Hạng F
29/10/14
8.730
11.645
113
Thế giới, dĩ nhiên không có Tàu xì :D, đang cố găng đạt mốc:
1- Pin triệu dặm: Tuổi thọ pin chạy trên 1 triệu dặm mới hư. Tức là chiếc xe hư trước cục pin :D.
2- Pin 600 dặm (~ 1000 km) Với 1 lần sạc chiếc xe có thể chạy liên tục 1000 cây số thì không ai phàn nàn so đo về pin nữa.
3- Giá pin dưới 100 đô la cho mỗi kWh dung lượng pin.
Pin tàu sạc chậm, đi ngắn nên phải thay pin là đúng rồi.
 
Hạng F
3/10/15
11.231
13.847
113
Em đồng ý là sự phát triển của xe điện có nét tương đồng với sự phát triển của điện thoại.

Xin chia sẻ thêm là hiện tại thì có nhiều giải pháp di chuyển (điện/hybrid/Fuelcell), kéo theo vô số công nghệ. Nhưng khi có nhiều giải pháp trên thị trường thì có nghĩa là chưa có giải pháp nào là tối ưu nhất.

Do đó, khi mà chưa có sản phẩm nào thể hiện được sự tối ưu hay thì tương lai chưa ngã ngũ.

Biết đâu trong lúc người ta vẫn đang bàn cãi về xe điện, pin sạc hay pin thay... thì đột nhiên một công nghệ mới xuất hiện và chiếm thế thượng phong thì sao :D
Chưa có cái nào là tốt nhất.
Điện, hybrid, fuelcell.
Hầy, không biết cái nào xài tốn kém nhất bác nhỉ, chứ hybrid là nổi tiếng đắt đỏ, cứ hybrid là hay nhớ đến con Lexus 8 máy mà cứ hay hư 4 máy.
 
Hạng F
7/8/17
7.874
11.024
113
Chưa có cái nào là tốt nhất.
Điện, hybrid, fuelcell.
Hầy, không biết cái nào xài tốn kém nhất bác nhỉ, chứ hybrid là nổi tiếng đắt đỏ, cứ hybrid là hay nhớ đến con Lexus 8 máy mà cứ hay hư 4 máy.
Thật ra giờ e lại hướng tới công nghệ pin nguyên tử hơn bác ợ. Từ cách đây 10 năm đã nghe nói đến rồi, sử dụng phản ứng giống như 1 lò phản ứng hạt nhân để tạo ra năng lượng cho 1 cái điện thoại có thể dùng liên tục 10 năm k cần sạc pin. tương lai cũng hi vọng người ta có cách nào hiện thực hóa điều đó. giá xe thì có thể hơi đắt nhưng nếu chạy 10 năm k cần sạc k cần xăng thì cũng đáng mong chờ. mà chắc là phải tầm thêm vài chục đến cả trăm năm nữa.
 
Hạng F
3/10/15
11.231
13.847
113
Thật ra giờ e lại hướng tới công nghệ pin nguyên tử hơn bác ợ. Từ cách đây 10 năm đã nghe nói đến rồi, sử dụng phản ứng giống như 1 lò phản ứng hạt nhân để tạo ra năng lượng cho 1 cái điện thoại có thể dùng liên tục 10 năm k cần sạc pin. tương lai cũng hi vọng người ta có cách nào hiện thực hóa điều đó. giá xe thì có thể hơi đắt nhưng nếu chạy 10 năm k cần sạc k cần xăng thì cũng đáng mong chờ. mà chắc là phải tầm thêm vài chục đến cả trăm năm nữa.
Lúc đó em với bác ở dưới suối vàng đi thuyền hybrid hoặc thuyền điện rồi.
 
Hạng B1
11/10/06
97
83
18
Thay pin là bất đắc dĩ, là thể hiện sự bất lực, sự thua kém về công nghệ pin của Tàu xì cũng như hiểu biết khiêm tốn của anh vậy :D. Tức là nếu có pin tốt thì chả việc gì phải thay pin cả. Người ta từ bỏ thay pin, tức là người ta đã có pin tốt, và tương lai gần còn tốt hơn. Tàu xì không làm được pin tốt, đành phải thay pin và đối diện với cháy nổ thường xuyên :D.
Thế giới cũng đã từng nhìn Mỹ bằng nửa con mắt khi không chịu đầu tư vào đường sắt tốc độ cao đầy chất công nghệ mà chỉ biết đầu tư highway "lạc hậu, rẻ tiền". Hiệu quả nó như thế nào cho nền kinh tế Mỹ đã rõ.
Quay lại vấn đề chính, việc tạo pin rời cho phép những nhà máy sạc pin được tận dụng làm bộ lưu trữ điện khổng lồ cho các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, ...) vốn dĩ rất không ổn định.
Các nhà máy pin sẽ siêu lợi nhuận: lợi nhuận không những từ người xài xe thuê pin, mà còn từ việc cung cấp dịch vụ lưu điện cho các nhà sản xuất điện tái tạo.
Hiện nay pin chưa rời vì vẫn còn đang phát triển công nghệ liên tục, các nhà sản xuất vẫn chạy đua nhau chưa thiết lập 1 tiêu chuẩn chung cho pin. Đến lúc hình thành một liên hiệp nhà sản xuất ô tô trong chuẩn hóa pin, các anh mỗi người ôm riêng vài cục pin sẽ ... ôm hận. Cứ chờ xem!
 
Hạng B1
29/6/21
54
9
8
34
Mà lượng pin đã thay nó sẽ đc xử lí như thế nào??
 
Hạng D
16/7/20
1.612
1.003
113
52
Thay vì phải tốn 12 tiếng để sạc, dịch vụ thay pin/hoán đổi pin chỉ tốn khoảng 5 phút để "nạp đầy năng lượng" cho một chiếc xe điện. Thế nhưng vì sao Tesla lại từ bỏ còn nhiều hãng xe Trung Quốc vẫn quyết tâm thực hiện?

View attachment 2504671

1. Thời gian sạc chậm khiến xe điện khó phổ biến

Tương tự như xe chạy xăng/ dầu, để vận hành một chiếc xe điện pin, người dùng cũng phải nạp nhiên liệu cho nó. Cách thông thường nhất là sử dụng các trạm sạc điện với 2 tùy chọn là sạc nhanh và sạc chậm. Nếu tại nhà, khách hàng có thể sạc chậm bằng bộ chuyển đổi chính hãng trong thời gian từ 8-12 tiếng. Nếu ở ngoài đường phố, sạc nhanh là một tùy chọn hợp lý hơn khi có thể cung cấp 80% pin trong vòng 0.5-1 tiếng.

Tuy nhiên, kể cả là sạc nhanh, thời gian chờ hơn 30 phút vẫn là quá chậm. Để đi được quãng đường khoảng 200 km, các xe điện phải tốn khoảng 20 phút sạc nhanh. Cùng thời gian này, có thể nạp nhiên liệu cho khoảng 4 xe xăng/dầu.

View attachment 2504664Thời gian sạc chậm khiến người sử dụng phải chờ đợi

Giải quyết cho bài toán sạc chậm, Tesla từng đề xuất “Chính sách thay pin” giúp cho thời gian nạp nhiên liệu được rút ngắn chỉ còn 5 phút.

2. Chính sách thay pin là gì?

Chính sách thay pin nhanh này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đột xuất của các khách hàng sử dụng xe điện trong một số trường hợp không có thời gian sạc pin cho chiếc xe của mình.

Dịch vụ này cho phép các chủ xe điện nhanh chóng thay thế pin đã cạn bằng pin đã được sạc đầy tại một trạm dịch vụ đặc biệt. Chỉ cần đưa xe vào trong trạm, đúng vị trí, các bộ phận tự động sẽ làm việc thay pin còn lại. Quá trình thay pin sẽ bao gồm các công đoạn tháo dỡ các tấm bảo vệ bộ pin, lấy pin cũ ở dưới sàn xe ra, lắp pin mới vào và hoàn tất việc gắn các tấm bảo vệ pin vào.

Pin cũ sẽ được trữ ở hầm chứa của trạm và được sạc đầy. Trong khi đó, bộ pin mới sẽ theo chiếc xe mới tiếp tục hành trình.

Quá trình thay một bộ pin mới đã được sạc đầy cho 1 chiếc xe điện chỉ diễn ra trong vòng 3 phút.


View attachment 2504677

3. Ưu điểm của chính sách thay pin

- Nhanh chóng, tiện lợi


Ưu điểm to lớn và dễ thấy nhất của giải pháp thay pin so với sạc pin là nhanh. Chủ xe có thể tiếp tục hành trình chỉ sau 5 phút, tương đương với 1 lần đổ xăng/ dầu. Hành trình không bị gián đoạn nhiều và rút ngắn thời gian di chuyển, ngừng nghỉ. Shen Fei, Phó chủ tịch quản lý năng lượng của hãng xe điện Trung Quốc Nio, nói với hãng tin Financial Times: “Nhiều lái xe nói rằng chính sách thay pin là lý do họ chọn chiếc xe này”. Nhiều tài xế ở các thành phố của Trung Quốc đã mua xe điện do các công ty trong nước sản xuất vì ưu điểm của dịch vụ thay pin này. Những người ủng hộ dịch vụ thay pin nhiều nhất chính là các tài xế chạy taxi điện.

Maggie Chen, một chủ xe NIO ES6, chia sẻ với tờ CGTN rằng các trạm thay pin rất tiện lợi. Thời gian đầu mới mua xe, anh thực sự không muốn thay "Tôi không muốn đổi pin của mình vì nó còn zin!". Nhưng ngay sau đó, sự tiện lợi của việc hoán đổi pin đã thay đổi quan điểm của Chen. Anh có thể xem nơi nào có các trạm đổi pin trên ứng dụng điện thoại của mình và đặt hàng qua đó. Anh hào hứng:"Bây giờ, tôi hầu như không sạc xe nữa”.

View attachment 2504672

- Giảm áp lực lên mạng lưới điện

Các trạm thay pin khi hoạt động đúng công suất sẽ nhanh chóng thu hồi vốn và mở rộng nguồn pin trữ hơn. Điều này giúp giảm áp lực lên mạng lưới điện của thành phố. Người ta có thể sạc pin vào thời gian thấp điểm hoặc trữ năng lượng khi có sự cố điện.

- Tiết kiệm chi phí mua xe và bảo dưỡng

Chính sách thay pin thường đi cùng với chính sách cho thuê pin. Tức là người mua xe không cần trả tiền mua pin mà chỉ thuê nó, tương tự như chính sách thuê pin và VinFast sắp áp dụng tại Việt Nam. Nhờ đó, khách hàng mua xe điện có thể tiết kiệm 30 – 50% tiền mua xe. Điều này giúp xe điện tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, tăng sản lượng và sẽ tiếp tục giảm giá thành. Tất cả đều nhằm mục đích có lợi cho người dùng.

Việc đổi pin liên tục cũng giúp người dùng không phải lo lắng về việc bảo dưỡng pin.


4. Khuyết điểm của chính sách thay pin

Dịch vụ thay pin này lần đầu tiên được khởi xướng ở Mỹ vào năm 2013 khi Elon Musk giới thiệu công nghệ hoán đổi pin của Tesla trên Model S của họ. Nhưng sau 2 năm thực hiện, dịch vụ thay pin của Tesla này hoạt động không tốt và không thu hút được sự quan tâm của người dùng. Chỉ có 4-5 người trong số 200 chủ xe Model S hứng thú sử dụng dịch vụ này. Đó là lý do khiến cho Tesla tuyên bố dừng chương trình thay pin từ năm 2015.


Để xây dựng một trạm thay pin cần vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Cựu CEO của công ty công nghệ điện Israel - Better Place, Shai Agassi cho biết mỗi trạm thay pin tốn khoảng 500.000 USD để xây dựng. Và chi phí xây dựng này tại Trung Quốc cũng tương đương, không thể rẻ hơn. Trong khi đó, chi phí xây dựng các trạm sạc nhanh vào khoảng 100.000 USD, tức chỉ bằng 1/5 trạm thay pin.

Theo CCTV, công suất của các trạm thay pin tại Trung Quốc là 400 pin/ngày. Mỗi ngày phải hoàn thành ít nhất một nửa số lượng đó để hòa vốn (khoảng 200 bộ pin). Tuy nhiên, các trạm hiện nay chỉ thay khoảng 150 đến 160 bộ pin mỗi ngày. Chi phí còn lại do nhà đầu tư (bao gồm hãng xe, công ty cung cấp dịch vụ pin và cả chính quyền Trung Quốc) gánh chịu.

Các chuyên gia pin tại xứ tỷ dân này cho biết việc chuyển đổi từ xe ô tô chạy xăng/dầu sang EV vẫn đang trong giai đoạn ban đầu. Và với sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, các trạm pin hiện nay vẫn chưa tạo ra lợi nhuận.

View attachment 2504670

Vì sao chính phủ Trung Quốc muốn theo đuổi giải pháp thay pin thay vì sạc?

Bất chấp những khuyết điểm của chính sách thay pin, Trung Quốc vẫn đang theo đuổi giải pháp này song song với các trạm sạc thông thường.

Trung Quốc là thị trường xe điện lớn nhất trên toàn cầu, với 3,1 triệu xe điện đang được sử dụng. Họ cũng đạt mục tiêu cho xe điện EV sẽ chiếm 1/5 tổng doanh số bán ô tô vào năm 2025. Vào tháng 3, họ đã mở rộng việc trợ cấp mua xe điện từ cuối năm 2020 đến năm 2022. Nước này cũng sở hữu cơ sở hạ tầng sạc xe điện lớn nhất thế giới, với 14,1 triệu trạm sạc trên cả nước.

Nếu chỉ phụ thuộc vào các trạm sạc có thể gây bất cập về thời gian cho người sử dụng, áp lực nặng nề lên lưới điện quốc gia và khó lòng phổ thông xe điện rộng khắp đất nước. Với nguồn lực mạnh mẽ của mình, chính phủ Trung Quốc đã có nước đi táo bạo mà không công ty lớn nào của Mỹ dám làm. Vào tháng 5/2020, Trung Quốc đã thúc đẩy chương trình hoán đổi pin vào chiến dịch "Cơ sở hạ tầng mới". Đây là một dự án thuộc tầm quốc gia nhằm bù đắp tác động kinh tế của đại dịch coronavirus và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

View attachment 2504674

Tính đến tháng 6 năm 2020, 40% trong số 452 trạm thay pin ở Trung Quốc được tìm thấy ở thủ đô Bắc Kinh và phần còn lại ở bờ biển phía đông, nơi có nền kinh tế mạnh hơn.

Bên cạnh các công ty, chính phủ Trung Quốc cũng đang nỗ lực tiêu chuẩn hóa các dịch vụ hoán đổi pin. Tháng 8/2020, một thỏa thuận chuẩn hóa pin giữa BAIC BJEV, NIO và China Automotive Technology & Research Center (CATARC), do National Technical Committee of Auto Standardization (NTCAS) phê duyệt đã được thực hiện. Các nhà sản xuất xe điện lớn của Trung Quốc cung cấp dịch vụ thay pin, bao gồm BJEV (thuộc BAIC) và NIO, có các mẫu pin khác nhau, có nghĩa là chủ sở hữu xe điện chỉ có thể đổi pin của họ tại các trạm của nhau.

Việc thay thế pin sẽ giúp các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có được lợi thế trước các đối thủ nước ngoài không có khả năng áp dụng công nghệ này. Từ đó, họ có thể tấn công các thị trường ngoài nước sau khi kinh doanh đủ vững vàng ở thị trường trong nước. Nio cũng có kế hoạch mở trạm thay thế pin như vậy tại Na Uy trong năm nay nhằm củng cố hơn nữa kế hoạch mở rộng sang châu Âu của công ty.

View attachment 2504678
Nio đã ăn mừng cột mốc 2 triệu lượt thay pin vào tháng 3/2021



Các bác nghĩ sao về dịch vụ thay pin/ hoán đổi pin này? Liệu nó có phải là xu hướng tương lai hay không?
Mỹ làm cái gì cũng phải an toàn, Tàu thì mạng rẻ hơn ngt làm ăn chụp giật hơn
 
Hạng B2
12/12/20
122
116
43
33
Chơi xe hydro ngon hơn nhiều 5p là đổ đầy bình chứa và chạy vài trăm km, toyota mirai là một ví dụ điển hình