĩ xe cũ thì dùng dầu nhờn (tổng hợp hay bán tổng hợp) gì cũng được . . . kệ bà nó! Giống như già cả rồi, cho ăn cái gì cũng được.Tư duy này hình như ko hợp lý lắm.
Bác nào dùng xe nhiều hãy thử 1 lần (thôi) xài dầu tổng hợp hoàn toàn (thông số đúng với hãng xe yêu cầu). Trong 6 tháng cứ chạy 15 000 km. Sau đó thay dầu gốc khoáng vô lại thì sẽ cảm nhận được sự khác biệt và tiết kiệm ntn.
Cảm giác lái khi dùng dầu tổng hợp cũ vẫn tốt hơn dầu gốc khoáng (mới 100%) thay vào.
Khó tin nhỉ!
Còn muốn thay dầu nhiều lần mà tiết kiệm ngân sách hơn nữa (so với khi dùng dầu gốc khoáng) thì dùng dầu tái sinh, 2000km thay 1 lần . . . sang chưa?
Xedaumalai
He he. Bác ko biết anh em bổ nhiệm cho em chức gì rùi. Đau cái đầu với dzụ nhớt này thiệt, vừa qua OF nghe chiên da shell tư vấn nhớt shell cho xe cũ "tất nhiên là ảnh hưởng rồi thưa cụ, đâu phải nhớt tổng hợp là tốt cho tất cả các đời xe đâu. xe của cụ cũng ngót nghét 10 năm chinh chiến rồi, xilanh, pitong em đảm bảo không mòn ít thì cũng mòn nhiều, mà xe của cụ chắc chắn là mòn nhiều rồi. xilanh, pitong mòn thì khe hở giữa chúng lớn, cần dầu có độ nhớt phù hợp để làm kín tránh tụt áp, làm giảm hiệu suất, tốn nhiên liệu. do đó dầu phù hợp là 20W50 (thằng này phẩm cấp thấp nhất, đặc nhất, chạy sẽ thấy ỳ xe, thay nhớt sau 3-4000km), lựa chọn tốt hơn là dầu có độ nhớt 15W40 (thằng này có phẩm cấp nhớt trung bình, nhớt loãng hơn, thay nhớt sau 5-6000km), còn nếu có điều kiện thì bác xài nhớt bán tổng hợp là được rồi, sản phẩm tuơng ứng là Shell helix hx7 4w40 (thằng này có phẩm cấp cao, tuy loãng hơn 15w40 một chút nhưng cũng phù hợp với xe của cụ, thay nhớt sau 7-8000km).
còn cụ muốn xài dầu tổng hợp, phẩm cấp cao, thì độ nhớt phù hợp e tư vấn là 5w40, sản phẩm tuơng ứng là Shell helix ultra 5w40 (thay nhớt sau 10-12000km), không nên xài dầu có độ nhớt 5w30 vì nó rất loãng sẽ khiến các chi tiết máy không được bôi trơn đầy đủ, tác dụng làm kín kém, sẽ khiến tụt áp, giảm hiệu suất và tốn nhiên liệu"

Nhớt Shell helix ultra 5w-40 em đã từng dùng, cảm nhật rất ok, máy êm, bốc nhưng giá chát 1tr2 cho bình 4lít, hix
Camry95LE, 10 phút trước Báo cáo
#23923 Thích + Quote Trả lời