Tuy các chính sách vĩ mô luôn khẩu hiệu là : cứu, tháo gỡ vốn cho DN. Nhưng, thực tế :
- Việc bơm 70.000 tỷ VND ~ 3.5 tỷ USD để cứu hệ thống Ngân hàng khỏi bị sập như trước đây, mục đích cũng là cứu hệ thống Ngân hàng, chứ kg phải cứu DN.
- Việc tiếp tục thắt chặt cung tiền để giảm lạm phát, sau đó bơm tiền, nhưng bơm để giải cứu Chứng khoán, BĐS, "Anh Cả Đỏ", vẫn kg thấy bóng dáng đậm nét của DN.
- Với các DN vừa & nhỏ thì việc tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng là quá khó khăn. Đơn cử : Agribank dành 20.000 tỷ cho DN vừa & nhỏ trong ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì mấy anh BĐS bèn mở rộng DN sang mảng này nhằm tiếp cận nguồn vốn vay rẻ này hay nói khác hơn là "hớt" tay trên nguồn vốn béo bở này vì mấy anh lấy cớ có thương hiệu, hoạt động lâu năm, đang tái cấu trúc danh mục đầu tư ...
- Về mặt nguyên tắc : Ngân hàng nào cũng "khẩu hiệu" là ưu tiên DN vừa & nhỏ, như gần đây Vietcombank đã dành 40.000 tỷ cho "khẩu hiệu" này. Nhưng thực tế : DN kg thể nào tiếp cận nổi, vì "vốn thơm" như thế hầu hết xuất phát từ các Ngân hàng có Cổ phần NN, vì DN vừa & nhỏ mà tiếp cận được thì là DN vừa & nhỏ của NN, chứ DN vừa & nhỏ của tư nhân thì ... cứ đợi đấy.
- Các NHTM kg có vốn sở hữu NN thì việc bơm tiền cho DN vừa & nhỏ là kg thể, vì như thế thì cung tiền của họ sẽ hụt ngay khi hậu thuẫn tài chính của họ kg có sự "bảo kê" của NN mà nằm trong quyền quyết định từ các Cổ đông chiến lược.
- Tổng kết thì : DN vừa & nhỏ tiếp cận nguồn vốn NH trong thời điểm này là đội đá vá trời.
- Riêng các Quỹ đầu tư, Quỹ tín dụng ... thì càng khó hơn gấp bội. Vì mục tiêu, tôn chỉ các Quỹ này thường dành cho tầm DN cấp "mega". Có chiến lược tài chính tối thiểu 3 - 5 năm, sau đó khấu hao quỹ tiền ngoài lãi suất sẽ nhiều khả năng là trở thành cổ đông của đối tượng đi vay.
Từ đó suy ra : trong đàm phán tài chính, % thành công khi đang còn trên ngựa. Nếu ngã ngựa, và ngã trong thời điểm khủng hoảng này thì chẳng NH hay Quỹ tài chính nào sẽ làm cây sào để vớt các DN vừa & nhỏ vào thời điểm này.
Nếu kg muốn M&A, thì DN vừa & nhỏ nên tự cứu mình theo chiến lược tài chính "con lạc đà", đi chậm, bước nhỏ, tiêu tốn ít nước, giữ nước tốt tức chi tiết hóa, thu nhỏ quy mô sản xuất, mạnh tay cắt lỗ, giữ vốn tốt để vượt "sa mạc" bão tài chính.
Mong chờ trong tuyệt vọng thì dùng năng lượng mong chờ đó để tự mình cứu mình vẫn là giải pháp có xác suất "sống sót" nhiều khả thi hơn.