Cám ơn bác marknguyen07 nhiều, bác cho em cái địa chỉ nano 3M mà bác phủ được không?
Chỉnh sửa cuối:
Chào anh, nếu như xe của mình là xe mới thì em xin tư vấn cho anh là không nên phủ nano, phủ sứ ceramic cả xe. Mà anh nên kết hợp giữa 2 phương pháp bảo vệ sơn tốt nhất hiện nay:Dear all,
Em mới vừa mua 1 con C200 màu trắng, các bác tư vấn giúp em có nên phủ nano cả xe không, người bảo nên, người bảo không nên em lăn tăn quá. Con SH của em năm ngoái đem đi phủ Nano, lúc đầu thì bóng đẹp lắm, được chừng 6 tháng thì hết bóng, nhìn mờ mờ xấu lắm, pass lại cả xe vẫn không bóng bằng sơn zin, nên phải sơn lại cả con.
Các bác tư vấn giúp em, cảm ơn các bác nhiều nhiều
Ghê vậy . 89 tr cơ à ,Chào anh, nếu như xe của mình là xe mới thì em xin tư vấn cho anh là không nên phủ nano, phủ sứ ceramic cả xe. Mà anh nên kết hợp giữa 2 phương pháp bảo vệ sơn tốt nhất hiện nay:
- Dán phim bảo vệ sơn những chi tiết dễ bị trầy, xước, va quẹt,... như: CHOÁ ĐÈN, TAY NẮM CỬA, KÍNH CHIẾU HẬU, ....
- Phần còn lại của thân xe anh nên phủ sứ ceramic (tương tự với phủ nano)
Em xin gửi tới anh bài phân tích ưu và nhược điểm của từng loại phương pháp bảo vệ sơn ở dưới đây.
Phương pháp bảo vệ bề mặt sơn: Phủ sứ Ceramic và Phim dán bảo vệ sơn
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phương pháp và sản phẩm được dùng để bảo vệ bề mặt sơn. Trong bài phân tích dưới đây, chúng tôi sẽ có một số so sánh ưu nhược điểm của từng loại phương pháp, để bạn có thể hiểu rõ hơn và chọn cho mình một giải pháp tối ưu và phù hợp nhất.
1. Phương pháp phủ sứ (ceramic coating):
Việc lưu thông trên điều kiện đường phố và thời tiết như Việt Nam không thể không tránh khỏi ngoại thất xe sẽ bị ảnh hưởng rất lớn do môi trường ô nhiễm, bụi đường và cát nhiều, mưa a-xít, chỉ số tia cực tím (UV) vượt ngưỡng an toàn,...
Phủ sứ ceramic sẽ giúp bề mặt sơn chịu được các tác động xấu của thời tiết, môi trường cũng như tác động của tia cực tím (UV).
Lớp phủ sứ kháng được đa số các chất bẩn như: phân chim, hoá chất, bụi đường,...
Tuy nhiên, ở mức độ chống trầy xước của lớp phủ sứ (độ cứng 9H trên thang bút chì), thường rất là thấp. Lớp phủ có thể làm giảm thiểu phần nào các vệt trầy xước do rửa xe không chuyên, va quẹt nhẹ,... gây ra.
Công đoạn phủ sứ ceramic và thành phẩmKhâu xử lí bề mặt sơn trước khi thực hiện công đoạn phủ sứ rất là quan trọng.
Lớp sứ sẽ tạo một liên kết lên bề mặt sơn, tạo ra một hiệu ứng chống bám nước, bụi bẩn nhằm giúp bề mặt sơn luôn sáng bóng và sạch sẽ, tiết kiệm được phần lớn thời gian rửa và làm sạch xe của bạn.
Một ưu điểm rất lớn đối với phương pháp phủ sứ ceramic là chi phí dành cho gói phủ khá thấp, và mang đến được giá trị dịch vụ cũng như thời gian sử dụng hoàn toàn xứng đáng với số tiền đầu tư của bạn (Chỉ từ 5,000,000/gói phủ toàn bộ ngoại thất xe).
2. Phương pháp dán phim bảo vệ sơn (paint protection film):
Thị trường tại Việt Nam ngày nay vẫn còn rất mới mẻ và lạ lẫm với phương pháp bảo vệ này. Tuy nhiên, ở đa số các quốc gia phát triển về ngành công nghiệp ô-tô, phương pháp Paint Protection Film luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong ngành dịch vụ bảo vệ bề mặt sơn (từ xe hơi cho đến máy bay).
Công dụng chính của lớp phim dán là bảo vệ bề mặt sơn khỏi các tác động vật lý trong quá trình vận hành xe như: đá văng, cát bào mòn, va quẹt mức độ tương đối. Những tác nhân này là nguyên nhân chính gây ra lồi lõm bề mặt sơn, tróc sơn (rock-chip),...
Dán phim bảo vệ sơn trên nắp ca-pôCùng với sư phát triển của công nghệ khoa học, phim dán bảo vệ sơn đa phần đều có tính năng tự hồi phục vết trầy (self-healing) mà có thể làm lành được những vết trầy, xoáy xước qua thời gian hoặc sử dụng nhiệt.
Hầu hết các nhà cung cấp phim bảo vệ sơn đều bán kèm một bộ sản phẩm phần mềm và máy cắt để gia công được những bộ dán chính xác nhất theo từng dòng xe.
Độ trong suốt của lớp phim là tuyệt đối và rất khó có thể nhận ra. Phim dán bảo vệ sơn được sản xuất dưới 2 loại: dành cho bề mặt sơn bóng và sơn nhám mờ.
Hơi giống so với phủ sứ ceramic, khâu xử lí bề mặt sơn trước khi thực hiện công đoạn dán không thể bỏ qua.
Phim dán bảo vệ sơn là giải pháp tốt nhất để bảo vệ lớp sơn không bị trầy xước, khả năng kháng chất bẩn cao cũng như độ bền cao nhất trong tất cả các phương pháp bảo vệ sơn trong ngành công nghiệp chăm sóc xe.
Khả năng chống trầy cực cao của phim dán bảo vệ sơnChế độ bảo hành thông dụng nhất của phim dán bảo vệ sơn lên đến 5 năm.
Nhược điểm lớn nhất của phim dán bảo vệ sơn là chi phí đầu tư ban đầu khá cao (lên đến 89,000,000/toàn bộ ngoại thất xe).
3. Sự kết hợp giữa những phương pháp:
Chi phí gói dán phim bảo vệ sơn toàn bộ bề mặt ngoại thất, sẽ là một rào cản lớn nhất đối với người sử dụng. Tuy nhiên, đây cũng chính là phương pháp bảo vệ sơn tốt nhất hiện nay để có thể chống chọi được môi trường khắc nghiệt hiện nay.
Nếu vấn đề về mặt chi phí là một trở ngại, khách hàng thường chọn phim dán chỉ ở một số vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất (cản trước, choá đèn, nắp ca-pô, lườn dưới, dè trước, chén cửa,...) và phần còn lại sẽ được bao phủ bởi phương pháp phủ sứ ceramic.
Những vị trí dễ bị trầy xước trong quá trình sử dụng xePhương pháp này sử dụng được ưu điểm của cả 2 loại (vừa chống trầy, xước được bề mặt sơn, vừa tạo độ bóng và khả năng chống bám bẩn cao). Ưu điểm lớn nhất của hình thức kết hợp này đó là chi phí được tiết kiệm tối đa ban đầu.
4. Lời kết
Xe đẹp di chuyển trên đường phố luôn là một điểm cộng về hình ảnh của bạn. Phim dán bảo vệ sơn hay phủ sứ ceramic đều có thể sử dụng kết hợp với nhau. Mỗi loại đều có của riêng mình ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, để có được chất lượng dịch vụ cao cấp và xứng đáng với số tiền đầu tư của bạn, hãy dành chút thời gian để tìm hiểu và lựa chọn nhà phân phối sản phẩm cũng như người thợ thi công uy tín. Phương pháp nào phù hợp nhất, sự lựa chọn đó là của chính bạn.
Giá thành cao nhưng độ bền và thời gian sử dụng cũng cao bác ạ (lên đến 10 năm). Giải pháp tốt nhất hiện nay là kết hợp giữa 2 phương pháp để tối ưu nhất chi phí đầu tư.Loại phim gì mà giá cao thế mình cũng nghĩ dán phim hay. Hơn