Bình chứa nhiên liệu không nắp của xe Ford
Sử dụng kiểu họng châm nhiên liệu với nắp truyền thống như từ trước đến nay, nếu cùng một dòng xe có trang bị cả 2 loại động cơ xăng và động cơ diesel thì người sử dụng rất dễ bị đổ nhầm nhiên liệu. Việc đổ nhầm nhiên liệu ảnh hưởng rất lớn đến việc vận hành và tuổi thọ của động cơ: hư hỏng hệ thống phun nhiên liệu gây chi phí khắc phục cao, hậu quả là “viêm màng túi của khách hàng”.
Do đó, Ford cải tiến mới của khu vực châm nhiên liệu, mong muốn mang lại nhiều ưu điểm hơn cho người sử dụng như:
- Tránh được việc đổ nhầm nhiên liệu do kích thước của vòi bơm nhiên liệu.
- Không bao giờ quên đóng (vặn) nắp nhiên liệu sau mỗi lần châm nhiên liệu.
- Đảm bảo độ kín, không thoát hơi nhiên liệu ra ngoài.
Cấu tạo của cơ cấu bình nhiên liệu không nắp:
Bao gồm 2 nắp: nắp khóa ngoài (thay thế cho nắp vặn thông thường) và nắp làm kín bên trong (các xe đều có).
Cẩu tạo cơ cấu bình chứa nhiên liệu không nắp
Cơ cấu khóa nắp ngoài:
- Lò xo nén của cơ cấu ống dẫn hướng khóa nắp.
- Ống dẫn hướng cho vòi bơm nhiên liệu (đường kính phù hợp cho loại vòi xăng nếu xe trang bị động cơ xăng hoặc dầu nếu xe trang bị động cơ diesel).
- Nắp khóa ngoài.
- Chốt cơ cấu khóa (khi đúng kích cỡ vòi bơm thì cơ cấu khóa sẽ mở, khi rút vòi bơm ra thì cơ cấu sẽ tự động khóa).
- Nắp làm kín bên trong (đảm bảo không rò rỉ hơi nhiên liệu ra ngoài, chống ô nhiễm môi trường).
Hoạt động của cơ cấu này:
Khi đưa vòi bơm nạp nhiên liệu đúng kích cỡ vào (kích cỡ là tiêu chuẩn, vòi xăng có kích thước nhỏ hơn vòi Diesel), đầu vòi bơm sẽ kích hoạt cho chốt khóa mở, với tác động đẩy vòi vào làm ép lò xo nén của cơ cấu khóa nắp, ống dẫn hướng vòi bơm được nâng lên, mở cơ cấu khóa: Nắp ngoài sẽ được mở.
Lưu ý: nếu đầu vòi bơm bị mòn khuyết hoặc bị túm đầu thì coi như là không đúng đúng chuẩn, cơ cấu khóa sẽ không mở được.
Khi rút vòi bơm ra, ống dẫn hướng vòi bơm hạ xuống khóa nắp lại, đồng thời 2 chốt cơ cấu khóa nhô ra khóa ống dẫn hướng: Nắp ngoài được khóa.
Các bác đọc xem sao, cái này em thấy trên mạng.