[GÓC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC]
--------
• Sau khi được hỗ trợ tư vấn pháp chế liên quan đến các vấn đề sao y cavet xe, em xin copy một số thông tin tư vấn để các anh/chị/em tham khảo mà trả lời cho lực lượng CSGT trong trường hợp bị kiểm tra. (Các anh/chị/em lưu ý thông tin này chỉ hỗ trợ tư vấn thêm giải pháp để các anh/chị/em an tâm lưu thông, nếu có sai sót gì anh/chị/em vui lòng bỏ qua cho. => Đặc biệt hạn chế tranh luận chửi bới chính sách các kiểu giúp em, tập trung cày kiếm cơm. Khổ lắm rồi !?)
--------
1. Vừa qua NHNN gửi Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 về việc yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn HĐ thế chấp có hiệu lực theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP).
2. Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an cũng có Công văn số 2916/C67-P9 ngày 31/5/2017 gửi Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đề cập: Đối với những phương tiện thế chấp tại Ngân hàng tham gia giao thông thì Bên thế chấp được giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời hạn HĐ thế chấp có hiệu lực đúng quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP) và Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 của NHNN
=> Từ những căn cứ trên, có tham khảo một số văn bản pháp luật liên quan:
1. Khi nhận thế chấp phương tiện vận tải là ô tô: Các NH nhận thế chấp theo đúng quy trình, hướng dẫn về nhận TSBĐ là phương tiện vận tải, thực hiện theo đúng thỏa thuận tại HĐTC, theo đó KH và NH đã thỏa thuận rõ về việc NH sẽ là Bên giữ bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký xe, KH được phép sử dụng xe để lưu thông kèm theo Giấy lưu hành xe do NH cấp.
2. Việc KH và NH thỏa thuận về việc Nh giữ bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký xe là thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:
+ a. Điều 323 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành khẳng định quyền của Bên nhận thế chấp là “Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Theo đó, trong trường hợp Luật (là văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội) có quy định khác thì việc thỏa thuận đó của các bên sẽ phải tuân thủ theo Luật, chứ không phải tuân thủ theo quy định khác của Nghị định (là văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ).
+ b. Căn cứ khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Bộ luật (văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành) là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn so với Nghị đinh (văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành). Theo đó, trong trường hợp có quy định khác nhau về việc giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị định số 163, thì đương nhiên các TCTD căn cứ quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 để áp dụng.
+ c. Căn cứ theo khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Với quy định này, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 bởi được thay thế bằng Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, Nghị định số 163 (và các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163) với tính chất là văn bản quy định chi tiết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 về giao dịch bảo đảm, cũng đã hết hiệu lực. Như vậy, căn cứ vào quy định tại Bộ luật dân sự 2015 theo các cơ sở đã trích dẫn trên đây để giải thích, trao đổi với các anh/chị/em.
Ngoài ra các anh/chị/em khi bị CSGT thổi phạt vi phạm do không xuất trình được bản gốc GCN đăng ký xe, các anh/chị/em căn cứ vào 3 điểm sau để trao đổi lại với Cơ quan CA:
- Theo Điều 323 BLDS 2015 thì NH được phép giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo thỏa thuận, trừ trường hợp Luật có quy định khác. Trong khi NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11) không phải là Luật nên về nguyên tắc sẽ áp dụng Điều 323 BLDS 2015
- Theo Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thứ tự ưu tiên áp dụng khi có nhiều văn bản cùng quy định về 1 vấn đề thì BLDS 2015 sẽ được ưu tiên áp dụng hơn NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11)
- Theo Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11) đã hết hiệu lực do BLDS 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng BLDS 2015.
Tóm lại căn cứ Điều 323 BLDS 2015 thì việc NH giữ bản gốc GCN đăng ký xe là hợp pháp, việc Cơ quan CA yêu cầu KH xuất trình bản gốc GCN đăng ký xe là không phù hợp, vì xe đã được thế chấp cho NH, các bên đã thỏa thuận NH giữa bản gốc GCN đăng ký xe và NH cấp Giấy lưu hành xe cho KH
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
[GÓC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC]
--------
• Sau khi được hỗ trợ tư vấn pháp chế liên quan đến các vấn đề sao y cavet xe, em xin copy một số thông tin tư vấn để các anh/chị/em tham khảo mà trả lời cho lực lượng CSGT trong trường hợp bị kiểm tra. (Các anh/chị/em lưu ý thông tin này chỉ hỗ trợ tư vấn thêm giải pháp để các anh/chị/em an tâm lưu thông, nếu có sai sót gì anh/chị/em vui lòng bỏ qua cho. => Đặc biệt hạn chế tranh luận chửi bới chính sách các kiểu giúp em, tập trung cày kiếm cơm. Khổ lắm rồi !?)
--------
1. Vừa qua NHNN gửi Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 về việc yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn HĐ thế chấp có hiệu lực theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP).
2. Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an cũng có Công văn số 2916/C67-P9 ngày 31/5/2017 gửi Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đề cập: Đối với những phương tiện thế chấp tại Ngân hàng tham gia giao thông thì Bên thế chấp được giữ bản chính Giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời hạn HĐ thế chấp có hiệu lực đúng quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP) và Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 của NHNN
=> Từ những căn cứ trên, có tham khảo một số văn bản pháp luật liên quan:
1. Khi nhận thế chấp phương tiện vận tải là ô tô: Các NH nhận thế chấp theo đúng quy trình, hướng dẫn về nhận TSBĐ là phương tiện vận tải, thực hiện theo đúng thỏa thuận tại HĐTC, theo đó KH và NH đã thỏa thuận rõ về việc NH sẽ là Bên giữ bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký xe, KH được phép sử dụng xe để lưu thông kèm theo Giấy lưu hành xe do NH cấp.
2. Việc KH và NH thỏa thuận về việc Nh giữ bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký xe là thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể:
+ a. Điều 323 của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành khẳng định quyền của Bên nhận thế chấp là “Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Theo đó, trong trường hợp Luật (là văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội) có quy định khác thì việc thỏa thuận đó của các bên sẽ phải tuân thủ theo Luật, chứ không phải tuân thủ theo quy định khác của Nghị định (là văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ).
+ b. Căn cứ khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Bộ luật (văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành) là văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn so với Nghị đinh (văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành). Theo đó, trong trường hợp có quy định khác nhau về việc giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp giữa Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị định số 163, thì đương nhiên các TCTD căn cứ quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 để áp dụng.
+ c. Căn cứ theo khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”. Với quy định này, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 bởi được thay thế bằng Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, Nghị định số 163 (và các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163) với tính chất là văn bản quy định chi tiết thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 về giao dịch bảo đảm, cũng đã hết hiệu lực. Như vậy, căn cứ vào quy định tại Bộ luật dân sự 2015 theo các cơ sở đã trích dẫn trên đây để giải thích, trao đổi với các anh/chị/em.
Ngoài ra các anh/chị/em khi bị CSGT thổi phạt vi phạm do không xuất trình được bản gốc GCN đăng ký xe, các anh/chị/em căn cứ vào 3 điểm sau để trao đổi lại với Cơ quan CA:
- Theo Điều 323 BLDS 2015 thì NH được phép giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo thỏa thuận, trừ trường hợp Luật có quy định khác. Trong khi NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11) không phải là Luật nên về nguyên tắc sẽ áp dụng Điều 323 BLDS 2015
- Theo Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thứ tự ưu tiên áp dụng khi có nhiều văn bản cùng quy định về 1 vấn đề thì BLDS 2015 sẽ được ưu tiên áp dụng hơn NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11)
- Theo Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì NĐ 163 (sửa đổi bởi NĐ 11) đã hết hiệu lực do BLDS 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng BLDS 2015.
Tóm lại căn cứ Điều 323 BLDS 2015 thì việc NH giữ bản gốc GCN đăng ký xe là hợp pháp, việc Cơ quan CA yêu cầu KH xuất trình bản gốc GCN đăng ký xe là không phù hợp, vì xe đã được thế chấp cho NH, các bên đã thỏa thuận NH giữa bản gốc GCN đăng ký xe và NH cấp Giấy lưu hành xe cho KH
Lại một bác nhanh nhảu.
Xem trang 12 nhé.
 
Hạng C
28/4/17
531
1.360
93
49
Hôm qua gọi ngân hàng (Shinhan bank của Hàn), bọn nó tỉnh bơ bảo không sao hết, anh lên đây làm vài thủ tục rồi em trả giấy tờ gốc cho anh luôn.

Hơi ngỡ ngàng vì thấy sao dễ dàng vậy. Hỏi, nó nói vì bọn nó xem xét điều kiện cho vay ngặt nghèo lắm, nên không sợ bị xù nợ, vụ giấy tờ lùm xùm lên là ở trên chỉ đạo trả giấy tờ ngay khi khách hàng có yêu cầu. (Mà đúng là khi thẩm định hồ sơ, bọn này làm căng thiệt. Hơi bực nhưng em phải chiều tụi nó vì nó cố định lãi suất suốt thời gian vay. Không như mấy ông kia neo biên độ vô lãi suất tùy thời điểm).

Hỏi nó, vậy sao mấy em cho vay kiểu chắc ăn như vậy mà ngay từ đầu còn giữ giấy người ta làm chi vậy? Nó cười khì khì, kêu: Anh hỏi khó quá, thôi mai lên em lấy lại giấy đi.

Coi như em khỏe rồi.
 
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
Hôm qua gọi ngân hàng (Shinhan bank của Hàn), bọn nó tỉnh bơ bảo không sao hết, anh lên đây làm vài thủ tục rồi em trả giấy tờ gốc cho anh luôn.

Hơi ngỡ ngàng vì thấy sao dễ dàng vậy. Hỏi, nó nói vì bọn nó xem xét điều kiện cho vay ngặt nghèo lắm, nên không sợ bị xù nợ, vụ giấy tờ lùm xùm lên là ở trên chỉ đạo trả giấy tờ ngay khi khách hàng có yêu cầu. (Mà đúng là khi thẩm định hồ sơ, bọn này làm căng thiệt. Hơi bực nhưng em phải chiều tụi nó vì nó cố định lãi suất suốt thời gian vay. Không như mấy ông kia neo biên độ vô lãi suất tùy thời điểm).

Hỏi nó, vậy sao mấy em cho vay kiểu chắc ăn như vậy mà ngay từ đầu còn giữ giấy người ta làm chi vậy? Nó cười khì khì, kêu: Anh hỏi khó quá, thôi mai lên em lấy lại giấy đi.

Coi như em khỏe rồi.
Bank khôn. Có chỗ cho 500 anh em chuyển rồi.
 
Hạng B1
19/5/17
52
28
18
49
Khi ban hành một nghị định,lên chánh sự chồng chéo.trong trường hợp này,nếu bạn là người được thế chấp.bạn có dám để bên thế chấp giữ giấy tờ hay những thứ liên quan đến quyền sở hữu hay không vì xe là động sản, mà động sản lên nó di chuyển.mà di chuyển thì làm sao để quản lý.nói vui chút nếu anh anh đem đi cầm cho bên thứ ba,nếu không có cà vẹt bên thứ ba có dám cầm hay không.nếu bên thứ ba vẫn cố tình.ngĩa là bên thứ ba chấp nhận rủi ro và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.đó là lý do tại sao ngân hàng phải giữ bản chính cà vẹt xe.nếu không giữ cà vẹt bản chính chắc không có ngân hàng nào cho vậy mua xe cả
 
Hạng D
18/4/15
1.449
11.558
113
Theo thông tin ao hồ thì bọn nó bắt tay chơi mấy anh chạy Grab, Uber! Nó bắn tỉa kiểu du kích!
 
Hạng B1
4/6/17
96
81
18
39
Vụ này tranh cãi tới lui thì đều do ngân hàng muốn tránh phiền phức và đẩy rủi ro thiệt hại về phía khách hàng vay. Việc trả giấy tờ xe cho khách hàng không đồng nghĩa với việc từ bỏ biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ vì khi đăng ký thế chấp tất cả đều được pháp luật ưu tiên bảo vệ rồi. Quan trọng phải thẩm định là khả năng trả nợ của người vay.
 
  • Like
Reactions: bac 8
Hạng B2
12/5/16
182
220
43
44
hôm qua bên Bank bảo là cứ đi khi nào bị thì lấy biên bãn về, bank sẽ giải quyết...hic hic
 
  • Like
Reactions: bac 8
Hạng B2
5/5/16
391
435
63
45
Bác làm sao bắt nó trả 800K/ngày? Gọi điện đòi? Mình lên thẳng trụ sở chi nhánh, chửi thẳng thằng giám đốc và đám nhân viên rồi cuối cùng được bảo vệ mời ra. Lúc đó bác kô ngồi chờ thì bác làm gì, hôm sau lên lại ah hay bỏ về luôn và chấp nhận không có giấy. Còn yêu cầu nó gởi chuyển phát nhanh thì bank em không thanh toán chi phí này.
Bên này e chưa phải đi lấy giấy.. trước khi hết hạn e báo trc.. nếu ko giao đúng hẹn thì e đòi bồi thường xe e ko hoạt động.. cái này pác hỏi chị Trang a Bưởi hay a Linh là rõ..
 
Hạng C
22/8/14
724
1.433
93
Bên này e chưa phải đi lấy giấy.. trước khi hết hạn e báo trc.. nếu ko giao đúng hẹn thì e đòi bồi thường xe e ko hoạt động.. cái này pác hỏi chị Trang a Bưởi hay a Linh là rõ..
Bác vay ngân hàng nào mà nó giao giấy tận nơi cho bác? Thời hạn được bao nhiêu tháng? Nó có bồi thường 800K/ngày cho bác lần nào chưa?