RE: Chất lượng xe Trung Quốc
Vấn đề 1 và vấn đề 2 thực ra có thể tách biệt ko contradict nhau nhưng vấn đề 2 có lẽ chỉ là dream ( nghe nói theo tính toán của vn thì vn sẽ công nghiệp hoá vào năm 2050 , lúc đó may ra giấc mơ đó mới thực hiện được )
Vấn đề 1
Giảm tải lượng otô có lẽ là 1 giải pháp tình thế , ko thực tiễn , ko mang tính hiệu quả lâu dài , thay vì nâng cấp cơ sở hạ tầng yếu kém thì lại hạn chế lượng otô vì thấy cơ sở hạ tầng sẽ ko theo kịp mức độ tăng của otô.---> funny ideas . Tiêu dùng là 1 trong nhũng nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế , vào thời gian này khi vn đang trên đà tăng trưởng , hạn chế otô sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế
Nói vậy nhưng trông người phải nghĩ đến ta , vn đúng là 1 thị trường tiềm năng , BMW đắt vậy mà có người mua được thậm chí cả xe phục vụ AEM5 . Cứ đà tăng trưởng số lượng tiêu thụ ỏto như thế này thì cơ sở hạ tầng sẽ ko theo kịp , lúc đó bà con ra đường chỉ có mà hít khói otô , đường bé nên oto đi hết cả , ko còn chỗ cho xe máy ....... . Nói cho cùng , hạn chế otô ko phải là 1 giải pháp về lâu về dài .
Kìm hãm số lượng otô cũng sẽ là 1 nhân tố làm cho ước mơ sản xuất otô của vn " tạm thời" ko thực hiện được ( vì domestic market ko có do hạn chế otô) nhưng nó chưa phải là nhân tố quyết định vì ngành công nghiệp otô vốn được chính phủ bảo hộ .
Vấn đề 2 :
Vấn đề 1 có ít nhiều liên quan đến vấn đề 2 : ko có thị trường thì ngành sản xuất otô ắt sẽ ko phát triển được . Tôi ko rõ chính phủ sẽ giảm mức tiếu thụ otô đến khi nào nhưng có lẽ chính phủ đợi khi nào cơ sở hạ tầng theo kịp nhu cầu sử dụng otô thì lúc đó mới khuyến khích mua xe
Ở đây , chưa rõ mục đích chúng ta muốn sản xuất otô để phục vụ thị trường trong nước hay xuất khẩu ( bản thân xe máy vn còn chưa xuất khẩu được ) . Nếu sản xuất cho nhu cầu trong nước thì lúc nào họ sản xuất cũng được cả nhưng hạn chế tiêu thụ otô thì quả là nghịch lí với khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất otô cho nhu cầu trong nước . Bên cạnh đó , cũng ko rõ sản xuất otô 100% hay là lắp ráp 100% ( chiếc otô 100% của vn nhưng linh kiện nước ngoài ) . Nếu đứng về khía cạnh lắp ráp , có lẽ việc nhà nưóc muốn giảm lượng otô cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp .
Nếu vn muốn sản xuất otô với mục đích xuất khẩu , có lẽ là cả 1 giấc mơ vì hiện này đầu tư sản xuất otô cần lượng capital lớn khủng khiếp , bản thân các doanh nghiệp sản xuất otô của Mĩ , nhật cũng được chính phủ nưóc họ bảo hộ nên nếu ta muốn xuất khẩu otô thì lúc đó ko phải công ty vn vs công ty Mĩ mà Nước vn vs nước Mĩ ( do bảo hộ ) nên vn khó mà thắng . Ngoài vấn đề trên , China là 1 đối thủ ko vừa , họ có thể sản xuất những otô với giá 3500 usd , 1 cái giá ko thể tin nổi , với cái giá đó , họ thậm chí có thể chiếm lĩnh được thị trường nội địa vn chứ đừng nói chi cạnh tranh với họ trên thị trường quốc tế ( hiện nay các công ty TQ chỉ mạnh về giá rẻ mà chất lượng chưa cao nên doanh nghiệp sản xuất otô vn có lẽ chưa phải đương đầu với mối lo này ít nhất khoảng 5 năm nữa ) . Nếu vn muốn sản xuất xe chất lượng cao ( ít xảy ra ) thì Malaysia , Korea là đối thủ chính , Malaysia là 1 ví dụ điển hình , vì muốn nước mình có ngành công nghiệp otô riêng nên họ đã ko ngần ngại mua lại những công ty sản xuất xe thể thao hàng đầu của Anh ( rất nổi tiếng ) để rồi thành lập 1 công ty xe của Malaysia với mẫu xe mang phong cách Anh ( tên là Proton ) giá cả phải chăng ,chất lượng cao , .... Quay trở lại với vn , chúng ta ko có khả năng như Malay mà cũng ko được như TQ , muốn xuất khẩu xe thật là khó .
Vấn đề 1 +2 :
Hạn chế lượng otô tạo ra 1 phản ứng dây chuyền, ko chỉ làm kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp oto , phát triển kinh tế của vn mà còn gây ra sự mất lòng tin trong giới đầu tư nước ngoài . Chính bởi vì kiểu thay đổi chính sách môi trường kinh doanh liên tục mà ko báo trước ( ko dự đoán được này ) mà nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào vn trong các lĩnh vực hàng tỉ đô la ( công nghiệp+dịch vụ ) e dè . Không chỉ dừng ở việc mất lòng tin , các tổ chức phân tích kinh doanh thế giói luốn đánh giá đầu tư vn ở với mức độ risk rất cao từ góc độ kinh tế đến luật pháp , môi trường kinh doanh .