Nếu như từng có ý định mua những xe ít hoặc không có túi khí, thì hãy xem bài viết này để thấy rõ khách hàng sẽ phải “trả giá” thế nào cho việc “tiết kiệm” của mình.[pagebreak][/pagebreak]
Cơ quan đánh giá an toàn Úc - Australasian New Car Assessment Program (ANCAP) vừa công bố một đoạn video so sánh sự khác biệt giữa một xe có túi khí và một xe không có túi khí. Tất nhiên, những hình ảnh về tai nạn giữa 2 xe đâm trực diện này cũng được quay lại cận cảnh và rõ nét để người xem dễ hình dung.
Khi xảy ra tai nạn, thực tế đã cho thấy tác dụng của thiết bị an toàn này. Đối với xe được trang bị túi khí, túi khí kết hợp với dây đai an toàn giúp hình nộm ngồi trong xe không bị tác động mạnh. Trong khi đó, trên xe không có túi khí, phần đầu hình nộm đập thẳng vào vô lăng. Nếu là người thật, chắc chắn chấn thương vùng đầu là không thể tránh khỏi, thậm chí có thể gây tử vong.
Khi
tai nạn xảy ra, để người ngồi trong xe không bị chấn thương nặng, phải đảm bảo được hai yếu tố: giữ cho cabin xe cứng vững ít bị biến dạng và đồng thời giảm thiểu chấn thương do hành khách bị “quăng quật” bên trong cabin khi xảy ra tai nạn. Các thiết bị an toàn thụ động sẽ đảm bảo điều này, chúng chủ yếu gồm: Thân xe, Đai an toàn và Túi khí. Vì vậy, chỉ cần thiếu 1 trong 3 yếu tố trên, hành khách cũng khó mà đảm bảo an toàn. Nên các bác đừng nghĩ là xe nhiều túi khí thì không cần thắt đai an toàn nhé.
Túi khí còn được gọi là Supplemental Restraint System. Nó hoạt động sẽ tạo thành các “gối khí” để bảo vệ hành khách khỏi những va đập vào vô lăng hoặc bảng đồng hồ. Túi khí bên trái (bên người lái) được lắp ở trung tâm vô lăng, còn túi khí cho khách ngồi ghế trước được lắp ở phần trước của khách gần bảng táp lô.
Khi có va chạm mạnh về phía trước, phần lớn lực va chạm được hấp thụ và phân tán bởi phần co rụm của thân xe. Vì xe dừng lại đột ngột, quán tính làm cho người lái và hành khách lao về phía trước với vận tốc lớn nên dây an toàn sẽ làm nhiệm vụ giảm đến mức tối thiểu có thể chuyển động về phía trước. Như vậy, trong một số trường hợp va chạm vừa phải vàở tốc độ thấp, theo thiết kế, phần trước hoặc sau của thân xe sẽ biến dạng trước để hấp thụ và phân tán lực chấn động nhằm làm giảm lực chấn động truyền đến hành khách, cùng với dây đai an toàn đã có thể bảo vệ hành khách, nên túi khíđược thiết kế không cần thiết phải hoạt động.
Trong trường hợp xảy ra những va chạm rất mạnh, có nguy cơ tính mạng người ngồi trên xe bị đe dọa hoặc gây chấn thương nghiêm trọng, phần trên của cơ thể có thể bị ném về phía trước, thì đấy là lúc túi khíđược thiết kế hoạt động để giảm sự chuyển động và hấp thụ va đập giữa đầu, ngực với vô lăng/bảng đồng hồ.
Xin được nhấn mạnh rằng túi khí khi hoạt động một mình không thể xem là bộ phận an toàn hữu hiệu. Dây an toàn là vô cùng quan trọng. Túi khí không thể thay thế mà chỉ hỗ trợ thêm cho dây an toàn. Túi khí cùng với dây an toàn bảo vệ người ngồi trong xe hiệu quả hơn.
Các thống kê về tai nạn cho thấy bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của túi khí. Ở Mỹ, số liệu cho thấy dùng dây an toàn giảm 42% số người chết do va chạm. Khi dây an toàn cùng với túi khí hoạt động giảm số người chết tới 46% và khi túi khí hoạt động không có dây an toàn, số người chết chỉ giảm được 18%.
Tuy nhiên, túi khí cũng có tác dụng phụ. Để túi khí hoạt động hiệu quả, thời gian túi khí phồng lên cực nhanh và thực tế với tốc độ hơn 100Km/h. Tiếp xúc với túi khí thổi phồng với tốc độ như vậy có thể gây ra trầy xước hoặc bầm tím hoặc những vết thương nặng hơn. Túi khí cho người láI sẽ bung ra với một lực rất mạnh, có thể gây tử vong hoặc chấn thương nghiêm trọng đặc biệt là khi người láI ngồi quá gần túi khí. Vì vùng nguy hiểm của túi khí người láI là trong phạm vi từ 50 đến 75mm đầu tiên. Vì vậy, cần ngồi cách xa túi khú người lái một khoảng là 250mm để đảm bảo khoảng cách an toàn (khoảng cách này được đo từ tâm của vô lăng tới xương ngực của người lái).