Hạng D
16/1/13
4.804
87.411
113
Tôi thèm ăn xôi sáng. Xôi sáng là món rất ư bình dân. Nó rẻ hơn nhiều cơm tấm thịt nướng và rẻ hơn chuối nướng nước dừa.

Đây là câu chuyện 3 bà bán xôi trong thời gian dài: bà A, bà B (dâu bà A), bà C (dâu bà B)

Những năm 1980:

Bà A bán xôi gần cổng trường cấp 2. Sau khi vệ sinh buổi sáng tôi lửng thửng đi học và ăn xôi sáng của bà A. Mỗi tuần chỉ ăn 2-3 lần vì ít tiền. Còn lại ăn cơm nguội + muối buổi sáng.

Bà A bán xôi nuôi cả gia đình. Lúc đó gia đình bà cần gì?

- Dầu hôi cho đèn
- Gạo cho cơm
- Ít tiền cho nêm nếm (muối, mắm, tỏi,...)
- Ít tiền cho con cháu mặc
- Ít tiền cho cá thịt
- Ít tiền cho giỗ cưới ...
- Ít tiền cho tập vỡ con cháu đi học (học thêm là xa xỉ hồi đó)
- Ít tiền dành dụm

Thế đó ... hồi đó cuộc sống ít vật chất, đơn giản vô cùng. Trẻ con thì tuỳ từng mùa mà đi vườn hai quả ăn vặt, chơi tán u, thả diều, tán lon, quay dế,... Toàn là những thứ rất ư .... ít tốn tiền.

1986 thì tôi rớt lớp 10 và đi làm culi cho thầu xây nhà. Có tiền thì tôi vẫn ăn xôi bà A.

Công việc của bà A suốt ngày. Bán xôi xong bà A đi chợ mua nếp, tuỳ mùa mà mua bắp hay mua đậu. Bà A mua ít thứ đi nấu ăn cho cả nhà. Sau khi cơm trưa thì bà A đi vườn mua lá chuối.

Bà A rất kỹ, giặt cho một đống khăn lau từng chiếc lá gói xôi và lau 3 lần (lần cuối với khăn sạch nhất). Sau khi lau xong thì bà chẻ cọng dừa ra làm cái xúc xôi (không có muỗng nhựa ăn liền đâu).

Sau đó thì ngâm nếp và sửa soạn cho sáng sớm nấu 1 thau xôi.

Những năm 1990:

Bà A già rồi nên dâu bà A là bà B tiếp nghề bán xôi.

Thời gian này bọn Hồng Kông, Sing, Đài,... bắt đầu đầu tư vào sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia 1989.

Cuộc sống tinh thần được "Đảng cởi trói" (đúng từ của báo lề phải và đài nói là "cởi trói", tức là trước kia bị trói). Văn nghệ văn gừng tưng bừng, phim video mì ăn liền bắt đầu làm, phim ngoại bắt đầu được cho chiếu rạp. Nhiều hiện tượng văn học nổ bung.

Cuộc sống cả gia đình thêm chi phí:

- cái tivi trắng đen Vietronics lắp ráp chạy bình (số tiền mua tivi chia ra cho 5x12 = 60 tháng để tính chi phí)
- 2 cái bình thay phiên nhau sạc
- tiền sạc bình
- chuẩn bị có xe gắn máy
- con cháu phải học thêm nhiều hơn vì phong trào ép học sinh học thêm tăng mạnh và đạo đức học đường xuống cấp theo sự phát triển kinh tế.

Như vậy bà B phải bán xôi nhiều hơn để có tiền cho những chi phí mới đó. Vì thế, bán xôi sáng xong thì bà B phải đội thau xôi khác đi bán dạo cho đến trưa.

Sau khi bán dạo đến trưa xong thì hết thời gian. Vì thế bà B phải cắt giảm thời gian cho việc chuẩn bị xôi. Ví dụ lau lá thì lau 1 lần là xong thay vì lau 3 lần như bà A. Lá chuối phải tiết kiệm hơn chứ không tướt thoải mái.....

Bà B phải tiết kiệm thời gian và chất lượng cũng như tình trạng vệ sinh thực phẩm. Lúc này "thực phẩm đểu" hình thành.

Vì chi phí thêm và phải bán nhiều và có lời nhiều hơn thì bà B bắt đầu dùng đường hoá học nhiều. Đó là trái với phương châm "ăn ở cho có đức" của bà A.

Lúc này mua xôi bà B tôi chỉ mua loại mà không có trộn đường (xôi đậu nhạt chứ xôi bắp không ăn vì sợ đường hoá học). Tôi phải dùng tô riêng để mua xôi vì lá lau không còn sạch.

Và đến khi tôi rời Việt Nam theo diện bảo lãnh thì "thực phẩm đểu" bắt đầu trở nên "chấp nhận" bởi Xã hội vì ai cũng phải "đểu" để có đủ những chi phí "căn bản" mới như là tivi và xe gắn máy.

Những năm 2000-2010

Tôi có về VN 2 lần.

Bà B không còn bán xôi để làm công việc khác thì bà C (cùng lứa tuổi của tôi) bán xôi. Bà C là dâu nội bà A, là dâu bà B.

Tôi không dám mua xôi bà C ăn nữa lúc ở VN vì xôi đã "đểu" nặng. Để hấp dẫn con nít, bà C bán xôi ba màu rất đẹp. Chỉ có màu hóa học mới có màu đẹp như thế.

Lá chuối và "muỗng" từ bẹ dừa không còn. Thay vào đó là bọc nilon gọn nhẹ và không còn phải tốn công xách nước, lau lá nữa. Cái muỗng nhựa mỏng từ nhựa tái chế không kỹ thật ghê ghê.

Bà C bán 1 ngày 3 thau xôi thay vì chỉ 1 thau như bà A vì chi phí cộng thêm vào ở trên:

- tivi màu (tuy 4-7 triệu thời đó nhưng cứ chia ra cho 60 tháng để biết chi phí)
- điện hàng tháng (thay vì dùng bình)
- đồ điện (quạt máy, máy nhạc)
- thêm 2 xe gắn máy (chia ra cho 100 tháng để biết chi phí cộng thêm mỗi tháng)
- vài cái cell phone vỏ sò (tùy 1-2 triệu nhưng vẫn chia ra 36 tháng)
- máy tính để bàn cho con cháu
- phí Internet
- phí nước máy (vì cái rạch đã Ô NHIỄM bởi đầu tư nước ngoài vô nhân đạo khi xả nước thải thẳng vào rạch, chẳng có luật nào khống chế họ)
- con nít có nhiều chi phí khác (không chỉ không tốn tiền với tán u, tán lon, đổ dế, thả diều tự làm,... như hồi xưa)

Vì thế bà C phải "đểu" nặng mà ... Xã Hội phải CHẤP NHẬN "đểu" lẫn nhau để có đủ chi phí cộng thêm ngày một nhiều.

Ngày nay phát sinh thêm:

- smart phone, tablet
- phí 3G/4G
- LCD/LED tivi
- tủ lạnh (cũng như tiền điện chạy nó)
- máy lạnh

Đó là lý do tại sao thức ăn thức uống loại bình dân ngoài đường ngày càng "đểu" và người ta phải "đểu" lẫn nhau và không còn ai như bà A xưa là bán còn "để đức" cho con cháu.
 
Hạng D
12/9/11
1.115
25.784
113
@Sabaru,
Bác có trí nhớ tốt quá.
TV Viettronic, bình ắc quy, cỡi trói....hihihi.
 
Hạng B2
23/7/12
204
237
43
49
Em vẫn bán kiểu bà A.
Có mỗi điều là em không bán xôi.
Em cũng đang khó khăn lắm.
Nhưng làm sao để "đểu " bây giờ!
 
  • Like
Reactions: mongao
Hạng D
16/1/13
4.804
87.411
113
Nói về thực phẩm đểu thì đôi lúc ở Mỹ nó đểu có luật. Hàng năm FDA đưa ra loại hoá chất và sản phẩm nào dùng được và loại nào rút lại các hoá chất và sản phẩm khỏi danh sách tùy theo các báo cáo từ nghiên cứu.

Đôi lúc nó quá đểu mà FDA phải làm ngơ và vẫn giữ luật cho phép.

Cái lon nước ngọt bạn uống có nhiều thứ đểu trong luật cho phép. Có thứ đểu gây tranh cãi không dứt là đường high fructose corn syrup.

Sở dĩ Mỹ nó cho phép vì Mỹ nó trồng bắp rất nhiều và chế biến bắp rất dữ. Các phụ phẩm của quá trình chế biến bắp trong đó có high fructose corn syrup.

High fructose corn syrup có mặt trong 99.99% thực phẩm chế biến sẵn.

Sau này có một số sản phẩm có ghi "No high fructose corn syrup" để thu hút khách hàng không thích lọai đường trên.

Đây là trang web của nhóm binh vực high fructose corn syrup.

http://sweetsurprise.com/the-hfcs-hype
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.411
113
Đau đớn cốm Vòng, tinh hoa quà Hà Nội bị nhiễm độc
(GDVN) - “Thế là người dân làng Vòng vì ham lợi nhuận đã làm mất đi món nghề truyền thống. Hà Nội mất một món quà làm nên nét văn hóa riêng”.


Không phải ngẫu nhiên mà thứ quà mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam lại cùng mùa thu Hà Nội đi vào thơ ca: “Hà Nội mùa thu..., mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ, cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua...”. Trong tâm thức của người dân thủ đô, cốm là thức quà riêng biệt. Thức quà ấy mang hương vị tất cả sự đảm đang, cần cù và sáng tạo của người dân làm nông nghiệp.

combietuong.jpg
Cốm làng Vòng nổi tiếng khắp Hà Nội.
Người làng Vòng làm cốm rất công phu. Có thể nói thương hiệu “cốm làng Vòng” đã nổi tiếng khắp ba kỳ. Và cốm làng Vòng vượt qua khỏi lũy tre làng, theo những gói quà, những gánh hàng rong đến với người thân, đến với người ăn chơi, rồi cứ thế trở thành đặc sản, thành món ăn tao nhã nổi tiếng của người Tràng An.

Trong ký ức của những người làng Vòng cao tuổi, “Xưa cánh đồng làng tôi, lúa cấy mãi giáp tới đường Láng - Hòa Lạc bây giờ”… còn nay “nhà và đường ngồi lên những thửa ruộng năm nào… . Làng Vòng sầm uất hơn, náo nhiệt hơn nhưng không còn lúa để làm cốm nữa”. Mặc dù lúa nếp để làm cốm giờ phải sang làng khác hoặc ra các huyện ngoại thành mua về, nhưng người làng Vòng vẫn cố gắng để giữ công nghệ làm cốm cũ.

Song làm cốm là nghề gia truyền nhưng không đủ sức nuôi sống người dân nơi đây. Rất nhiều người đã bỏ nghề. Những người còn trụ lại làm cốm tại làng Vòng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Tiếc thay, cốm bây giờ cũng bị cuốn vào cơn lốc thị trường, thật giả lẫn lộn. Nguy hiểm hơn, người làm cốm còn dùng đủ mọi cách để có hạt cốm dẻo hơn, xanh hơn, kể cả dùng hóa chất.
nhuom%20com.jpg
Chỉ vì chạy theo lợi nhuận, người làng Vòng bất chấp cả việc dùng hóa chất để nhuộm cốm xanh non..
>> Xem hình ảnh "Sự thật màu của cốm Vòng"

Trước thực tế đáng buồn ấy, nhiều bạn đọc bày tỏ nỗi lo sợ một ngày nào đó, món cốm Vòng - một mảnh hồn Hà Nội sẽ mất đi trong quá trình đô thị hóa ào ạt, cùng với những toan tính chạy theo lợi nhuận của một bộ phận những người làm ra sản phẩm này.

Bây giờ, trên quê hương của món ăn nổi tiếng này, thay vì làm thủ công, tỉ mỉ, công nghệ làm cốm thời hiện đại với công đoạn tạo màu cho cốm bằng những hóa chất độc hại lại được chính người dân làm cốm làng Vòng thực hiện công khai, không cần giấu giếm.

Chính vì thế, nhiều bạn đọc tỏ ra ngạc nhiên, thậm chí bày tỏ sự phẫn nộ khi nhìn những hình ảnh về sự thật màu của cốm Vòng.

Phản hồi đến báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bạn Hoangtu tức giận: “Thật vô lương tâm, chỉ vì lợi nhuận người ta có thể bất chấp thủ đoạn. Cách làm này có thể giết chết một làng nghề!”.

Bạn đọc Lê Dũng cũng không giấu được cảm xúc của mình: “Bẩn quá, giai đoạn hồ cốm thay vì trên chiếu cói nay chuyển sang chiếu nhựa và hóa chất thế thì đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm làm sao được chứ. Còn đâu hình ảnh thuần khiết về món ăn thanh cảnh của đất Hà thành?”.

nhuom%20com%203.jpg
Nhiều bạn đọc nặng lòng với một trong những món quà, tinh hoa của thủ đô
rất phẫn nộ khi nhìn thấy những hình ảnh này.
Nhiều người đã rất bức xúc khi những hình ảnh cốm làng Vòng nhuộm hóa chất bị "phơi" trên các phương tiện truyền thông. Trên diễn đàn dành cho thanh niên Việt Nam, bạn đọc littlegirls than thở: “Kiểu này chắc chừa ăn cốm thôi”.

Nickname Sunday, thành viên Webtretho, ngậm ngùi: “Mỗi lần ra công tác Hà Nội là mua cốm làng Vòng làm quà. Bây giờ thì cạch luôn nhé. Tạm biệt món cốm Vòng”. “Lại thêm một món yêu thích của mình bị đưa vào danh sách "Thích cũng không ăn"”, một thành viên khác chia sẻ.

Nhiều người từng yêu thích hương vị cốm Vòng cũng bày tỏ nỗi buồn khi một biểu tượng đẹp của người Hà Nội đang bị vấy bẩn. Bạn đọc ký tên Thanh Trà chia sẻ trên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam: “Thế là người dân làng Vòng vì ham lợi nhuận đã làm mất đi món nghề truyền thống. Hà Nội mất một món quà đã làm nên nét văn hóa riêng của mình”.

Bạn đọc Morningstarsad lại vô cùng tiếc nuối: “Người Hà Nội đi đâu chỉ có bánh cốm làm quà đặc sản mang hương vị đặc trưng của đất trời Hà Nội... Tiếc thay, có thể trở lại ngày xưa không?'.

combietutuong2.jpg
Những hình ảnh tuyệt đẹp thế này liệu sẽ chỉ còn lại trong ký ức?
Không ít bạn đọc thậm chí tỏ ra quá khích: "Vĩnh biệt cốm làng Vòng, gạch tên cốm Vòng...", “Chính dân mình đang đầu độc dân mình. Có nhiều loại thực phẩm bị bỏ hóa chất độc hại, ăn vào 10 năm sau mới phát bệnh ung thư. Tẩy chay cốm Vòng,…”.

Bên cạnh đó, cũng còn rất nhiều bạn đọc vốn yêu quý món ăn này mong muốn sẽ có những hành động thiết thực nhằm lưu giữ cho hình ảnh, nét đẹp văn hóa của món ăn được xem là tinh hoa quà Hà Nội này còn mãi: “Rất cần những bài báo như thế này để cảnh báo người tiêu dùng, vấn đề này lẽ ra các cơ quan bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẫm phải lên tiếng. Với cách sản xuất như thế này người tiêu dùng hẳn phải chia tay mùi hương cốm và thương hiệu cốm Làng Vòng sẽ bị một vết đen khó phai, thật đáng tiếc!”.

"Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn!",

Chính vì thế, nhiều bạn đọc nặng lòng với đất thủ đô không khỏi băn khoăn: Liệu có phải rồi cốm sẽ chỉ còn lại trong ký ức hay không? Cốm làng Vòng là một trong những nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Tràng An, chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm phát triển một thương hiệu dân gian truyền thống, góp phần gìn giữ đặc trưng riêng của Hà Nội ngàn năm văn hiến.

>> Xem hình ảnh "Sự thật màu của cốm Vòng"

Hải Hà (tổng hợp)
 
Tập Lái
17/12/13
43
3
8
45
Khi cái đểu phổ biến thì cái thật trở nên lỗ bịch.
Bài viết của bác đã chứng minh cho 1 hiện tượng, 1 thực tế, 1 quy luật.. Những chứng minh đơn giản, dễ hiểu vaf sinh động.
 
Hạng B2
1/4/13
141
100
43
34
Cái gốc vẫn là giáo dục mà ra. Cho nên đạo đức ngày càng xuống cấp đi thì những thứ hàng "thật" ngày xưa cũng thành hàng " đểu" .
Ước gì được ăn gói xôi bắp xưa bằng lá chuối và gọng dừa ( bắp dít).
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.411
113
tí toét 4 nói:
Cái gốc vẫn là giáo dục mà ra. Cho nên đạo đức ngày càng xuống cấp đi thì những thứ hàng "thật" ngày xưa cũng thành hàng " đểu" .

Ước gì được ăn gói xôi bắp xưa bằng lá chuối và gọng dừa ( bắp dít).


Phải nói rằng ăn xôi bắp với lá chuối và vít dừa ngon :)

Ngày xưa bà A bán thì không làm hại môi trường bao nhiêu vì rác thải ra là lá chuối và vít dừa, sau 30 tiêu hủy hết vì thực vật 100%

Ngay nay bà C bán thì bịch nhựa và muỗn nhựa + dây thun thì cả trăm năm mới tiêu huỷ. Đã vậy người ta vứt lung tung và phần lớn lại chui xuống rạch khiến rạch thêm ô nhiễm.

Ngày nay con nít của gia đình có chút tiền trên toàn thế giới chơi làm huỷ hoại môi trường nhiều quá: đồ chơi nhưa, đồ điện tử, computer (desktop, laptop, tablet,..), ...
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.411
113
Sản phẩm "Product of Vietnam" có mặt nhiều trong các tiệm châu Á.

Thường thì ở VN, người ta chữi bọn Việt Kiều sao không ủng hộ hàng trong nuớc mà lại mua hàng Thái và Tàu. Những người trong nước luôn nghĩ Việt Kiều luôn có thái độ chống lại Việt Nam hay là "thế lực luôn nói xấu Việt Nam".

Đó là sai. Việt Kiều 90% không cố tình nói xấu hay chống lại "Việt Nam" (ngoặc kép). Bằng chứng họ gởi nhiều tiền về VN và mua hàng "Product of Vietnam" nhiều lắm.

Thế nhưng, Việt Kiều bên đây lại chữi bọn sản xuất hàng đểu ở Việt Nam từ Trung Nguyên cho đến các cơ sở khác vì chất lượng không đồng đều và đi xuống.

Ai cũng biết giá nguyên liệu tăng ít nhất 20% mỗi năm. Nhưng ở Mỹ thì giá tăng thì cứ tăng giá chứ đừng có làm "đểu" để giữ giá.

Tôi ví dụ:

Một vĩ mít lột đông lạnh lúc năm 2004 là $2.50. Bà con rất ư là thích vì chín, múi dày, chất lượng đều cả vĩ và từ vĩ này qua vĩ kia.

lethanh-10510070.jpg


Năm 2014 vĩ mít đông lạnh của cơ sở đó là $3.25. Chất lượng rất tệ. Múi mỏng, hơi sống sống, độn các múi mót cắt nhỏ vào giữa múi nguyên mỏng (để thấy dày). Bà con tẩy chay. Tôi không thể bỏ ra $3.25 để mua vĩ mít mà nó chưa chín tới và mỏng. Tôi sẵn sàng bỏ ra $5 mua vĩ mít chín cây và dày để ăn.

Tại sao ???? Tại sao phải giảm chất lượng ???

Tại vì trong 10 năm qua, giá nguyên liệu và mọi thứ tăng từ 2-3 lần trong lúc giá bán ra tại Mỹ chỉ tăng 75 cents trên $2.50.

Vì thế bà con ăn mít tươi từ Mexico mà mít ở đó y chang như ở VN

Để test thử bà con có mua không thì tôi lấy bút lông đánh dấu hết các vĩ mít đông lạnh từ Việt Nam (cũng như một số sản phẩm khác như bánh ú, bánh tét,...). Tuần sau tôi đi chợ và xem lại thì rất ít mới (chưa bị đánh dấu).

Tôi rất hiểu người ở VN chịu nhiều thiệt thòi khi mua 90% hàng hoá thường ngày đắt hơn ở Mỹ như là sữa, thịt, trứng,...

Tôi rất hiểu bà con ở VN ra chợ mua rau trái trong lòng thấp thỏm vì đểu quá phổ biến.

Tôi cũng rất hiểu tại sao người nước ngoài xem thường và khinh bỉ hàng hoá Việt Nam.

Tôi rất hiểu bọn giàu bất thường có nhiều options (lựa chọn) hơn với thường dân trong việc tránh đểu.

 
  • Like
Reactions: Simpleboy