Báo cáo bác xù là đến hôm nay em mới lắp đèn pha mới cho V2 được, nhìn lung linh lắm.
Quá tuyệt vời. Thế nào bộ đèn sẽ cho vào xe vì bà cả rất thíchBáo cáo bác xù là đến hôm nay em mới lắp đèn pha mới cho V2 được, nhìn lung linh lắm.
View attachment 628526
Báo cáo bác xù là đến hôm nay em mới lắp đèn pha mới cho V2 được, nhìn lung linh lắm.
View attachment 628526
Quá đẹp
Quy nhơn thẳng tiến.
Attachments
-
113,8 KB Đọc: 15
Xe đẹp quá...
Phải công nhận khả năng tải của wagon là tuyệt vời. Chúc em có chuyến đi vui vẻ
[BCOLOR=rgb(0, 255, 255)]Xúc rửa hệ thống nước làm mát[/BCOLOR]
Đây là hạng mục bảo trì thường xuyên. Nhiệm vụ của nước làm mát là thực hiện trao đổi nhiệt từ thân động cơ ra môi trường xung quanh thông qua các thành ống và két nước. Để thực hiện quá trình này, nước làm mát cần được thiết bị hỗ trợ để tạo dòng đối lưu trong hệ thống đó là bơm nước. Như thế bơm nước còn tốt thì dòng đối lưu này mạnh - quá trình trao đổi nhiệt nhanh hơn - máy mát hơn.Ở một số bơm nước do thiếu quan tâm nên cánh bơm bị xâm thực nên dòng đối lưu này kém - quá trình trao đổi nhiệt kém - máy quá nhiệt
Nước làm mát sau thời gian sử dụng ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra những cặn bẩn bám vào thành ống, các chi tiết máy, gây cản trở quá trình trao đổi nhiệt, do đó định kỳ thường xuyên phải xúc rửa hệ thống loại bỏ những cặn bẩn này để hiệu suất trao đổi nhiệt cao hơn.
Việc loại bỏ những cặn bẩn bám vào thành ống hoặc chi tiết máy có rất nhiều cách, trong đó dùng hóa chất chuyên dụng là đơn giản nhất. Tuy nhiên đơn giản nhưng sử dụng để xúc rửa hệ thống nước làm mát thì thật là không .... giản đơn.
Nào bắt đầu:
Tháo bỏ nước làm mát bằng cách mở con óc nhựa dưới đáy két nước
Mở nắp két nước
Từ khi chuyển qua ống INOX thì hệ thống nước đỡ bị mất màu hơn
Đến lượt tháo luôn van hằng nhiệt
Lôi nó ra
Đúng thật chất cặn bám vào quá nhiều xung quanh cái van
Ngắm xem dung nhan em nó thế nào: Và thật không ngờ van hằng nhiệt bị kẹt cứng ở vị trí mở, thật may mắn cho CXX này nếu mà nó luôn đóng thì mọi cái sẽ khác rồi, các bác xem bài này nói về phát hiện van hằng nhiệt bị hư ở vị trí đóng: https://www.otosaigon.com/threads/c...uc-luc-trang-1.8616854/page-275#post-12198660
Gác chuyện van hằng nhiệt bị hư, tiếp tục công việc.
Trường hợp nếu có nước cất thì quá tuyệt cho việc xúc rửa như thế này, thôi thì chi hí ít thì dùng nước tinh khiết vậy, chuẩn bị bình 20 lít luôn cho hoành tráng
Mở luôn van nước vào dàn nóng
Mở hết - tuy nhiên cũng không cần A/C
Van mới hiệu Gates nhập
Sau khoảng chừng 20 phút, nhiệt độ đến 90 độ, cho tắt máy. Lấy tiếp mẫu thứ 2: Trông mẫu có vẽ đậm hơn lúc đầu - điều này chứng tỏ dung dịch xúc tẩy phát huy tác dụng
Lần thứ 3 này cho hoàn toàn nước tinh khiết với thời gian chạy máy khoảng 20 phút
Lần thứ tư thời gian chạy máy khoảng 15 phút - nước bắt đầu nhạt dần
Lần thứ năm cũng thời gian 15 phút chạy máy
Lần 6 cũng thời gian 15 phút
Lần thứ bảy nước trong vắt nhưng chắc làm tiếp lần thứ tám - mỗi lần cho máy chạy 15 phút
Nào cùng ngắm qua các mẫu
Thế là OK lắm rồi
Cho lắp van hằng nhiệt mới vào
Mọi cái vừa khít
Thế là xong và cùng phân tích lại cách làm:
- Để xúc rửa tòan bộ hệ thống cần phải tháo van hằng nhiệt vì van hằng nhiệt nó chặn nước không cho tuần hòa cả hệ thống, chỉ khi nước cao hơn 82 độ thì nó mới mở ra như thế thì chờ quá lâu
- Nếu đưa đến thợ thì họ thường không tháo van, luc này giống như dung dịch chỉ làm trong két nước thôi.
- Nếu cho máy nóng thì 1 phần sẽ đi vào máy và như thế khó mà xả hết dung dịch ra được, phần còn lại sẽ gây mục ống , các trường hợp sau khi xúc dung dịch là thủng các ống nhôm trong động cơ là do nguyên nhân này mà ra
- Với cách trên đến 8 lần xúc lại bằng nước thì dung dịch gây ăn mòn đó hầu như không thể nào còn được
Cho lắp van hằng nhiệt mới vào
Mọi cái vừa khít
Thế là xong và cùng phân tích lại cách làm:
- Để xúc rửa tòan bộ hệ thống cần phải tháo van hằng nhiệt vì van hằng nhiệt nó chặn nước không cho tuần hòa cả hệ thống, chỉ khi nước cao hơn 82 độ thì nó mới mở ra như thế thì chờ quá lâu
- Nếu đưa đến thợ thì họ thường không tháo van, luc này giống như dung dịch chỉ làm trong két nước thôi.
- Nếu cho máy nóng thì 1 phần sẽ đi vào máy và như thế khó mà xả hết dung dịch ra được, phần còn lại sẽ gây mục ống , các trường hợp sau khi xúc dung dịch là thủng các ống nhôm trong động cơ là do nguyên nhân này mà ra
- Với cách trên đến 8 lần xúc lại bằng nước thì dung dịch gây ăn mòn đó hầu như không thể nào còn được
Cảm ơn bác xù đã chia sẻ rất tỷ mỉ. Ít bữa nữa em cũng đang định học theo bác tự vệ sinh két nước.
Cái van hằng nhiệt cũ nếu vệ sinh, xử lý kẹt liệu có dùng tiếp được ko bác.
Cái van hằng nhiệt cũ nếu vệ sinh, xử lý kẹt liệu có dùng tiếp được ko bác.
Một lý do khiến cho việc thôi thúc xúc rửa hệ thống nước như thế này là từ khi lắp đồng hồ báo nhiệt: https://www.otosaigon.com/threads/c...uc-luc-trang-1.8616854/page-321#post-12704130Cảm ơn bác xù đã chia sẻ rất tỷ mỉ. Ít bữa nữa em cũng đang định học theo bác tự vệ sinh két nước.
Cái van hằng nhiệt cũ nếu vệ sinh, xử lý kẹt liệu có dùng tiếp được ko bác.
Lúc đó vô tình kiểm tra ngay chỗ gioăng của van hằng nhiệt có rịn nước, thế là tháo ra kiểm tra luôn và xem chừng thấy cái van nó cũng bị đóng cặn bẩn xung quanh
Nghi ngờ van bắt đầu đến tuổi nên vệ sinh và lắp vào lại - lúc đó đã có van mới này nhưng tiếc hàng zin nên không thay mới vào . Và giờ đây đúng như thế là em nó bị hư luôn.
Quá trình sử dụng với cái đồng hồ báo nhiệt này là hết sức cần thiết
Nhiệt độ luôn thay đổi trong lúc xe chạy, nếu mà hiểu được nguyên tắc hoạt động của nó thì ta có thể đoán từng chi tiết trong hệ thống nước như thế nào.
Nguyên tắc hoạt động của van hằng nhiệt là sự giãn nở của vật liệu làm cho van đóng mở theo nhiệt độ, do đó tuổi thọ của nó cũng có giới hạn, theo khuyến cáo của một số nhà sản xuất thì em nó chỉ chịu đựng được khoảng 5 vạn km , nhưng ở đây sau 17 năm sử dụng với hơn 10 vạn km thì việc thay thế nó cũng là điều đáng làm.
Cái may mắn ở đây đó là nó bị hư ở vị trí mở, nhưng nếu nó bị hư ở vị trí đóng thì tác hại không lường trước cho động cơ như thế nào thì không biết được. Tham khảo bào viết này: http://vinhquangmotors.com.vn/2488/tai-sao-van-hang-nhiet-o-to-lai-phai-thay-dinh-ky/