Có nên đầu tư vào MetroPolis Thảo điền không?


  • Total voters
    277
Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
10/11/12
204
1.601
93
Trong chiến tranh Vệ quốc, chúng ta tập trung tất cả vì tuyên truyền lòng yêu nước và tính hy sinh. Vì thế mà sức mạnh dân tộc phát huy đến chấn động địa cầu. Những bài hát của thời "ca khúc Đỏ" vì thế mà hay đến rung động lòng người. Nhạc Đỏ Việt Nam quả là bất hủ.

Nhìn sang Hàn Quốc, một quốc gia cũng đang làm chấn động địa cầu trong công cuộc xây dựng kinh tế. Từ một quốc gia lệ thuốc Hoa Kỳ tuyệt đối, họ mạnh lên và giành được những sức mạnh riêng của mình trên lĩnh vực kinh tế và công nghệ. Đó cũng là con đường cách mạng của họ. Và không hiểu Việt Nam nhập khẩu văn hóa phẩm Hàn Quốc toàn ba cái gì đâu không. Còn đây, một bài hát dòng "nhạc Đỏ" của Hàn Quốc cho các bác cảm nhận nhé. (nhớ đọc phụ đề tiếng Anh để hiểu nội dung bài hát). Nếu thằng Nguyễn Hải Dương ở Bình Phước đã nghe và thấm những bài hát thế này thì có thể nó đã không thành sát nhân cả nhà người ta. Và hàng trăm hàng nghìn thằng như nó tiềm ẩn trong xã hội.


Em còn nhớ lại tivi Hàn Quốc không lúc nào ngớt phát video chen vào các quảng cáo truyền hình để giáo dục ý thức người dân với câu kết : "Bởi vì chúng ta là Đại Hàn Dân Quốc" mà muốn lạnh cả sống lưng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
Bữa nay thớt trầm lắng, em đổi chủ đề chút dù có chút liên quan kinh tế.
Xây dựng hùng cường quan trọng nhất là giáo dục con người. Nhưng giáo dục VN em cóc cần biết nó giống hay khác nước nào trên thế giới, chỉ thấy nó là một nền giáo dục ngu xuẩn. Em là sản phẩm của nền giáo dục đó và giờ hàng ngày hàng giờ em phải tự mình sửa chữa các lỗi của nó. Ai kêu em vô ơn thầy cô giáo chứ em nói là có lý lẽ không thể nào phản bác được.

Giáo dục để tạo ra con người thế nào ? Rõ ràng, con người phải là con người có ích, có năng lực, có phẩm chất. Nhưng giáo dục VN nhồi nhét vào đó nào là Toán Lý Hóa, Văn Sử Địa ... mà toàn là những kiến thức quá cao cấp, quá sâu. Tốn thời gian, tốn công sức, tốn trí tuệ ... chỉ để thực chất là đi thi lấy bằng tốt nghiệp và một bảng điểm trang trí cho người ra trường. Bác nào ở đây nói 90% những kiến thức đó là hữu ích cho cuộc sống các bác, em nghĩ bác đó hoặc là giáo viên dạy những môn đó (kiếm tiền bằng những kiến thức đó), hoặc là ngành nghề gì đó đặc biệt lắm. Chứ tuyệt đại đa số người dân VN, kể cả dân trí thức cao, cũng cóc cần biết mịa nó tích phân, đạo hàm, hình giải tích, hình học không gian, bản đồ chiến dịch, địa lý năm châu, ngày tháng sự kiện lịch sử, tính toán ADN sinh học, thơ tình Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, bài toán mạch điện, bài toán con lắc ...

Vứt, vứt !!

Tất nhiên, những kiến thức này nó có ích cho cuộc sống, nhưng không phải ai cũng dùng. Chỉ có một số rất nhỏ ngành nghề đặc trưng mới cần đến. Thế mà "phổ thông" áp mịa nó lên 100% học sinh phải đi học ! Để làm gì nhỉ ?

Đất nước ta cần những con người có năng lực làm việc, có phẩm chất đạo đức, có những đức tính để làm việc hợp tác, phối hợp tập thể, nghĩ đến cái chung ... Nhưng nền giáo dục chúng ta không tạo ra những con người đó. Vì thế sinh viên học sinh Việt Nam ra trường chỉ có cái bằng và một chút nhỏ nhoi gì đó gọi là "có học thức", "có giáo dục" thế thôi. Intel sang Việt Nam mở ngày hội phỏng vấn tuyển việc làm, không tuyển nổi quá mười đầu ngón tay mà cũng chỉ gọi là "ít tệ nhất".

Như ganup nói ở trên, muốn quốc gia đẩy mạnh sản xuất thì người dân của quốc gia đó phải là những con người của sản xuất. Nền giáo dục của chúng ta không hướng đến tạo ra những con người đó. Chỉ là việc tạo ra một môi trường văn hóa với lối nghĩ hướng về làm giàu bằng sản xuất, sáng tạo, kinh doanh. Chỉ là việc kích thích sự đam mê chinh phục, nuôi nấng giấc mơ bay cao ... Thế thôi ! Nhưng nền giáo dục của chúng ta tuyệt đối không hướng đến điều đó.

Đã vậy, thời buổi internet bùng nổ. Truyền thông VN là một nền truyền thông hết sức là phản văn hóa và phản giáo dục. Nền truyền thông này không hướng đến một xã hội sản xuất, một xã hội nhân văn, mà chạy theo đồng tiền để rồi cái "thần" của xã hội này (tức là truyền thông) tựa như tư tưởng bệnh hoạn của một thằng tồi tệ. Tư tưởng đó chất đầy những suy nghĩ lừa lọc, mánh khóe, bạo lực, dâm loạn, hưởng thụ ...

Cho em làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục hay Bộ Truyền thông đi nhé ! :3dcuoi:
Đồng ý, em bỏ phiếu bác, còn bác bỏ phiếu em làm Mayor Saigon đi nhé, bọn Nhật, Sing, Mỹ, Úc, Tung Của qua VN làm ...cu li hết :3dgoidien:
 
  • Like
Reactions: lotusgarden
Tập Lái
14/5/15
41
361
48
54
Xem ra kinh tế TQ hạ cánh cứng rồi. KT VN lệ thuộc TQ tương đối khá. Mình nhỏ nhoi, nhưng tiền kiếm được cũng từ mồ hôi nước mắt. Phải lên phương án dự phòng thôi. :(
cứng thì vẫn chưa khẳng định được anh, biến động về tỉ giá ngắn hạn, quả bóng chứng khoán được bơm quá đà như lợn ăn thuốc tăng trọng xịt là đúng thôi, những hiện tượng đấy nó gom lại kết hợp với 1 số chỉ số đánh giá sức khỏe nền kt đang giảm nhẹ làm mình bi quan cục bộ, em nghĩ vẫn chưa thể gọi là rơi như 1 viên sỏi được, giờ mà rơi kiểu sỏi thì cả thế giới cùng đứt chứ không riêng gì tàu khựa đâu
 
  • Like
Reactions: Ba Văn
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
cứng thì vẫn chưa khẳng định được anh, biến động về tỉ giá ngắn hạn, quả bóng chứng khoán được bơm quá đà như lợn ăn thuốc tăng trọng xịt là đúng thôi, những hiện tượng đấy nó gom lại kết hợp với 1 số chỉ số đánh giá sức khỏe nền kt đang giảm nhẹ làm mình bi quan cục bộ, em nghĩ vẫn chưa thể gọi là rơi như 1 viên sỏi được, giờ mà rơi kiểu sỏi thì cả thế giới cùng đứt chứ không riêng gì tàu khựa đâu
Tỷ phú George Soros: Kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ hoàn toàn

http://vtc.vn/ty-phu-george-soros-kinh-te-trung-quoc-sap-sup-do-hoan-toan.1.561662.htm
 
  • Like
Reactions: xbb
Hạng C
4/5/13
700
3.942
93
Bữa nay thớt trầm lắng, em đổi chủ đề chút dù có chút liên quan kinh tế.
Xây dựng hùng cường quan trọng nhất là giáo dục con người. Nhưng giáo dục VN em cóc cần biết nó giống hay khác nước nào trên thế giới, chỉ thấy nó là một nền giáo dục ngu xuẩn. Em là sản phẩm của nền giáo dục đó và giờ hàng ngày hàng giờ em phải tự mình sửa chữa các lỗi của nó. Ai kêu em vô ơn thầy cô giáo chứ em nói là có lý lẽ không thể nào phản bác được.

Giáo dục để tạo ra con người thế nào ? Rõ ràng, con người phải là con người có ích, có năng lực, có phẩm chất. Nhưng giáo dục VN nhồi nhét vào đó nào là Toán Lý Hóa, Văn Sử Địa ... mà toàn là những kiến thức quá cao cấp, quá sâu. Tốn thời gian, tốn công sức, tốn trí tuệ ... chỉ để thực chất là đi thi lấy bằng tốt nghiệp và một bảng điểm trang trí cho người ra trường. Bác nào ở đây nói 90% những kiến thức đó là hữu ích cho cuộc sống các bác, em nghĩ bác đó hoặc là giáo viên dạy những môn đó (kiếm tiền bằng những kiến thức đó), hoặc là ngành nghề gì đó đặc biệt lắm. Chứ tuyệt đại đa số người dân VN, kể cả dân trí thức cao, cũng cóc cần biết mịa nó tích phân, đạo hàm, hình giải tích, hình học không gian, bản đồ chiến dịch, địa lý năm châu, ngày tháng sự kiện lịch sử, tính toán ADN sinh học, thơ tình Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, bài toán mạch điện, bài toán con lắc ...

Vứt, vứt !!

Tất nhiên, những kiến thức này nó có ích cho cuộc sống, nhưng không phải ai cũng dùng. Chỉ có một số rất nhỏ ngành nghề đặc trưng mới cần đến. Thế mà "phổ thông" áp mịa nó lên 100% học sinh phải đi học ! Để làm gì nhỉ ?

Đất nước ta cần những con người có năng lực làm việc, có phẩm chất đạo đức, có những đức tính để làm việc hợp tác, phối hợp tập thể, nghĩ đến cái chung ... Nhưng nền giáo dục chúng ta không tạo ra những con người đó. Vì thế sinh viên học sinh Việt Nam ra trường chỉ có cái bằng và một chút nhỏ nhoi gì đó gọi là "có học thức", "có giáo dục" thế thôi. Intel sang Việt Nam mở ngày hội phỏng vấn tuyển việc làm, không tuyển nổi quá mười đầu ngón tay mà cũng chỉ gọi là "ít tệ nhất".

Như ganup nói ở trên, muốn quốc gia đẩy mạnh sản xuất thì người dân của quốc gia đó phải là những con người của sản xuất. Nền giáo dục của chúng ta không hướng đến tạo ra những con người đó. Chỉ là việc tạo ra một môi trường văn hóa với lối nghĩ hướng về làm giàu bằng sản xuất, sáng tạo, kinh doanh. Chỉ là việc kích thích sự đam mê chinh phục, nuôi nấng giấc mơ bay cao ... Thế thôi ! Nhưng nền giáo dục của chúng ta tuyệt đối không hướng đến điều đó.

Đã vậy, thời buổi internet bùng nổ. Truyền thông VN là một nền truyền thông hết sức là phản văn hóa và phản giáo dục. Nền truyền thông này không hướng đến một xã hội sản xuất, một xã hội nhân văn, mà chạy theo đồng tiền để rồi cái "thần" của xã hội này (tức là truyền thông) tựa như tư tưởng bệnh hoạn của một thằng tồi tệ. Tư tưởng đó chất đầy những suy nghĩ lừa lọc, mánh khóe, bạo lực, dâm loạn, hưởng thụ ...

Cho em làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục hay Bộ Truyền thông đi nhé ! :3dcuoi:
Trên tất cả, em thấy nền giáo dục VN là một nền giáo dục chắp vá, thiếu bản sắc. Vừa muốn giữ văn hoá nho giáo cổ truyền, lại muốn có chút hiện đại của tây phương, thêm 1 chút lý tưởng của cnxh. Tóm lại nó là 1 cái nồi lẩu với quá nhiều vấn đề. Ngay cả trong tư duy quản lý tổ chức đã rất rối rắm thì làm sao mà hình thành 1 văn hoá giáo dục riêng biệt đc. Chỉ nói riêng việc quản lý thôi: cấp 1, 2, 3 thì tất cả các trường đều do các sở giáo dục đào tạo, thuộc bộ quản lý. Nhưng khi lên đến giáo dục đại học thì than ôi tả pí lù các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức...lập đủ thứ thể loại, mặc sức các trường, mỗi nơi 1 phách. Có vẻ tư duy quản lý tập thể của ta có vấn đề khi để quá nhiều mục tiêu chồng chéo lên nhau.
Chưa kể chất lượng giáo viên, chương trình học mà em thấy quá trời vấn đề mà ai cũng dễ nhận ra. em ko phủ nhận vai trò của mấy môn cơ bản lý thuyết đối với người học. Quan trọng là chương trình nó ko kết nối liền mạch và xác định tính ứng dụng của vấn đề, cưỡng ép người học. Đa phần theo kiểu rập khuôn máy móc, sách biểu dạy gì dạy đó. Còn dạy thì đa phần dạy mẹo, công thức... Chứ đâu dạy tại sao phải thế. Rất ít thầy cô tạo đc hứng khởi cho học trò từ việc bóc tách các vấn đề trong môn học. Cái gì cũng học nhưng chả biết học để làm cái gì :)
Còn bệnh thành tích và đề cao bằng cấp là tư duy chung rồi, nó cũng ko sai, nhưng cái sai là ở chỗ nó ko đánh giá đúng năng lực của người học. Thôi thì kệ cha nó, sau này con e lớn em cũng chỉ dám cho nó học theo ctr của bộ thôi nên chửi mà làm gì. Đám trường quốc tế ngoài kia còn là 1 đám tạp nham hơn nữa, 1 số trường chất lượng tốt thì học phí siêu cao mà đám đó chắc gì ra đời hơn đc mấy trẻ trường làng từ nhỏ sớm va chạm, vì cuộc đời đâu dừng lại ở cổng trường. Còn lại các trường tư đa phần em thấy dở dở ương ương ko dám đu theo :). Bố mẹ là người định hướng cho con, đến phụ huynh còn ko hiểu và thay đổi tư duy thì trách mấy ông bộ trưởng hay giáo dục mà làm gì. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Muốn thay đổi thế hệ sau, trên hết ai cũng phải thay đổi, chứ bệnh của chúng ta chúng ta đổ hết lên ng khác thì chết toi. Có bác nào dám dạy con kêu con chỉ cần học cái nào con thích còn lại bố mẹ ko cần giấy khen hay thành tích ko :). Bỏ thời gian vui chơi đọc sách, giảng dạy cho con về giá trị cuộc sống, về tự nhiên, về xã hội, về đầu tư, về sản xuất, về kinh doanh..., phát hiện và hỗ trợ tài năng. Cho chúng nó học cách ăn chơi nhảy múa, vận động, phát triển cả thể chất tinh thần thay vì bảo chúng nó học toán lý hoá ko? Hay phó thác sứ mệnh của mình cho người khác rồi trách họ sao con mình ko đc bằng người ta
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
19/9/14
1
109
28
49
Thấy mấy bác chém về giáo dục quá, e cũng ngứa miệng chém theo. Vậy theo mấy bác, chương trình GD cho học sinh tiểu học, cơ sở và trung học do Bộ GD quản lý có tạm ổn chưa? Bộ giáo dục đang cai cách chương trình từ tiểu học-phổ thông các bác nắm hết chưa? E thì e ko chém về tuyển sinh DH kỳ này, vì muốn đầu tư cho con cái học phải đầu tư ngay từ nhỏ, ít nhất phải giỏi AV ( nói tốt cho người nước ngoài nghe, chứ ko nặng về chương trình học trên trường). Còn thật sự thấy con mình ko có khả năng về học hành, lẹt đẹt mãi thì chuyển sang học nghề, hay hướng nghiệp cho sớm, đừng đến cuối năm 12 rồi mới quyết định cho con học nước rút. ( e ko đánh giá cao trường DH nào nhận học sinh dưới 21 điểm- 3 môn)- Riêng về giáo dục DH, mấy bác có ý kiến về các trường DH hiện nay ko? Hay đầu tư cho con học trường DH Quốc tế (A.B.C... gì đó- Rmit thì e nghĩ hơi quá sức) hoặc chất lượng cao.. E thì con còn nhỏ, nhưng cũng rất máu về chuyện giáo dục nước nhà. E theo xác để định hướng cho con sau này.
 
Cò Đất
22/6/12
5.359
40.479
113
Bữa nay thớt trầm lắng, em đổi chủ đề chút dù có chút liên quan kinh tế.
Xây dựng hùng cường quan trọng nhất là giáo dục con người. Nhưng giáo dục VN em cóc cần biết nó giống hay khác nước nào trên thế giới, chỉ thấy nó là một nền giáo dục ngu xuẩn. Em là sản phẩm của nền giáo dục đó và giờ hàng ngày hàng giờ em phải tự mình sửa chữa các lỗi của nó. Ai kêu em vô ơn thầy cô giáo chứ em nói là có lý lẽ không thể nào phản bác được.

Giáo dục để tạo ra con người thế nào ? Rõ ràng, con người phải là con người có ích, có năng lực, có phẩm chất. Nhưng giáo dục VN nhồi nhét vào đó nào là Toán Lý Hóa, Văn Sử Địa ... mà toàn là những kiến thức quá cao cấp, quá sâu. Tốn thời gian, tốn công sức, tốn trí tuệ ... chỉ để thực chất là đi thi lấy bằng tốt nghiệp và một bảng điểm trang trí cho người ra trường. Bác nào ở đây nói 90% những kiến thức đó là hữu ích cho cuộc sống các bác, em nghĩ bác đó hoặc là giáo viên dạy những môn đó (kiếm tiền bằng những kiến thức đó), hoặc là ngành nghề gì đó đặc biệt lắm. Chứ tuyệt đại đa số người dân VN, kể cả dân trí thức cao, cũng cóc cần biết mịa nó tích phân, đạo hàm, hình giải tích, hình học không gian, bản đồ chiến dịch, địa lý năm châu, ngày tháng sự kiện lịch sử, tính toán ADN sinh học, thơ tình Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, bài toán mạch điện, bài toán con lắc ...

Vứt, vứt !!

Tất nhiên, những kiến thức này nó có ích cho cuộc sống, nhưng không phải ai cũng dùng. Chỉ có một số rất nhỏ ngành nghề đặc trưng mới cần đến. Thế mà "phổ thông" áp mịa nó lên 100% học sinh phải đi học ! Để làm gì nhỉ ?

Đất nước ta cần những con người có năng lực làm việc, có phẩm chất đạo đức, có những đức tính để làm việc hợp tác, phối hợp tập thể, nghĩ đến cái chung ... Nhưng nền giáo dục chúng ta không tạo ra những con người đó. Vì thế sinh viên học sinh Việt Nam ra trường chỉ có cái bằng và một chút nhỏ nhoi gì đó gọi là "có học thức", "có giáo dục" thế thôi. Intel sang Việt Nam mở ngày hội phỏng vấn tuyển việc làm, không tuyển nổi quá mười đầu ngón tay mà cũng chỉ gọi là "ít tệ nhất".

Như ganup nói ở trên, muốn quốc gia đẩy mạnh sản xuất thì người dân của quốc gia đó phải là những con người của sản xuất. Nền giáo dục của chúng ta không hướng đến tạo ra những con người đó. Chỉ là việc tạo ra một môi trường văn hóa với lối nghĩ hướng về làm giàu bằng sản xuất, sáng tạo, kinh doanh. Chỉ là việc kích thích sự đam mê chinh phục, nuôi nấng giấc mơ bay cao ... Thế thôi ! Nhưng nền giáo dục của chúng ta tuyệt đối không hướng đến điều đó.

Đã vậy, thời buổi internet bùng nổ. Truyền thông VN là một nền truyền thông hết sức là phản văn hóa và phản giáo dục. Nền truyền thông này không hướng đến một xã hội sản xuất, một xã hội nhân văn, mà chạy theo đồng tiền để rồi cái "thần" của xã hội này (tức là truyền thông) tựa như tư tưởng bệnh hoạn của một thằng tồi tệ. Tư tưởng đó chất đầy những suy nghĩ lừa lọc, mánh khóe, bạo lực, dâm loạn, hưởng thụ ...

Cho em làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục hay Bộ Truyền thông đi nhé ! :3dcuoi:
Tối qua post bên CNL cũng chủ đề trường lớp/giáo dục con trẻ. Em xin quote lại đưa qua đây. Tự nhiên cư dân Mas lại nổi sóng với chủ đề này.

Những cái về toán học chỉ cho người tiếp thu khả năng tư duy, các môn xã hội cho khái niệm về cuộc sống, nhân sinh quan. Nói chung tất cả đều bổ ích, đều có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày.

Quan điểm cá nhân em rất không đồng tình vào đường lối, chủ trương, dẫn dắt của BGD. Bởi các ông ấy làm việc theo cảm tính, chả có nghiên cứu, đào sâu vào thực tại và định hướng cho tương lai cho thế hệ. Đứng trước thực tại đó, phận làm cha, làm mẹ cần phải quan tâm, chia sẻ, gánh vác nhiều hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục con trẻ.

Mời các bác đọc qua comment của em quote lại dưới đây (làm biếng gõ) :)
Em có một vài chia sẻ thế này (chỉ là quan điểm cá nhân).

Để thành nhân, đứa trẻ cần trao dồi 3 "cái thức".
- Ý thức.
- Kiến thức.
- Nhận thức.

Mỗi "cái thức" trên cần có "môi trường" riêng của nó.
- Ý thức: do môi trường gia đình, con trẻ chịu ảnh hưởng nhiểu nhất từ cha mẹ.
- Kiến thức: do môi trường sư phạm: trường/lớp, thầy/cô. Nó (kiến thức) tạo ra tư duy cho người tiếp thu.
- Nhận thức: do môi trường xã hội: hàng xóm, bạn bè, những người con trẻ mắt thấy tai nghe hàng ngày bên ngoài 2 môi trường trên.

Từ những nhận định trên vợ chồng em đã và đang xây dựng cũng như nuôi 3 nhóc nhà em sau:

- Em thích nghe những câu nói của con em, cho dù là những câu hát, những lời nói bâng quơ, tưởng tượng của chúng, cũng như những hành vi - cử chỉ. Để từ đó em đọc được những suy nghĩ, tâm tư cũng như sự phát triển của chúng và sẵn sàng chia sẻ khi cần. Đưa đón con là việc em luôn làm và xem công việc đó là bổn phận của mình chứ không phải của vợ em (trừ khi em đi công tác). Bữa cơm nhà với em là quan trọng và ít khi bỏ bữa.

Các bác có con gái đến tuổi dậy thì sẽ hiểu. Với con em, khi chúng có những hành vi, lời nói thể hiện sự quan tâm đến người khác phái là em và vợ thảo luận ngay, tạo ra tình huống để giải quyết. Mục tiêu là để chúng "tự khai" và mình cho chúng biết những điều mình nói với chúng về vấn đề này là muốn bảo vệ chúng. Không la rầy, lờn tiếng, chỉ là tâm sự và chia sẻ.

Vợ chồng em luôn cho chúng hiểu việc học là quan trọng, là quyền lợi, và đó là con đường duy nhất để tiến thân, để tồn tại trong cuộc sống. Luôn cố gắng tạo ra sự kích thích, ham học. Một ví dụ để tạo ra sự kích thích, ham học mà vc em làm như thế này:
3 đứa con em ngay khi vô lớp 1 là em cho học anh văn (em cho học Ila), thực ra việc học này lúc vở lòng chỉ là chơi, chơi nhưng mà học. Dần dà có được kiến thức anh văn, khi vào lớp học phổ thông môn anh văn luôn vượt trội hơn các bạn, thế là có sự so kè, không muốn thua các bạn những môn còn lại. Vậy là các con của em cứ thế mà liệu. Vợ chồng em chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho chúng học thôi. Đứa út còn nhỏ chưa có gì để nói, hai chị lớn năm nay học lớp 7-8 và cũng từng ấy năm là học sinh giỏi. Hè rồi, em bất ngờ thưởng cho 1 chuyến du lịch Singapor. chỉ có 2 chị đi cùng nhóm của trường Ila. Chúng rất thích và muốn năm sau được đi nữa thì em nói rằng phải xem tụi con học như thế nào đã. Đó là tạo ra sự kích thích đồng thời cũng tạo điều kiện để cho chúng có cơ hội phát triển. Vợ chồng em không quan trọng điểm số của các con mình, nhưng khi chúng có điểm tốt thì mừng ra mặt, và khi chúng có điểm xấu thì hỏi con làm sai chổ nào, giải thích cho chúng hiểu vì sao bị sai, không la rầy. Từ đó chúng hiểu rằng mình cần làm như thế nào để ba mẹ vui.

Vậy đó, có rất rất nhiều vấn đề mà em và vợ em phải đối diện và tìm cách xử lý. Mục tiêu cuối cùng là cho chúng biết ý nghĩa của 2 chữ "gia đình" nó như thế nào, quan trọng ra sao. Và luôn thể hiện cho chúng biết ba và mẹ là nơi các con có thể tham vấn những vấn đề mà con gặp phải.

- Như em nói ở trên. Kiến thức là do môi trường sư phạm: trường/lớp, thầy/cô. Nhưng đó chỉ là điều kiện đủ. Phải xem con mình như thế nào, tố chất ra sao, như thế nào là phù hợp với chúng để chúng có thể phát huy tối đa sở trường. Đó mới là điều kiện cần.

- Một khi có sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, có tư duy tốt thì việc nhận thức của trẻ sẽ không quá khó đối với chúng.

Lan man dài dòng, nhưng tựu trung cũng 2 chữ "gia đình".

Hãy thực sự hiểu con mình để có định hướng đúng cho nó. Xem như cha mẹ cho con hành trang vào đời là một "cái đầu thực sự" mà chúng có thể tồn tại bất cứ đâu. Đó là mong mỏi của vợ chồng em.

Chúc bác @Phước.OS có lựa chọn đúng cho con mình. :)
 
Status
Không mở trả lời sau này.