Hạng B1
13/6/16
57
1.767
133
Ý thứ 2 y như những gì mình đã nói trong thớt này.

Ý thứ nhất cũng đồng ý luôn. Bổ sung thêm, con trai nên gần ba nhiều hơn, con gái gần mẹ nhiều hơn để các bé không dễ rơi vào tình huống lệch lạc giới tính. Cô kia chỉ chú ý bé trai do chỉ nói đến những case ly hôn và đa số là mẹ nhận nuôi con.

Có cô người Ấn hôm trước mình có còm, nghiên cứu rất kỹ kể cả trải nghiệm thực tế 20năm trên cả 2 nền giáo dục phương Tây và Đông và đúc rút ra đc những gì phù hợp cho văn hóa phương Đông. Thế mà có anh bỉu môi bẩu, ôi dào, ba mẹ ông bà không tin, đi tin người ngoài. Kể ra ba mẹ mình mà có trải nghiệm và nghiên cứu về con người và giáo dục như cô í thì mình đc thừa hưởng một cách tự nhiên dồi, cần gì phải nghe. Bó tay với lý luận cùn của anh @Johnnie371 luông :D
case ko nói con gái vì khi đã là đàn ông thì dù nuôi con gái thì cũng sẽ tư duy dạy con gái nhẹ nhàng, dịu dàng. Giống đàn ông thì luôn quan tâm iu thương phụ nữ vậy, bản năng đàn ông là bảo vệ pn mà. Còn mẹ dạy con trai nhẹ nhàng dịu dàng thì ... hơi sai sai. Giống như có ai làm bố dạy con gái đánh nhau ko, dạy con mạnh bạo ko, sure là ko và chắc chắn ko. Đó là lý do ko đề cập tới con gái. Con gái đôi khi gần ba nhiều cũng tốt lắm vì bé sẽ trở nên cứng rắn hơn. Nói chung các bé cần sự quan tâm của cả ba và mẹ. Nhưng xã hội vn giờ có rất nhiều nhà tư vấn tâm lý rỏm, thường nói rất hay nhưng sống thì như shit. Nói và làm là 2 phạm trù khác nhau. Phải trải nghiệm hiểu được cảm giác của ng làm rồi phân tích tìm tòi mới ra hướng tư vấn. Đơn giản như bà j j bà mẹ đơn thân mà đi tư vấn hp gia đình “Phi lý”, rồi vài ng chuyên viết báo con vk ở nhà hay thần tượng, e chỉ nói là bà đó nói láo ăn tiền thôi. Lúc đầu thì làm đẹp tự nhiên tốt bôi pttm, xong h pr cho pttm thì sửa để đẹp nhanh hơn.. “trơ tráo”, và em ghét nhất khi khoe con abc quan tâm con, trong khi toàn thấy đi du lịch,con cái nhiều khi chắc nó thương bà giúp việc hơn má nó, mấy loại này rất nhiều follow từ các mẹ bỉm sữa tôn lên thần tượng các kiểu. Thường thì ng ta bị dắt mũi bởi những thứ hoa mỹ và lầm tưởng đó là chuẩn mực, sai quá sai, chục năm nữa mấy ng đó sẽ cảm thấy hối hận vì những điều mình đã làm nhưng họ cũng ko chấp nhận sự thật cũng tung hô “con tui sống thật vs giới tính...” khi mà con họ bị lệch lạc do thiếu sự quan tâm của gia đình. Mình ko nói về vấn đề ng LGBT nhé. Giống như gặp nhiều trường hợp nhiều đứa đóng 1 đống tiền cho học nhưng tụi nó sang nc ngoài toàn chơi bời. Ba mẹ biết nhưng vẫn bưng bô các kiểu như tui đâu lo cho nó, nó qua đó tự túc lắm chỉ là tháng xin học phí vài chục K chứ nó ko xin tiền ăn....
Có những thứ bạn có tiền cũng sẽ ko thể quay ngược thời gian bởi thế hãy trân trọng từng phút giây bên con cái. Giống như cái lúc tuổi mầm tuổi chồi nó ôm hôn ba mẹ chứ lớp 5-6 có còn như vậy ko, bỏ qua giai đoạn đó đợi vài chục năm nữa có cháu sẽ được lại cảm giác ấy kkk. Mỗi giai đoạn là 1 cảm xúc khác nhau
P/s: con trưởng thành là “hạnh phúc” của ba mẹ. Tư tưởng em đơn giản thế thôi còn làm thì mỗi ng mỗi kiểu.
Bài hơi lệch tiêu đề do đụng chỗ bức xúc của e về những thứ đang âm thầm diễn ra trong xã hội khiến cho lối sống của trẻ bị lệch lạc. Mà nguồn cơn nhiều khi do cha mẹ chưa đủ hiểu biết hay thiếu sự quan tâm tới trẻ, hoặc quan tâm chưa đúng cách.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
16/1/13
4.804
87.004
113
master tuando đặt nặng vấn đề ra đời nắm đầu người khác (top 5%), nhưng đôi khi hay nói "làm người" được là quý rồi :) tức là 5% nói bọc lót rất kỹ .

Vật chất cho XH tạo ra bởi 90% con người trực tiếp làm ra nó .

kỹ sư làm máy móc => máy móc cùng công nhân làm ra vật chất cho XH, một số ít người mang (vận chuyển) vật chất đến mọi người

90% là như thế , 10% còn lại là ăn trên đầu trên cổ không tham gia làm ra vật chất . Nhưng XH rất cần có họ vì họ quá tài, nói gì nghe cũng hay :)

Do đó cái nền giáo dục cả TG này chủ yếu đào tạo cho 90% , không thoát đi đâu được . Lâu lâu có bài hay nói dắt mũi thì cũng chỉ 10% kia dắt mũ . Những trường hay chương trình gì cũng do 10% đó thôi :)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
24/11/17
1.286
22.920
93
Mềnh công nhận Opla rất nhiệt huyết.....còm dài....còm nhiều.....nhiệt huyết phổ biến những điều Opla nghĩ là đúng cho mọi người theo....mềnh nể sự nhiệt tình này, thật trẻ trung.....nhìn lại thấy mềnh già quá...

View attachment 1878702
Bà xã mình nói: “ chỉ phụ nữ mới trị đc phụ nữ”.....
mình nhường sân cho các bạn nữ lâu dồi :D
 
Hạng B2
21/6/11
431
30.434
93
51
Q.1 HCMC
Nghe anh @Rameses nói.
Bên Can thằng nào muốn học đại học xịn thì cũng phải cày cuốc dữ lắm.
90% trẻ con tây lông thích gì làm nấy, không nỗ lực luyện thi cử thì học xong phổ thông cũng đi làm culi thôi.
Ờ, anh đây, cảm ơn chú còn nhớ đến anh.
:D

Cái áo này cũng được mà tay hơi dài, chắc lại phải đi alteration.
Chọn trường Đinh Thiện Lý hay Á Châu
 

Attachments

Hạng D
16/1/13
4.804
87.004
113
Chiều nay em tham quan ĐTL, cô Kim Anh khiêm tốn báo 50% du học, 25% du học tại chỗ, 25% học ĐH trong nước,
6060eeba-8bd8-49d2-99a9-b7691f0f662d-jpeg.1878672

tuando nói:
Học sinh ĐTL đi du học 70-80%, phần lớn từ lớp 11.
Con mình thì nó chọn học ở VN.​

=>

Tốn không biết tiền thuế của dân và tiền túi của phụ mẫu, để rồi đi du học và tìm cách ở lại .

Đúng là chảy máu nguồn lực .
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.004
113
con nhà bình thường, và lại là người đầu tiên vào đại học:



Trải nghiệm thời sinh viên của bà Obama ở ngôi trường Ivy League

Là người da màu, cựu phu nhân tổng thống Mỹ đối mặt với nhiều định kiến và nỗ lực không ngừng để chứng tỏ khả năng.

Trong suốt chiến dịch tranh cử của chồng và tám năm sống ở Nhà Trắng, cựu đệ nhất phu nhân nước Mỹ Michelle Obama không tiết lộ nhiều về trải nghiệm thời trẻ tại Đại học Princeton, theo Inside Higher Ed.

Trong cuốn hồi ký "Becoming" phát hành tháng 11/2018, bà Obama lần đầu nhắc đến cảm giác về sự khác biệt màu da khi theo học một trong tám trường thuộc khối Ivy League danh giá cùng quyết tâm mạnh mẽ của bà để bác bỏ định kiến chủng tộc tiêu cực từ một số giáo sư và bạn học.

"Nếu như ở trường trung học, tôi cảm thấy mình đang đại diện cho khu phố của mình, thì lúc bấy giờ tại Princeton, tôi đại diện cho cả một chủng tộc", bà Obama viết. Mỗi lần phát biểu trong lớp hay đạt điểm kiểm tra ấn tượng, bà âm thầm hy vọng điều đó sẽ có tác động tích cực đến nhận thức của mọi người về người da màu.

michelle-obama-3-jpg-3947-1553505777.png

Michelle Obama trong những năm tháng sinh viên tại Đại học Princeton, New Jersey, Mỹ. Ảnh: Pinterest

Thời cựu đệ nhất phu nhân còn là sinh viên, Princeton chỉ toàn người da trắng và chủ yếu là nam giới. Do đó, bà nhanh chóng kết bạn với những sinh viên da màu khác và phát hiện ra rằng sự đa dạng, hài hòa vốn được miêu tả trong các tài liệu quảng cáo về trường đại học không hề giống với những gì bà tận mắt chứng kiến.

"Tôi tưởng tượng rằng các lãnh đạo ở Princeton không thích việc nhóm sinh viên da màu cứ bám dính lấy nhau. Người ta hy vọng tất cả chúng tôi sẽ cùng hòa nhập và trộn lẫn trong sự không đồng nhất, góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống sinh viên một cách toàn diện. Đó là một mục tiêu xứng đáng. Tôi hiểu rằng khi nói đến sự đa dạng trong khuôn viên đại học, lý tưởng nhất sẽ là đạt được những gì chúng ta thường thấy trên các tài liệu quảng cáo về trường - một nhóm sinh viên nhiều sắc tộc đang tươi cười và giao tiếp với nhau", bà Obama chia sẻ.

Tuy nhiên, đến tận ngày nay, khi số lượng sinh viên da trắng vẫn tiếp tục áp đảo số lượng sinh viên da màu trong các trường đại học, gánh nặng hòa nhập đó vẫn được đặt phần lớn trên vai nhóm thiểu số. Theo kinh nghiệm của bà Obama, đó là một yêu cầu rất khó khăn.

Cựu phu nhân tổng thống có kết quả tốt nghiệp trung học thuộc top 10% của khóa. Bà từng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, bao gồm cả làm thủ quỹ của lớp. Đó là những yếu tố giúp bà trở thành ứng cử viên sáng giá cho các trường đại học hàng đầu. Nhưng ngay từ đầu cuốn sách, bà đã kể lại cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với một cố vấn tuyển sinh, và câu chuyện liên quan đến người phụ nữ đó là ký ức bà cố gắng xóa nhòa.

Khi biết bà Obama đặt mục tiêu vào ngôi trường Ivy League, người cố vấn cười chiếu lệ và nói với vẻ bề trên: "Tôi không chắc là em có tố chất Princeton".

Thực tế, người phụ nữ có thể đã nói với bà Obama về những điều tích cực và lời khuyên hữu ích khác nữa, nhưng bà không nhớ gì về chúng cả. Đầu óc bà chỉ vướng mắc với đúng một câu mà người đó thốt ra.

Phớt lờ lời cảnh báo của người mới gặp lần đầu, bà Obama ôn tập chăm chỉ và nhận được thư mời nhập học từ Đại học Princeton khoảng 6-7 tháng sau đó, vào năm 1981.

Ngay cả sau khi bà Obama trở thành sinh viên của trường, một số người vẫn tỏ ra nghi ngờ bà không thuộc về nơi đây. Là người da đen, bà Obama khó thoát khỏi cái bóng của chương trình "affirmative action", một chính sách đặc cách trong các trường đại học Mỹ dành cho những nhóm thiểu số, nhằm bù đắp tình trạng phân biệt đối xử trước đây.

Bà Obama có thể đọc được sự dò xét trong ánh mắt của một số sinh viên và thậm chí cả giáo sư, như thể họ muốn nói "Tôi biết tại sao cô lại ở đây". Những khoảnh khắc đó có thể khiến bà nản lòng, dù đôi khi bà biết chắc một số điều là do mình tưởng tượng ra. Có lúc, bà tự ngờ vực bản thân.

Năm thứ nhất đại học, bà Obama sống trong phòng dành cho ba người ở Pyne Hall với hai sinh viên da trắng, những người mà bà nhớ luôn cư xử rất tử tế, mặc dù bà không dành nhiều thời gian ở ký túc xá. Giữa năm đó, Cathy, một trong hai người bạn cùng phòng đã chuyển sang ở phòng đơn. Nhiều năm sau, bà Obama mới biết sự thật rằng mẹ của Cathy, giáo viên ở New Orleans, đã rất kinh hãi khi con gái ở cùng phòng với người da đen và yêu cầu trường đại học tách họ ra.

michelle-obama-1185-1553505778.jpg

Ảnh tốt nghiệp Đại học Princeton của Michelle Obama. Ảnh: Pinterest

Luận văn của bà Obama là cuộc khảo sát những cựu sinh viên người Mỹ gốc Phi, trong đó bà tìm hiểu quan điểm của họ về chủng tộc và bản sắc sau khi theo học Princeton. Bà kể lại trong hồi ký rằng các phương tiện truyền thông cánh hữu đã sử dụng luận văn đó để vẽ nên bức tranh về bà như một người cực đoan quyết tâm "lật đổ người da trắng", khiến hình ảnh của bà và chồng trở nên đáng ghét trong mắt cử tri Mỹ.

"Như thể ở tuổi hai mươi mốt, thay vì cố gắng để có được điểm A trong môn xã hội học và giành một vị trí tại Trường Luật Harvard, tôi đã ấp ủ một kế hoạch lật đổ người da trắng và cuối cùng cũng có cơ hội hiện thực hóa thông qua chồng tôi", bà Obama viết.

Bà Obama không đả động nhiều đến khả năng chi trả cho việc học đại học, chỉ đề cập rằng cha mẹ bà chưa bao giờ nhắc đến sự căng thẳng về gánh nặng học phí, dù bà có thể cảm nhận được. Tại Princeton, bà nhận được một gói hỗ trợ tài chính với yêu cầu phải làm một công việc bán thời gian trong khi học. Do đó, trong suốt bốn năm, bà làm trợ lý cho Third World Center, một trung tâm hỗ trợ các sinh viên da màu. Sau 20 năm, tên trung tâm được đổi thành Carl A. Fields Center for Equality and Cultural Understanding, sử dụng cho đến ngày nay.

Là người đầu tiên trong gia đình vào đại học, bà Obama nhớ lại những khó khăn khi không có người truyền đạt kinh nghiệm, phải tự làm quen với mọi thứ. Thậm chí, bà đã mua nhầm tấm ga trải giường quá ngắn và phải ngủ với đôi chân thò ra trên tấm nệm ở ký túc xá trong suốt năm đầu tiên.

Tuy nhiên, cơ hội học tập ở Princeton là một trong những trải nghiệm đáng quý, là bước đầu tiên trên hành trình giúp bà Obama trở thành biểu tượng của người phụ nữ thông minh và độc lập như hiện tại. Tại Princeton, cô sinh viên Michelle tận hưởng cảm giác thoải mái khi ngồi dưới bóng những cây sồi cổ thụ hay chơi trò ném đĩa trên bãi cỏ xanh mướt để giải tỏa căng thẳng. Các phòng ăn ở trường phục vụ năm món ăn sáng. Thư viện chính giống như một thánh đường với trần nhà cao và những chiếc bàn gỗ bóng loáng, là nơi bà và những sinh viên khác có thể bày sách giáo khoa và học trong không gian tĩnh lặng.

Năm 1985, Michelle Obama tốt nghiệp Đại học Princeton với tấm bằng cử nhân Xã hội học loại giỏi. Bà trúng tuyển chương trình tiến sĩ ở trường Luật thuộc Đại học Harvard, tốt nghiệp năm 1988. Phu nhân Barack Obama là một trong ba đệ nhất phu nhân của nước Mỹ sở hữu bằng cấp sau đại học, bên cạnh Hillary Clinton và Laura Bush.

Thùy Linh tổng hợp