baden nói:
Em không tranh luận là đúng hay sai, vì em có biết dek gì về mấy cái này đâu mà nói. Về càm quan em cũng đã từng nói luật này không khả thi (hình như em post ở cái thớt bên kia thì phải, cần thì em lục lại), vì nhiều lý do.
Điều em muốn nói ở đây là các bác không phân tích, phản biện, tranh luận mà chỉ biết chửi rủa người phát biểu, mà còn lôi cả gia đình người ta vào để chửi thì có công bằng, có phù hợp với nhân cách hay không thôi. Không ai cấm phản biện, không ai cấm tranh luận, nhưng xúc phạm người khác thì em nghĩ không nên, ít nhất là người làm công tác giảng dạy như bác. Ngay cả bên Mỹ, bác có quyền phản đối, bày tỏ chính kiến, nhưng bác cũng không được quyền xúc phạm người khác.
Em không phải là người của bác Hùng, nhưng có biết bác ấy, và có thể mời bác ấy ngồi trao đổi với các bác được. Tin hay không thì tùy bác, nhưng trong OS này cũng không ít bác biết em, dù rằng em chẳng có chức vụ gì trong này đâu. Em ở Sài Gòn, nếu bác thích tranh luận, phản biện thì có dịp nào bác ấy vào SG công tác em sẽ mời bia vỉa hè với các bác để trao đổi, hiểu biết thêm về các vấn đề mà chúng ta đang tranh luận. Đó cũng là dịp để em mở mang thêm kiến thức hạn hẹp của mình. Đơn giản vậy thôi.
Em là chủ topic này, cũng không đồng ý việc đưa số DT lên forum ảnh hưởng đến cả gia đình người ta. Tuy nhiên, em cũng sẵn sàng rảnh ra tranh luận với ông tiến sỹ Hùng này, em tin rằng cũng chẳng rút ra được gì vì thứ 1 ông Tiến sỹ này cũng không là người có quyền hành gì cả chỉ là hùa theo phát biểu thôi, thứ 2 là vấn đề này liên quan đến cả chính sách kinh tế và điều hành quy hoạch vỹ mô chứ không riêng gì sở GTVT. Em tin rằng các cơ quan chức năng khác cũng sẽ thấy điều bất cập nên sẽ không thông qua dự luật này.
Bác đã nhắc đến nước ngoài, thì em cũng đem ra so sánh và nói quan điểm của em luôn:
- Bác nói về việc xúc phạm và chính kiến ở nước ngoài, em nghĩ rằng nếu ở nước ngoài thì ông tiến sỹ này sẽ bị hàng loạt cá nhân và tổ chức kiện vì câu phát ngôn trên báo (xem như là chính thức), còn việc chửi người này ngu, người kia dốt là chuyện bình thường, đó mới là chính kiến và không phát ngôn trên báo chí. Bác xem tụi nó họp quốc hội mà đứng lên chửi thẳng mặt nhau đấy, toàn quyền cao chức trọng mà có thằng nào kiện thằng nào.
- Việt Nam có điều kiện khác với các nước khác, nhưng cơ bản nước nào cũng đều có xuất phát điểm từ đầu. Cơ bản là cơ chế quản lý vĩ mô của họ minh bạch và tốt hơn nên phát triển cơ bản tốt. Nếu họ cũng nghĩ như mình: chiếc oto lớn gấp 4-5 lần xe máy nên lấn 4-5 diện tích đường thì chắc Henry Ford không thể trở thành ông tổ xe hơi.
- Xe hơi (ô tô) là phương tiện hiện đại giải quyết các vấn đề đô thị chứ không phải là phương tiện làm ách tách giao thông. Lúc em còn ở Melbourne, chạy xe đi về 100km trong ngày để đi học là chuyện bình thường. Từ đó việc ở cách đô thị 50km không còn xem là xa đối với xe hơi, từ đó giúp quy hoạch vĩ mô tốt hơn chứ không co cụm như ở VN.
- Vấn đề về khí thải là do cơ quan quản lý không quản lý tốt, kiểm định qua loa nhất là xe buýt, xe tải, xe công nên gây ô nhiễm và gây tai nạn. Taxi cũng là nguyên nhân tắt đường và tai nạn, số lượng taxi lưu thông thường trực tại TPHCM là cực lớn.
- Ở nước ngoài, nếu phương tiện giao thông công cộng tốt thì không ai muốn phải lái xe vào trung tâm. Em thường quăng xe ngay ga xe lửa rồi bắt xe vào trung tâm, vừa được ngủ trên xe lửa sạch sẽ mát mẻ, vừa đỡ hao xăng, đỡ mất thời gian (5-10 phút cho xe lửa thay vì 30-60p cho xe hơi). Tiền gởi xe ở trung tâm bèo bèo cũng 15 đô/giờ, làm sao chịu nổi.
Tóm lại đem ra so sánh và áp dụng vào VN thì em thấy nếu em là người quản lý, em có thể thực thi các biện pháp như sau để cải thiện tình trạng giao thông:
1. Biện pháp lâu dài:
- Xây dựng hệ thống phương tiện GT công cộng hiện đại đúng nghĩa, chứ đừng làm qua loa như vừa rồi, xe buýt vài năm đã khói mù mịt. (việc này TPHCM đang thực hiện, nhưng em nghi ngờ chất lượng cũng như tính tiện dụng).
- Phát triển quy hoạch đô thị theo hướng nhiều đô thị giao thoa chứ không 1 đô thị lan tỏa (cũng đang làm nhưng hơn 10 năm nay thấy càng làm bà con càng tập trung vào trung tâm, nửa nạc nửa mỡ chẳng ra cái gì cả).
- Từng bước giảm lượng xe máy lưu hành.
2. Biện pháp ngắn hạn:
- Hạn chế và quy hoạch lại phương tiện taxi, không để phát triển tràn lan dẫn đến cạnh tranh giá cả như hiện nay, biến taxi thành phương tiện công cộng phổ biến.
- Mạnh tay loại các loại xe đã hết hạn lưu hành theo đúng luật định.
- Thu phí vào trung tâm và các loại phí khác như phí đậu xe để hạn chế những xe ô tô vào không cần thiết.
- Lấy tiền thu được cải tạo xe công cộng...
- Nghiêm minh trong xử phạt vi phạm GT.
Nói chung những gì em nói thì chắc ai cũng có thể nghĩ ra, các vị quản lý lại càng đã nghĩ qua rồi, vấn đề là phải thi hành ngay lập tức. Mà để hợp lòng dân, tạo sự ủng hộ của xã hội thì phải thi hành dựa trên các nguyên tắc chính: khoa học, kiên quyết, minh bạch, công bằng và dân chủ. Việc này cần cả xã hội tham gia sâu rộng trong các tầng lớp, nhưng hiện nay các bác biết đấy, đụng đâu cũng thấy đụng nồi cơm của 1 nhóm người hoặc tầng lớp nào đó nên không bao giờ thực thi được những việc tưởng chừng đơn giản, cuối cùng "trăm dâu đổ đầu tằm", cái gì cũng do người dân hết chứ không có ai ở cấp độ quản lý chịu trách nhiệm.