Em chưa sẵn sàng để dùng con này, lý do làm cho không gian xe thêm chật chội và nhu cầu thì chưa cao.
Trời, mình gắn cho xe mà chả ai biết vì nó nằm trên kính lái, ngay chỗ cái gương hậu, nhỏ chắc bằng 2 ngón tay chập lại.
Haizza, hóng thêm 1 tháng coi có nên mua obu vietinbank không hay mua etag của bidv, hoang mang quá
Gắn cái này rồi gắn thêm etag cho nó mấu.
Bên QL13 mà có bán là em chơi luôn.
Xe dán đầy các thể loại hehe.
Nhưng phải đảm bảo có lane riêng. Chứ vẫn đi chung như trên QL51 thì ko có tác dụng. Em thấy trên XLHN làm ngon, lane riêng đi thấy đỡ tốn thời gian lắm.
Bên QL13 mà có bán là em chơi luôn.
Xe dán đầy các thể loại hehe.
Nhưng phải đảm bảo có lane riêng. Chứ vẫn đi chung như trên QL51 thì ko có tác dụng. Em thấy trên XLHN làm ngon, lane riêng đi thấy đỡ tốn thời gian lắm.
Theo tiêu chuẩn mới của anh # thì mấy cục này sắp vứt thùng rác hết rồi
vậy bác đoán sắp tới dùng cái gì?Theo tiêu chuẩn mới của anh # thì mấy cục này sắp vứt thùng rác hết rồi
Xem ra BIDV thắng Vietinbak dzồi.
mấy cục obu cũ xem như vứt ráo
http://tasco.com.vn/vi/n/d/TASCO-hop-bao-thu-phi-khong-dung-va-can-tai-trong-xe-d2046.tasco
mấy cục obu cũ xem như vứt ráo
http://tasco.com.vn/vi/n/d/TASCO-hop-bao-thu-phi-khong-dung-va-can-tai-trong-xe-d2046.tasco
Sao vứt được bác ui? Cái OBU vẫn có những nơi chấp nhận riêng mà.Xem ra BIDV thắng Vietinbak dzồi.
mấy cục obu cũ xem như vứt ráo
http://tasco.com.vn/vi/n/d/TASCO-hop-bao-thu-phi-khong-dung-va-can-tai-trong-xe-d2046.tasco
Thời kỳ này sẽ giống như thời bọn bank ko chấp nhận thẻ của nhau, sau này em nghĩ sẽ liên thông với nhau hết.
Đi bên SIN thấy sướng, mấy cái public park cũng có tích hợp luôn Etag này quá tiện, mà lại ko tốn chi phí nhân công.
trích
Vì sao chọn RFID?
Tương tự Đài Loan ở giai đoạn đầu, Việt Nam bắt đầu thu phí tự động sử dụng thiết bị On Board Unit (OBU) 5 năm nay nhưng kết quả không mấy khả quan, khi chỉ có 50 nghìn trên tổng số 2,5 triệu xe các loại của Việt Nam lắp OBU (tỷ lệ 2%). Còn Đài Loan, sau một năm chuyển sang áp dụng công nghệ RFID vào thu phí không dừng, nhận được không ít lợi ích ưu việt: Tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải carbon (mỗi năm tiết kiệm được hơn 80 triệu USD từ giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường), giảm 20% các vụ tai nạn…
Hòa trong xu thế phát triển tất yếu của thế giới, Việt Nam hiện đang hướng tới xây dựng một hệ thống giao thông thông minh; Trong đó ứng dụng công nghệ định danh bằng tần số sóng vô tuyến (RFID) là bước đệm để hiện thực hóa. Thẻ RFID (Etag) có thiết kế như một miếng decal mỏng, không cần dùng pin, có thể ghi xóa hơn 100 nghìn lần, thời gian hoạt động trên 10 năm; Hoàn toàn đảm bảo chức năng thu phí không dừng như OBU. Ngoài ra, Etag tương đương với chiếc “chứng minh thư” chứa đủ thông tin chủ phương tiện, bắt buộc phải gắn chặt vào xe nên các cơ quan chức năng có thể quản lý vấn đề chính chủ; Đồng thời cho phép dễ dàng tích hợp thêm nhiều tiện ích trong tương lai như: Đỗ xe, quản lý xe ra - vào, theo dõi kiểm soát phương tiện trong đó có kiểm soát tải trọng. Sau này, Etag có thể phát triển thành biển số xe điện tử, hoặc tích hợp trở thành ví điện tử (trả tiền xe buýt, tàu điện ngầm…).
Trong khi đó, OBU là một thiết bị di động, có thể bị mất hoặc đặt được ở bất cứ phương tiện nào nên không giúp kiểm soát số lượng xe cũng như khó có thể tích hợp các dịch vụ gia tăng. Quan trọng không kém, Etag có giá chỉ 1,5 USD trong khi OBU có giá lên tới 40 USD (tại Việt Nam). “Việt Nam hoàn toàn phù hợp để áp dụng công nghệ thu phí sử dụng công nghệ RFID. Chúng tôi có thể tùy chỉnh thiết kế hệ thống theo yêu cầu và chính sách mà Chính phủ Việt Nam đề ra”, ông Douglas Hsu, Chủ tịch Tập đoàn FETC nói với các chuyên gia Việt Nam.
Hoàn thành lắp đặt thử nghiệm trước 10/2
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Hồ Trọng Vinh, Giám đốc dự án của Tasco cho biết: “Kế hoạch thử nghiệm trên ba trạm trong dự án mở rộng QL1 đoạn Nghi Sơn (Thanh Hóa), đoạn qua tỉnh Quảng Bình, QL14 đoạn qua Tây Nguyên sẽ do Tasco làm chủ đầu tư về hệ thống, ngân hàng BIDV tham gia đầu tư, công ty FETC (Far Eastern Electronic Toll Collection Company) của Đài Loan làm tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ.
Dự kiến, việc xây lắp thiết bị thử nghiệm sẽ được hoàn thành trước ngày 10/2 (tức trước Tết Nguyên đán)”. Trong tháng 2, các cơ quan hữu quan thuộc Bộ GTVT phải kiểm tra, giải quyết được các vấn đề liên quan tới ngân hàng, pháp luật, chế tài xử phạt... Nếu thử nghiệm có hiệu quả, Bộ GTVT sẽ nhân rộng trên các tuyến cao tốc cả nước.
[BCOLOR=#ff0000]Thiết kế thu phí không dừng tại Việt Nam sẽ được tích hợp hai đầu đọc có thể nhận diện cả thiết bị OBU và Etag. [/BCOLOR]Lộ trình đưa thu phí không dừng theo công nghệ RFID vào áp dụng toàn tuyến quốc lộ cả nước dự kiến kéo dài 5 năm, chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu có barie, những phương tiện nào không gắn thẻ Etag/OBU hay không đủ tiền trả phí, sẽ bị barie chặn; Ngược lại, barie tự động mở. Giai đoạn 2, khi người dùng quen với thu phí không dừng, trạm sẽ bỏ hẳn barie.
Giữa hai giai đoạn là quá trình chuyển tiếp để người dân hiểu được ích lợi, tình nguyện chuyển từ thu phí thủ công sang thu phí tự động. Tại trạm thử nghiệm và quản lý của FETC ở Shulin, TP Tân Đài Bắc, FETC chạy thử nghiệm hệ thống ETC thiết kế cho Việt Nam với 7 trường hợp có thể xảy ra trên thực tế (xe có gắn thẻ Etag và tài khoản đủ tiền barie mới mở, xe không gắn thẻ Etag barie không mở, xe gắn thẻ Etag nhưng không đủ tiền barie không mở...). Đoàn Việt Nam hoàn toàn bị thuyết phục khi cả 7 trường hợp thử nghiệm đều thành công, suôn sẻ.
Chia sẻ kinh nghiệm về quá trình chuyển đổi từ thu phí thủ công sang thu phí tự động với PV Báo Giao thông, ông Trương Thuần Thanh, Cục phó Cục Xây dựng Công trình đường Cao tốc Đài Loan cho biết: “Trong 8 năm thực hiện, Đài Loan không dựa vào luật pháp bắt người dân phải dùng thiết bị OBU hoặc RFID mà thuyết phục họ theo kế hoạch chia làm hai giai đoạn. Sau thời gian làm quen, người dân hiểu được họ đi bao nhiêu phải trả bấy nhiêu, hết sức công bằng. Số tiền đó sẽ được dùng để làm đường và bảo trì, do đó, lượng người ủng hộ rất cao” và thực tế chứng minh hơn 94% người đăng ký sử dụng thẻ Etag.
Vì sao chọn RFID?
Tương tự Đài Loan ở giai đoạn đầu, Việt Nam bắt đầu thu phí tự động sử dụng thiết bị On Board Unit (OBU) 5 năm nay nhưng kết quả không mấy khả quan, khi chỉ có 50 nghìn trên tổng số 2,5 triệu xe các loại của Việt Nam lắp OBU (tỷ lệ 2%). Còn Đài Loan, sau một năm chuyển sang áp dụng công nghệ RFID vào thu phí không dừng, nhận được không ít lợi ích ưu việt: Tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải carbon (mỗi năm tiết kiệm được hơn 80 triệu USD từ giảm khí thải gây ô nhiễm môi trường), giảm 20% các vụ tai nạn…
Hòa trong xu thế phát triển tất yếu của thế giới, Việt Nam hiện đang hướng tới xây dựng một hệ thống giao thông thông minh; Trong đó ứng dụng công nghệ định danh bằng tần số sóng vô tuyến (RFID) là bước đệm để hiện thực hóa. Thẻ RFID (Etag) có thiết kế như một miếng decal mỏng, không cần dùng pin, có thể ghi xóa hơn 100 nghìn lần, thời gian hoạt động trên 10 năm; Hoàn toàn đảm bảo chức năng thu phí không dừng như OBU. Ngoài ra, Etag tương đương với chiếc “chứng minh thư” chứa đủ thông tin chủ phương tiện, bắt buộc phải gắn chặt vào xe nên các cơ quan chức năng có thể quản lý vấn đề chính chủ; Đồng thời cho phép dễ dàng tích hợp thêm nhiều tiện ích trong tương lai như: Đỗ xe, quản lý xe ra - vào, theo dõi kiểm soát phương tiện trong đó có kiểm soát tải trọng. Sau này, Etag có thể phát triển thành biển số xe điện tử, hoặc tích hợp trở thành ví điện tử (trả tiền xe buýt, tàu điện ngầm…).
Trong khi đó, OBU là một thiết bị di động, có thể bị mất hoặc đặt được ở bất cứ phương tiện nào nên không giúp kiểm soát số lượng xe cũng như khó có thể tích hợp các dịch vụ gia tăng. Quan trọng không kém, Etag có giá chỉ 1,5 USD trong khi OBU có giá lên tới 40 USD (tại Việt Nam). “Việt Nam hoàn toàn phù hợp để áp dụng công nghệ thu phí sử dụng công nghệ RFID. Chúng tôi có thể tùy chỉnh thiết kế hệ thống theo yêu cầu và chính sách mà Chính phủ Việt Nam đề ra”, ông Douglas Hsu, Chủ tịch Tập đoàn FETC nói với các chuyên gia Việt Nam.
Hoàn thành lắp đặt thử nghiệm trước 10/2
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Hồ Trọng Vinh, Giám đốc dự án của Tasco cho biết: “Kế hoạch thử nghiệm trên ba trạm trong dự án mở rộng QL1 đoạn Nghi Sơn (Thanh Hóa), đoạn qua tỉnh Quảng Bình, QL14 đoạn qua Tây Nguyên sẽ do Tasco làm chủ đầu tư về hệ thống, ngân hàng BIDV tham gia đầu tư, công ty FETC (Far Eastern Electronic Toll Collection Company) của Đài Loan làm tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ.
Dự kiến, việc xây lắp thiết bị thử nghiệm sẽ được hoàn thành trước ngày 10/2 (tức trước Tết Nguyên đán)”. Trong tháng 2, các cơ quan hữu quan thuộc Bộ GTVT phải kiểm tra, giải quyết được các vấn đề liên quan tới ngân hàng, pháp luật, chế tài xử phạt... Nếu thử nghiệm có hiệu quả, Bộ GTVT sẽ nhân rộng trên các tuyến cao tốc cả nước.
[BCOLOR=#ff0000]Thiết kế thu phí không dừng tại Việt Nam sẽ được tích hợp hai đầu đọc có thể nhận diện cả thiết bị OBU và Etag. [/BCOLOR]Lộ trình đưa thu phí không dừng theo công nghệ RFID vào áp dụng toàn tuyến quốc lộ cả nước dự kiến kéo dài 5 năm, chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu có barie, những phương tiện nào không gắn thẻ Etag/OBU hay không đủ tiền trả phí, sẽ bị barie chặn; Ngược lại, barie tự động mở. Giai đoạn 2, khi người dùng quen với thu phí không dừng, trạm sẽ bỏ hẳn barie.
Giữa hai giai đoạn là quá trình chuyển tiếp để người dân hiểu được ích lợi, tình nguyện chuyển từ thu phí thủ công sang thu phí tự động. Tại trạm thử nghiệm và quản lý của FETC ở Shulin, TP Tân Đài Bắc, FETC chạy thử nghiệm hệ thống ETC thiết kế cho Việt Nam với 7 trường hợp có thể xảy ra trên thực tế (xe có gắn thẻ Etag và tài khoản đủ tiền barie mới mở, xe không gắn thẻ Etag barie không mở, xe gắn thẻ Etag nhưng không đủ tiền barie không mở...). Đoàn Việt Nam hoàn toàn bị thuyết phục khi cả 7 trường hợp thử nghiệm đều thành công, suôn sẻ.
Chia sẻ kinh nghiệm về quá trình chuyển đổi từ thu phí thủ công sang thu phí tự động với PV Báo Giao thông, ông Trương Thuần Thanh, Cục phó Cục Xây dựng Công trình đường Cao tốc Đài Loan cho biết: “Trong 8 năm thực hiện, Đài Loan không dựa vào luật pháp bắt người dân phải dùng thiết bị OBU hoặc RFID mà thuyết phục họ theo kế hoạch chia làm hai giai đoạn. Sau thời gian làm quen, người dân hiểu được họ đi bao nhiêu phải trả bấy nhiêu, hết sức công bằng. Số tiền đó sẽ được dùng để làm đường và bảo trì, do đó, lượng người ủng hộ rất cao” và thực tế chứng minh hơn 94% người đăng ký sử dụng thẻ Etag.