RE: Cẩn thận khi đỗ xe ở các tuyến phố Hà Nội
Cắm biển cấm đỗ xe là việc dễ nhất ai cũng làm được, không phải học hành về quy hoạch, quản lý xã hội. Thực tế thì sao:
1. Có xe thì phải có chỗ đỗ. Không lẽ xe chạy 24/24?
2. Những tuyến phố cấm đỗ xe thì phải bố trí chỗ đậu xe ở các phố ngách gần đấy. Hoặc quy hoạch xây bãi đậu xe. Các thành phố ở Pháp thường nhỏ như ở Hà Nội hoặc HCMC, tỉ lệ sở hữu xe hơi trên số dân là rất cao. Họ quy hoạch thành các đường một chiều, những vẫn có làn đậu xe và làn riêng cho xe bus, các xe chỉ còn đúng 1 làn (khoảng 2.5m) để chạy 1 chiều. Ở New York cũng chạy đường 1 chiều rất nhiều và rất nhiều biển cấm đỗ, có khi 1 biển có 4 loại quy định cấm đỗ cắm ngay bên cạnh máy tính tiền đỗ xe: Cấm theo loại xe, cấm theo giờ, cấm theo ngày trong tuần. Nhưng buổi tối sau 7:00 pm vẫn có thể đậu xe được (miễn phí). Ngày cuối tuần được đậu xe nhưng phải trả tiền theo giờ, tối đa không quá 1 giờ hoặc 2 giờ, tùy địa điểm. Phí đậu xe thường là U$6/giờ. Các nhánh đường rẽ có rất nhiều parking nhiều tầng, có người phục vụ đưa xe ra vào, nhưng phí rất đắt, $12-14 / giờ, qua đêm $20-30 / đêm. Vé phạt đậu xe sai là $115.
3. Rất nhiều tuyến đường cho phép kinh doanh trên vỉa hè hoặc lòng đường có điều kiện (chắc phí hàng tháng rất đắt) để bán caffee, hoa, đồ lưu niệm v.v... Nếu diệt hoàn toàn kinh doanh vỉa hè, thì thành phố trở thành thành phố chết.
4. Cách quản lý của Việt Nam là không quản lý, chỉ cấm. Tiền thuế thu nhập của dân (có tiền mua ô-tô), của doanh nghiệp, tiền thuế nhập xe, tiêu thụ đặc biệt, thuế xăng, thuế đường các ông cho tiêu vào đâu mà dân sử dụng ô-tô không được hưởng các hạ tầng đô thị tương ứng.
Khi đi qua các thành phố ở châu Âu, Mỹ, tôi thường tự hỏi, không biết các bác lãnh đạo thành phố, quản lý quy hoạch... có đi thăm quan, học tập được gì không? Tại sao quản lý đô thị của Việt Nam càng ngày càng tệ.
Cuối cùng, tại sao lại có quy định kỳ quái cho phép GTCC và XXX được phép tháo biển số của xe vi phạm. Có văn bản nào cho phép điều đó không?