Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
24/10/10
3.407
14.785
113
dixeomuongbiahoi nói:
Cảm ơn mợ Hạnh.
1.Em mới mua cái tủ đông và lò nướng rồi như mợ góp ý. Không cần chế biến chổ khác.
2. Quả thật khó nhất là giá cả bồ câu quay sao cho cạnh tranh tý, cao quá khó bán. Em đang nghiên cứu. Mợ nghĩ giá khoản 40K/con khả thi không (như mợ khoản cở bao nhiêu thì chấp nhận móc bóp )
3.Khoai cao chiên là gì vậy mợ. bx em đang nghiên kíu khoai tây chiên và xôi chiên.
4. Em và bx quyết định không làm món chiên vì mỡ dầu từa lưa. Với 1 vấn đề nữa là chiên dầu phải nhiều rồi phải suy nghỉ có tái sử dụng không (hơi ác với khách hàng ) nên em chọn món quay, nướng cho nhẹ đầu
4. Em cũng nhận thấy bán ở bv Phụ sản thì menu là : cháo bc hoặc bc hầm thuốc bắc dể bán hơn bồ câu quay nên cũng đang ngâm kíu.
5. em và bx đang nghiên kíu chế biến sao cho hợp khẩu vị chung, mợ có cách nào lấy ý kiến số đông mà tránh "đẻo cày giữa đường" không. (em đã chuẩn bị 100 cặp bc rồi, dự định để bx ngâm kíu làm món sau đó mời ngưởi quen dùng thử và cho nhận xét mả cũng không thấy khả thi lắm vì người Việt mình hay bàn ra)
Mấy hôm nay em cũng không tập trung nên không trả lời bài của bác, giờ em hí hoáy thêm chút hihi, sáng ngủ dậy tỉnh táo quất luôn không thôi lại lười hẹn tiếp.
1- Bác cố gắng tinh giảm các bước sơ chế càng nhiều càng tốt tại vị trí bán và cái chính là lâu dài người nhà bác rảnh tay để hồi phục sức khỏe. Có thể đặt trại làm thịt sẵn, hoặc hơn nữa thì ướp gia vị theo công thức của bác, rồi cho vào thùng đông mang lên giao. Khi họ giao thì mình chỉ cần bỏ vào ngăn đông và nhớ đảo sản phẩm đều, đừng để bị đọng hàng cũ là ổn.
2-Như em thì 40 khìn hay 100 khìn không thành vấn đề vì ngoài con bồ câu em còn mua thêm ... chỗ ngồi và cảm giác sướng, hí hí ... nói đùa một tí, bác có thể chặt con bồ câu ra làm đôi và bán nửa con nếu to ( úp lại trang trí nhìn cũng bắt mắt mà). Còn không thì định lượng, cứ khoảng 100gr ( đã quay xong) thì bán trong tầm 15-20 ngàn thôi nhé, bác chơi trò để cái cân ở đó, ai ăn bao nhiêu thì chỉ, mình cân rồi tính giá theo trọng lượng. Còn không thì chia bồ câu quay rồi theo size, 2 đứa nhóc thì chọn con to, 1 nhóc thì con nhỏ ... cứ là phải linh hoạt thôi, đừng gồng theo đơn vị tính là con, vì bồ câu thì to hơn cút và đương nhiên giá thành nó cao hơn nên phải uốn theo nhu cầu khác hàng.
3- Cứ xem khoai cao như là khoai tây, cũng thái thành que rồi chiên lên thôi ( nếu củ lớn) còn củ nhỏ thì bóc vỏ rồi chiên vì nó to hơn củ đậu phộng còn nguyên vỏ chỉ khoảng gấp đôi gấp 3 gắp hoặc bốc dễ không phải cắn. Khoai cao chiên xong chắc sẽ cứng và béo hơn khoai tây, ăn nhiều thì ngán nhưng tùy khẩu vị thôi mà, xem như 1 sự lựa chọn cho khách hàng.
4-Cái vụ mua chảo chiên này là em dành cho khoai, chứ không khuyến khích bác chiên bồ câu hihi ... chiên khoai thấy dễ mà không dễ, không có đủ đồ thích hợp thì hao dầu ăn mà miếng khoai không đủ giòn, không ráo dầu ... sẽ mất khách lắm đó.
5- Cách lấy ý kiến nhanh nhất là ... cho FI ộp 1 bữa, điều kiện là mỗi mạng dắt theo một F1 trong độ tuổi của KH tiềm năng của bác, he he ... tha hồ mà gom ý kiến từ bố mẹ đến con cái luôn hihi
6- Cái này em muốn nói đến cái công thức tính giá của cụ JBL: Cụ cứ gọi là máy móc quá em hãi. Nếu quy ra chuẩn của cụ, há ra nhà hàng nào mỗi ngày chỉ có 1 khách thì món ăn phải lên đến bạc triệu sao ?? Bây giờ mình phải dùng 1 công thức tương đối, gồm các yếu tố:
-Khả năng phục vụ maximum trong giờ cao điểm là bao nhiêu khách hàng/ đợt.
-Mỗi ngày có mấy đợt cao điểm.
-Thị trường xung quanh chấp nhận mức giá tầm bao nhiêu ( giả sự khu Phú Mỹ Hưng thì giá của KFC hay Jollibee là chuyện nhỏ, nhưng ở khu Bắc Hải hay Xóm Củi mà đưa giá này ra là ngủm luôn). Hơn nữa, mặt bằng mấy thằng kia chi phí nhiều, mình chi phí mặt bằng ít nên nhìn cửa hàng nhỏ, lấy giá cao như nó ai chấp nhận.
===> từ con số Q=" số đợt cao điểm * số người cao điểm" mà biết xấp xỉ thực tế một ngày nếu làm tốt thì có khoảng bao nhiêu khách ( em không tính khách vãng lai, vì con số này bên bác co kéo trong lúc vắng khách thì dễ òm, hơn nữa, quên nó đi thì mức lời của nó có thể giúp bác thoải mái chút xíu hehe) rồi đối chiếu với giá thành 1 con bồ câu và mức giá xung quanh, xác định một cái giá mong muốn, giả sử là P1.
Bác cộng hết các chi phí trong tháng ( mặt bằng điện nước nhân công thuế , đổ rác, khấu hao trong 36 tháng) , ra một mức là E. Lấy E chia cho 30 ngày, và chia cho Q. Khi đó bác sẽ ra cái Ep nghĩa là chi phí cộng thêm cho 1 sản phẩm.
Lấy P1 + Ep = P2 là giá cầm cự( rẻ nhất có thể đáp ứng cho khách hàng khi bán được tối đa khả năng phục vụ và không có lời).
Dựa trên giá cầm cự, bác sẽ suy nghĩ về thị trường xung quanh và cộng thêm một mức extra thế nào đó để ra cái giá kỳ vọng P. Trong bước này thì bác phải tính toán thôi, em nghĩ là không nên lời nhiều vì thương hiệu mới, mua bán nhỏ trong khu dân cư bình thường, trong giai đoạn xâm nhập thị trường nữa nên chỉ hi vọng thị trường chấp nhận P để thương hiệu bác đứng vững, khi đó tăng giá sau là chuyện nhỏ.
 
Hạng B2
20/1/07
143
6
18
50
Saigon - Vietnam
JBL.WWE nói:
@Kelvin: Giá 60 000 cho 1 phần bồ câu nấu cháo đậu xanh + delivery nội thành chỉ là ví dụ. Trong công thức của em phần tổng chi phí đã coi như là cover break even của bác rồi đấy. / 0.35 - 0.4 là tỉ lệ lợi nhuận trung bình khi mở quán ăn khi làm pricing ( ko đạt được thì nên suy nghĩ tại sao như vậy mà có biện pháp giảm chi phí/ tăng sales, hay là chơi theo kiểu lấy công làm lời ? ). Bác bán 50 con với lợi nhuận 5 000/ 1 con hay bán 10 con với lợi nhuận 15 000/ 1 con thì còn nhiều yếu tố quyết định thông qua khảo sát thị trường và chất lượng thực phẩm mà chỉ có người bán biết :D + có duyên với nghề nữa.

Cách tính chi phí của bác là cơ bản, bác chủ có thể tham khảo cái template của em trogn topic trước, thêm bớt cho phù hợp thực tế:
http://www.otosaigon.com/forum/TH%E1%BA%A2O-LU%E1%BA%ACN-C%C3%A1c-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-kinh-doanh-%C4%83n-u%E1%BB%91ng-nh%C3%A0-h%C3%A0ng-m3372218.aspx
@JBL: Cái trước thì bác tính là Percent Food Cost Pricing 0.33-0.4, cái này thì bác lại nói là Ave.Profit 0.35-0.4, thế là thế lào? :D Phần còn lại của doanh thu là cái gì? => Chi phí cố định đúng ko? Vậy cái chi phí cố định này lại trở thành biến phí vì còn phải phụ thuộc vào lượng sản phẩm bán ra. => bác tính ngược :p
 
Hạng D
24/11/06
3.928
19.975
113
Vietnam
kevin7417 nói:
JBL.WWE nói:
@Kelvin: Giá 60 000 cho 1 phần bồ câu nấu cháo đậu xanh + delivery nội thành chỉ là ví dụ. Trong công thức của em phần tổng chi phí đã coi như là cover break even của bác rồi đấy. / 0.35 - 0.4 là tỉ lệ lợi nhuận trung bình khi mở quán ăn khi làm pricing ( ko đạt được thì nên suy nghĩ tại sao như vậy mà có biện pháp giảm chi phí/ tăng sales, hay là chơi theo kiểu lấy công làm lời ? ). Bác bán 50 con với lợi nhuận 5 000/ 1 con hay bán 10 con với lợi nhuận 15 000/ 1 con thì còn nhiều yếu tố quyết định thông qua khảo sát thị trường và chất lượng thực phẩm mà chỉ có người bán biết :D + có duyên với nghề nữa.

Cách tính chi phí của bác là cơ bản, bác chủ có thể tham khảo cái template của em trogn topic trước, thêm bớt cho phù hợp thực tế:
http://www.otosaigon.com/forum/TH%E1%BA%A2O-LU%E1%BA%ACN-C%C3%A1c-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-kinh-doanh-%C4%83n-u%E1%BB%91ng-nh%C3%A0-h%C3%A0ng-m3372218.aspx
@JBL: Cái trước thì bác tính là Percent Food Cost Pricing 0.33-0.4, cái này thì bác lại nói là Ave.Profit 0.35-0.4, thế là thế lào? :D Phần còn lại của doanh thu là cái gì? => Chi phí cố định đúng ko? Vậy cái chi phí cố định này lại trở thành biến phí vì còn phải phụ thuộc vào lượng sản phẩm bán ra. => bác tính ngược :p
Em chưa hiểu ý bác, nhưng nôm na tóm cái váy của em lại về vấn đề là thế này. Theo em cái gốc của định giá sản phẩm vẫn là nằm ở chi phí và điểm hoà vốn. Bác nhìn theo cái template sơ bộ trong link trên em viết ra thì cách tính chi phí, lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn đều rõ ràng như ban ngày trong đấy nên em ko đề cập thêm vì cách tính này quá cơ bản. Như ý em mèo, Pricing ở đây chủ yếu là điều chỉnh phần lợi nhuận hợp lý theo các điều kiện bên dưới để có chiến lược giá hợp lí:

- Thời gian phục vụ 1 suất ăn/ capacity/ peak hours ( giờ cao điềm, thấp điểm)
- Chất lượng món ăn, qui trình, cách chế biến, skills của nhà hàng..
- Chiến lươc của bác chủ : lấy công làm lời, hay thu hút khách hàng trng thời gian đầu, hay cạnh tranh bằng giá...
- Phân khúc khách hàng ( xe ôm, văn phòng, công nhânm, thai phụ....)
- Industry standards( giá cả mặt bằng chung của các đối thủ cạnh tranh có sản phẩm thay thế/ tương đồng...cháo ếch, cháo gà hay jolibee như em mèo..tiệm bán bồ câu trên webtretho...
- Service cung cấp có chất lượng thế nào ( delivery/ take away/ make to order...
- Nhu cầu thị trường
---> bác chủ ko cung cấp data sơ bộ thì ko thể đưa ra được giá cụ thể.

Góc độ ở đây em đưa ra cho các bác 1 cách tiếp cận khác khi làm pricing đối với lĩnh vưc ăn uống là phương pháp Percent Food Cost Pricing. Cơ sở của phương pháp này là tồn kho đầu kì, cuối kì và chi phí thức ăn ( thông thường các bác hay quên 1 điều là buôn bán phải có tồn kho và dự trữ an toàn ( safety stock), đôi khi cả tháng, nó cũng phải nằm trong chi phí luôn; dùng các phương pháp thông thường rất khó cho kết quả chính xác và mất thời gian ( bác chủ bán 100 con bồ câu/ ngày thì cũng phải stock 100 - 200 con trong kho + các nguyên vật liệu liên quan chứ, tính tổng chi phí fixed/ variable của sản phẩm thì bình thường quá rồi vì độ chính xác thấp ) . /0.35 - /0.40 mức tỉ lệ trung bình sau khi làm các phép tính của phương pháp này. Thêm vào đấy, các bác cứ tưởng tượng 1 nhà hàng khách sạn với > 100 món và inventory khổng lồ thì tính kiểu các bác biết bao giờ mới ra cái giá hợp lí.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
15/6/11
88
0
8
Hanh.Pham nói:
5- Cách lấy ý kiến nhanh nhất là ... cho FI ộp 1 bữa, điều kiện là mỗi mạng dắt theo một F1 trong độ tuổi của KH tiềm năng của bác, he he ... tha hồ mà gom ý kiến từ bố mẹ đến con cái luôn hihi
chổ em nhỏ không mời được nhiều người. để hôm nào FI ọp ẹp em vác hàng ra show :D .

Mợ hoặc các bác khác có biết món nào tương tự khoai tây chiên mà không cần dùng dầu chiên không.
 
Status
Không mở trả lời sau này.