Hạng D
27/6/07
1.031
0
0
NamKhanh03 nói:
Không thấy có bác nào ở HN nhỉ.
Em bắt đầu "cuốc đất" được năm rưỡi, HDC 23 nhưng dao này toàn over 28 - 30.

Anh em đang làm trong ngành GTVT, chưa ra mặt được, bác thông cảm tí :D:D:D
 
Hạng D
2/11/07
2.551
5
38
53
NamKhanh03 nói:
Không thấy có bác nào ở HN nhỉ.
Em bắt đầu "cuốc đất" được năm rưỡi, HDC 23 nhưng dao này toàn over 28 - 30.
Hay là thỉnh thoảng bác "tay gậy, tay bị" vào SG nhập hội với aem trong này đê
21.gif
21.gif

Em mới đọc bài này, thấy cũng hay:
Chủ tịch Hội golf Hà Nội: 'Tôi ủng hộ Bộ trưởng Thăng' http://vnexpress.net/gl/x...ng-ho-bo-truong-thang/

Trích đoạn: "
Hai năm chơi golf, ông tiêu tốn như thế nào?
- Tôi chẳng bao giờ tính cả, bởi vì nó không rẻ nhưng đổi lại là tôi không phải chi cho bác sĩ. Tôi nghĩ chi phí cũng tương đương một lần tôi đi xét nghiệm, nhưng tôi không phải đi xét nghiệm, không chi cho bác sĩ. Để dễ so sánh tôi hỏi bạn một bộ máy ảnh bao nhiêu tiền? Khoảng hơn 30 triệu? Số tiền đó bằng một bộ gậy golf bình thường. Nhưng nhiều người dám bỏ ra để mua thì tại sao lại chê người bỏ tiền mua bộ gậy có khi chỉ 20 triệu đồng? Người chơi ảnh, chụp ảnh thì phải in, chi phí làm ảnh không rẻ, rồi bao nhiêu người chơi ảnh tốn kém tiền đi thực tế, sáng tác... Nhưng không ai so sánh, suốt ngày kêu réo người đi chơi golf, như vậy là không công bằng.
khao-sat-t6.jpg
Trên 60% độc giả VnExpress đồng tình với yêu cầu của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Ảnh chụp màn hình: N.H. - Người chơi golf mặc nhiên được coi là người nhiều tiền hoặc nhiều quyền. Ông suy nghĩ như thế nào về cách nhìn này?
- Cách đây 10-15 năm, người ta cũng nói chuyện như vậy về tennis. Rồi tới đây, người ta sẽ nói về những người chơi các môn khác, những người đua thuyền buồm, lướt ván. Để lướt ván thì trước hết phải có cano, có đội và cano thì không rẻ. Chỉ riêng xăng dầu để chạy một giờ của cano thì gấp nhiều lần ôtô chạy 100 km. Mà đấy mới chỉ là chi phí nhỏ. Nếu chúng ta phát triển du lịch, mà ta là quốc gia ven biển thì không thể bỏ qua môn này. Du lịch biển mới phát triển được, lúc đó tốn hơn nhiều mà nó lại còn tạo ít công ăn việc làm hơn golf.
Còn bất kể chơi môn nào cũng phải có điều kiện nhất định. Thứ nhất phải có thời gian; thứ hai đủ khả năng chi trả; thứ ba, gia đình ủng hộ. Người chơi phải xác định mình có đủ điều kiện không đã rồi hẵng tham gia. Chơi tennis cũng vậy thôi. Mua một đôi giày tử tế không rẻ, đua xe đạp cũng thế, ta đã làm gì có xe tốt. Hay như một môn nhiều người chưa biết đến, đó là leo núi mạo hiểm, một cái dây bảo hiểm, một đôi giày leo núi đắt kinh khủng, vì đấy là sinh mạng. "

Kinh nghiệm của người đi trước, đáng để học chứ nhỉ?
 
Hạng C
12/1/10
854
4
18
46
'Chơi golf chỉ dành cho các đại gia'</h1>
'Chơi golf chỉ dành cho các đại gia'</h1> Chỉ riêng bộ gậy của người chơi golf đã tốn hàng nghìn USD, mua thẻ thành viên là hàng chục nghìn USD, chưa kể đến tiền phí trả cho từng buổi chơi... Golf là một thể thao chỉ dành cho những người rất giàu.
>Núp bóng sân golf để xây biệt thự </h2> Thành phố Hà Nội có 19 sân golf, trong đó, 15 dự án được chấp thuận đầu tư và với 4 sân golf đang hoạt động là sân golf Sóc Sơn, Vân Trì (Đông Anh), Đồng Mô (Ba Vì) và sân golf hồ Văn Sơn (Chương Mỹ). Ngoài ra, một số sân golf ở vùng ven thủ đô như Đầm Vạc, Tam Đảo... ở Vĩnh Phúc cũng được nhiều golfer hay lui tới.
Golf được coi là môn thể thao quý tộc với các khoản chi phí được tính theo đôla. Phí chơi golf được chia làm 3 loại. Đối với hội viên (member) mức phí dao động khoảng 15-27 đôla cho mỗi lần chơi. Khách mời của hội viên (member guest) phải trả giá cao hơn, khoảng 60-80 đôla. Phí cho khách vãng lai (visitor) là cao nhất, lên tới trên dưới 100 đôla.
Để sở hữu một chiếc thẻ hội viên trên thị trường hiện nay, golfer phải trả tới 30.000 USD - 130.000 USD tùy sân. Các thẻ có thể mua đi bán lại tùy theo mức thỏa thuận. Mỗi năm, phí thường niên của nhiều sân dao động khoảng trên dưới 1.000 USD đến khoảng 2.000 USD.
Van_Tri_Golf.JPG
Một góc sân golf Vân Trì. Ảnh: Hoàng Lan Chỉ thị cán bộ chủ chốt thuộc Bộ Giao thông vận tải không được chơi golf của Bộ trưởng Đinh La Thăng khiến giới doanh nhân không khỏi ngỡ ngàng.
Chị Thanh Hảo, một nữ doanh nhân chia sẻ, golf được coi là môn thể thao đẳng cấp, nên chuyện các doanh nhân trong mọi lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản... mê là chuyện dễ thấy. Và lẽ dĩ nhiên, chỉ đại gia mới đủ tiền để chơi golf. Sau một tuần bề bộn với giấy tờ, công việc họp bàn, kế hoạch kinh doanh, chị thường tìm đến sân golf để giải tỏa căng thẳng. Mỗi sân là một sự khám phá về chướng ngại vật, cỏ, độ dốc. Người chơi phải tính toán độ gió, hướng bóng, đường đi của bóng và tập trung cao độ mới có thể đánh trúng lỗ.
"Chơi golf làm đầu óc sảng khoái, minh mẫn. Nếu khéo sắp xếp thời gian, người chơi vẫn có thể đảm bảo tiến độ được công việc. Chỉ thị của Bộ trưởng giao thông có phần chưa được khách quan", chị Hảo nói.
Ngược lại với chị Hảo, ông Lê Nguyên, một nhà đầu tư bất động sản lại có quan điểm hoàn toàn khác. Theo ông Nguyên, golf là một môn thể thao tốn kém cả về tiền bạc và thời gian, do đó, chỉ thị các quan chức thuộc Bộ Giao thông vận tải không chơi golf là hoàn toàn hợp lý. Ông Nguyên bật mí, không ít trường hợp đánh bạc, cá cược sau mỗi cú vung gậy và số tiền bỏ ra không hề nhỏ. Mức trung bình khoảng 100-200 đôla cho mỗi lỗ, trường hợp nào bị thua 18 lỗ thì số tiền phải trả ít nhất cũng lên tới 1.800-2.000 USD.
Bản thân ông Nguyên đã từng chứng kiến các đại gia chơi golf bị thua thiệt hàng nghìn đôla trên sân. Và khi người thua cuộc chưa kịp móc túi ra trả tiền thì lập tức đã có một bàn tay khác xòe tiền ra trả giúp. Tất nhiên, ông Nguyên kể, đằng sau nó là những thỏa thuận, giao dịch ngầm và chỉ người trong cuộc mới hiểu. "Xét về một góc độ nào đó, đây là hình thức cá cược, đánh bạc trá hình. Và cao hơn thế, là những mối quan hệ ngoại giao", ông Nguyên tiết lộ.
Theo ông Nguyên, bước chân vào sân golf, hầu hết các phí được tính theo đôla. Bộ đồ nghề cho mỗi tay chơi gồm một bộ gậy, túi golf, găng tay, giày. Trong đó, đắt nhất là bộ gậy, gồm đủ các loại từ gậy gỗ, sắt và loại chuyên biệt với giá dao động quanh mức 1.700 - 2.000 USD. Những bộ gậy đắt nhất có thể lên tới hàng trăm nghìn đôla.
Hội viên sẽ được miễn lệ phí sân khi chơi, nhưng phải trả tiền "boa" cho người phục vụ (caddie) khoảng 10-15 đôla. Để trở thành một tay golf chơi được, người chơi phải tập luyện hằng năm trời, chi phí ban đầu cho thầy dạy cũng lên tới 50 đôla cho mỗi buổi tập, trong thời gian một tiếng đồng hồ. Khi đã quen tay, người chơi có thể tự tập một mình. Hiện nay, du khách thường hay lui tới các sân Đảo Sen, Phương Đông, Sudico, FLC, sân vận động quốc gia Mỹ Đình... Phí cho mỗi lần tập dao động quang mức 80.000 đồng - 100.000 đồng cho 100 bóng.
Đánh hết vòng 18 lỗ, với một tay chơi trung ở mức nghiệp dư mất từ nửa ngày đến một ngày. Thú của dân chơi golf là cảm giác khám phá sân lạ, nên một tay chơi chuyên nghiệp thường để sẵn trong túi vài ba thẻ hội viên ở các sân khác nhau. Giải golf thường do các doanh nghiệp lớn tổ chức như Vietnam Airline, Mercedes... Và phần thưởng cho cú đánh "hole-in-one" (1 gậy vào lỗ) rất lớn, có thể lên tới hàng chục nghìn đôla, thậm chí là một chiếc Mercedes.
Giám đốc một doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn cho hay, golf ngoài việc giải trí còn mang nghĩa ngoại giao lớn. Bản thân ông, khi mới thành lập công ty, đã phải lang thang trên sân, tập tành vất vả để có được mối quan hệ với các doanh nghiệp tầm cỡ. "Đến nay, chủ yếu các mối quan hệ thân tình của tôi nhờ sân golf mang lại", lãnh đạo doanh nghiệp này cho hay.
Luật sư Phạm Đức Giang, thành viên của CLB sân golf Đầm Vạc cho hay, dưới góc độ pháp luật, không có quy định nào cấm người lao động, công chức viên được chơi thể thao, nhất là golf hoặc làm những công việc riêng tư vào ngày nghỉ. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nội bộ ngành, ông Giang đánh giá cao sự quyết tâm, quyết liệt của lãnh đạo Bộ Giao thông để giải quyết những vấn đề bức thiết trong bối cảnh hiện tại.
Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc điều hành một sân golf cho hay, người chơi golf khá đa dạng, từ doanh nhân cho đến công chức, nghệ sỹ... Golf hiện là môn thể thao xa xỉ, giống như tennis cách đây 20 năm. Từ phí thuê người quản lý, điều hành, bảo dưỡng sân cỏ, dụng cụ đồ nghề đều được tính bằng đôla nên phí chơi cũng được tính theo đôla.
Mặc dù vậy, vị lãnh đạo này khẳng định, ở Việt Nam, nếu chỉ kinh doanh dựa vào sân golf thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng. Vì sân golf chỉ phát huy tối đa công suất vào những ngày cuối tuần nên thu không thể bù chi. Ngoài ra, sân golf phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 20% nên doanh thu cũng bị giảm sút. Theo vị lãnh đạo này, nếu quyết định của Bộ trưởng giao thông được nhân rộng thì các chủ sân golf sẽ lao đao. "Để duy trì sân golf, nhiều đơn vị vẫn phải kinh doanh thêm bất động sản", ông này cho hay.
Hoàng Lan



http://vnexpress.net/gl/k...-danh-cho-cac-dai-gia/
 
Hạng D
2/1/08
3.518
9
38
52
Muakskisses City
Vô lý, nếu chơi golf mà là đại gia thì chẳng lẽ... con gái 8 tuổi của em cũng là đại gia sao? Em thấy thằng bảo vệ chung cư nhà em chiều chiều cầm cây driver đứng trên bãi cỏ dưới sân vụt bóng cũng đẹp phết, với cái dáng đó thì phải cầm gậy ít nhất 6 tháng, chẳng lẽ hắn cũng là đại gia?
Thật ra em thấy chơi golf còn ít tốn kém hơn... bida
 
Hạng C
12/1/10
854
4
18
46
Em cuốc chắc hơn 2 năm rồi. HDC của em vẫn 70 đều đặn. Hôm nào ra mặt hội cuốc các bác cho em ké Himlam or PMH, em đỡ xấu hổ ... đi tìm ball.
 
Hạng B2
20/12/07
223
160
43
muakskisses nói:
Vô lý, nếu chơi golf mà là đại gia thì chẳng lẽ... con gái 8 tuổi của em cũng là đại gia sao? Em thấy thằng bảo vệ chung cư nhà em chiều chiều cầm cây driver đứng trên bãi cỏ dưới sân vụt bóng cũng đẹp phết, với cái dáng đó thì phải cầm gậy ít nhất 6 tháng, chẳng lẽ hắn cũng là đại gia?
Thật ra em thấy chơi golf còn ít tốn kém hơn... bida
Chuyện đại gia và golf và ngược lại thật là ngu ngốc; không buồn bình luận. Nhưng bida mà tốn kém hơn bida ah???? em không rành bida nên mong bác giáo dục em tí về vụ này!