Hạng B2
2/8/14
224
786
123
Ngay cách hiểu và hỏi đã sai rồi, thì ko thể có câu trả lời đúng. Theo học thuyết CNXH Made in Germany, thì XHCN được xây dựng từ nền móng của CNTB, như vậy tất cả những thành công của XHCN nó được kế thừa và phát triển cao hơn CNTB.
Còn vấn đề hiện nay tại sao các nứoc XHCN luôn thua 1 đất nứoc TBCN hạng bét, là vì nó được xây lên từ nền móng của chế độ phong kiến, thuộc địa.
Tư tưởng sẽ có 1 mô hình xã hội phát triển > CNTB là sự phát triển tất yếu. Nhưng quan trọng là con người thực hiện có đủ trình chưa và cách thức để phát triển 1 xã hội bật cao như thế nào là đúng, phải kế thừa và phát triển những thành công của cách thức từ CNTB. Chứ ko phải lội ruộng rồi phát bừa.
Còn mô hình XHCN đúng nghĩa tương đối phù hợp của quy luật chính là Thuỵ Điển, ko ai nói Thuỵ Điển kém như Cuba, VN.
Cho nên nếu mình là người có cách nhìn thật sự về sự phát triển xh, thì nên nhìn vào đúng sự vận hành của đất nước đó ntn, chứ ko phải nhìn trên khẩu hiệu tờ giấy viết là CHXHCN..

Thụy điển ko phải là nc XHCN nhe bác.
 
Hạng D
1/1/15
2.350
10.312
113
45
Bake Central Park
www.bake.vn
Trả lời chung cho 2 nhà cuồng Nga thế này: 2 vị chả biết gì về điện, hay có cái nhìn hạn hẹp về khoa học kỹ thuật mới dám vĩ cuồng đến thế :D
1 cải tiến nhỏ xíu cho động cơ đốt trong mà cũng thần thánh. Trong khi có hàng ngàn phát minh trong động cơ ấy thì lại không biết? Ai phát minh ra động cơ? Mà thôi, nhỏ như cái bugi người Nga có công gì không?
Ngành hàng không vũ trụ thời kì đầu hoàn toàn theo thiết kế của người Đức. Đó là "chiến lợi phẩm" mà phe đồng minh đều hưởng. Người Mỹ ỷ lại nên phóng trễ hơn người Nga, thế thôi.
Phần lớn máy móc Nga đều ăn cắp phát minh của Phương Tây. Thời Liên Xô thì anh ta đâu có chơi theo luật. Chôm thứ gì về được thì chôm. Không trả cắc bạc tiền bản quyền nào. Cứ nhìn tàu con thoi Buran nhái y chang tàu con thoi Mỹ là biết.
Liên Xô chế con chip cùi bắp chạy mã lệnh X86 của Intel mà không hề xin phép, tất nhiên là thua chip Intel xa lắc. Đến độ sau này nhờ đến đàn em là VN nhập máy tính Đài Loan tuồng qua để dùng.
"vũ khí" của Liên Xô khi ấy là dầu khí và kim loại hiếm. Đem đổi lấy máy móc, phát minh của bọn tư bản nếu không bắt chước được.
Tất nhiên là họ giỏi. Từ tài liệu tình báo ăn cắp về mà chế được thứ này thứ kia là ghê gớm lắm.

Em tưởng Liên Xô như bác nói là do chế độ Lenin ? Từ ngày có tổng thống Elxin và tổng thống Tin làm gì có chuyện đó.
 
Hạng C
22/5/14
939
53.219
93
Cụ Magic thù LX quá, giai đoạn đầu thám hiểm vũ trụ LX vượt mặt Mỹ,
ví dụ là vệ tinh đầu tiên vào vũ trụ là của LX: sputnik1
Đưa động vật là chó lên quỹ đạo là sputnik2, nhưng hình như nó chết vì nóng. Chuyến sau đó mới thành công. Mỹ thì đưa ruồi giấm lên vũ trụ đầu tiên.
Ngoài ra những phi vụ đưa lên lên vũ trụ, đi bộ ngoài không gian....nói chung mọi thứ đều từ phái LX, chỉ tới khi đổ bộ lên mặt trăng thì Mỹ mới dẫn đầu.

Ngay từ khi LX phóng vệ tinh đầu tiên lên vũ trụ thì Mỹ thừa nhận họ đã đi sau. 1 chiến dịch thay đổi mạnh, đầu tiên là 1 năm sau khi LX phóng vệ tinh lên vũ trụ, Mỹ cho thành lập NASA.
Sau đó là chi tiền thu hút nhân tài để đuỏi theo LX, họ gọi là hội chứng khủng hoảng spunik.

1 câu hỏi là vì sao LX dẫn đầu trong cuộc đua nhưng lại thua cuộc ở vụ đổ bộ lên mặt trăng? Mình nghĩ lý do chính là cách làm việc của LX. Thời gian đó LX làm việc theo từng dự án do 1 ông trùm cầm đầu. Mà trùm ở LX thì đông, sẽ chửi nhau, đánh nhau để thuyết phục BCT bơm tiền cho dự án của mình.
Những thành quả công nghệ của LX ít mang tính hợp tác mà nặng vào cá nhân, ông công trình sư nào giỏi thì được nhờ, nhưng chẳng may ổng bị hạ bệ, hay đang làm dự án đùng phát chết thì coi như bỏ. Dự án chạy đua công nghệ vũ trụ này cũng vậy. Đấu đá nhau rồi ông gì đó nắm quyền làm nửa chừng bị ung thư chết. Thằng đệ lên làm éo nổi. Những thằng đối thủ khác thì xúm vào chia phần.

Nói chung giai đoạn hoàn kim của họ là lúc khởi đầu công nghệ. Càng về sau càng đuối vì họ lo đấu đá, thêm nửa là tùy thuộc vào tổng công trình sư. Nó ko như Mỹ là thu gom mọi nhân tài về đóng góp. LX có đặc trưng là bào mòn nhân tài chứ ko phải thu gom. Cho nên đi đường dài họ sẽ hụt hơi.
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.559
113
Miền Không Xác Định
Cụ Magic thù LX quá, giai đoạn đầu thám hiểm vũ trụ LX vượt mặt Mỹ,
ví dụ là vệ tinh đầu tiên vào vũ trụ là của LX: sputnik1
Đưa động vật là chó lên quỹ đạo là sputnik2, nhưng hình như nó chết vì nóng. Chuyến sau đó mới thành công. Mỹ thì đưa ruồi giấm lên vũ trụ đầu tiên.
Ngoài ra những phi vụ đưa lên lên vũ trụ, đi bộ ngoài không gian....nói chung mọi thứ đều từ phái LX, chỉ tới khi đổ bộ lên mặt trăng thì Mỹ mới dẫn đầu.

Ngay từ khi LX phóng vệ tinh đầu tiên lên vũ trụ thì Mỹ thừa nhận họ đã đi sau. 1 chiến dịch thay đổi mạnh, đầu tiên là 1 năm sau khi LX phóng vệ tinh lên vũ trụ, Mỹ cho thành lập NASA.
Sau đó là chi tiền thu hút nhân tài để đuỏi theo LX, họ gọi là hội chứng khủng hoảng spunik.

1 câu hỏi là vì sao LX dẫn đầu trong cuộc đua nhưng lại thua cuộc ở vụ đổ bộ lên mặt trăng? Mình nghĩ lý do chính là cách làm việc của LX. Thời gian đó LX làm việc theo từng dự án do 1 ông trùm cầm đầu. Mà trùm ở LX thì đông, sẽ chửi nhau, đánh nhau để thuyết phục BCT bơm tiền cho dự án của mình.
Những thành quả công nghệ của LX ít mang tính hợp tác mà nặng vào cá nhân, ông công trình sư nào giỏi thì được nhờ, nhưng chẳng may ổng bị hạ bệ, hay đang làm dự án đùng phát chết thì coi như bỏ. Dự án chạy đua công nghệ vũ trụ này cũng vậy. Đấu đá nhau rồi ông gì đó nắm quyền làm nửa chừng bị ung thư chết. Thằng đệ lên làm éo nổi. Những thằng đối thủ khác thì xúm vào chia phần.

Nói chung giai đoạn hoàn kim của họ là lúc khởi đầu công nghệ. Càng về sau càng đuối vì họ lo đấu đá, thêm nửa là tùy thuộc vào tổng công trình sư. Nó ko như Mỹ là thu gom mọi nhân tài về đóng góp. LX có đặc trưng là bào mòn nhân tài chứ ko phải thu gom. Cho nên đi đường dài họ sẽ hụt hơi.
Tới bây giờ, rất nhiều cử tri (Tây) nó hỏi đưa người lên vũ trụ để làm gì (mà tốn kém đến vậy)? Dù đưa người lên vũ trụ là thành tựu to lớn của nhân loại :). Chương trình Apollo lên mặt trăng nếu tính theo thời giá bây giờ là hàng trăm tỷ đô. Tức là nếu Kennedy là Obama bây giờ thì không cách gì thuyết phục được quốc hội và quần chúng thông qua dự án Apollo.
Liên Xô không có khả năng đưa người lên mặt trăng, họ đã thất bại.
Đó là N1 rocket (bên phải)
320px-N1%2BSaturn5.jpg

N1 bé hơn Saturn 1 ít.
Các lãnh đạo LX đã rất "quyết tâm chính trị" nhưng đành chào thua. Dù đã dồn mọi nguồn lực vào. Có thể xem như là giới hạn công nghệ của họ lúc đó. Mãi đến khi LX gần kết thúc thì mới chế được tên lửa Energia đủ mạnh để đưa phi thuyền có người lên mặt trăng. Nhưng nhân loại hết hứng thú rồi :).
 
  • Like
Reactions: mikien and gakho
Hạng D
12/9/11
1.115
25.784
113
Em tưởng Liên Xô như bác nói là do chế độ Lenin ? Từ ngày có tổng thống Elxin và tổng thống Tin làm gì có chuyện đó.
Campuchia sắp qua mặt VN mà cũng chưa chịu sáng mắt, sáng lòng hả cu?
 
Hạng B2
6/12/11
147
430
93
http://www.ijavn.org/2015/08/nuoc-nga-ngheo-i-nhanh-qua.html


Nước Nga nghèo đi nhanh quá

Reply
kinh tế tụt hạng, nước Nga, Olga Golodiec, putin, Thế giới,đời sống nước Nga
9.8.15





Những việc làm trên đây có thể chỉ mang tính biểu tượng, nhưng được nhân dân đánh giá cao – Chúng tôi vẫn nhớ những năm 90, khi mà mức sống lúc đó chỉ bằng 1/2 mức sống của năm 2014, thu nhập của người dân giảm mạnh. Bây giờ mức sống giảm 10% không phải là con số đáng lo ngại. Ngoài ra, người dân Nga có kinh nghiệm để xoay xở mà chúng tôi thường gọi là „tự cứu”, nó đã giúp đỡ rất nhiều để họ vượt qua những thời điểm khó khăn – Gontmacher, chuyên gia kinh tế của của Uỷ Ban Sáng Kiến Công Dân nói.




LND: Putin sẽ đưa nước Nga đi về đâu? Đó là câu hỏi đựợc nhiều học giả và các nhà báo, nhà chính trị Nga và thế giới đi tìm câu trả lời. Sáp nhập Krym, ủng hộ phe nổi loạn ở đông Ukraina, gây bất ổn trong khu vực, thách thức, khiêu khích các nước phương Tây, Putin đã đưa nước Nga đến bị thế giới văn minh cô lập.

Với một nước Nga giầu tài nguyên khí đốt, dầu hỏa …, do các nước phương Tây cấm vận, cộng với giá dầu giảm, trong 144 triệu dân, từ 3,1 triệu người nghèo sống dưới mức tối thiểu, nay đã tăng lên 23 triệu. Để bạn đọc hiểu thêm về nước Nga hiện nay, chúng tôi dịch bài báo của Waclaw Radziwinowicz, phóng viên thường trú nhật báo WYBORCZA của Ba Lan tại Moskova. Bài bào còn là sự cảnh tỉnh đối với những người cộng sản Việt Nam nào, còn đang bị mê hoặc bởi mô hình nhà nước của Putin.​
Người dân Nga trở nên nghèo rất nhanh. Olga Golodiec, phó thủ tướng phụ trách các vấn đề xã hội của chính phủ, cách đây không lâu đã loan báo một tin thật ảm đạm: số lượng người nghèo trong đầu năm nay đã tăng từ 3,1 triệu người lên 22,9 triệu, trong số 144 triệu dân của đất nước. Tatiana Minajeva từ Viện Kinh Tế và Hành Chính Quốc Gia trực thuộc tổng thống Nga đánh giá, cứ 6 người dân Nga có một người không chỉ nghèo mà là bần cùng.

Tình trạng trên đây chưa từng xẩy ra trong 15 năm gần đây. Trong suốt những năm cầm quyền của Putin, số lượng những người nghèo đã giảm. Năm 2000, khi Putin lên cầm quyền, tỷ lệ người nghèo là 29%, đến năm 2013 đã giảm xuống chỉ còn 11%. Ngay cả thời gian khủng khoảng kinh tế 2008 – 2009 số người nghèo cũng không tăng, chẳng những thế, thu nhập thực tế của người dân còn tăng.

Phó thủ tướng Golodiec cảnh báo, rằng „mức nghèo đã đạt đến cái bẫy của khủng khoảng”. Nhưng các nhà chính trị và giới chuyên gia chấn an, rằng tình hình sẽ không gây ra những biến động xã hội, vì „lòng kiên trì nhẫn nại của dân tộc ta là vô hạn”.

Tỵ nạn trong trại lính

Nhưng thật là một nghịch lý, sự nghèo khổ tăng làm cho một số người vui mừng. Thí dụ như những người lãnh đạo quân đội chẳng hạn. Trong những năm gần đây, mùa tuyển quân mùa xuân, mùa thu đều không tuyển đủ quân số, giờ đây số người nghèo tăng, số người tình nguyện vào quân đội tăng, các tướng lĩnh có thể sẽ không phải lo chỉ tiêu không đạt .

Tại ủy ban tuyển quân của thành phố Volgagrad, trong tháng gần đây, có đến 200 ứng cử viên, nhiều gấp 1,5 lần số lượng của cùng tháng này năm ngoái. Những người tình nguyện vào quân đội biết rằng, họ không có hy vọng được cấp nhà, lương không cao nhưng có thu nhập đều đều.

Hiện tại quân đội trả lương không tồi. Lính thường , lương tháng 30.000 Rub (khoảng 500 USD), hạ sỹ quan 40.000 Rup (khoảng 600 USD). Các nhà chính trị cho rằng, tình hình hiện nay cho phép các tướng lĩnh quân đội thực hiện ước mơ một quân đội với 1.000.000 quân (hiện nay quân đội Nga có 800.000 quân). Số người nghèo càng tăng, càng nhiều thanh niên đăng ký vào quân đội.

Hai tháng một đôi tất

Được liệt vào diện có mức sống nghèo ở Nga, đó là những người có thu nhập hàng tháng dưới mức sống tối thiểu cần thiết. Tại Moskova, mức sống tối thiểu là 16.296 Rub (khoảng 300 USD), ở những vùng ngoại ô Moskova là 11.876 Rub (khoảng 200 USD). Khu tự trị Nienie có nhiều gaz và dầu hỏa, nhưng ở vùng biển trắng này, cuộc sống không phai dễ dàng, mức thu nhập tối thiểu là 18.900 Rub (khoảng 315 Rub). Ở Tatarstan, đất màu mỡ, nông dân làm kinh tế tốt, thực phẩm rẻ, chỉ cần 8.083 Rub (khoảng 140 USD) là đủ sống tối thiểu.

Mức sống tối thiểu được tính toán cụ thể sau mỗi quý trên cơ sở giá cả tại thời điểm tính để duy trì đời sống hàng ngày. Gía cả đã tăng sau khi các nước phương Tây áp đặt cấm vận, sau sự kiện Nga sáp nhập Krym và giúp các phần tử nổi dậy ở phía đông chống lại Ukraina. Gía cả còn tăng khi Nga trả đũa đóng cửa biên giới đối với các sản phẩm giá hạ của các nước phương Tây xuất khẩu vào Nga.
Hậu quả của các sự kiện nói trên là giá cả tăng và làm cho chi phí để đảm bảo mức sống tối thiểu tăng thêm khoảng 20%. Nhưng từ thời gian bắt đầu cuộc khủng khoảng Ukraina, lương của người lao động không được tăng, kết quả là trong năm nay, 3,1 triệu người Nga bị đẩy xuống dưới mức sống tối thiểu.

Mức sống tối thiểu được quy định đối với những người đang lao động, hàng ngày mua được 300 gam bánh mì hay mì sợi, 250 gam khoai tây, 2/3 quả trưng, 150 gam thịt. Cứ 2 năm rưỡi được mua quần áo một lần, hai tháng được mua một đôi tất.

Người lao động còn phải nuôi gia đình

Mức sống tối thiểu tính riêng cho từng đối tượng như người lao động, trẻ em, người về hưu. Trên lý thuyết, người về hưu được đảm bảo sống trên mức sống tối thiểu, nhưng hiện nay 2/3 số người về hưu đang phải sống dưới mức sống tối thiểu, họ đã phải đi làm thêm để nuôi mình và giúp đỡ gia đình.

Trong vùng Rostow, nếu một gia đình hai vợ chồng có hai con, lương tháng trung bình của hai vợ chồng cộng lại là 43.000 Rub, thu nhập bình quân theo đầu người cộng lại chỉ cao hơn mức sống tối thiểu của các gia đình 4.000 Rub (khoảng 70 USD). Mức thu nhập này là mơ ước của nhiều gia đình ở các tỉnh, trong các thành phố nhỏ, mức thu nhập bình quân theo đầu người trong gia đình là 15.000 Rub, với mức thu nhập này, hai vợ chồng cùng làm việc, có 2 con, mức thu nhập này chỉ bằng 2/3 mức thu nhập để có mức sống tối thiểu.

Ngay bộ tài chính cũng thừa nhận rằng, trong thực tế, những người không nghèo thực sự phải là những người có thu nhập không ít hơn 2,5 lần mức thu nhập tối thiểu.

Người giầu cũng có khó khăn

Báo chí của Moskova thường thích nhắc đến đề tài, rằng khủng khoảng không gây khó khăn cho tất cả mọi người, người giầu vẫn tiếp tục giầu.

Năm ngoái là năm rất khó khăn cho những người có thu nhập trên 1 tỷ Rub, 309 người tức là nhiều hơn năm trước đó 17 người đã tuyên bố gặp khó khăn trong lợi tức.

Có niềm an ủi về danh nghĩa, những người giầu làm ăn bằng đồng Rub, nhưng đồng Đô la trong năm ngoái đã tăng giá 75%, vậy sẽ có nhiều người Nga là tỷ phú Rub.

Trong tuần qua, tuần báo của chính phủ „Rosiskaia Gazieta” đã viết „người giầu cũng khóc”. Trong cuộc khủng khoảng, tầng lớp trung lưu đã giảm nhanh chóng, đây là tầng lớp có khả năng mua những căn hộ sang trọng, những loại ô tô đắt tiền, những kỳ nghỉ phép ở nước ngoài bằng cách vay trả góp các ngân hàng.

Trước khi các nước phương Tây cấm vận, giá dầu hỏa đã giảm một nửa, có tới 18% công dân Nga làm việc trong ngành công nghiệp dầu hỏa, hiện nay chỉ còn 13%.

Không ai muốn hát chỉ vì lòng yêu nước

Scandal lớn nhất xẩy ra trong tuần qua là của Wladimir Kisielov, một trong những nhân vật tinh quái nhất của nước Nga đương đại.

Chuyện đã qua mọi người còn nhớ, tháng 12 năm 2010 W. Kisielov đã đứng ra tổ chức buổi hòa nhạc từ thiện tại Sankt Petersburg. Trong chương trình hòa nhạc, Putin đươc giới thiệu đã viết phối âm cho đàn piano và hát bài „Blueberry Hill”. Putin đã biểu diễn cùng các nhân vật nổi tiếng như Monika Belucci, Sharon Stone và Michael Ó Rourkl. Sau sự việc được đưa ra ánh sáng, số tiền thu được của buổi hòa nhạc đã không được chuyển để giúp đỡ các trẻ em bị bệnh như đã công bố.

Sự kiện trên đã không làm cho nhà „quản trị văn hóa dân tộc” thất sủng, W. Kisielov đã gửi đến tổng thống đề nghị thông qua một dự án quốc hữu hóa kênh truyền hình tin tức và âm nhạc của Holding Russkaia Media Grupa và bổ nhiệm mình làm giám đốc. W. Kisielov hứa, bằng tiền nhà nước sẽ cải tạo công ty này thành một công ty với „chủ nghĩa yêu nước nồng nàn”, theo nền tảng tư tưởng đạo đức, luật pháp của nước Nga, sẽ sáng tác các lời ca, bản nhạc về Krym, về Donbas …

Ý đồ này của W. Kisielov đã nhanh chóng gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dư luận, đặc biệt trong giới văn nghệ sỹ. Ca sỹ kỳ cựu Filip Kirkorov, ngay cả ca sỹ nhạc Rock Nikolai Rastorguiev của nhóm Lube, nhóm được Putin yêu thích đã yêu cầu tổng thống không trao cho Kisielov những đài phát thanh nổi tiếng. Họ khẳng định rằng, không cần phải bơm thêm sự ”Yêu nước nồng nàn” nào vì họ đã và đang hát những bài hát kích thích lòng yêu nước của nhân dân. Còn những bài hát về Krym hay Donbas chỉ đưa đến những rủi ro, khiến phương Tây cấm vận nước Nga.

Những nghệ sỹ thẳng thắn và trung thực phản ứng mạnh mẽ như vậy vì họ lo ngại trước cái nghèo khó đang kéo đến. Chính quyền đang cố gắng tiết giảm chi tiêu trong mọi lĩnh vực trừ quốc phòng. Qũy đầu tư cho các tác phẩm của văn nghệ sỹ bị cắt giảm, chi phí để đào tạo các tài năng trẻ vốn đã ít ỏi có thể cũng bị cấu xé. Khi đó giá các buổi biểu diễn như của Filip Kirkorov chẳng hạn, sẽ không còn là 100 nghìn Euro, các nghệ sỹ không muốn giảm thiểu các buổi biểu diễn.

Ăn cắp ngày một nhiều

Sự nghèo khó đã làm cho buôn bán rất khó khăn. Từ đầu năm đến nay, doanh thu của hệ thống bán lẻ giảm 1/6, lượng khách hàng giảm mạnh, họ chỉ chọn mua các hàng hóa giá rẻ. Các vụ ăn cắp hàng hóa trong các cửa hàng xẩy ra thường xuyên hơn.

Năm ngoái, khởi đầu cuộc khủng khoảng, người Nga đã ăn cắp của các công ty bán hàng một lượng hàng hóa trị giá một tỷ Rub, nhiều hơn năm trước 50%. Nhưng đây chỉ là đỉnh của núi băng chìm.

Theo Dimitri Potapienki, giám đốc công ty buôn bán Management Development Gruop, lượng hàng bị mất cắp gấp nhiều lần số lượng công bố.

Các chủ cửa hàng không muốn thông báo đến công an các trường hợp ăn cắp lẻ, vì họ cho rằng công an chẳng giúp được gì. Trường hợp mới xẩy ra gần đây càng làm cho các chủ cửa hàng ngại khai báo. Trong cửa hàng Magnit ở Sankt Petersburg, bảo vệ của cửa hàng bắt được một bà già ăn cắp mấy gói bơ, họ đã báo công an. Trong lúc chờ công an đến giải quyết, bà già đã chết do nhồi máu cơ tim. Sau đó người ta biết được, bà già này, thời niên thiếu đã sống sót sau cơn ác mộng khi Leningrad bị quân Đức phong tỏa trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong con mắt của dân tộc, những người đã chịu đựng cuộc phong tỏa này là những anh hùng của cuộc chiến tranh ái quốc, các thẩm phán đã kết tội các nhân viên cửa hàng đã dùng bạo lực với người „cựu chiến binh”, báo chí lên án hành động thiếu tình người của những người bán hàng đối với các khách hàng nghèo.

Sau trường hợp này, cũng chẳng có gì lạ nếu các người bảo vệ chỉ đứng nhìn những người già ăn cắp và làm lơ.

Người chết nhiều hơn

Doanh thu của các hiệu thuốc chữa bệnh giảm mạnh. Theo thống kê của cục thống kê nhà nước, giá thuốc qua một năm đã tăng 24%. Bộ y tế thì nói rằng không có mức tăng giá thuốc cao như vậy, nhưng những nhân viên của các cửa hàng thuốc thì khẳng định con số 24%.

Công ty Synovate Comcon chuyên theo dõi thị trường thuốc chữa bệnh, tiến hành thăm dò những người kinh doanh thuốc trong 28 thành phố lớn nhất của Nga, họ nói, hầu hết khách hàng của họ đèu yêu cầu thay các loại thuốc đắt tiền bằng các loại thuốc rẻ tiền hơn, khoảng 1/4 khách hàng từ bỏ không không mua thuốc do không có tiền.

Trong tháng 5 vừa qua, cơ quan thống kê đã thông báo, từ đầu tháng 01 đến hết tháng 03, số người chết tăng 5,3% so với quý 01 năm ngoái. Wladimir Putin đã chỉ định một hội đồng đặc biệt để xem xét, nhưng bộ trưởng bộ y tế Weronika Skvorcova đã đảm bảo rằng, có sự nhầm lẫn trong thống kê, không có lý do để lo ngại.

Đảng Cộng Sản Nga cũng tiến hành điều tra riêng, cách đây ba tuần, Valeri Raskin phó chủ tịch đảng đã công bố trước các nhà báo, trong năm nay, tại Moskova số người chết tăng 9,6%. Ông giải thích rằng, không chỉ ở Moskova, mà trong toàn quốc, đóng cửa các bệnh viện, các bác sỹ mất việc làm. Moskowa có 10.000 giường bệnh, 9.000 bác sỹ, y tá, hộ lý được thông báo sẽ bị cho thôi việc. Trong năm nay, ngân sách dành cho y tế bị cắt giảm 17%. Thuốc chữa bệnh lên giá, kiếm tiền khó khăn, người dân không đủ tiền cho cuộc sống hàng ngày.

Mối lo ngại, trồng vườn phát triển

Những quan chức của điện Krem có lý khi nói rằng:”nguồn dự trữ của lòng kiên nhẫn của dân tộc chúng ta là vô hạn”. Bởi vì cuộc khủng khoảng đã tác dụng tiêu cực, nhưng làm nẩy sinh ra ý tưởng hay. Kết quả điều tra cho thấy 4/5 công dân Nga đã phải hạn chế chi tiêu, nhưng số người tin tưởng vào tổng thống lại tăng lên.

Chính quyền muốn được thừa nhận, rằng mình luôn đồng hành với dân tộc. Những quan chức cao cấp nhất của chính quyền đã tự nguyện cắt giảm 10% lương tháng và nghỉ phép ngắn hơn. Chính quyền cũng nhanh chóng nâng tuổi về hưu của những người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước lên 65, như vậy phụ nữ sẽ phải làm việc dài hơn 15 năm, đàn ông 5 năm so với những người làm việc trong các nghành nghề khác.

Những việc làm trên đây có thể chỉ mang tính biểu tượng, nhưng được nhân dân đánh giá cao – Chúng tôi vẫn nhớ những năm 90, khi mà mức sống lúc đó chỉ bằng 1/2 mức sống của năm 2014, thu nhập của người dân giảm mạnh. Bây giờ mức sống giảm 10% không phải là con số đáng lo ngại. Ngoài ra, người dân Nga có kinh nghiệm để xoay xở mà chúng tôi thường gọi là „tự cứu”, nó đã giúp đỡ rất nhiều để họ vượt qua những thời điểm khó khăn – Gontmacher, chuyên gia kinh tế của của Uỷ Ban Sáng Kiến Công Dân nói.

Kỹ thuật „tự cứu” được thấy rõ nhất ở các vạt đất trong các thửa vườn cạnh các căn nhà. Mùa xuân này, chủ nhân các nhà nghỉ hè ở ngoại thành Moskowa rất ít mua các loại cây cảnh như các giống cây, hoa, cỏ, chỉ bằng 1/5 của các mùa xuân trước đây, thay vào đó, họ trồng các loại rau và cây cho hạt tăng gấp đôi. Theo quỹ Ý Kiến Cộng Đồng, 2/3 người dân Nga đã sử dụng mảnh vườn để giúp họ sống qua lúc khó khăn, hoặc đơn giản là nguồn cung cấp các thực phẩm cơ bản cho gia đình.

Người dân sẽ không cam chịu, sự thay đổi đến gần

Cách đây một năm, Gontmacher công bố đề tài nghiên cứu, trong đó cố gắng tìm câu trả lời: có bao nhiêu người dân Nga chưẩn bị đứng lên phản kháng chính quyền về đời sống khó khăn mà họ đang phải chịu đựng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tính kiên trì và cam chịu của những người đồng hương của mình là vô hạn. Nhưng Tatiana Minajeva cán bộ viện Kinh Tế và Hành Chính Quốc Gia trực thuộc tổng thống Nga cảnh báo rằng, kết luận này có thể là một nhầm lẫn:”Tôi nghĩ rằng, trong tháng 09 khi mà mùa hè nắng đẹp kết thúc trong các mảnh vườn, những người dân trở về từ các nơi nghỉ hè và dẫn con cái đến trường, họ cần một số tiền khá lớn để chi phí, đối với nhiều gia đình, số tiền này còn lớn hơn cả số tháng lương trung bình, lúc này họ mới thực sự cảm thấy họ đã trở thành nghèo đi đáng kể. Tôi sợ rằng, đến mùa thu, một xã hội yên bình sẽ không kéo dài nữa”.

Người ta sợ rằng, không chỉ khối quần chúng gồm những người nghèo nhất, không có đủ tiền để mua vở học cho con, quen sống cam chịu sẽ thức.

tỉnh, mà ngay cả những người giầu bị ảnh hưởng của khủng khoảng cũng thức tỉnh. Ít nhất 7 triệu người Nga trong tầng lớp trung lưu đã rơi xuống nghèo do tác động của khủng khoảng, tầng lớp trung lưu là những người được đào tạo tốt, có nhiều tham vọng ở các thành phố lớn.

Tầng lớp trung lưu đã tham gia các cuộc biểu tình chống Putin vào mùa đông cách đây 3 năm, sau đó họ đã đưa ra khẩu hiệu, Krym là của chúng ta” và ủng hộ chính quyền. Nhưng giờ đây theo thăm dò dư luận, sự ủng hộ này đã chấm dứt….
 
Hạng C
22/5/14
939
53.219
93
@ Bác Magic: dĩ nhiên ko ai nói LX phát triển hơn Mỹ, nhưng có những giai đoạn họ đi trước Mỹ về vài thứ gì đó. Nhưng về dài hơi thì ko thể vì cách họ dùng người ko hợp lý.
Mô hình LX thì cũng như mô hình VN bây giờ. KHi mà đói đói thì họ rất giỏi. Nhưng khi có ăn thì họ rất dở.
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.559
113
Miền Không Xác Định
@ Bác Magic: dĩ nhiên ko ai nói LX phát triển hơn Mỹ, nhưng có những giai đoạn họ đi trước Mỹ về vài thứ gì đó. Nhưng về dài hơi thì ko thể vì cách họ dùng người ko hợp lý.
Mô hình LX thì cũng như mô hình VN bây giờ. KHi mà đói đói thì họ rất giỏi. Nhưng khi có ăn thì họ rất dở.
Chỉ có cái tên lửa mà bác kết luận cả nền KHKT Liên Xô tân tiến hơn Mỹ?
Giả sử em có 1 tỷ 2 :D, em nhịn ăn nhịn mặc mua cho bằng được Camry cho oách :D. Còn bác có 10 tỷ, bác chả gì vội, từ từ mua. Thế nhưng dư lựng lại đánh giá em rất cao :D.
Khi sóng thần tấn công vào nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Đã xảy ra phản ứng tới hạn mất kiểm soát làm thoát ra vô số chất phóng xạ nguy hiểm. Mất nguồn điện dự phòng vì không thể ngờ sóng đánh hư hết. Không có máy bơm công suất lớn để bơm nước làm nguội bớt lò phản ứng,...Rõ ràng, Người Nhật đã không cẩn trọng cần thiết cho rủi ro xảy ra. Lưu ý họ là dân tộc rất tỉ mỉ. Họ là 1 cường quốc. Nước Đức đã tức tốc chở những máy bơm nước khổng lồ sang hỗ trợ. Hải quân Mỹ không ngại phóng xạ nhào vô cứu giúp,...
 
  • Like
Reactions: mikien
Hạng C
22/5/14
939
53.219
93
Chỉ có cái tên lửa mà bác kết luận cả nền KHKT Liên Xô tân tiến hơn Mỹ?
Giả sử em có 1 tỷ 2 :D, em nhịn ăn nhịn mặc mua cho bằng được Camry cho oách :D. Còn bác có 10 tỷ, bác chả gì vội, từ từ mua. Thế nhưng dư lựng lại đánh giá em rất cao :D.
Khi sóng thần tấn công vào nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Đã xảy ra phản ứng tới hạn mất kiểm soát làm thoát ra vô số chất phóng xạ nguy hiểm. Mất nguồn điện dự phòng vì không thể ngờ sóng đánh hư hết. Không có máy bơm công suất lớn để bơm nước làm nguội bớt lò phản ứng,...Rõ ràng, Người Nhật đã không cẩn trọng cần thiết cho rủi ro xảy ra. Lưu ý họ là dân tộc rất tỉ mỉ. Họ là 1 cường quốc. Nước Đức đã tức tốc chở những máy bơm nước khổng lồ sang hỗ trợ. Hải quân Mỹ không ngại phóng xạ nhào vô cứu giúp,...

Chả hiểu bác bị LX nó làm gì mà thù nó gớm vậy? Bác vừa quote lại mà ko đọc thì phải, chỗ nào mình nói LX hơn Mỹ trong cả nền khoa học kỹ thuật?

Giờ mình ko tranh cãi LX giỏi hay Mỹ giỏi. Mình chỉ cần bác chỉ ra trong giai đoạn từ 59 đến khi Mỹ đưa người lên mặt trăng , những thành tựu nào Mỹ hơn LX trong lĩnh vực vũ trụ. Bởi vì bác nghĩ Mỹ giỏi hơn nên mình yêu cầu câu chứng minh từ Mỹ.

Còn mình nói LX giỏi hơn nên mình liệt kê để chứng minh.

1959: Luna 1 là tàu ko người lái đầu tiên tiếp cận mặt trăng
1959: Luna 2 là vật thể nhân tạo đầu tiên đổ bộ xuống mặt trăng, mang theo quốc huy của LX thả xuống mặt trăng.
1959 Luna 3 đã chụp ảnh ở góc tối của mặt trăng, dĩ nhiên là lần đầu người ta làm được và những miễng phểu trên đó đầu lấy tên người lX để đặt.
Luna 4-8 thử nghiệm đổ bộ mềm, tức có điều khiển xuống mặt trăng nhưng thất bại, vì tín hiệu điều khiển từ mặt đất sẽ ko trùng khớp với tín hiệu ở ngoài vũ trụ, chỉ cần chênh 1 giây là sai vài nghìn km. Cho nên sau này họ cho Luna 9 tự động tính toán kích hoạt tên lửa chuyển hướng, và Luna 9 là cuộc đổ bộ thành công đầu tiên xuống mặt trăng.
1966 Luna 10 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên của mặt trăng, nó hoạt động ko dài vì ko thiết kế pin mặt trời nhưng đã hoàn thành chu trình bay vòng quanh quỹ đạo mặt trăng.

Sau khi thua Mỹ trong vụ đưa người lên mặt trăng thì LX có những khám phá khác ví dụ xe tự hành đầu tiên di chuyển 105km trên mặt trăng. Nhớ các tín hiệu đo hồng ngoại trên xe mà lần đầu người ta biết khoảng cách chính xác từ mặt trăng tới trái đất.

http://www.lpi.usra.edu/lunar/missions/luna/

Còn người Mỹ có copy ai hay ko thì ko biết, chỉ biết họ lập 1 ban chuyên do thám LX về cuộc đua trên vũ trụ.
http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Tinh-bao-My-to-chuc-do-tham-chuong-trinh-Luna-cua-Lien-Xo-288254/

ps: theo kế hoạch LX cũng sẽ đưa người lên vũ trụ sớm hơn Mỹ, nếu ko có những trục trặc thì chưa biết ai hơn ai.
Đọc thêm ở đây để thấy những trục trặc của LX, nghiên cứu khoa học ở LX là cả 1 cuộc chiến chính trị, chứ ko đơn thuần làm khoa học. Cho nên phải hiểu những khó khăn họ gặp phải gấp nhiều lần người Mỹ. Dù vậy họ vẫn có những thành công thì phải là đáng khen chứ sao.

Thật ra trong nghị quyết ra hồi tháng 9 năm 1962, hệ thống tên lửa N1 đưa ra như là một phần trong chương trình tên lửa dành cho lực lượng quân sự. Còn quyết định cho cuộc chạy đua lên mặt trăng lại đến khá muộn. Sau nhiều thay đổi thiết kế, và sau nhiều lần vận động không mệt mỏi và quyết liệt, cuối cùng, ngày 03 tháng 08 năm 1964, Chỉ thị số 655-268 của Trung Ương Đảng cũng đã ra đời. Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ của OKB-1 (phòng thiết kế Korolev) là phải hòan thành việc đưa một người đến mặt trăng và quay về trước người Mỹ. Và, chỉ thị này đã ra đời sau một quyết định tương tự của phía Mỹ tới gần 3 năm (Chương trình Apollo của Mỹ được quyết định thực hiện từ tháng 04/1961). Khỏan cách 03 năm là một khỏan thời gian không dễ kéo gần được.

Ban đầu, kế hoạch được vạch ra là sẽ phóng thử N1 lần đầu tiên vào quý 1 năm 1966, còn chuyến đổ bộ mặt trăng sẽ được thực hiện trong năm 1967 hoặc 1968, và như vậy vẫn nhanh hơn kế họach của người Mỹ từ 1 đến 2 năm. Nhưng, một sự kiện lớn đã xảy ra.

Tháng 10 năm 1964, Khrushchev bị rời khỏi vị trí lãnh đạo, Brezhnev lên thay. Mọi việc lại một phen xáo trộn, may mắn thay, Korolev vẫn duy trì được ảnh hưởng của mình lên người đứng đầu Bộ Chính Trị Liên Xô, thậm chí còn nhiều hơn triều đại trước. Ông phần nào đã đẩy đựơc đối thủ Chemolei ra khỏi một số dự án lớn. Ngày 26/01/1965, một quyết định đã đựơc thông qua về việc sản xuất 16 hệ thống N1. Sau khi có được các loại quyết định và ngân sách, phòng nghiên cứu OKB-1 của Korolev đã đẩy mạnh công tác thiết kế và đã trình lên đựơc 4 phiên bản mẫu.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, ngày 14/01/1966 Korolev chết trong cuộc phẫu thuật ung thư ruột. Ông đã dấu bệnh với các đồng sự, vì vậy, cái chết của ông ở tuổi 56 – độ tuổi chín của một nhà khoa học, đã làm lung lay mạnh mẽ các chương trình nghiên cứu của OKB-1. Có thể nói cái chết của ông đã góp phần vào sự sụp đổ của chương trình N1. Mishin, cấp phó của Korolev lên thay, nhưng Mishin không thể nào thay thế nổi Korolev về mặt khoa học lẫn uy tín với các nhà lãnh đạo Đảng.

đọc tiếp sẽ có nhiều thông tin hay hơn. Mà hay nhất là mỗi ông nào đưọc chọn làm tổng công trình sư thì dập hết mọi đối thủ, kể cả đối thủ có công nghệ ngon hơn. Đó là lý do LX thua Mỹ dù họ đã khởi đầu tốt hơn Mỹ.

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?PHPSESSID=pn2qthddlg0ltisud98mbgk5l0&topic=22611.10