Anh vẫn còn may mắn được vào cổng trường đại học...ông anh mình nhà mặt phố bố làm sỉ quan nên được đặt cách loại ngay vòng hồ sơ.
Của để giành may ra còn cái hầm xí đầy vàng dẽo là giữ lại được anh ạ...
Một người từng chứng kiến thời huy hoàng ba mềnh có xe zeep đưa về nhà mỗi kỳ phép có khi tự lái.... sau giải phóng con mới sinh không có xèn mua sữa phải uống nước gạo trường kỳ còn lại bầy anh tuổi mới lớn có 1/2 lon gạo ( lon sữa bò ) nấu với nồi nước lèo húp cháo đại dương cả ngày, ngày nào hết gạo thì bo bo cơm độn muối, hột mít, khoai mì, khoai lang....trường kỳ kháng chiến.
Mấy anh nào là nhân chứng sống có ba, ông chú viet tel.... từng đi cải tạo đọc mấy truyện này mới thấm và hiểu được phần nào tuy nhiên tác giả vẫn còn rất nhân văn hay tác giả nằm ở binh chủng ít có ân oán nên chưa phản ánh hết góc tối cái khốc liệt thời cải tạo nếu có cơ hội nghe được từ người đã từng đi thì sẽ hiểu hơn.
Mềnh chỉ cảm nhận lúc gặp ba mình sau 9 năm về không khác 1 người bị tâm thần...sau 1 năm ổng mới hội nhập và thích nghi cuộc sống, thời đó đất sài gòn với lý lịch như vậy chỉ có đạp xích lô kiếm ăn từng bữa lúc rãnh ai sai vặt gì làm đó.
Cứ cho là may mắn hay cái số cũng được.
Tuy nhiên, tất cả được định đoạt năm 1972.
Một năm nghiệt ngã. Chiến tranh khốc liệt, một số nơi tan hoang chia cắt, da beo xôi đậu.
Cũng năm đó tuổi quân dịch hạ một năm...17 tuổi.
Khốn nạn đời trai, đời học trò xem như chấm dứt. Các anh sinh 1954, giáp ngọ thấy trước tương lai...đậu tú tài I...đi lính sĩ quan Thủ Đức nếu ko chui đc vào một trường CĐ Sư Phạm nào đó. Rớt TT I thì vô hạ sĩ quan Đồng Đế...và chuyện gì sẽ đến sau khi xong khóa huấn luyện.
Và cũng năm đó, bài hát Thà như giọt mưa ra đời...Thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi...đau lòng ta muốn khóc.
Tui thì từ khi thi vào trường công đệ thất, chả biết thế chó nào khai sinh năm 1955.
Ko thì chẳng biết thế nào.