... chỉ nhìn phớt qua từ xa thấy chấm đen + đường bay là biết UH-1 vì quá quen thuộc rồi hehehe
tiếc là xa quá không nghe tiếng
tất cả các videos mình ghi hình lên/xuống hướng Trường Chinh => Gò Vấp đều gác chưn chống cả đó chứ
coi cảnh nào lúc zoom out ra xa lấy toàn cảnh mà hổng lắc là biết liền
còn zoom in thì mục tiêu nó tự động "trôi" lơ lửng qua lại lên xuống trong màn hình (ban đêm thu hình Mặt Trăng cũng vậy) mình phải lấy tay giữ nên hình nó lắc vậy
chứ zoom in 3 cây số mà cầm tay là khỏi coi luôn hehehe
vì nghe đồn 2 cái phi đạo TSN đều dài từ 3 cây số trở lên
chỉ có cảnh cuối zoom in chơi chơi cụ Airlines bay tuốt trên cao nhả khói trắng là cầm tay
vả lại máy mình là đồ a ma tơ nên chỉ vậy
tiếc là xa quá không nghe tiếng
tất cả các videos mình ghi hình lên/xuống hướng Trường Chinh => Gò Vấp đều gác chưn chống cả đó chứ
coi cảnh nào lúc zoom out ra xa lấy toàn cảnh mà hổng lắc là biết liền
còn zoom in thì mục tiêu nó tự động "trôi" lơ lửng qua lại lên xuống trong màn hình (ban đêm thu hình Mặt Trăng cũng vậy) mình phải lấy tay giữ nên hình nó lắc vậy
chứ zoom in 3 cây số mà cầm tay là khỏi coi luôn hehehe
vì nghe đồn 2 cái phi đạo TSN đều dài từ 3 cây số trở lên
chỉ có cảnh cuối zoom in chơi chơi cụ Airlines bay tuốt trên cao nhả khói trắng là cầm tay
vả lại máy mình là đồ a ma tơ nên chỉ vậy
Last edited by a moderator:
Mới coi được bài này trên SGTT , bài phỏng vấn Ô, N T Trung
"
Tháng 8.1975 sau khi hồi phục xong rồi, tôi huấn luyện cả một phi đội, bay thành thục F5 để thành lập trung đoàn không quân 935, sau này trở thành trung đoàn anh hùng.
Đã quá cái tuổi lục thập nhi nhĩ thuận, còn điều gì ông thấy hối tiếc, hoặc món nợ nào ông chưa trả được?
Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.
150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.
Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.
Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!"
Đúng là lực bất tòng tâm
"
Tháng 8.1975 sau khi hồi phục xong rồi, tôi huấn luyện cả một phi đội, bay thành thục F5 để thành lập trung đoàn không quân 935, sau này trở thành trung đoàn anh hùng.
Đã quá cái tuổi lục thập nhi nhĩ thuận, còn điều gì ông thấy hối tiếc, hoặc món nợ nào ông chưa trả được?
Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.
150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.
Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.
Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!"
Đúng là lực bất tòng tâm