RE: Cầu ĐN có thể sập bất cứ lúc nào
Cầu Công Lý là cầu nào hả bác.....??? Cầu đó đổi tên thành Cầu Quá Lam rồi mà.... là Làm Quá Lâu đó....
Trích đoạn: Ricky_do
Cái cầu Công Lý mãi mấy năm mà vẫn chưa xong thì sao cấp kinh phí cho cầu Đồng Nai đc hả các bác....toàn công trình rùa.
Cầu Công Lý là cầu nào hả bác.....??? Cầu đó đổi tên thành Cầu Quá Lam rồi mà.... là Làm Quá Lâu đó....
RE: Cầu ĐN có thể sập bất cứ lúc nào
Ôi giời ơi , các bác lo xa quá . Có gì thì bộ đội công binh của ta đến , mang cầu phao ra .. nhưng mà cầu phao có trụ được với dòng nước hay không thì em không bảo đảm và lúc đó thì các bác các chú, các bác cấp trên sẽ đổi tên thành Mr . Đỗ Thừa , nào là ai dè , phải chi , thiếu kinh phí v ..v ... có cả 1001 lý do để đỗ thừa
Ôi giời ơi , các bác lo xa quá . Có gì thì bộ đội công binh của ta đến , mang cầu phao ra .. nhưng mà cầu phao có trụ được với dòng nước hay không thì em không bảo đảm và lúc đó thì các bác các chú, các bác cấp trên sẽ đổi tên thành Mr . Đỗ Thừa , nào là ai dè , phải chi , thiếu kinh phí v ..v ... có cả 1001 lý do để đỗ thừa
RE: Cầu ĐN có thể sập bất cứ lúc nào
Giao địa phương đầu tư cầu Đồng Nai 2
E biết. nhưng chờ đc 2 TP đó mà họp với nhau, bàn kế họach xong, ra ngoài Bộ KHĐT và Bộ TC thì chắc nó sập..mấy lần rồi!
E thì mỗi lần dừng trên cầu ĐN thì phải mở cửa xe chờ sẵn, có gì...Zdọt!
Nếu mà nó sập thì...1 tuần e đi VTàu về TP mấy lần, chắc phải tàu cánh ngầm rồi và chắc chằn là tốn tiền nhỉ!!!
Giao địa phương đầu tư cầu Đồng Nai 2
TT (Đồng Nai) - Tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vừa đồng ý giao UBND TP.HCM và Đồng Nai phối hợp triển khai thực hiện dự án cầu đường Nhơn Trạch (còn gọi là cầu Đồng Nai 2) theo hình thức BOT.
Hai địa phương cần thống nhất phương án thực hiện, phạm vi quản lý và làm việc với Bộ Giao thông vận tải để nhận bàn giao dự án.
Theo Bộ Giao thông vận tải, tuyến cầu đường bắc qua sông Đồng Nai này trùng với hướng tuyến đường vành đai ngoài TP.HCM nối quận 9 sang Nhơn Trạch (Đồng Nai) với tổng mức đầu tư dự kiến 5.774 tỉ đồng. Kết thúc giai đoạn một, cầu có chiều rộng 22m với bốn làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ. Hoàn thiện giai đoạn hai, cầu rộng 45m với tám làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ
E biết. nhưng chờ đc 2 TP đó mà họp với nhau, bàn kế họach xong, ra ngoài Bộ KHĐT và Bộ TC thì chắc nó sập..mấy lần rồi!
E thì mỗi lần dừng trên cầu ĐN thì phải mở cửa xe chờ sẵn, có gì...Zdọt!
Nếu mà nó sập thì...1 tuần e đi VTàu về TP mấy lần, chắc phải tàu cánh ngầm rồi và chắc chằn là tốn tiền nhỉ!!!
Last edited by a moderator:
RE: Cầu ĐN có thể sập bất cứ lúc nào
Các bác cứ khéo lo! Mỹ ít sập cầu nên chưa có kinh nghiệm, mới sập có một cái mà kiểm tra lại cầu của cả nước, vớ vẩn hết sức! Việt Nam mình có kinh nghiệm nhiều vụ sập cầu rồi! Vụ Sập cầu Bình Điền hoành tràng thế mà có sao đâu, cầu sập thì cầu mới làm mới nhanh chứ chưa sập thì các bác chờ đến mùa quít! Cầu Rạch Chiếc kêu gào bao nhiêu lâu nay rồi mà có chịu sập đâu!!! Nên các bác cứ yên tâm!!!
Các bác cứ khéo lo! Mỹ ít sập cầu nên chưa có kinh nghiệm, mới sập có một cái mà kiểm tra lại cầu của cả nước, vớ vẩn hết sức! Việt Nam mình có kinh nghiệm nhiều vụ sập cầu rồi! Vụ Sập cầu Bình Điền hoành tràng thế mà có sao đâu, cầu sập thì cầu mới làm mới nhanh chứ chưa sập thì các bác chờ đến mùa quít! Cầu Rạch Chiếc kêu gào bao nhiêu lâu nay rồi mà có chịu sập đâu!!! Nên các bác cứ yên tâm!!!
RE: Cầu ĐN có thể sập bất cứ lúc nào
Gặp bác chuyên gia cầu đường đây rồi. Bác cho em hỏi sao tất cả các cầu ở Việtnam đều bị hiện tượng lún ở đường dẫn lên cầu kể cả các cầu do Phú Mỹ Hưng đầu tư (ít rút ruột hơn) trong khi kô hề thấy hiện tượng này ở cầu nước ngòai. Là do kỹ thuật xây dựng của mình kém hay do ăn bớt hả bác?
Trích đoạn: quangsndz
Cầu bị sập ở US có kết cấu khác, cao lêu nghêu, có dàn thép - bắt Rivet nóng ở các bản mắt dàn. Bên trên là bản mặt cầu. Loại kết cấu này có thể tèo nếu bất cứ phần tử chịu lực chính nào trong cái rừng thép và nút dàn ấy tèo. Rivet tán nóng không tốt bằng bulon cường độ cao ngày nay (nó siết 2 bản thép lại cứng ngắc chứ không "nhờ" sức co lại khi nguội của Rivet). Lâu ngày Rivet cũng dễ tèo khó sửa chữa hơn. (hình như cầu Mĩ XD 1967) Mà dàn thép sập thì do các liên kết, nó kéo cả hệ thống xuống sông.
Người ta đang nghi cho nút dàn bị yếu đi do các Rivê không còn siết chặt các bản mã và các kỹ sư xưa đã tính sai tải trọng. Cũng có khả năng 1 vài thanh thép nào đó bị tèo sớm.
[/img]
(theo Newyork Times)
http://www.nytimes.com/2007/08/09/us/09bridge.html?hp
Cầu ĐN là các dầm đơn giản, gián đoạn gác lên các mố cầu vững chãi, có sập thì cũng không kinh hòang như vậy được. Kể cả 1 cái dầm bị tèo thì chưa chắc ô nhịp cầu đó đã sập vì các dầm kia vẫn trụ được tí. Quá tải, va, rung cháy nổ ... gì đó thì mới sập cái đùng được. Đỡ buồn tí các bác nhỉ.
Cầu Sập trên QL1 gần ngã 3 chợ Sặt (chỗ có đường sắt chui qua bên dưới ) cũng bị đứt cáp ngang, làm cho các cây dầm dọc "độc lập" Mac phé sơn với nhau hơn, giống như ta xếp mấy cây dừa sát nhau để đi qua rạch mà không có ván bắc ngang vậy, xe chạy lực không "dàn" ra cho các "cây dừa" kế bên được nên cũng nguy hiểm lắm - các bác cẩn thận nhé. Mấy thứ này đều do Khu QLĐB quản chứ không phải địa phương quản.
@bác Euro Car: ĐN 2 xong thì xe Bắc xuống Q6, Q8... miền Tây né được Tp chứ. Mình là "hàng xóm" với cầu ĐN1 mới chê ĐN2 thôi
Gặp bác chuyên gia cầu đường đây rồi. Bác cho em hỏi sao tất cả các cầu ở Việtnam đều bị hiện tượng lún ở đường dẫn lên cầu kể cả các cầu do Phú Mỹ Hưng đầu tư (ít rút ruột hơn) trong khi kô hề thấy hiện tượng này ở cầu nước ngòai. Là do kỹ thuật xây dựng của mình kém hay do ăn bớt hả bác?
RE: Cầu ĐN có thể sập bất cứ lúc nào
Lún đường dẫn chủ yếu là do làm ẩu. Có thể do thiết kế ẩu, cũng có thể do bên thi công cố tình ẩu. Đất đắp đường dẫn được tính theo m3 mà bác. Đất đã đổ đấy, đầm xuống thì ai biết nó sai lệch bao nhiêu . Tuy nhiên cũng phải nói thêm là tất cả các công trình xây dựng đều được phép lún và tất cả đều lún. Đường cũng lún, chỉ có điều đường ở VN lún hơi nhiều .
Lún đường dẫn chủ yếu là do làm ẩu. Có thể do thiết kế ẩu, cũng có thể do bên thi công cố tình ẩu. Đất đắp đường dẫn được tính theo m3 mà bác. Đất đã đổ đấy, đầm xuống thì ai biết nó sai lệch bao nhiêu . Tuy nhiên cũng phải nói thêm là tất cả các công trình xây dựng đều được phép lún và tất cả đều lún. Đường cũng lún, chỉ có điều đường ở VN lún hơi nhiều .
RE: Cầu ĐN có thể sập bất cứ lúc nào
Em chưa thấy ở đâu ngoài VN làm đường xong còn ghi là " Đường chờ lún " . Pó tay luôn
Em chưa thấy ở đâu ngoài VN làm đường xong còn ghi là " Đường chờ lún " . Pó tay luôn
RE: Cầu ĐN có thể sập bất cứ lúc nào
@Bác streaker: Em đâu phải dân cầu đường. Cũng a ma tơ thôi các bác. Đọc được tí thì chia xẻ với bà con OS cho vui.
Cái chỗ đầu cầu là nơi tiếp giáp giữa 1 phần cứng và 1 phần mềm, hai phần này không "dính" chặt vào nhau, phần cứng có móng chắc nên lún ít hơn phần mềm nhiều, nó cũng chịu lực khỏe hơn. Cũng có hiện tượng lực không "dàn" ra cho khu vực bên cạnh, cụ thể là khi bánh xe của bác vừa qua cầu và đi lọt hoàn toàn vào vùng nền đường mềm rồi thì mố cầu không gánh gìum nó tí lực nào nữa cả. Còn khi đi trên đường bình thường thì 1 bánh xe ép xuống, tất cả các khu vực trước sau phải trái ... xung quanh nó gánh phụ, hôm nay lún chỗ này, đẩy chỗ kia lên, mai xe chạy chỗ khác lún lại ... thế là huề (mặt đường không cứng lắm đâu bác). Còn cái khu vực tiếp nối đó thì quan năm suốt tháng nó tự nhiên phải chịu lực tập trung từ bánh xe mà không có "đồng đội" nào "bù qua sớt lại" cho nó cả. Nó lún là lún luôn, bên cầu không chịu lún xuống bù lại để đẩy nó trồi lên như ở các phần đường thông thường khác.
Để giảm hiện tượng này, người ta làm 1 tấm đan chắc chắn đặt nghiêng ở đường dẫn đầu cầu. Tính toán cụ thể thì em bó tay. Trên đan là các lớp cấu tạo mặt đường mỏng dần chứ đổ bêtông cứng ngắc thì lại mất tác dụng. Như vậy thì đoạn đường gần mố cầu trỡ nên "cứng dần" hoặc "mền dần' chứ không bị "mềm đột ngột". Nhưng tấm đan bêtông đặt dốc này có bề mặt trơn tuột lại có mặt dốc nên xe chạy nhiều thì đá cũng tuột đi đâu đó theo thời gian và ... lún. Càng lún thì xe qua càng "giựt" mạnh hơn nữa. Thế mới căng.
Bị ít hoặc nhiều thôi, có các kỹ sư có kinh nghiệm cấu tạo các chi tiết này sao đó nên không lún nhiều hay chưa lún ... Nghe thầy em (ở BKTPHCM) kể rằng ở Mĩ thầy cũng thấy vụ này. Phải trám trét thôi - nhưng chắc ít hơn ta. Cũng có thể 1 số công ty họ có bí quyết sao đó nên làm tốt chứ không phải "chỉ ở VN" như bác nói đâu...
Em có ý tưởng làm răng cưa cho cái tấm đan này để giữ đá dăm khỏi tuột khi xe chạy gây lún, hay làm cho nó xù xì sao đó, dán đá dăm vào mặt nó sau khi đổ bê tông chẳng hạn... lúc đó sẽ tính lại bài tóan. Nhưng em chưa biết chia sẻ với ai vụ này vì em là A ma tơ cầu đường thôi
.
Ở khu vực trạm thu phí (nếu làm đường kiểu "áo đường mềm") hoạc khu vực đổ bêtông cứng quá ngắn cũng có hiện tượng lún cục bộ này tại hai làn ngay dưới bánh xe.
Chạy xe hơi thì sướng, nhưng cũng có khối người khổ các bác nhỉ!
(Em cũng cố gắng giải thích theo tí kiến thức trong sách vở cũ thôi, có gì sai sót các bác sửa chửa và bổ sung giúp nhé)
@Bác streaker: Em đâu phải dân cầu đường. Cũng a ma tơ thôi các bác. Đọc được tí thì chia xẻ với bà con OS cho vui.
Cái chỗ đầu cầu là nơi tiếp giáp giữa 1 phần cứng và 1 phần mềm, hai phần này không "dính" chặt vào nhau, phần cứng có móng chắc nên lún ít hơn phần mềm nhiều, nó cũng chịu lực khỏe hơn. Cũng có hiện tượng lực không "dàn" ra cho khu vực bên cạnh, cụ thể là khi bánh xe của bác vừa qua cầu và đi lọt hoàn toàn vào vùng nền đường mềm rồi thì mố cầu không gánh gìum nó tí lực nào nữa cả. Còn khi đi trên đường bình thường thì 1 bánh xe ép xuống, tất cả các khu vực trước sau phải trái ... xung quanh nó gánh phụ, hôm nay lún chỗ này, đẩy chỗ kia lên, mai xe chạy chỗ khác lún lại ... thế là huề (mặt đường không cứng lắm đâu bác). Còn cái khu vực tiếp nối đó thì quan năm suốt tháng nó tự nhiên phải chịu lực tập trung từ bánh xe mà không có "đồng đội" nào "bù qua sớt lại" cho nó cả. Nó lún là lún luôn, bên cầu không chịu lún xuống bù lại để đẩy nó trồi lên như ở các phần đường thông thường khác.
Để giảm hiện tượng này, người ta làm 1 tấm đan chắc chắn đặt nghiêng ở đường dẫn đầu cầu. Tính toán cụ thể thì em bó tay. Trên đan là các lớp cấu tạo mặt đường mỏng dần chứ đổ bêtông cứng ngắc thì lại mất tác dụng. Như vậy thì đoạn đường gần mố cầu trỡ nên "cứng dần" hoặc "mền dần' chứ không bị "mềm đột ngột". Nhưng tấm đan bêtông đặt dốc này có bề mặt trơn tuột lại có mặt dốc nên xe chạy nhiều thì đá cũng tuột đi đâu đó theo thời gian và ... lún. Càng lún thì xe qua càng "giựt" mạnh hơn nữa. Thế mới căng.
Bị ít hoặc nhiều thôi, có các kỹ sư có kinh nghiệm cấu tạo các chi tiết này sao đó nên không lún nhiều hay chưa lún ... Nghe thầy em (ở BKTPHCM) kể rằng ở Mĩ thầy cũng thấy vụ này. Phải trám trét thôi - nhưng chắc ít hơn ta. Cũng có thể 1 số công ty họ có bí quyết sao đó nên làm tốt chứ không phải "chỉ ở VN" như bác nói đâu...
Em có ý tưởng làm răng cưa cho cái tấm đan này để giữ đá dăm khỏi tuột khi xe chạy gây lún, hay làm cho nó xù xì sao đó, dán đá dăm vào mặt nó sau khi đổ bê tông chẳng hạn... lúc đó sẽ tính lại bài tóan. Nhưng em chưa biết chia sẻ với ai vụ này vì em là A ma tơ cầu đường thôi
Ở khu vực trạm thu phí (nếu làm đường kiểu "áo đường mềm") hoạc khu vực đổ bêtông cứng quá ngắn cũng có hiện tượng lún cục bộ này tại hai làn ngay dưới bánh xe.
Chạy xe hơi thì sướng, nhưng cũng có khối người khổ các bác nhỉ!
(Em cũng cố gắng giải thích theo tí kiến thức trong sách vở cũ thôi, có gì sai sót các bác sửa chửa và bổ sung giúp nhé)
Last edited by a moderator: