Tập Lái
30/6/19
0
58
12
34
Không hiểu lắm bạn à ? sao mà rất khổ nếu được giáo dục chuẩn ?

Tôi cũng biết có nhiều bạn ở nước ngoài tư vấn cho người trong nước chứ không phải trong nước ... mà tư vấn ra nước ngoài. Và họ cũng đạt khá nhiều thành tích tốt đẹp
Bạn nghĩ sao, ở một nơi tài sản trí tuệ không được bảo vệ thì con bạn nếu giỏi có dễ dàng thành công không? Có dễ được lương cao không? Khi nó cảm thấy bất công thì nó có hạnh phúc được không chưa kể nó phải chịu áp lực xã hội như lớn lên phải lập gia đình, phải sinh con, phải chung thủy cả đời, phải sinh hai con trở lên, phải làm dâu, phải uống rượu bia, mưu mô, thủ đoạn, buôn gian bán lận, trốn thuế để thành công... Rồi ăn thực phẩm độc hại, hít thở không khí bẩn... Thì nó có hạnh phúc không? Hay là kemeno để tồn tại.
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
18/3/19
43
272
56
39
Em cũng luôn xác định trong đầu đẻ bao đứa con thì phải mua từng đấy ngôi nhà.3 con 3 cái nhà mà 1 con thì chỉ 1 cái nhà.Đó như là tài sản đảm bảo nếu mai này sa cơ lỡ vận vẫn có tiền lo cho con đi học vì em luôn xác định sẽ cho con đi du học.

Nhưng lão chồng em thì ko nghĩ vậy,bạn bè quanh lão đều du học tây đông này nọ tốn cả tấn tiền cuối cùng vẫn về làm phi công.Nên lão luôn hướng cho thằng con là về sau lớn lên làm phi công.Lương cao,đầu tư nếu so với đi du học thì vẫn là ít hơn mà lương với đãi ngộ cao.Nói vậy thôi chứ giờ em cũng lo tiết kiệm dần,tốn nhất vẫn luôn là khoản dành cho đầu tư giáo dục
 
Hạng F
29/10/16
12.312
26.874
113
Pháp
Thôi để tôi kể sơ cuộc đời của tôi cho các bạn xem thử,

Tôi qua lúc tôi đã được năm thứ nhất Y ở VN, Bay cùng với chiếc Boeing mà phải scale ở New delhi, rồi Karachi .... từ SGN

Những tháng đầu tiên gia đình tôi 4 người ở trong một trại dành cho người mới qua, Chừng 3 tháng sau, cũng nhờ các gia đình bà con đi trước, do đó tôi cũng ra nhà sau 3 tháng trong trại. Tôi thì lúc đó cũng còn ham chơi lắm, mới qua nửa, thấy cái gì cũng mới cũng lạ cả, giống như con ếch đã nhẩy khỏi miệng giếng, không nghĩ là bầu trời như cái vung, cái chén như lúc trước.

Mẹ và chị tôi đã đi làm ngay sau khi ra trại, nói chung là gia đình tôi chuyên Pháp cho nên củng không gặp khó khăn gì mấy.

Tôi thì mới qua hình như trợ cấp vài trăm quan gi đó một tháng, sau đó lại đi học nghề cho quen tiếng quen cái, nói đúng nghề ở đây là dành cho các lớp trẻ, trình độ chừng cấp 2 là nhiều, tôi thì chỉ vào chơi, mục đích là làm quen lại văn nói (không phải văn viết nhé các bạn) cái mà tôi thích nhất chính là học mà hàng tháng cũng được .. tiền chắc cở hơn ngàn quan pháp, và nói chung chơi thì nhiều, học thì ít để lãnh tiền đó mà

Sau một năm tôi cũng đi làm linh tinh (làm trong các nhà hàng Fast Food như Mc Do hay king burger ...) , và chiều tối tôi đi theo lớp dự bị của cán bộ và sau một năm với chứng chỉ về toán và vi tính (chắc các bạn hỏi tại sao tôi từ Y mà qua ngành chuyên Toán và Vi tính chứ gì ? Cái nầy kể sau nha... ). Với cái vốn liếng ở VN và bên nầy , năm sau tôi lại đầu quân và học cho đến khi ra trường.

Vấn đề ở đây là trình độ của ba mẹ tôi không cao lắm, nhưng công sức của ba mẹ tôi làm cho tôi, nuôi cho cho tôi ăn học, Và đến bây giờ việc làm cũng có, nhà cửa cũng có . Và không những thế, trong 4 người chúng tôi người chị tôi cũng đã có và ... 2 lận đó chứ.

Đến giờ nầy chúng tôi đã thành công nhưng ba tôi không còn nửa, tôi còn người mẹ mà hằng ngày càng mong sao thấy mẹ tôi sáng uống cà fê, nhâm nhi trà, nói chuyện nhà cửa, xã hội trước khi tôi đi làm. Nhiều khi mẹ tôi đi du lịch với chị tôi , tôi cãm thấy nhớ nhớ, thiếu thiếu gì gì đó.

Câu chuyện ngắn gọn nầy tôi không có kể chi tiết nhiều vì mục đích của tôi chính là con đường tôi đã đi qua, do sự hy sinh của cha mẹ tôi dành cho tôi và bây giờ tôi đang tận hưởng cái gia tài mà ba mẹ tôi đã cho tôi không bao giờ mất được. Du học nước ngoài không phải là điều khó khăn, và là một sự cố gắng, vì nếu bạn có thực tài thì bạn sẽ không bao giờ nuối tiếc những gì bạn đã đầu tư, và không những vốn bạn sẽ lấy lại mau mà cái lợi sẽ đến rất gần

Tôi biết chắc trong đây các bạn hỏi tôi sao từ Y qua Kỹ thuật, rồi Nhà cửa sao mà ở với người mẹ, gia đình đâu rồi ?? ... , tôi làm về ngành nghề gì ? sao lại biết về xe ? không lẽ tôi làm trong ngành cơ khí, rồi điện hay nước vậy ? .... còn rất nhiều câu hỏi mà các bạn sẽ hỏi tại sao ...

Bài viết trên tôi chỉ nhấn mạnh là đầu tư du học cho các đời F1 cho đến Fn của các con em bạn , nếu thật sự thì chắc chắn 100% sẽ thành công. Nhưng phải đánh đổi điều kiện là cố gắng. Điều tiên quyết là ngoại ngữ ....

Thân các bạn
 
  • Like
Reactions: bamebin
Tập Lái
30/6/19
0
58
12
34
Em cũng luôn xác định trong đầu đẻ bao đứa con thì phải mua từng đấy ngôi nhà.3 con 3 cái nhà mà 1 con thì chỉ 1 cái nhà.Đó như là tài sản đảm bảo nếu mai này sa cơ lỡ vận vẫn có tiền lo cho con đi học vì em luôn xác định sẽ cho con đi du học.

Nhưng lão chồng em thì ko nghĩ vậy,bạn bè quanh lão đều du học tây đông này nọ tốn cả tấn tiền cuối cùng vẫn về làm phi công.Nên lão luôn hướng cho thằng con là về sau lớn lên làm phi công.Lương cao,đầu tư nếu so với đi du học thì vẫn là ít hơn mà lương với đãi ngộ cao.Nói vậy thôi chứ giờ em cũng lo tiết kiệm dần,tốn nhất vẫn luôn là khoản dành cho đầu tư giáo dục
Phi công thì đòi hỏi sức khỏe. Cho nó đi du học để no an toàn và có nhiều lựa chọn.
 
Hạng F
29/10/16
12.312
26.874
113
Pháp
Phi công thì đòi hỏi sức khỏe. Cho nó đi du học để no an toàn và có nhiều lựa chọn.
Đừng lái máy bay bà già là được :):):):):)
Chơi cho bớt căng thẳng nhé các bác ......
 
Hạng B2
13/12/05
362
6.111
93
52
Chia sẻ cùng bác Osin chút về ngôn ngữ, mà là tiếng Việt thôi.
Với em, hòa nhập cộng đồng thì ngôn ngữ, văn hóa, thể thao, âm nhạc là cách dễ nhất.
Vậy nên ngôn ngữ phải nói chuẩn như người bản xứ mới được.

Kinh nghiệm của em khi 10 tuổi phải rời quê lên Hà nội (em thực sự không muốn đi), thì nói thứ tiếng quê trệt.
Nhưng chỉ 6 tháng sau đó, khi đi học, đi chơi,.. ở Hà nội, thì khi về quê giọng em đã khác nhiều lắm rồi, còn bị chê là nói "điệu" kiểu Hà nội (lúc đó em không hề nhận ra).
Bố em, cùng rất nhiều họ hàng lên Hà nội năm 18-20 tuổi, học và làm ở đó suốt,..., nhưng nghe kỹ thì trong âm điệu vẫn nhận ra giọng "vùng quê".
Vợ em lên Hà nội năm cấp 3, giọng nói không có chút gì là "quê" cả.

Hai đứa cháu vợ em, học tiếng Anh trung tâm từ nhỏ, sau đó lớp 12 sang homestay ở Mỹ, rồi học đại học ở Mỹ, nhưng mà nói tiếng Anh vẫn là giọng foreigner.

Vì thế cho nên với ngoại ngữ, em cho con em học mẫu giáo luôn, chẳng cần đặt thành tích gì hết, nhưng mà khi con em đã phát âm là đúng đủ âm điệu (mặc dù bây giờ giọng của nó là liên hợp đủ thứ vì thầy/cô giáo có đủ Anh/Úc/Canada/Mỹ thậm chí đôi khi có cả Malay/Sing/Philipin).
Tuy nhiên với nền tảng này, đến cấp 3 em chỉ thả nó sang nước ngoài khoảng 6 tháng thì em tin là nó nói giống như người bản xứ luôn.

Em có nói đâu đó ở trên là đứa cháu định cư bên Úc (học về media-advertising/marketing gì đó ở UQ), nó nói là lớp nó đến 65-70% là dân nước ngoài và cơ bản là đến 90% nhóm foreigner này nói sai, nói ngọng.
Điều này dẫn đến việc nhóm nói ngọng, nói sai này rất khó chơi được với nhóm bản xứ và cũng không được nhóm bản xứ chấp nhận làm chung project và lại phải quay về "tắm ao ta", tức là chơi với nhau. Rất phí.
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng B2
13/12/05
362
6.111
93
52
Ah, các bác có ý định cho con đi học Mỹ cần chú ý vẫn đề vaccination nhé.
Nhà em chủ quan và sơ ý quá.
Con em thì em đều cho tiêm chủng đầu đủ và tốt nhất có thể ở VN (ở HN là FamilyCare, có giấy tờ đủ bằng tiếng Anh), nhưng mà giấy tờ để lanh quanh (lúc đầu có lưu) thất lạc hết.
Hậu quả là hôm rồi nhìn danh sách bắt buộc phải tiêm chủng dài dằng dặc mà khóc thét.
Trừ những test thử lao (bây giờ ở HN chỉ còn thử máu) và mũi viêm não gì đó sang Mỹ tiêm cho chắc, thì phải tiêm một số mũi nữa đã tiêm từ đời nào rồi, vừa tốn tiền, mất thời gian (hai mũi là cách nhau cả tháng), mà còn hại người.

Chú ý:
TÌM LẠI GIẤY TỜ TIÊM CHỦNG CŨ, NẾU MẤT THÌ LÊN CHỖ ĐÃ TIÊM CHỦNG MÀ XIN LẠI, nếu không đến thời gian làm hồ sơ chạy không kịp.
 
Hạng F
29/10/16
12.312
26.874
113
Pháp
Cám ơn các bạn cho thêm ý để đời F1 ...Fn có thể vươn lên, Đôi khi các bạn phải để ý là tiếng Anh cũng ... Khác tiếng Mỹ, và tiếng Pháp Pháp cũng khác Tiếng Pháp ... Canada ...vì đôi khi không hiểu vì nghĩa là gì.... đó nha, Cái nầy các bác có thể tìm trên mạng cũng dể lắm.

Nhưng dầu gì đi nửa, dân tây về VN thì nó nói tiếng tây, còn dân VN mình qua tây phải nói ... tiếng tây. rốt cuộc cũng phải nói tiếng tây khi gặp tây ở mọi nước ...:p:p:p:p

Thân các bạn
 
  • Like
Reactions: ve sau
Tập Lái
30/6/19
0
58
12
34
Chia sẻ cùng bác Osin chút về ngôn ngữ, mà là tiếng Việt thôi.
Với em, hòa nhập cộng đồng thì ngôn ngữ, văn hóa, thể thao, âm nhạc là cách dễ nhất.
Vậy nên ngôn ngữ phải nói chuẩn như người bản xứ mới được.

Kinh nghiệm của em khi 10 tuổi phải rời quê lên Hà nội (em thực sự không muốn đi), thì nói thứ tiếng quê trệt.
Nhưng chỉ 6 tháng sau đó, khi đi học, đi chơi,.. ở Hà nội, thì khi về quê giọng em đã khác nhiều lắm rồi, còn bị chê là nói "điệu" kiểu Hà nội (lúc đó em không hề nhận ra).
Bố em, cùng rất nhiều họ hàng lên Hà nội năm 18-20 tuổi, học và làm ở đó suốt,..., nhưng nghe kỹ thì trong âm điệu vẫn nhận ra giọng "vùng quê".
Vợ em lên Hà nội năm cấp 3, giọng nói không có chút gì là "quê" cả.

Hai đứa cháu vợ em, học tiếng Anh trung tâm từ nhỏ, sau đó lớp 12 sang homestay ở Mỹ, rồi học đại học ở Mỹ, nhưng mà nói tiếng Anh vẫn là giọng foreigner.

Vì thế cho nên với ngoại ngữ, em cho con em học mẫu giáo luôn, chẳng cần đặt thành tích gì hết, nhưng mà khi con em đã phát âm là đúng đủ âm điệu (mặc dù bây giờ giọng của nó là liên hợp đủ thứ vì thầy/cô giáo có đủ Anh/Úc/Canada/Mỹ thậm chí đôi khi có cả Malay/Sing/Philipin).
Tuy nhiên với nền tảng này, đến cấp 3 em chỉ thả nó sang nước ngoài khoảng 6 tháng thì em tin là nó nói giống như người bản xứ luôn.

Em có nói đâu đó ở trên là đứa cháu định cư bên Úc (học về media-advertising/marketing gì đó ở UQ), nó nói là lớp nó đến 65-70% là dân nước ngoài và cơ bản là đến 90% nhóm foreigner này nói sai, nói ngọng.
Điều này dẫn đến việc nhóm nói ngọng, nói sai này rất khó chơi được với nhóm bản xứ và cũng không được nhóm bản xứ chấp nhận làm chung project và lại phải quay về "tắm ao ta", tức là chơi với nhau. Rất phí.
Vấn đề ngôn ngữ phải chấp nhận là mình khó có thời gian, môi trường và tiền bạc để dạy các cháu nói như bản ngữ được. Nên quan trọng là phát âm chuẩn quốc tế
http://nguyenducthang.vn/chi-tiet-tin/khong-nen-phat-dien-len-vi-tieng-anh-144.html