Theo kế hoạch về kiểm tra hệ thống biển báo ở TP.HCM kể từ ngày 1/3.2016, ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở GTVT cũng đề nghị các khu quản lý giao thông đô thị và Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn nhanh chóng nâng tốc độ ở các tuyến đường trục chính. Cụ thể:[pagebreak][/pagebreak]
+ Quốc lộ 1:
· Đoạn từ cầu Đồng Nai đến đường D400: Phần đường ô tô 80 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
· Đoạn từ D400 đến xa lộ Hà Nội: 60 km/giờ.
· Đoạn từ xa lộ Hà Nội đến vòng xoay An Lạc: Phần đường ô tô 80 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
· Đoạn từ vòng xoay An Lạc đến ranh tỉnh Long An: 60 km/giờ.
+ Quốc lộ 22:
· Đoạn từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Hoài: Phần đường ô tô 80 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
· Đoạn từ đường Nguyễn Văn Hoài đến ranh tỉnh Tây Ninh: 60 km/giờ.
+ Đường Trường Chinh (đoạn từ đường Cộng Hòa đến quốc lộ 1): Phần đường ô tô 80 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
+ Đường xa lộ Hà Nội (kể cả cầu Sài Gòn): Phần đường ô tô 80 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
+ Đường Điện Biên Phủ (từ cầu Điện Biên Phủ đến cầu Sài Gòn): 60 km/giờ.
+ Đồng Văn Cống (quận 2): Phần đường ô tô 70 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
+ Đường Mai Chí Thọ (quận 2): Phần đường ô tô 80 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
+ Đường Võ Văn Kiệt:
· Đoạn từ quốc lộ 1 đến cầu Lò Gốm: Phần đường ô tô 80 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
· Đoạn từ cầu Lò Gốm đến hầm sông Sài Gòn: Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn nghiên cứu hồ sơ thiết kế và các yếu tố hình học của từng đoạn để đề xuất tốc độ phù hợp trên từng đoạn tuyến.
· Đoạn qua hầm sông Sài Gòn vẫn giữ tốc độ 40 km/giờ ở phần đường dành cho xe hai bánh.
+ Đường Phạm Văn Đồng:
· Đoạn từ Nguyễn Kiệm đến đường số 38: Phần đường ô tô 80 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
· Đoạn từ đường số 38 đến quốc lộ 1: Tốc độ 60 km/giờ.
+ Đường Nguyễn Văn Linh:
· Đoạn từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Thị Thập: Phần đường ô tô 80 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
· Đoạn từ đường Nguyễn Thị Thập đến đường Huỳnh Tấn Phát: Phần đường dành cho ô tô 70 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
+ Đường Nguyễn Hữu Cảnh: Phần đường ô tô 70 km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
+ Đường Kinh Dương Vương: Phần đường ô tô 70km/giờ, phần đường hỗn hợp 60 km/giờ.
Ngoài ra, sở GTVT cũng đề nghị các khu 1, 2, 3 và 4 cùng UBND các quận, huyện đồng loạt kiểm tra các biển báo để thay thế, điều chỉnh các biển báo không phù hợp. Các biển cấm rẽ trái, rẽ phải cần tránh đặt ở nơi quá xa giao lộ, che khuất đèn tín hiệu hay biển báo bị che khuất bởi cây xanh, các công trình. Các đơn vị cần lưu ý đến việc lắp đặt nhiều biển báo (trên ba cái) tại một điểm gây khó khăn trong việc nhận biết để tuân thủ; đồng thời hạn chế các biển không cần thiết như cảnh báo đường cáp điện phía trên (biển 239), hạn chế chiều cao (biển 117)…
Sở GTVT cũng đề nghị các đơn vị liên quan kiểm tra việc bố trí các pha đèn không phù hợp, làm giảm khả năng thông hành và xử lý những đèn bị che khuất bởi cây xanh, công trình, các đèn dễ bị che khuất khi trên đường có nhiều xe lưu thông.
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}
Quy định về tốc độ lưu thông của xe cơ giới và xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Căn cứ Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải về quy định tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Sở Giao thông vận tải xin thông báo:
1.Thành phố Hồ Chí Minh là vùng đô thị và áp dụng tốc độ lưu thông trong khu vực đông dân cư. Cụ thể như sau:
“ Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư:
Các phương tiện xe cơ giới; trừ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự tham gia giao thông trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên được quy định tốc độ tối đa 60 (km/h).
Các phương tiện xe cơ giới; trừ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự tham gia giao thông trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới được quy định tốc độ tối đa 50 (km/h)."
2.Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự sẽ lưu thông với tốc độ cụ thể như sau:
“ Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc):
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h. ”
3.Trên một số tuyến đường trục chính như Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, đường Phạm Văn Đồng, đường Nguyễn Văn Linh, đường Mai Chí Thọ, đường Võ Văn Kiệt, đường Trường Chinh, đường Điện Biên Phủ, Xa lộ Hà Nội... Một số khu vực có nguy cơ mất an toàn giao thông (nhánh A cầu vượt Cát Lái, cầu Thủ Thiêm, hầm vượt sông Sài Gòn...) thì tốc độ tối đa được xác định theo biển báo giao thông lắp đặt tại khu vực.
4.Tại những khu vực bị hạn chế bởi yếu tố hình học hay yếu tố kỹ thuật của hệ thống cầu đường bộ như: Đường cong, tầm nhìn bị che khuất, dốc cao, cầu yếu... người điều khiển phương tiện cần giảm tốc độ theo chỉ dẫn của biển báo số 245 “Đi chậm” để đảm bảo an toàn giao thông.
Lưu ý: Người điều khiển phương tiện khi lưu thông phải chấp hành theo quy định của hệ thống biển báo giao thông trên đường.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo Sở GTVT TPHCM