Nè bác lựu đạn
( báo NV)
WASHINGTON DC (TH) - Hoa Kỳ giúp Việt Nam tân trang lại một số trực thăng mà quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Công Hòa sử dụng thời chiến tranh trước 30 tháng 4, 1975 bị bỏ lại khi miền Nam sụp đổ.
Theo tin thông tấn Reuters hôm Thứ Sáu, chính phủ Hoa Kỳ sẽ cấp viện cho Việt Nam ngân khoản $1.3 triệu USD trong tài khóa 2010 để tài trợ cho các chương trình có mục tiêu củng cố quan hệ an ninh, tăng được $500,000 USD so với tài khóa trước. Ông Richard Genaille, nhân vật số 2 tại Cục Hợp Tác An Ninh Quốc Phòng của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết tin.
Ngân khoản, được biết dưới danh nghĩa tài trợ quân sự ngoại quốc, phần chính được dùng để huấn luyện Anh ngữ cho lực lượng an ninh “và để tân trang đội trực thăng UH-1 làm công tác yểm trợ nhân đạo tìm kiếm cứu cấp,” ông nói.
[size=3 font="times new roman"]Ngoài ra, ông Genaille cho hay không có trợ cấp an ninh nào khác của Hoa Kỳ cho Việt Nam. Lần đầu tiên, người ta thấy viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam lại dùng để tân trang cho loại trực thăng được sử dụng rất rộng rãi của cả quân đội Hoa Kỳ và VNCH trong thời chiến tranh.[/size]
“Tôi nghĩ mối quan hệ và chiều hướng dẫn đến đâu, tùy thuộc vào những gì chúng ta đã bắt đầu thế nào để đi đến đâu,” phụ tá Cục Hợp Tác An Ninh Quốc Phòng (DSCA) nói trong Hội nghị Không Gian Quốc Phòng do thông tấn Reuters tổ chức ở Hoa Thịnh Ðốn hôm Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010.
Trực thăng Huey UH-1 do liên doanh Textron-Bell sản xuất rất nhiều thời thập niên 1960 đã được sử dụng rất rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam. Nó có nhiều phiên bản khác nhau để sử dụng cho những nhu cầu khác nhau của chiến trường từ tác chiến đến tải thương. Phiên bản yểm trợ tác chiến và tấn công có trang bị hai giàn hỏa tiễn và hai giàn đại liên ở hai bên hông. Phiên bản vận chuyển quân chở được một tiểu đội võ trang đầy đủ. Phần lớn các trực thăng này đều có hai xạ thủ đại liên ngồi hai bên, vừa bắn yểm trợ tác chiến, vừa tự vệ.
Vào thời gian quân đội Hoa Kỳ tham chiến đông đảo nhất, năm 1970, trước khi rút về nước, lực lượng Hoa Kỳ ở Việt Nam sử dụng hơn 3,900 trực thăng trong đó đến hai phần ba là Huey UH-1, theo trang mạng Helis.com, chuyên đề về lịch sử trực thăng.
Trước 1975, Không Quân VNCH là ngành có nhiều đơn vị phi hành nhất với 20 phi đoàn UH-1, 4 phi đoàn CH-47 và 8 phi đội tản thương sử dụng UH-1, nhân sự khoảng 64,000 người từ phi công đến các loại chuyên viên kỹ thuật.
Vào ngày 30 tháng 4, 1975, một số phi công UH-1 đã bay trực thăng này sang Thái Lan, một số bay ra hạm đội 7 ở ngoài khơi đón người di tản. Vì hàng không mẫu hạm, chiến hạm Mỹ không có chỗ đậu, chúng đã bị đẩy xuống biển cho những chiếc tới sau đáp xuống, cứu phi công và các người khác cùng ngồi trên trực thăng.
Một số trực thăng của quân đội VNCH sót lại ở các phi trường quân sự phía Nam hoặc vì không có nhiên liệu bay, hoặc hư hỏng không bay được.
Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam hiện nay là Tướng Phùng Quang Thanh và người tiền nhiệm, Tướng Phạm Văn Trà, từng đến Mỹ điều đình mua các bộ phận thay thế và tân trang cho các loại chiến cụ quân đội VNCH sử dụng và còn sót lại. Nhưng chính phủ Mỹ bị ràng buộc bởi điều luật cấm bán võ khí trang bị sát thương cho Việt Nam mà đến nay vẫn chưa có tin tức nào cho biết đã được bãi bỏ.
Mối quan hệ giữa hai kẻ cựu thù đã đi được một bước khá xa từ khi thiết lập bang giao năm 1995 dưới thời Tổng Thống Bill Clinton. Vào các ngày 6 đến 8 tháng 6, 2010, Hoa Kỳ và Việt Nam đã họp “đối thoại chiến lược về Chính Trị-An Ninh-Quốc Phòng” cấp thứ trưởng ở Hà Nội mà bản tin của các báo ở Việt Nam đồng nhịp nói rằng “nhằm tăng cường tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên.”
Khi đến Hà Nội tham dự Diễn Ðàn An Ninh Khu Vực ASEAN mở rộng hồi tháng 7 vừa qua, bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gián tiếp bênh vực lập trường của Việt Nam trong cuộc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Ðông. Ðiều này đã làm cho Bắc Kinh giận dữ.
Số tiền rất nhỏ giúp Việt Nam tân trang lại một số trực thăng Huey UH-1 chỉ có tính cách tượng trưng nhưng lại mang nhiều ý nghĩa về chiều hướng phát triển quan hệ song phương. (NT)
( báo NV)
WASHINGTON DC (TH) - Hoa Kỳ giúp Việt Nam tân trang lại một số trực thăng mà quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Công Hòa sử dụng thời chiến tranh trước 30 tháng 4, 1975 bị bỏ lại khi miền Nam sụp đổ.
Theo tin thông tấn Reuters hôm Thứ Sáu, chính phủ Hoa Kỳ sẽ cấp viện cho Việt Nam ngân khoản $1.3 triệu USD trong tài khóa 2010 để tài trợ cho các chương trình có mục tiêu củng cố quan hệ an ninh, tăng được $500,000 USD so với tài khóa trước. Ông Richard Genaille, nhân vật số 2 tại Cục Hợp Tác An Ninh Quốc Phòng của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết tin.
Ngân khoản, được biết dưới danh nghĩa tài trợ quân sự ngoại quốc, phần chính được dùng để huấn luyện Anh ngữ cho lực lượng an ninh “và để tân trang đội trực thăng UH-1 làm công tác yểm trợ nhân đạo tìm kiếm cứu cấp,” ông nói.
[size=3 font="times new roman"]Ngoài ra, ông Genaille cho hay không có trợ cấp an ninh nào khác của Hoa Kỳ cho Việt Nam. Lần đầu tiên, người ta thấy viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam lại dùng để tân trang cho loại trực thăng được sử dụng rất rộng rãi của cả quân đội Hoa Kỳ và VNCH trong thời chiến tranh.[/size]
“Tôi nghĩ mối quan hệ và chiều hướng dẫn đến đâu, tùy thuộc vào những gì chúng ta đã bắt đầu thế nào để đi đến đâu,” phụ tá Cục Hợp Tác An Ninh Quốc Phòng (DSCA) nói trong Hội nghị Không Gian Quốc Phòng do thông tấn Reuters tổ chức ở Hoa Thịnh Ðốn hôm Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010.
Trực thăng Huey UH-1 do liên doanh Textron-Bell sản xuất rất nhiều thời thập niên 1960 đã được sử dụng rất rộng rãi trong chiến tranh Việt Nam. Nó có nhiều phiên bản khác nhau để sử dụng cho những nhu cầu khác nhau của chiến trường từ tác chiến đến tải thương. Phiên bản yểm trợ tác chiến và tấn công có trang bị hai giàn hỏa tiễn và hai giàn đại liên ở hai bên hông. Phiên bản vận chuyển quân chở được một tiểu đội võ trang đầy đủ. Phần lớn các trực thăng này đều có hai xạ thủ đại liên ngồi hai bên, vừa bắn yểm trợ tác chiến, vừa tự vệ.
Vào thời gian quân đội Hoa Kỳ tham chiến đông đảo nhất, năm 1970, trước khi rút về nước, lực lượng Hoa Kỳ ở Việt Nam sử dụng hơn 3,900 trực thăng trong đó đến hai phần ba là Huey UH-1, theo trang mạng Helis.com, chuyên đề về lịch sử trực thăng.
Trước 1975, Không Quân VNCH là ngành có nhiều đơn vị phi hành nhất với 20 phi đoàn UH-1, 4 phi đoàn CH-47 và 8 phi đội tản thương sử dụng UH-1, nhân sự khoảng 64,000 người từ phi công đến các loại chuyên viên kỹ thuật.
Vào ngày 30 tháng 4, 1975, một số phi công UH-1 đã bay trực thăng này sang Thái Lan, một số bay ra hạm đội 7 ở ngoài khơi đón người di tản. Vì hàng không mẫu hạm, chiến hạm Mỹ không có chỗ đậu, chúng đã bị đẩy xuống biển cho những chiếc tới sau đáp xuống, cứu phi công và các người khác cùng ngồi trên trực thăng.
Một số trực thăng của quân đội VNCH sót lại ở các phi trường quân sự phía Nam hoặc vì không có nhiên liệu bay, hoặc hư hỏng không bay được.
Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam hiện nay là Tướng Phùng Quang Thanh và người tiền nhiệm, Tướng Phạm Văn Trà, từng đến Mỹ điều đình mua các bộ phận thay thế và tân trang cho các loại chiến cụ quân đội VNCH sử dụng và còn sót lại. Nhưng chính phủ Mỹ bị ràng buộc bởi điều luật cấm bán võ khí trang bị sát thương cho Việt Nam mà đến nay vẫn chưa có tin tức nào cho biết đã được bãi bỏ.
Mối quan hệ giữa hai kẻ cựu thù đã đi được một bước khá xa từ khi thiết lập bang giao năm 1995 dưới thời Tổng Thống Bill Clinton. Vào các ngày 6 đến 8 tháng 6, 2010, Hoa Kỳ và Việt Nam đã họp “đối thoại chiến lược về Chính Trị-An Ninh-Quốc Phòng” cấp thứ trưởng ở Hà Nội mà bản tin của các báo ở Việt Nam đồng nhịp nói rằng “nhằm tăng cường tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên.”
Khi đến Hà Nội tham dự Diễn Ðàn An Ninh Khu Vực ASEAN mở rộng hồi tháng 7 vừa qua, bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton đã gián tiếp bênh vực lập trường của Việt Nam trong cuộc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Ðông. Ðiều này đã làm cho Bắc Kinh giận dữ.
Số tiền rất nhỏ giúp Việt Nam tân trang lại một số trực thăng Huey UH-1 chỉ có tính cách tượng trưng nhưng lại mang nhiều ý nghĩa về chiều hướng phát triển quan hệ song phương. (NT)