Không phải chuyện chơi mà học, hay khơi gợi khám phá, đam mê, vv... Cái này chả có gì
Các ý Ola viết ngay trên, về philosophy happy, viết dạng cực đoan chỉ nhằm khơi gợi đam mê, tự do, vv... hạ thấp việc cần học kể cả khi không thích (thí dụ học nhạc)
Nói ngắn gọn, anh front row watching, con hổ nói y các buzz word giống Ola, happy là được, học mà chơi, học EQ đã, không cần học IQ, khơi gợi đam mê, không cần bằng, học vui là đủ, kết quả không quan trọng, thích thì học không thì khỏi học, hoàn toàn không cần học bảng cửu chương, không tivi, không junk food, nhiều thứ con chưa đủ trải nghiệm cũng hỏi thích gì, nhiều lắm, nên đọc còm phát biết ngay, giống 99%. Cũng lên mạng tìm đọc, nghiên cứu, giáo dục khai phóng, đủ thứ. Y chang Ola, ai nói cũng không nghe, cứng đầu, khoe dạy phương pháp hiện đại. Ola còm trên khoe mất sáu năm chiến đấu vì quan điểm khác người.
Mình thì quan điểm khác, giống một số anh chị trên này, oánh vật phát mệt.
Mà thôi, đi ngủ, rảnh còm chi tiết ví dụ, chán dồi
Sai nhen anh!
Về terms cơ bản, anh hiểu sai rất nhiều. Hiểu sai không chỉ còm của em mà cả những gì anh đọc được từ sách của mấy tác giả đó.
Logic là vầy nè. Đích đến của con người là hạnh phúc chứ không phải bằng cấp, địa vị hay tiền bạc. Để hạnh phúc phải được làm cv mình đam mê (từ cái cv đam mê này nó sẽ sản sinh ra tiền bạc một cách thuận tự nhiên chứ không phải kiểu cày trối chết không có đam mê). Để đam mê phải xây dựng ý chí. Để xây dựng ý chí cần tạo sự tự do về ý tưởng bằng cách dạy (truyền tải/ giáo dục) thuận tự nhiên - chính vì điều này mà nó hoàn toàn trùng với khái niệm "khai phóng".
Và cách dạy thuận tự nhiên là sao? Là không áp đặt, không khuôn mẫu, không nhồi nhét kiểu cơ học mà theo hướng khơi gợi sự hứng thú để trẻ tự đi tìm kiến thức một cách chủ động và đam mê. Và pp dạy kiểu này là cách dạy từ các hoạt động trải nghiệm thực tế bên ngoài, có tương tác thực sự, chứ ko phải kiểu ngồi trong lớp học rao giảng lý thuyết. Nó hoàn toàn giống với nguyên tắc dạy bằng cách làm gương mẫu cho trẻ. Tức trẻ học thông qua "mắt thấy tai nghe", chứ ko phải nói suông.
Ví dụ: học lịch sử VN cần đi bảo tàng lịch sử nhiều, học địa lý cần đi du lịch nhiều. Việc đi du lịch này nó kích thích và khơi gợi đc rất nhiều thứ chứ ko phải chỉ chơi đâu nha. Đi để có động lực kiếm xèng, giao tiếp xã hội, english, kỹ năng giải quyết vấn đề, lên plan cho bản thân,...
Ví dụ, để rèn luyện tư duy. Có rất nhiều cách chứ không phải mỗi món toán học như xưa nay vẫn thế. Đàn, vẽ là 2 món luyện tư duy tốt hơn toán rất nhiều. Không chỉ tư duy logic mà còn là tư duy phản biện, trình bày và giải quyết vấn đề. Vậy nếu con thích đàn vẽ hơn thì tại sao không ưu tiên thời gian cho đàn vẽ? Thời gian cho toán/ vẽ nếu con thích toán là 9/1, thì tại sao không làm ngược lại nếu con thích vẽ hơn?
Nói về việc thích món nào. Cái này hoàn toàn có thể định hướng đc chứ ko phải theo sở thích bộc phát. Nhưng hội họa và âm nhạc là 2 món rèn tư duy tốt hơn, tại sao không chọn mà lại chọn toán? Chưa kể đa số trẻ sẽ hứng thú với 2 món này hơn là môn toán học khô khan. Để tìm pp dạy kiểu khơi gợi sự hứng thú đam mê thì tất nhiên họa và nhạc dễ dàng hơn toán nhiều rồi.
Nhiều người vẫn nghĩ họa và nhạc là năng khiếu. Thực ra, có thể định hướng được nếu ngay từ lúc gd bào thai, ba mẹ chăm cho con nghe nhạc hòa tấu nhiều, tạo cơ hội cho con tương tác nhiều với âm nhạc y như chính ba mẹ là một người đam mê âm nhạc vậy. Điều này nếu ai không có sở thích âm nhạc hoặc nghe ba cái nhạc tào lao kiểu Lệ Rơi thì thôi bỏ qua hén
Còn vẽ là sở trường tự nhiên của trẻ rồi. Trẻ con lúc bé tẹo 1-3 tuổi, các anh quan sát xem có bé nào không thích cầm bút cọ quẹt không. 10 nhà thì hết 11 nhà bị trẻ vẽ bẩn hết cả tường rồi. Nên với vẽ muốn định hướng không khó như nhạc. Chỉ cần tạo môi trường cho con tung hoành là thu đc đầy đam mê. Ví dụ cho vẽ trên tường thoải mái không cấm, ko sợ bẩn, mua màu và giấy vẽ đủ thể loại cho con "nghịch", cho con đi bảo tàng nghệ thuật, đọc các sách art, xem các họa sỹ nổi tiếng,...
Trường học hiện nay, kể cả các trường cuốc tế xịn thì thời lượng trên trường dành cho các môn quen thuộc như toán, khoa học vẫn chiếm tỷ trọng rất cao và chưa coi trọng âm nhạc, hội họa, thể thao và cào bằng cho tất cả các bé. Nếu con mình thích vẽ thì thời gian ở nhà nên ưu tiên hoàn toàn cho hoạt động hội họa. Như con em, cứ về nhà là cắt dán vẽ, đọc sách, làm việc nhà, đến 9pm đi ngủ là hết thời gian. Toán và tiếng Việt em yêu cầu nếu có bài về nhà phải hoàn thành trên trường hết. Cấm mọi hình thức mang về nhà vì không có thời gian và tạo áp lực về thời gian cho quen. 4h tan học là cho chơi ở trường đến 5h về. Chơi để chi? Giao tiếp với bạn ở mọi lứa tuổi và khác lớp, vận động thể lực ngoài trời qua khu vui chơi liên hoàn ở trường, trồng cây cào đất đê tương tác với thiên nhiên. Đấy! Chơi mà học được những thứ này. Ai không biết thì nghĩ kiểu chơi bời
Lại nói về chơi. Cứ cuối tuần là con em lê lết hết cafe rồi nhà sách, công viên, bảo tàng, workshop, các farm, các fair market. Nhìn vào tưởng đi chơi, chả chịu ở nhà giải toán hay học thuộc lòng bài thơ bài văn nào. Nhưng, chơi nhưng học được gì. Đi cafe khu có nhiều trẻ con Tây để luyện english mà còn học đc nhiều trò hay và tính cách hay của trẻ con Tây như phản biện, có chính kiến, phong thái tự tin. Các workshop về art, làm gốm, thủ công, đất sét để tạo nền hứng thú hội họa. Farm học nhiều thứ chắc ai cũng biết dồi hén. Fair market để con quan sát hoạt động mua bán, giao tiếp english và tương tác XH, trải nghiệm làm người bán hàng.
Hè thì làm nguyên tháng về Đè Nẽng luyện english ngoài bãi biển, lại còn được tắm biển tăng cường sức khỏe và đề kháng.
Đấy, con em học english kiểu lồng ghép trong tất cả hđ trải nghiệm và tương tác ngoài xã hội chứ không học ở trung tâm. Còn ở nhà thì luyện english bằng cách đọc sách, nghe utube có chọn lọc. Ai nhìn vào cũng cứ tưởng là chơi nguyên tháng hè chả chịu học hành gì