Em gợi ý bác 2 câu chuyện về việc mua xe Camry và người Nhật bị tai họa hạt nhân mà không ứng cứu kịp.Chả hiểu bác bị LX nó làm gì mà thù nó gớm vậy? Bác vừa quote lại mà ko đọc thì phải, chỗ nào mình nói LX hơn Mỹ trong cả nền khoa học kỹ thuật?
Giờ mình ko tranh cãi LX giỏi hay Mỹ giỏi. Mình chỉ cần bác chỉ ra trong giai đoạn từ 59 đến khi Mỹ đưa người lên mặt trăng , những thành tựu nào Mỹ hơn LX trong lĩnh vực vũ trụ. Bởi vì bác nghĩ Mỹ giỏi hơn nên mình yêu cầu câu chứng minh từ Mỹ.
Còn mình nói LX giỏi hơn nên mình liệt kê để chứng minh.
1959: Luna 1 là tàu ko người lái đầu tiên tiếp cận mặt trăng
1959: Luna 2 là vật thể nhân tạo đầu tiên đổ bộ xuống mặt trăng, mang theo quốc huy của LX thả xuống mặt trăng.
1959 Luna 3 đã chụp ảnh ở góc tối của mặt trăng, dĩ nhiên là lần đầu người ta làm được và những miễng phểu trên đó đầu lấy tên người lX để đặt.
Luna 4-8 thử nghiệm đổ bộ mềm, tức có điều khiển xuống mặt trăng nhưng thất bại, vì tín hiệu điều khiển từ mặt đất sẽ ko trùng khớp với tín hiệu ở ngoài vũ trụ, chỉ cần chênh 1 giây là sai vài nghìn km. Cho nên sau này họ cho Luna 9 tự động tính toán kích hoạt tên lửa chuyển hướng, và Luna 9 là cuộc đổ bộ thành công đầu tiên xuống mặt trăng.
1966 Luna 10 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên của mặt trăng, nó hoạt động ko dài vì ko thiết kế pin mặt trời nhưng đã hoàn thành chu trình bay vòng quanh quỹ đạo mặt trăng.
Sau khi thua Mỹ trong vụ đưa người lên mặt trăng thì LX có những khám phá khác ví dụ xe tự hành đầu tiên di chuyển 105km trên mặt trăng. Nhớ các tín hiệu đo hồng ngoại trên xe mà lần đầu người ta biết khoảng cách chính xác từ mặt trăng tới trái đất.
http://www.lpi.usra.edu/lunar/missions/luna/
Còn người Mỹ có copy ai hay ko thì ko biết, chỉ biết họ lập 1 ban chuyên do thám LX về cuộc đua trên vũ trụ.
http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Tinh-bao-My-to-chuc-do-tham-chuong-trinh-Luna-cua-Lien-Xo-288254/
ps: theo kế hoạch LX cũng sẽ đưa người lên vũ trụ sớm hơn Mỹ, nếu ko có những trục trặc thì chưa biết ai hơn ai.
Đọc thêm ở đây để thấy những trục trặc của LX, nghiên cứu khoa học ở LX là cả 1 cuộc chiến chính trị, chứ ko đơn thuần làm khoa học. Cho nên phải hiểu những khó khăn họ gặp phải gấp nhiều lần người Mỹ. Dù vậy họ vẫn có những thành công thì phải là đáng khen chứ sao.
Thật ra trong nghị quyết ra hồi tháng 9 năm 1962, hệ thống tên lửa N1 đưa ra như là một phần trong chương trình tên lửa dành cho lực lượng quân sự. Còn quyết định cho cuộc chạy đua lên mặt trăng lại đến khá muộn. Sau nhiều thay đổi thiết kế, và sau nhiều lần vận động không mệt mỏi và quyết liệt, cuối cùng, ngày 03 tháng 08 năm 1964, Chỉ thị số 655-268 của Trung Ương Đảng cũng đã ra đời. Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của OKB-1 (phòng thiết kế Korolev) là phải hòan thành việc đưa một người đến mặt trăng và quay về trước người Mỹ. Và, chỉ thị này đã ra đời sau một quyết định tương tự của phía Mỹ tới gần 3 năm (Chương trình Apollo của Mỹ được quyết định thực hiện từ tháng 04/1961). Khỏan cách 03 năm là một khỏan thời gian không dễ kéo gần được.
Ban đầu, kế hoạch được vạch ra là sẽ phóng thử N1 lần đầu tiên vào quý 1 năm 1966, còn chuyến đổ bộ mặt trăng sẽ được thực hiện trong năm 1967 hoặc 1968, và như vậy vẫn nhanh hơn kế họach của người Mỹ từ 1 đến 2 năm. Nhưng, một sự kiện lớn đã xảy ra.
Tháng 10 năm 1964, Khrushchev bị rời khỏi vị trí lãnh đạo, Brezhnev lên thay. Mọi việc lại một phen xáo trộn, may mắn thay, Korolev vẫn duy trì được ảnh hưởng của mình lên người đứng đầu Bộ Chính Trị Liên Xô, thậm chí còn nhiều hơn triều đại trước. Ông phần nào đã đẩy đựơc đối thủ Chemolei ra khỏi một số dự án lớn. Ngày 26/01/1965, một quyết định đã đựơc thông qua về việc sản xuất 16 hệ thống N1. Sau khi có được các loại quyết định và ngân sách, phòng nghiên cứu OKB-1 của Korolev đã đẩy mạnh công tác thiết kế và đã trình lên đựơc 4 phiên bản mẫu.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, ngày 14/01/1966 Korolev chết trong cuộc phẫu thuật ung thư ruột. Ông đã dấu bệnh với các đồng sự, vì vậy, cái chết của ông ở tuổi 56 – độ tuổi chín của một nhà khoa học, đã làm lung lay mạnh mẽ các chương trình nghiên cứu của OKB-1. Có thể nói cái chết của ông đã góp phần vào sự sụp đổ của chương trình N1. Mishin, cấp phó của Korolev lên thay, nhưng Mishin không thể nào thay thế nổi Korolev về mặt khoa học lẫn uy tín với các nhà lãnh đạo Đảng.
đọc tiếp sẽ có nhiều thông tin hay hơn. Mà hay nhất là mỗi ông nào đưọc chọn làm tổng công trình sư thì dập hết mọi đối thủ, kể cả đối thủ có công nghệ ngon hơn. Đó là lý do LX thua Mỹ dù họ đã khởi đầu tốt hơn Mỹ.
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?PHPSESSID=pn2qthddlg0ltisud98mbgk5l0&topic=22611.10
Người Mỹ khi đó nắm trong tay CHA ĐẺ CỦA TÊN LỬA thì Liên Xô làm sao hơn được? Chẳng qua là cách làm. Kẻ liều lĩnh làm khác, người tỉ mĩ chu đáo cẩn trọng làm khác.
Mãi đến bây giờ phần lớn tên lửa quân sự của Nga đều sử dụng nhiêu liệu lỏng. Là thứ bất tiện và lạc hậu. Phản ánh phần nào trình của nga chưa thoát khỏi thiết kế sơ khai ban đầu của người Đức.