Có thời gian lại tám tiếp với các bác
Các bác Lãnh đạo khu vực nói tiếng Anh, Tây ban nha, Pháp, Nhật, Hoa ... qua vụ xếp hạng này cần phải tự kiểm điểm nghiêm khắc và toàn diện. Khu vực nói tiếng Đức với Đức 83 tr. dân, TS 7.7 tr dân và Áo 8.3 tr. dân, vị chi tổng cộng lại chỉ có đúng 100 trẹo dân hay là 1.4 % dân số toàn TG (tới năm 2000 là đúng 7 tỷ), vậy mà ba nước nói tiếng Đức này có tới 7 trong 10 TP top ten có tiêu chuẩn sống cao nhất TG. Ngoài 7 TP nói tiếng Đức này ra chỉ có Văng-cu-vờ của Canada và Sydney của Úc là lọt được vào top10 danh sách của Mercer Colsulting về các TP sống tốt nhất TG! Chẳng nhẽ TG nay lại phải chấp nhận học thuyết về tính thượng đẳng của dân tộc Giéc-manh và các nước nói tiếng Đức khác qua xếp hạng này?
Quay lại với Thụy Sỹ. Đây là một nước nhỏ, không có ngành công nghiệp nặng, không có các thành phố lớn. Đất nước này nổi tiếng thế giới với các ngành công nghiệp không khói là ngành du lịch, nhà băng và ngành sản xuất đồng hồ. Vậy mà dân Thụy Sỹ là có với thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm quốc dân của TS là 245 tỉ USD và TNQD theo đầu người (GDP) là ~34.000 USD, cao nhất TG.
Như đã trình bày, người TS thích và giỏi làm đồng hồ, cơ khí chính xác, vũ khí. Họ cũng nổi tiếng về sự chính xác không những trong công nghệ mà còn về thời gian, không thua gì người Đức. Còn một điểm nữa mà ta đã nói đến mà đất nước nhỏ bé này cũng đứng nhất TG là hệ thống đường sắt và rất nhiều kỷ lục của nó.
Là đất nước của đồi núi, với trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển với dãy núi Alps nổi tiếng thế giới, TS có một hệ thống đường sắt dày đặc nhất TG với mật độ khủng khiếp là 122 m đuờng ray trên mỗi km².
Đường sắt TS cũng là một mẫu mực về tính chính xác và đúng giờ của người TS. Nhà ga cao nhất của châu Âu cũng là nằm ở xứ TS, đó là đỉnh Jungfraujoch ở xứ Berner Oberland trên độ cao 3454 so với mặt biển (hay là ngang với đỉnh Phăng-xi-păng, cao nhất ở VN mà các bác OS đi phượt đã thấy khó trèo như thế nào, đừng nói là xd đường sắt và nhà ga ở trên đó!).
Chiều dài tổng cộng của hệ thống Đường sắt TS là 3000km. Một điểm đặc biệt của Đường sắt TS là sự tư nhân hóa cao. Bên cạnh Đường sắt liên bang TS (SBB) còn có 40 hãng Đường sắt tư nhân. Các hãng ĐSTN nay có đựoc hỗ trợ tài chính từ các hạt (Kantonen).
Mạng Đường sắt ở TS có lịch sử tới gần 200 năm nay. Những chiếc xe nhanh xuyên tỉnh của dịch vụ xe tốc hành (Eilwagendienste) đã có mặt từ năm 1820. "Mạng Inter City Express" nối tuyến Zürich-Chur cũng như Genf-Lausanne-Freiburg và Bern-Zürich
Sau đó 10 năm là năm 1830 đã xuất hiện những đầu tàu hơi nước đầu tiên. Lễ cắt băng nhà ga Basel trên biên giới TS-Pháp năm 1845 hay là hơn 160 năm trước:
Sự phát triển bùng nổ của Đường sắt Thụy sĩ từ năm 1850 tới 1908, bản đồ hệ thống đường sắt của Thụy sĩ vào năm 1908, hay là cách đây đúng 100 năm:
Những đầu tầu hiện đại ngày hôm nay của Đường sắt TS, Schweizerische Bundesbahnen (SBB):
Mỗi năm Đường sắt TS chuyên chở 300 tr. hành khách đi lại, hay bằng ~40 lần lượng khách chuyên chở năm ngoái của HKVN.
Năm 2007 trung bình mỗi người dân Thụy sĩ đi tàu hỏa 47 lần, vượt qua quãng đường hơn 2100 km (!). Tính ra TS vậy là "dân tộc hỏa xa" đứng thứ 2 trên TG về số lần đi tàu trong năm và số 1 TG về số km đi bằng tàu hoả mỗi năm!
(thế dân tộc nào trên TG còn đi tàu hoả nhiều hơn dân TS mỗi năm thì xin mời các bác thử đoán )