Lỡ quậy rồi em thì em cũng cóp pết hầu mấy cụ sắp làm nhà
Himlam nói:
nam khang nói:
Himlam nói:
Nói chung nhà phố thì cái nào cũng giống nhau, bác chủ nên lưu tâm đến những điểm ẩu nguy hiễm mà chủ thầu thường bỏ qua : gia cố móng chân vịt (ngay chỉ giới xây dựng), xây tường trên dầm chứ không cho xây trên sàn (gia cố vài cọng thép vớ vẫn), độ hở thép mũ và sàn khi đổ bê ton do dẫm đạp sẽ giãm sức tải của sàn.
Nhà em làm sàn không có dầm thì xây tường nên chỗ nào bác nhể?
Phần tô đậm chỉ được đảm bảo khi dùng thép Ø ≥ 10, bê tông được bơm & quan trọng nhất là "thằng" thi công có hiểu biết, có lương tâm nghề nghiệp. Nói vậy thôi, với các sàn tầng dưới mái thì cứ cho thợ đạp vô tư khi đổ bê tông đi, gia chủ có muốn tốt thì cũng không đỡ được, đã chọn giá rẻ thì ý trời là thế rồi, riêng sàn mái mà ẩu thì khi sử lý chống thấm gia chủ mới biết cái giá thực...
Hehe đây là kinh nghiệm tôi rút ra sau khi giám sát cái nhà đang xây và thảo luận với vài anh bạn KS xây dựng, còn nhiều vấn đề nửa nói chung rất là bực mình khi chứng kiến việc ẩu của mấy anh thầu xây dựng với cái miệng lúc nào cũng bô bô là đãm bảo này nọ, tôi nói không cần, cứ làm theo ý tôi yêu cầu thôi......... éo cần đãm bảo
Xây tường trên sàn không có dầm thì dĩ nhiên sàn cũng chẳng sập nhưng với người có hiểu biết về kết cấu thì chẳng ai ngu gì làm thế.
Nếu bơm bêton thì chẳng cói gì đáng nói ............, còn khi kéo tời máy nổ, thùng beton nặng 60 kg thêm 2 anh chàng khiêng 2 đầu tổng công 200kg, dẫm đi dẫm lại hàng trăm lần thì cái "mũ" nào cũng xụi.......... mà chủ thầu chẳng thằng nào chú ý tới cái vụ này dĩ nhiên nó cũng chẳng sập liền, mà sức chịu tải giảm đi thôi.....
Tôi làm về control system nên chính xác quen rồi, nhìn mấy cái này gai mắt kinh.... chắc không thèm giám sát luôn cho phẻ............. nhà nó cũng chả sập.....hahaha
Bố trí thép sàn thuận tiện cho thi công
Trong khi thi công lớp thép trên của bản sàn hay còn gọi cốt thép mô men âm, để đạt được quy cách theo yêu cầu của thiết kế là rất khó thực hiện nên thường không đạt yêu cầu. Đây là một trong những nguyên nhân gây võng vả nứt sàn. Thông thường nhà phố (nhà dân) làm sàn dày 8-10cm (nên làm sàn dày 10cm vì sàn 8cm rất khó thi công và 2 lớp thép dính lại với nhau không đảm bảo được chiều cao h0 như khi tính toán, ngoài ra khỏi bị rung khi đi)các công trình khác thường làm dày hơn. Ngoài ra còn tùy thuộc vào tải trọng, vì chọn sàn dày tương ứng với tải càng nặng thêm lại không kinh tế.
Để thi công hạn chế việc thép bị dẫm đạp lên cần có con bọ kê thép mũ, có ván đi trên sàn để đổ bê tông. Còn bố trí 1 lớp thép thì không nên cho thép sàn luồn dưới thép dầm, bố trí đặt trên dầm coi như bản kê tự do.
Thép để dùng cho sàn, để thuận lợi thi công thông thường sàn nhịp nhỏ, thì dùng tất cả thép Φ8, nếu sàn nhịp lớn hơn nên dùng thép Φ10 để thuận tiện thi công. Hiện nay, nhiều công trình hay làm sắt 2 lớp đổ dày từ 12 cm để đảm bảo khoảng cách 2 lớp thép.
Theo kinh nghiệm của một người làm xây dựng, cách cắt thép âm ở 1/4 nhịp, sàn hay bị nứt ở chỗ móc thép chịu momen âm ấy. Vì nếu tính sàn theo phương pháp thông thường là theo phương pháp khớp dẻo, tiết kiệm nhưng cho phép nứt và biến dạng lớn, nó chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà không ảnh hưởng đến an toàn về mặt chịu lực của công trình.
Để tránh bị đạp dẹp lép, một số ông cai thường thi công thép sàn nhà dân buộc sẵn thép mũ thành khung và để sẵn bên dưới (phương pháp này không theo quy trình thi công chính thống), khi nào đổ bê tông tới thì đem đặt khung thép đó lên đặt trực tiếp vào bê tông. Đổ bê tông san đểu rồi đầm với độ dầy đúng bằng vị trí của thanh mô men theo quy cách sau đó đặt trực tiếp từng thanh dùng búa gõ cho chân l cắm đứng xuống sàn sau khi cắm xong băng đổ thêm phần bê tông còn lại và san đầm tiếp.
Hên xui
- Không lắp thép lên, không cố định sẳn thì không thể nghiệm thu để biết đúng sai trước khi thi công.
- Nếu diện tích sàn trên 100m2 thì thời gian đặt thép mũ là khá lâu, còn nếu phân công thì phải có 1 nhóm đặt thép trong khí đó thì có 1 nhóm đổ bê tông, phân tán nhân lực và thời gian. Tập chung nhiều nhân công, máy móc trên mặt bằng thi công bê tông sàn.
- Quá trình thi công bê tông sẽ bị gián đoạn do phải đợi lắp thép âm, khó có thể áp dụng khi dụng bê tông thương phẩm có máy bơm, tăng thời gian đổ bê tông. Với sàn mỏng ta phải đầm 2 lần cách nhau 1 khoảng thời gian do vậy sẽ ảnh hưởng tới lớp bê tông trước. (Khi đổ bê tông, theo yêu cầu kỹ thuật còn phải tổ chức đầy đủ nhận lực, máy móc thiết bị chính và đồ dự phòng, máy bơm bê tông chính và phải có máy dự phòng để khi bất trắc máy móc thiết bị hư thì có cái thay thế, hạn chế thấp nhất thời gian gián đoạn đổ bê tông).
- Lúc đổ bê tông và đầm rung, thép âm sàn có thể bị di chuyển.
caddd nói:
Em khẳng định lại sàn chịu tải tập trung (point load, line load) là chuyện lớn, các tài liệu nước ngoài (1 số ít thôi chứ không phải tất cả) dành hẳn 1 chương để nói về vấn đề này. Nếu hôm nào hứng thú em viết 1 bài chi tiết.
Thường người ta quan tâm là do quan tâm cái độ võng của sàn. Nhà phố Việt Thuần thì quan tâm chi nhiều cho nhức đầu.