Mình tóm lại 5 dòng cho anh nào lười đọcGiáo dục là gi?
Giáo dục là từ Hán Việt. Giáo: nghĩa là dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn…Dục: chăm sóc, yêu thương, nuôi dưỡng….(chứ không phải nghĩa dâm dục, hay động dục nha nha nha). Nói chung thì Giáo dục hàm nghĩa là việc dạy học (giáo) với chái tym yêu thương quan tâm chăm sóc (dục). Vậy dạy cái gì, và học cái gì? Học kiến thức khoa học, kiến thức xã hội (bao gồm luật lệ và quy chuẩn), Đạo đức, luân lý, manner……hòng giúp con người trở nên tốt đẹp, văn minh và người hơn để có thể tham gia kiến tạo xã hội và sống hạnh phúc trong đó.
Như vậy, suy cho cùng, cái gốc của Giáo dục vốn dĩ đã là một sự “Giải phóng” phần con, nầng tầm phần người rồi. Nên quan điểm của mình, “Giáo dục khai phóng” là một sự lặp từ (redundant word) không cần thiết. Giáo dục Khai phóng thực chất chỉ là một Nội dung + Phương pháp để đi đến cái kết quả mà Giáo dục hướng tới. Vì khái niệm GD khai phóng đã có từ thời trung cổ chứ không phải xuất hiện mới đây làm dậm dật các mẹ bỉm sữa. Liberal arts education là một khái niệm rất rất cũ! Nó xuất hiện khi mấy cha nội cònquấn vá, choàng khăn… thấy rằng ngoài khoa học cơ bản, như thiên văn, toán học (hình học), âm nhạc (kiểu giao hưởng)…v.v….con người cần học những thứ mới hơn – kiểu là học những môn mới (Chủ yếu là các môn xã hội) – Như vậy khi xã hội phát sinh nhu cầu, tự khắc những mơn kèm phương pháp mới được đẻ ra, và người ta lấy mỹ từ là GDKP để nói về nó. Khi có nội dung, thì phương pháp mới xuất hiện để hướng dẫn thực hiện nội dung. Còn kiểu ngày xưa ép học, giờ là tự do học, yêu thích (mới) học, tự nguyện này nọ…thì chẳng qua adapt với thời thế thôi, giờ mà ép quá (VD bên Mỹ, nó đau đầu trầm cảm phát là ông bà nội ngoại ba má nó bị gọi lên điểm danh ngay với nhà trường lẫn chính quyền), nên cần phải thay đổi phương pháp GD.
Sở dĩ mình không muốn nói nhiều đến nội dung của GDKP vì với mình, Bản chất của Giáo dục là một sự Khai phóng rồi!
Như nhiều người ae trên đây đã nói. Mỗi đứa con là một thực thể khác nhau. Cha mẹ là người hiểu rõ nhất (nếu quan tâm sâu sát) con mình có khả năng gì, tính cách gì, và niềm yêu thích gì. Dựa trên những đặc tính của đứa con + kinh nghiệm của cha mẹ + nền tảng kinh tế và phù hợp = phương pháp và trường học thích hợp nhất. Nhờ những quan điểm GD dẫn đến đầu tư GD khác nhau mà chúng ta có những tầng lớp công dân khác nhau từ CEO, đến anh lái mb, hay cô chạy grab….giống nhao hết thì thế giới này loạn hết xao!
Trong lớp con mình nó ở top giữa, nghĩa là không có dở, cũng không có giỏi. Nhiều lúc thấy con người ta đứng đầu lớp mình cũng có chút chạnh lòng. Ba má nó ngày xưa học chít mie để đứng đầu top 3, rớt xuống 1 bậc là về xác cmnđ nghe nguyên tuồng cải lương Thanh Nga suốt buổi tối. Nhẹ nhàng thỏ thẻ lắm, đại loại con biết học để làm gì không, vì sao con cần phải đứng đầu không, vì sao con phải học lớp chuyên không, con ra lớp thường học thì con cũng như Thư con cô Mai đó (so sánh với con đồng nghiệp, cái con mình ghét cay đắng ack ack)…chốt hạ là: Tại sao tháng này rớt hạng? Ôi, thiệt cám cảnh.
Thật lòng mình cảm ơn ba mẹ dã nghiêm khắc, luôn nhắc nhở và quan tâm đến chuyện học hành, vì tuổi nhỏ vốn ham chơi. Sểnh chân là mình luyện Kiếm Hiệp Kim Dung, Châu Tinh Trì, và mơ về giai, may thời đó không nhiều cám dỗ, bất quá thì đàn đúm bạn bè, chạy long nhong ăn hàng…vậy thôi.
Tuy nhiên, với con mình bây giờ, thứ hạng không quan trọng, Kiến thức cơ bản chắc (không bị mất căn bản) + ngoại ngữ + Thể thao + âm nhạc + hiểu biết xã hội + Đạo đức + Hạnh phúc. Tuổi học là phải học. Còn học thì phải học một cách hệ thống chứ không phải không hổ lốn hoặc học từ các nguồn trên mạng hay words of mouth. Con nít nó chưa có đủ nhận thức về thế giới, nhãn quan của nó so với mình nhỏ bé lắm. Nói quá nhiều, hoặc thay đổi quá nhiều sẽ khiến nó hoang mang. Nói vầy cho dễ hiểu, hồi học lớp 1 mình đi sở thú chụp hình với tượng con voi (được Hoàng Gia TLan tặng VN gì nó quên mie gòi – gần chỗ thờ vua Hùng), mình đứng lọt thỏm dưới chân nó. Hồi dẫn thằng con đi Sở thú lần đầu, kiếm con voi cho nó chụp dán tủ lạnh kỉ niệm chơi, mỏi mắt mới thấy, hỡi ơi, nó bằng kích thước của mình bây giờ….hahahaha….cho nên con nít là cho nó Tự do, nhưng phải Tự do trong Khuôn khổ.
Tại sao tự do lại còn trong khuôn khổ? Đó là một phạm chù triết học mà mình sẽ biên trong còm tiếp theo. Giờ chuẩn bị đi coi film, coi xong rảnh mình sẽ biên tiếp.
PS1: Mình có gúp PH sanh hoạt với nhau. Đợt thi HK1 rồi, một số mẹ sồn sồn lên đòi vào nói chuyện với thầy vì con họ về nhà làm bài ôn tập quá nhiều, không dám đi ngủ luôn. Thật ra thầy phát mấy cái đề tham khảo trước 21 ngày. Mỗi ngày bọn HS làm một ít, để đến ngày thầy yêu cầu sửa bài thì đem ra thầy xem. Vậy mà thế quéo nào các mẹ yêu thương quan tâm con vô bờ bến hem có biết, hỏi tụi nhóc thì nó khóc lóc thở than, thế là ba thì sung vòi, mẹ thì rụng trứng bảo thầy quá độc ác, thế thì chết con tôi, làm sao trong 1 đêm nó làm được hết cái xấp này…..
PS2: Một mẹ là fan cuồng của GDKP, tự do cho con trẻ….có thằng con lanh ve kêu, nói chuyện mà mình còn muốn thua nó í, khôn nhắm. Mẹ đi chơi là cho con nghỉ học dắt theo đi cùng bạn mẹ (bạn mẹ thì chơi cái méo gì với con được nhỉ, bạn mẹ thì chỉ phù hợp chơi mẹ thôi). Kết qua thi thấp nhất lớp. Thế là mẹ lên Gúp tố thầy thế nọ thế chai vì không can tâm sao con tui lanh lợi thông minh thế mà thi cử ra kết quả này. Mãi rồi thì cổ cũng thú nhận với mình, em ham chơi nên bỏ bê con, giờ em về kèm cặp nó thêm. Giờ thì thằng nhỏ đã khá hơn. Nhưng mỗi tuần 2 ngày phải học ở VUS, 2 ngày cô giáo nước ngoài kèm tại nhà.
PS3: Sách AV ông già mình học hồi xưa
PS4: Cha mẹ là tấm gương cho con cái. VD bắt nó đọc sách, mà anh cởi trần ngồi nhạo chém giờ, còn mẹ thì nấu cháo điện thoại với chị em bạn dì thì...thua. Hoặc kêu nó dây sớm tập thể dục, mà anh nằm phểnh bụng như lợn...cũng thua luôn....hehe
- giáo dục = dạy với trái tim yêu thương, dạy cả IQ (kiến thức) và EQ (skill, maner, đạo đức, luân lý). Giáo dục = khai phóng khỏi tăm tối, dốt nát
- cha mẹ hiểu con, chọn pp và trường phù hợp, bao đủ Kiến thức cơ bản chắc (không bị mất căn bản) + ngoại ngữ + Thể thao + âm nhạc + hiểu biết xã hội + Đạo đức + Hạnh phúc.
- xã hội có giàu nghèo giỏi dốt (rất tiếc, xã hội có giai cấp, tầng lớp) không đánh đồng hết được
- học phải chọn lọc
- tự do nhưng trong khuôn khổ
Chỉnh sửa cuối: